Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Bệnh lở loét trên cá Mú

Bệnh lở loét trên cá Mú


Bệnh lở loét trên cá mú by C.ty TS UV | Benh lo loet tren ca mu

Cá mú, đặc biệt là cá mú chấm nâu (Epinephelus coioides) là loài được nuôi phổ biến ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Phòng do đặc điểm lớn nhanh, thịt thơm ngon và nguồn giống cung cấp cho người nuôi ổn định. Mặc dù nghề nuôi cá mú đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi cá biển nhưng rủi ro do dịch bệnh xảy ra cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi cá mú. Có nhiều nguyên nhân gây thiệt hại cho nghề nuôi cá mú, trong đó có nguyên nhân bệnh do vi khuẩn Vibrio sp. gây chết cá nuôi. Cá mú bị bệnh do vi khuẩn Vibrio sp. gây ra thường có các biểu hiện khác nhau như: Hiện tượng mắt lồi và mù mắt hay hiện tượng lở loét, xuất huyết cơ thể. Trong đó, hiện tượng lở loét, xuất huyết cơ thể ở cá là chủ yếu với các biểu hiện da cá sẫm màu, xuất hiện các đốm đỏ trên thân và tại các đốm đỏ này bắt đầu lở loét dần dần và lan rộng ra xung quanh. Cùng với đó là sự xuất huyết miệng, vây, hậu môn và đuôi cá. Cá thường bơi gần mặt nước, sát bờ ao hay lưới lồng nuôi. Khi giải phẫu nội tạng có thể nhìn thấy gan cá có màu nhợt nhạt hay có chất dịch trong xoang bụng ở một số trường hợp cá bị bệnh nặng.


1. Dấu hiệu bệnh lý
- Tác nhân vi khuẩn Vibrio gây xuất huyết cơ thể, xuất hiện các vết lở loét ở thân, cuống đuôi và vây thối rữa ở cá mú giống và cá mú thịt là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, V. alginolyticus(Leong tak Seng,1994; Somkiat Kanchanakhan, 1996; Nguyễn Thị Thanh Thùy et al., 2009);gây hội chứng đường ruột ở cá mú là do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và V. carchariae (Lee và cs, 1995; Yii và cs, 1997); gây triệu chứng mắt lồi và mù mắt ở cá mú là do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, chúng phá hủy cấu trúc đặc trưng của mắt, làm khả năng bắt mồi của cá kém đi, từ đó làm cá yếu dần và chết (Sindermann, 1970; Richardol, 1972; Lom, 1970).

- Bệnh lở loét được ghi nhận đã xuất hiện và làm chết cá vào mùa hè năm 2008, 2009 ở một số cơ sở nuôi cá mú tại Sông Cầu, thuộc tỉnh Phú Yên và Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa. Trong năm 2010 và đầu năm 2011, bệnh cũng xuất hiện nhiều ở các vùng nuôi cá mú trong ao và trong lồng nổi trên biển thuộc các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Vũng Tàu. Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa hè và nhất là vào lúc giao mùa, gây tỉ lệ chết cao.

2. Chuẩn đoán bệnh lý
- Dựa vào dấu hiệu bệnh lý để chẩn đoán bệnh.

- Giải phẫu quan sát các nội quan bên trong như gan, thận, lách và làm tiêu bản kính phết máu, gan, thận và tỳ tạng cá mú để nhuộm Gram phát hiện vi khuẩn Vibrio hình que, bắt màu hồng (vi khuẩn Gram âm).

- Chẩn đoán khẳng định: Sử dụng phương pháp nuôi cấy, phân lập định danh bằng các phản ứng sinh hóa hay bằng phương pháp sinh học phân tử hoặc miễn dịch học phát hiện sự hiện diện với số lượng lớn vi khuẩn Vibrio sp. Qua chuẩn đoán cho thấy bệnh lở loét do Vibrio sp. Gây ra.

3. Biện pháp phòng tổng hợp
- Thả cá mú với mật độ nuôi vừa phải.

- Không làm cá bị xây xát hay trầy xước trong quá trình nuôi.

- Hạn chế tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ cá tạp. Không cho cá ăn thức ăn tươi sống bị ôi, thiu.

- Vào các tháng trước mùa xuất hiện bệnh vi khuẩn xảy ra (mùa hè và nhất là vào lúc giao mùa), sử dụng vitamin tổng hợp và các khoáng chất nhằm tăng cường sức kháng bệnh cho cá.

- Phòng trị các loại ký sinh trùng ngoại ký sinh nhằm hạn chế quá trình xâm nhập và phát triển của tác nhân gây bệnh Vibrio sp. khi cá bị xây xát do những ký sinh trùng này gây nên.

- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinhlồng/ao nuôi nhằm cải thiện và phát hiện sớm cá bị bệnh trong lồng/ao nuôi để có thể định hướng điều trị kịp thời. Nếu phát hiện cá nhiễm vi khuẩn Vibrio sp. thì dùng những loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram âm để điều trị. Việc chọn lựa loại thuốc kháng sinh và liều sử dụng cần có sự tư vần của cán bộ kỹ thuật hoặc các cán bộ thuộc các phòng thí nghiệm chuyên môn. Khi thấy có cá chết cần lập tức vớt khỏi lồng/ao nuôi, xử lý cá chết bằng cách đem chôn trong hố có rải vôi.

4. Biện pháp trị bệnh
- Bước 1: Tắm cá mú bị bệnh bằng các loại hóa chất sát trùng như: Thuốc tím (KMnO4) trong 30 phút, liều sử dụng 7 - 10g/m3 nước; Iốt (Iodine) trong 30 phút, liều sử dụng 10 - 15 g/m3; cải thiện môi trường nước nuôi (nếu có thể được).

- Bước 2:Trộn vào thức ăn cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc kháng sinh Sulfamethoxazole/ Trimethoprime với liều 50 - 70mg/kg cá/ngày cho cá ăn liên tục 5 - 7 ngày.

- Bước 3:Trộn vào thức ăn cho cá ăn thức ăn có bổ sung vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin C với liều 50mg/kg cá/ngày và men tiêu hóa (Lactobacillus sp., Bacillus subtilis) với liều 100 - 200mg/kg cá/ngày cho cá ăn liên tục 7 ngày.

* Một số lưu ý: Khi điều trị bệnh do Vibrio sp. gây ra trên cá mú nuôi lồng/ao cần chú ý cải thiện môi trường nuôi bằng các biện pháp thích hợp nhằm tránh hiện tượng cá mú nuôi tái phát bệnh do chất lượng nước nuôi trong môi trường gây ra.

Bệnh Gan Thận Mủ trên cá Tra và cá Basa

Bệnh Gan Thận Mủ trên cá Tra và cá Basa


Bệnh gan thận mủ trên cá tra và cá basa by C.ty VMD | Benh gan than mu tren ca tra va ca basa

Bệnh mủ gan được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1998. Đây là một bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ nuôi cá tra, basa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tỉ lệ xuất hiện bệnh mủ gan trên cá tra khoảng (61%) không cao hơn nhiều so với các bệnh khác như bệnh đỏ mỏ đỏ kỳ (68,3%), bệnh phù đầu (51,2%) (Trần Anh Dũng, 2005)… Nhưng tỷ lệ chết là cao nhất (60 - 80%) (Crumlish và ctv,2002) làm giảm năng suất đáng kể trong các hệ thống nuôi. Tìm hiểu về bệnh mủ gan trên cá tra, basa nhằm tìm ra biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nuôi cá.


1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh mủ gan (bệnh đốm trắng trên gan, thận) trên cá tra, cá basa do nhóm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra (Crumlish và ctv, 2002). Vi khuẩn E. ictaluri thuộc họ Enterbacteriaceae là vi khuẩn gram âm, hình que, kích thước 1 x 2 - 3μm, không sinh bào tử, là vi khuẩn yếm khí tùy tiện, phản ứng catalase dương tính, oxidase âm tính, không oxy hoá, lên men trong môi trường glucose. Có 1 - 3 Plasmid liên kết với E. Ictaluri (Speyerer và Boyle, 1987; Newton và ctv,1988) . Những plasmid có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đề kháng với kháng sinh. E. ictaluri là một trong những loài khó tính nhất của chủng Edwarsiella. Tăng trưởng chậm trên môi trường nuôi cấy, cần từ 36 - 48 giờ ở 28 – 30 độ C để phát triển mọc thành khuẩn lạc nhỏ trên thạch BHI (Brain heart infusion Agar) và vi khuẩn tăng trưởng chậm hoặc không tăng trưởng khi ủ ở 37 độ C (Valerie và ctv, 1994). Vi khuẩn có thể phân lập từ mẫu cá bệnh (gan, thận, tỳ tạng) trên môi trường TSA (Trytone Soya Agar) hoặc EMB (Eosine Methylene blue lactase Agar) sau 48 giờ ở 28 độ C tạo thành khuẩn lạc này trắng đục.

2. Đường lây truyền
- Bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa lũ kéo dài đến mùa khô. Thời điểm phát triển bệnh và mức độ thiệt hại khác nhau theo từng năm.

- E.ictaluri có thể nhiễm cho cá bằng hai đường khác nhau. Vi khuẩn trong nước có thể, qua đường mũi của cá xâm nhập vào cơ quan khứu giác và di chuyển vào dây thần kinh khứu giác, sau đó vào não (Miyazaki và Plumb 1985; Shotts và ctv,1986). Bệnh lan rộng từ màng não đến sọ và da. E. ictaluri cũng có thể xâm nhiễm qua đường tiêu hoá qua niêm mạc ruột vào máu gây nhiễm trùng máu (Shotts và ctv,1986). Bằng đường này thì vi khuẩn vào mao mạch trong biểu bì gây hoại tử và mất sắc tố của da. Cá da trơn còn nhiễm E.ictaluri qua đường miệng gây nhiễm khuẩn ruột. Bệnh tiến triển gây viêm ruột, viêm gan và viêm cầu thận trong vòng 2 tuần sau khi nhiễm bệnh ( Shotts và ctv, 1986).

- Tóm lại, vi khuẩn E. ictaluri có thể xâm nhập vào cơ thể cá từ môi trường nước qua da, qua mang cá và qua miệng bằng đường thức ăn gây bệnh mủ gan cho cá.

3. Triệu chứng
a) Mức độ nhẹ
Bên ngoài thân cá bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt hơi lồi nhưng khi mổ ra thì gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng (như đốm mủ). Đó là biểu hiện bệnh lý đặc trưng nhất của bệnh mủ gan.

b) Mức độ nặng
- Cá bệnh bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, cá thường nhào lộn và xoay tròn. Khi bệnh nặng cá không phản ứng với tiếng động. Một số cá xuất huyết tất cả các vi hoặc xuất huyết toàn thân. Có khi cá xuất huyết trầm trọng, khi nhấc lên khỏi mặt nước máu sẽ chảy ra từ da và mang cá.

- Một số cá bệnh còn biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, có nhiều bệch lớn, nhỏ trên da. Số lượng cá chết hằng ngày khá cao và tỷ lệ tăng dần.

4. Dấu hiệu bệnh tích
a) Bệnh tích đại thể (Gross lesion)
- Gan, thận cá bệnh sưng rất to, thận có hiện tượng nhũn, tỳ tạng sưng ít hơn. Trên gan, thận, tỳ tạng xuất hiện nhiều đốm trắng tròn, đường kính khoảng 1 - 3 mm khắp bề mặt và cả bên trong cơ quan. Những đốm trắng này có chứa dịch hơi đặc. Khi cấy những đốm trắng này lên môi trường thạch sau 24 giờ thấy xuất hiện các khuẩn lạc thuần nhất.

- Các đốm trắng này dễ nhầm lẫn với các đốm trắng do nhóm thích bào tử trùng gây ra. Tuy nhiên, đốm trắng do ký sinh trùng gây ra thường xuất hiện không nhiều, đa số chỉ xuất hiện trên tỳ tạng và không nổi rõ. Khi quan sát dưới kính hiển vi, nếu bên trong các đốm trắng có chứa dịch màu trắng như sữa thì đó hoàn toàn là bào tử trùng. Còn khi cá bị bệnh đốm trắng do vi khuẩn thì các đốm trắng nổi rất nhiều, lộ rõ trên bề mặt và xuất hiện trên cả ba cơ quan là gan, thận và tỳ tạng.

b) Bệnh tích vi thể
- Biểu hiện ở gan:
+ Quan sát tiêu bản ở gan có đốm trắng dưới kính hiển vi cho thấy đây là vùng hoại tử. Các tế bào gan không còn sát nhau như ở mô thường mà tách rời ra từng tế bào hoặc thoái hoá thành một vùng không còn nhận ra được cấu trúc với nhiều mức độ. Giai đoạn đầu hiện tượng sung huyết động mạch và tĩnh mạch gan, đặc biệt là hệ thống xoang mao mạch giữa các dãy tế bào gan làm cho toàn bộ tổ chức gan bị sưng to. Sau đó, do quá trình sung huyết kéo dài dẫn đến vỡ mạch máu và giải thoát nhiều enzyme (protease, lipase,...) làm các tế bào ở vùng viêm bị hủy hoại dẫn đến hoại tử. Lúc này quan sát thấy những tế bào đã tách rời nhau, nhân tế bào co lại và vỡ vụn, cuối cùng những tế bào này bị tiêu hủy.
+ Khi cá bệnh nặng, những tổn thương lan rộng làm gan không còn chức năng khử độc và lọc máu, làm chất độc tích tụ trong cơ thể kết hợp với những yếu tố khác làm cá chết. Ngoài ra, do tổ chức gan bị hư hại làm mất khả năng tiết mật của gan. Một số cá mới chết khi mổ ra thấy túi mật bị vỡ, dịch mật lan tràn khắp nội quan. Điều này có thể do khi gan bị hoại tử đồng thời cũng hoại tử ống dẫn mật và túi mật làm túi mật vỡ, dịch mật thoát ra ngoài (Thịnh, 2002).

- Biểu hiện ở thận: Cấu trúc vi thể của thận bị hủy hoại trầm trọng, các phản ứng sưng viêm xảy ra ở toàn bộ tổ chức. Thận sưng to đồng thời bị nhũn do sung huyết, một phần có thể do tích tụ nước trong thận mà không đào thải được do hệ thống tiểu cầu thận và ống thận bị hư hại. Phản ứng viêm kéo dài gây hoại tử và mất chức năng các đơn vị cấu tạo nên thận. Mô tạo máu nằm xen kẽ với các tế bào kẻ và các tế bào nội tiết của thận cũng bị hoại tử làm cho máu trong cơ thể bị giảm sút. Khi thận bị hoại tử, chức năng bài tiết chất thải trong quá trình trao đổi chất bị ngưng trệ. Trong khi đó quá trình trao đổi chất lại đặc biệt tăng mạnh do cơ thể cá huy động các tổ chức nhằm đào thải các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, hai loại hormone tuyến thượng thận là adrenalin và noradrenalin không được sản xuất khi thận bị hoại tử cũng góp phần làm rối loạn chức năng sinh lý của cá.

- Biểu hiện ở tỳ tạng:
+ Cùng với gan và thận, tỳ tạng cũng là cơ quan bị hủy hoại nặng khi cá bị bệnh mủ gan. Những đốm trắng trên tỳ tạng là những vùng mô hoại tử, với nhiều mức độ khác nhau.
+ Đối với cá bệnh nặng, nhiều vùng hoại tử dạng hạt lan rộng, phá hủy các các tiểu thể hình elip tròn xoay (là vùng chức năng của tỳ tạng, nơi tiêu huỷ các vật lạ và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể). Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập quá nhiều sẽ gây ra tình trạng quá tải đến một lúc nào đó tế bào sẽ mất chức năng và thoái hoá. Quá trình hoại tử ở tỳ tạng bắt đầu từ quá trình thoái hoá và hoại tử các tiểu thể tỳ tạng làm mất chức năng tạo hồng cầu mới và phá hủy hồng cầu già cũng như không thể sản xuất các tế bào lympho và bạch cầu bảo vệ cơ thể, chống các tác nhân gây bệnh. Cũng như thận, mô tạo máu bị phá hủy nên tỳ tạng mất chức năng cung cấp máu cho cơ thể.

- Biểu hiện ở mang:
+ Quan sát lát cắt ngang của mang cá dưới kính hiển vi cho thấy có những vùng các sợi mang bị dính lại với nhau. Điều này có thể do khi vi khuẩn tấn công, phản ứng miễn nhiễm tự bảo vệ của cơ thể cá làm cho các sợi mang bị sưng lên và khi hai hoặc nhiều sợi mang ở gần nhau sưng lên cùng lúc sẽ dẫn đến sự tiếp xúc của các sợi mang và do ở đây chỉ được bao bọc bởi một lớp tế bào rất mỏng với nhiều mạch máu nhỏ nên rất dễ bị phình lên dưới tác động của phản ứng viêm hay do vi khuẩn tấn công.
+ Sự dính lại của các sợi mang làm giảm khả năng hô hấp của mang do giảm diện tích tiếp xúc với nước và do mất chức năng ở các vùng sợi mang bị dính lại hay hoại tử. Do đó cá bệnh sẽ có biểu hiện thiếu oxy và thường tập trung ở mặt nước. Điều này càng trầm trọng hơn khi cá bị mất máu do hiện tượng xuất huyết và vùng mô tạo máu ở thận và tỳ tạng bị hủy hoại.

- Biểu hiện ở tim và cơ:
+ Quan sát tiêu bản tim và cơ cá bệnh dưới kính hiển vi không thấy biến đổi lớn về mô học . Điều này chứng tỏ hai cơ quan này ít bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vi khuẩn.
+ Tóm lại, khi cá bị bệnh mủ gan các cơ quan bị huỷ hoại nặng nhất là gan, thận, tỳ tạng kế đến là mang cuối cùng bị ảnh hưởng nhẹ nhất là tim và cơ và nguyên nhân làm chết cá có thể do gan, thận, tỳ tạng, mang bị hư hại dẫn đến mất chức năng của các cơ quan này.

5. Khả năng bùng phát bệnh
- Tốc độ lây lan của bệnh gan thận mủ rất nhanh. Trong điều kiện thí nghiệm, khi có mầm bệnh xâm nhập, khoảng 3 - 4 ngày toàn bộ cá nuôi trong bể đều bị nhiễm bệnh, nếu không có biện pháp chăm sóc và quản lý hệ thống nuôi. Do đó cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tích cực một cách đồng bộ.

- Xác cá chết phải chôn và xử lý vôi bột để hạn chế mầm bệnh lây lan. Không dùng cơ quan nội tạng, máu, mỡ và các phụ phẩm nhà máy chế biến thuỷ sản làm thức ăn trở lại cho cá tra, basa vì nếu gặp phải nguồn sản phẩm nhiễm khuẩn, mầm bệnh sẽ tồn tại lâu trong môi trường nước và phát tán vi khuẩn gây bệnh sẽ lây lan vào ao bè nuôi, lây sang nhiều khu vực nuôi cá khác gây thành đại dịch.

6. Phòng và trị bệnh cho cá nuôi
a) Biện pháp phòng bệnh
- Nên cho cá ăn thức ăn nấu chín hoặc thức ăn viên để phòng bệnh xâm nhập qua đường thức ăn.

- Để chủ động phòng bệnh, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập và lây lan vào hệ thống nuôi cá tra trong vùng, các hộ nuôi cá cần có ao lắng lọc, sát trùng nước trước khi bơm nước vào ao nuôi. Định kỳ 10 - 15 ngày xử lý nước ao nuôi để diệt vi khuẩn, virus gây bệnh trong ao bằng cách dùng vôi nông nghiệp CaCO3 liều lượng 2 - 3kg/100m2 tạt quanh ao kết hợp các loại thuốc sát trùng nước ao nuôi hiệu quả cao như BKC, Vime-Protex, Vimekon.

- Đối với những ao nuôi cá tra, basa lượng vật chất hữu cơ lơ lửng tồn tại trong ao rất cao, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng diệt khuẩn của các loại thuốc sát trùng như Chlorin, thuốc tím, H2O2 . Vì vậy nên dùng Vimekon để xử lý nước vì nó có ưu điểm là hiệu quả diệt khuẩn cao, không bị ảnh hưởng bởi môi trường có nhiều chất hữu cơ .

b) Biện pháp điều trị bệnh
- Theo các nghiên cứu gần đây vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh mủ gan cá tra, basa, cá trê rất nhạy với Florphenicol. Đây là loại kháng sinh mới được phép sử dụng để điều trị bệnh cá của nhiều quốc gia trên thế giới kể cá Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu cá tra, basa lớn nhất của Việt Nam.

- Florfenicol có hoạt tính chống lại sự phát triển của vi khuẩn bằng cách kết dính với tiểu đơn vị 50S của ribosom, ngăn chặn cầu nối peptid giữa các acid amin vì vậy ức chế sự tổng hợp protein làm cho vi khuẩn này không còn khả năng phát triển và tồn tại.

- Đầu năm 2006, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ công bố kết quả nghiên cứu tìm kiếm các loại thuốc kháng sinh thay thế các loại thuốc cấm, đã công nhận Florfenicol là kháng sinh đặc trị bệnh này. Sử dụng thuốc từ 7 - 10 ngày sẽ cho hiệu quả tốt, cá sẽ hồi phục nhanh khi người nuôi thực hiện tốt khâu vệ sinh diệt mầm bệnh trong khu vực nuôi và trong môi trường nước.

- Florfenicol có độ tồn dư thấp trong mô cơ. Dùng thuốc liều 10mg/kg thể trọng liên tục 12 ngày, khi ngưng sử dụng 7 ngày mức tồn dư trong cơ cá tra còn 0,222 - 0,109 ppm (mức cho phép của Việt Nam và Mỹ là 1ppm) (Schering Plough Animal Health Comporation, 2005)

- Hiện nay, sản phẩm Vime - fenfish với hoạt chất chính Florfenicol và các chất dẫn xuất đặc biệt là sản phẩm đang được dùng để điều trị bệnh mủ gan mang lại hiệu quả rất cao ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Liệu trình điều trị như sau:
+ Cách 1:
* Sáng: Vime - Glucan 1kg/10 - 13 tấn cá.
* Chiều: Vime - fenfish 2.000 1lít/15-20 tấn cá + Trimesul 1kg/4 tấn cá.
+ Cách 2:
* Sáng: Vime - Glucan 1kg /10 - 13 tấn cá.
* Chiều: Vimenro 200 1lít/20 tấn cá + Trimesul 1kg/ 4 tấn cá.
+ Cách 3:
* Sáng: Glusome 115 1kg/10 - 13 tấn cá.
* Chiều: Vime - fenfish 2000 1 lít/15 - 20 tấn cá + Vime - Cicep 1kg/5 tấn cá.
+ Cách 4:
* Sáng: Glusome 115 1kg/ 10 - 13 tấn cá.
* Chiều: Vime - fenfish 2000 1 lít/15 - 20 tấn cá + Doxery 1kg/5 tấn cá.

c) Một số lưu ý
- Thuốc sử dụng được tính theo trọng lượng cá thực tế.

- Cho cá ăn liên tục 7 - 10 ngày nhằm tránh tái nhiễm kết hợp xử lý nước:
+ Đối với cá con (<100g): dùng Vimekon 1kg/2.000m3 .
+ Đối với cá lớn: dùng Fresh Water 1kg/1.500 - 2.000m3 hoặc Protectol 1lít/1.500 - 2.000m3 .

- Khi trộn thuốc với thức ăn phải để khô ráo và nên áo bằng Vime - Lecithin nhằm tăng khả năng dung nạp của thuốc

- Tuy nhiên, hiện nay khi hầu hết các loại kháng sinh đang được sử dụng điều trị bệnh gan thận mủ và xuất huyết trên cá tra và basa đã bị vi khuẩn đề kháng, hiệu quả điều trị không cao. Biện pháp tăng liều dùng và kéo dài thời gian điều trị dẫn đến tăng chi phí điều trị và gây tồn dư ảnh hưởng đến chất lượng thịt.

- Sản phẩm "Forfish" được nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm ngặt và liên tục trong vòng 3 năm với tiêu chí chuyên biệt đáp ứng cho xuất khẩu để tạo ra một sản phẩm mới, hiệu quả điều trị cao, dứt bệnh nhanh và đảm bảo bệnh không tái nhiễm đem lại lợi nhuận cao cho các nhà nuôi cá thâm canh quy mô lớn.

- Forfish được xem như là Giải pháp mới - Hiệu quả tuyệt vời đặc trị bệnh gan thận mủ, xuất huyết trên cá.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Kỹ thuật nuôi Dê

Kỹ thuật nuôi Dê


Kỹ thuật nuôi dê by Sở NN ĐT | Ky thuat nuoi de

Dê là loài ăn tạp và khả năng sử dụng thức ăn đa dạng nên nguồn thức ăn của dê chủ yếu là thức ăn thô xanh, củ quả và phụ phế phẩm nông nghiệp, rất dễ kiếm. Thịt dê thơm ngon là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Sữa dê có hàm lượng kháng thể cao hơn sữa bò nên tốt hơn. Người ta dùng sữa dê để làm phomat là món ăn rất bổ dưỡng. Có thể nói dê là con vật nuôi ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.


I. Cách chọn dê làm giống
1. Chọn dê cái giống
- Đầu rộng, hơi dài, rắn chắc, vẻ mặt linh hoạt.

- Cổ dài, mềm mại, có cơ chắc, nổi, nhọn về phía đầu.

- Lưng thắng, sườn tròn và xiên về phía sau; có một hõm phía trước xương chậu, thể hiện khả nàng tiêu hoá tốt.

- Bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn về phía trước, thấy rõ các tĩnh mạch (gân sữa) ở phía trước vú, gân sữa chạy từ bầu vú lên tới nách chân trước.

- Chân trước thẳng, cân đối; hàm khoẻ.

- Khả năng cho sữa trung bình hàng ngày cao, mức sụt thấp, khả năng cho sữa kéo dài.

- Dê cái phải hiền lành, dễ vắt sữa.

2. Chọn dê đực giống
- Dê đực giống có đầu ngắn, rộng, tai to dày, dài, cụp xuống. Thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khoẻ mạnh, cứng cáp, chắc chắn, hai tinh hoàn đều đặn, to, có phẩm chất tinh dịch tốt.

- Chọn con đực để giống từ dê mẹ là dê cao sản, đẻ từ lứa thứ 2 trở đi và đẻ từ 2 con trở lên.

II. Chuồng trại
1. Vị trí xây dựng trại
- Dê thích sống nơi cao ráo, thoáng mát do vậy hướng chuồng nên chọn hướng đông và đông nam.

- Chuồng không nên quá gần nhà nhưng cũng không nên quá xa khó chăm sóc và quản lý.

2. Vật liệu làm chuồng
- Gỗ tận dụng, tre, tầm vông, thân cây dừa, thân cây cau...

- Các loại lá tranh, dừa nước, ngói... đều có thể làm nguyên liệu lợp mái.

3. Các kiểu chuồng trại
Hiện nay ở nước ta 2 dạng chuồng phổ biến nhất là chuồng sàn có chia ngăn và chuồng sàn không chia ngăn.
- Chuồng sàn có chia ngăn: Kiểu chuồng này có thể chia theo nhóm dê như vắt sữa, chữa, khô, hậu bị và dê con

- Chuồng sàn không chia ngăn:
+ Kiểu chuồng này được phổ biến ở phương thức nuôi chăn thả đặc biệt đối với dê thịt. Máng ăn có thể đặt chạy dài theo mái lợp. Nước uống có thể đặt ở cửa và sân chơi. Kiểu chuồng này có thể áp dụng đối với dê sữa nuôi nhốt bằng các sợi dây cố định ở mỗi con. Tuy nhiên loại chuồng này cũng cần có ngăn riêng cho những dê con mới sinh, hoặc phải có chuồng úm để tránh hao hụt đối với dê con.
+ Chuồng úm dê con: Chuồng úm dê con cần phải sạch sẽ, ấm khi trời lạnh, mát khi thời tiết nóng. Kích thước chuồng úm dài 0,8 – 1,2m, rộng 0,6 – 0,8m, cao 0,6 – 0,8m. Quanh chuồng úm có thể làm rèm che chắn cho dê con, chuồng úm chủ yếu sử dụng cho dê mới sinh.

III. Thức ăn
Bao gồm thức ăn thô xanh( cỏ voi, cỏ ghinê, so đũa, bình linh, rau, bèo...); thức ăn củ, qủa; Các phụ phế phẩm nông - công nghiệp( cám gạo, bã đậu nành đậu xanh, hèm bia. Một số khẩu phần cho từng loại dê.
1. Dê cái vắt sữa
+ Khẩu phần duy trì: 1 kg cỏ khô, 1 kg cây họ đậu, 2 kg cây lá khác. Nếu dê sản xuất 2 lít sữa/con/ngày thì cần thêm: 2 kg cỏ khô, 4 kg cỏ xanh, 0,5 kg thức ăn hổn hợp.

2. Dê cái cạn sữa, có chửa
+ Thức ăn hổn hợp: 0,3 - 0.5 kg
+ Thức ăn củ quả : 0,4
+ 3 - 6 kg thức ăn xanh/con/ngày.

3. Dê đực giống
Dê đực giống ngoài thức ăn căn bản (1 kg cỏ khô, 2 kg rơm, 1 - 2 kg cỏ tươi). Còn cần thêm 200g - 500g thức ăn hổn hợp/con/ngày.

4. Dê hậu bị
Có thể sử dụng khẩu phần như sau: 0,2 - 0,3 kg thức ăn hổn hợp, 0,3 - 0,4 kg thức ăn củ quả + 2 - 4 kg thức ăn thô xanh.

5. Những điểm lưu ý khi phối hợp khẩu phần cho dê
- Khẩu phần nên có nhiều thực liệu khác nhau

- Không nên thay đổi khẩu phần đột ngột điều này dẫn đến làm cho dê dễ bị chướng hơi.

- Khi phối hợp khẩu phần nên nhớ rằng nhu cầu còn tùy thuộc vào giống, phái tính, giai đoạn sản xuất.

IV.Chăm sóc
1. Chăm sóc dê con sơ sinh
- Dê con có thể bú và đứng dậy 1 giờ sau khi sinh. Nếu dê con không bú được chúng ta cho sữa vào ống tiêm để cho dê uống.

- Dê con có thể chết trong vòng 4 giờ nếu không được bú sữa, vì một lý do gì đó dê mẹ chết thì chúng ta có thể cho dê con bú sữa của những con dê khác đẻ cùng ngày hoặc có thể cho dê uống sữa thay thế cho dê con sử dụng.

- Chuẩn bị sữa thay thế:
+ 0,25 - 0,5 lít sữa bò hoặc có thể thay bằng sữa bột.
+ 1 muỗng cà phê dầu cá.
+ 1 trứng gà.
+ 1/2 muỗng cà phê đường.

- Trộn tất cả thực liệu trên rồi lắc mạnh. cho dê uống 3 - 4 lần trong ngày, sau 2 ngày dê con không tiêu chảy có thể cho dê thêm 1 muỗng cà phê dầu khoáng.

2. Chăm sóc dê con trước cai sữa
a) Ðối với giống dê Bách Thảo của Việt nam
- Trong 10 ngày đầu cho dê con ở với mẹ và bú tự do.

- Từ ngày 11 - 21 chỉ cho dê con bú sữa mẹ sau khi vắt sữa, ngày 3 lần, ngoài ra cần cho dê bú bình thêm 2 lần/ngày với lượng từ 0,4 - 0,5 lít /ngày.

- Từ tuần tuổi 4 - 5 chỉ cho bú trực tiếp sữa mẹ 2 lần sau khi vắt sữa và cho bú bình thêm khoảng 0,3 lít / ngày.

- Khi dê con được 5 - 8 tuần tuổi chỉ cho bú trực tiếp với mẹ một lần sau khi vắt sữa và cho bú bình tương đương 0,2 lít /ngày và chuẩn bị cai sữa.

b) Ðối với các giống dê ngoại
- Tuần 1: Cho dê con ở chung với dê mẹ và bú tự do.

- Tuần 2: Có thể cho dê con bú bình. Cho 1/2 lít sữa 3 lần trong ngày, lúc này đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con có thể tập ăn.

- Tuần 3 đến tuần thứ 6: 2 lít sữa chia làm 3 lần trong ngày và đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con ăn.

- Tuần thứ 7 và 8: Giảm số lượng sữa 2 lần trong ngày.

- Tuần thứ 9 đến tuần thứ 12: Giảm lượng sữa 1 lần trong ngày và cai sữa. Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt dê con giống ngoại cai sữa 3 tháng đạt 15 kg

3. Chăm sóc dê vắt sữa
- Mức ăn đối với dê đang cho sữa từ 3 - 7 kg thức ăn xanh tùy vào trọng lượng cơ thể của chúng.

- Giai doạn này dễ bị viêm vú cần tránh những xây sát.

- Cần cung cấp đầy đủ nước sạch cho dê.

- Ðối với các giống dê cao sản thì phải cạn sữa 2 tháng trước khi đẻ.

- Trong 10 ngày đầu sau khi đẻ: Nếu dê đẻ từ 2 đến 3 con trở lên thì không vắt sữa mà toàn bộ sữa sẽ dành cho dê con bú. Ðến khi cai sữa dê con mới vắt. Nếu dê mẹ chỉ đẻ 1 con thì ngày thứ 4 trở đi có thể vắt 1 đến 2 lần /ngày tùy vào sản lượng sữa của dê mẹ.

- Từ ngày 11 đến ngày 60 vắt sữa 2 lần/ngày. Ðây là giai đoạn ít sữa nên chỉ vắt 1 lần/ngày.

4. Chăm sóc dê cái hậu bị
- Giai đoạn này dê cần cung cấp 50 - 80% thức ăn thô xanh còn lại là thức ăn tinh, phụ phẩm nông nghiệp.

- Cần bổ sung khoáng canxi và photpho.

- Lượng ăn từ 3 - 7 kg cỏ xanh và 200g - 400g thức ăn hổn hơp/con/ngày.

- Cung cấp đầy đủ nước sạch.

- Cho vận động nếu dê nuôi nhốt hoàn toàn.

- Chăm sóc nuôi dưỡng dê đực giống:
+ Cần cung cấp cỏ xanh đầy đủ và quanh năm cho dê đực, số lượng cỏ phụ thuộc vào trọng lượng của dê đực, thông thường từ 2 - 5 kg/con/ngày, nếu có điều kiện nên cho dê ăn tự do.
+ Bảo đảm lượng nhu cầu về vật chất khô cho dê đực trung bình từ 1,5 - 2 kg/con/ngày với trọng lượng dê là 50 kg.
+ Cung cấp 300 - 500 gam thức ăn hổn hợp trong ngày dê đực có làm việc.
+ Cung cấp đầy đủ các loại khoáng và vitamin, dùng đá liếm hoặc ống muối treo ở trong chuồng.
+ Không nên cho dê đực đi theo đàn khi chăn thả vì sẽ không quản lý được sự phối giống.
+ Nên thay đổi dê đực 1 năm 1 lần để tránh đồng huyết.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Kỹ thuật nuôi cá Điêu Hồng

Kỹ thuật nuôi cá Điêu Hồng


Kỹ thuật nuôi cá điêu hồng by Sở NN VL | Ky thuat nuoi ca dieu hong

Cá rô phi đỏ (red Tilapia), thường gọi cá điêu hồng được nhập vào nước ta năm 1985 từ Malaysia. Cá rô phi đỏ là loài cá dễ nuôi, nhanh lớn, chất lượng thịt ngon và rất được giới tiêu dùng ưa chuộng. Cá rô phi đỏ có thể sống được cả môi trường nước ngọt và nước lợ, pH từ 5 - 9, thích hợp nhất là 6,8 - 8,3; nhiệt độ dao động từ 7 – 45 độ C, tốt nhất là từ 25 – 32 độ C. Ở nước ta cá sống nhiều và thích hợp với điều kiện nước ngọt vùng châu thổ sông Mê Kông. Hiện nay giống cá này được gây giống nhân tạo ở hầu hết các cơ sở sản xuất cá giống trong vùng.


1. Điều kiện ao nuôi
- Ao hay ruộng nuôi phải gần sông rạch, có nguồn nước ngọt tốt, thuận lợi cho việc lấy nước và thoát nước.

- Ao nên có hình chữ nhật trên 1.000 m2, sâu trên 1,5 m.

- Bờ bao phải cao hơn đỉnh lũ hàng năm từ 0,5 m trở lên. Mặt bờ trồng được hoa màu, kết hợp trồng cây dây leo như bầu bí, mướp để che mát phía tây, mặt bờ trồng rau muống vừa chống xói mòn, đồng thời là nguồn thức ăn xanh cho cá.

- Cống cần đặt ở đáy ao để rút nước khi thu hoạch hoặc xử lý thuốc, cống điều tiết nước theo thủy triều, khẩu độ cống đảm bảo thay đổi nước theo triều đạt 10 - 15% lượng nước ao trở lên.

2. Kỹ thuật nuôi
- Chuẩn bị ao nuôi: Ao nuôi cần tuân thủ qui trình chuẩn bị ao nuôi. Chú ý ngăn chặn phèn vào ao ở thời kỳ đầu ao mới đào và ở những cơn mưa đầu mùa, đồng thời hạn chế tối đa cá tạp, cá dữ vào ao.

- Mật độ thả nuôi: Tuỳ vào chất lượng ao, nguồn nước cung cấp và khả năng cung cấp thức ăn để quyết định mật độ thả từ 3 - 5 con/m2, cỡ cá giống từ 3 - 7cm.

- Chọn cá giống: Cần chọn cá ăn mạnh, bơi lội khỏe, màu sắc hồng tươi, đồng cỡ. Loại bỏ cá dị hình, màu nhợt nhạt, gầy ốm, bơi lội lạc đàn, cỡ quá nhỏ hoặc qua lớn. Nếu có điều kiện cần tìm nguồn gốc cá bố và mẹ, kỹ thuật sinh sản và ương nuôi của cơ sở sản xuất cá giống để có thêm cơ sở xác định con giống. Tốt nhất là tìm mua cá giống ở các cơ sở cá giống có uy tín.

- Thả cá giống ra ao: Thời điểm thả cá giống tốt nhất là lúc trời mát. Cho túi chứa cá vào nước ao trong 20-30 phút, tạo điều kiện cho cá quen dần với nhiệt độ môi trường nước ao, kết hợp sát trùng cá giống bằng kháng sinh (Aureomycin hoặc Oxytetracylin) nồng độ 10 - 15 phần triệu trong 5 - 10 phút. Sau đó kéo mạnh hai góc đáy túi cho cá ra ao toàn bộ.

- Cho cá ăn: Thức ăn cho cá rô phi đỏ thiên về nguồn gốc thực vật như cám, bắp xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm, rau muống và thức ăn viên dạng nổi có hàm lượng đạm cao từ 28 - 32%. Thức ăn cần được nấu chín, nhồi dẻo tạo dạng viên cho vào sàn ăn (sàn ăn có kích thước 1 X 1 m, đặt cách mặt nước 0,4 - 0,5 m, tùy theo ao nhỏ hay lớn mà bố trí 2 - 4 điểm cho ăn). Nếu có điều kiện làm chòi cho cá ăn thì tốt hơn.

- Riêng rau muống, bèo ngoài phần nấu chín trong hỗn hợp thức ăn còn có thể cho ăn tươi rất tốt. Rau muống, bèo cần chặt nhỏ bằng miệng cá nuôi. Cho cá ăn ngày 2 lần vào 8 - 9 giờ sáng và 5 - 6 giờ chiều. Ngoài thức ăn thực vật thì cần bổ sung thức ăn viên công nghiệp. Khẩu phần ăn ở 3 tháng đầu là 5 - 8% trọng lượng cá nuôi, các tháng về sau giảm dần đến 2 - 3% trọng lượng cá. Chú ý kiểm tra thức ăn trên sàn để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau cho thích hợp, tránh tình trạng thừa, thiếu thức ăn. Kết hợp làm vệ sinh sàn ăn và nơi ăn trong ngày.

3. Quản lý chăm sóc
- Kiểm tra nước: Đảm bảo độ sâu nước ao tối thiểu 1 m, nước có màu xanh nõn chuối, vàng nhẹ phù hợp với cá nuôi; nếu nước có màu tối, xám xịt có nhiều hữu cơ, khí độc sẽ gây hại cho cá nuôi; nước trong veo hoặc có váng phèn lớp mặt và tích tụ đáy ao cũng gây hại cho cá. Vào các tháng có nhiệt độ cao, oi bức kéo dài dễ gây hiện tượng cá sốc nhiệt độ, đồng thời chất hữu cơ phân hủy nhanh, tiêu tốn nhiều dưỡng khí và thải ra ao hồ nhiều loại khí độc. Trong những điều kiện như vậy, ao nuôi cá phải bổ sung nước định kỳ 5 - 7 ngày/lần, mỗi lần 15 - 20% lượng nước ao hoặc tháo bỏ 1/3 nước ao và bơm nước mới vào.

- Trong quá trình nuôi cá, nếu thấy bờ ao có hiện tượng nhiều phèn, phải chặn phèn sớm trước những cơn mưa đầu mùa (có thể cuốc bờ bón vôi hoặc bón vôi trực tiếp lên mặt bờ từ 10 - 15 kg vôi/100 m2. Theo dõi diệt cá lóc, cá trê, lươn bằng các dụng cụ thích hợp như câu cắm, câu lươn, hay dùng lá xoan nhét vào hang hốc.

- Kiểm tra tu bổ cống bọng, lấp kín các nơi rò rỉ, hang hốc.

- Theo dõi tình trạng ăn mồi (mạnh hay yếu), bơi lội (theo đàn hay tách đàn), màu sắc cá (bình thường theo đặc trưng loài hay biến màu), những biểu hiện bất thường cho ta dấu hiệu cá suy yếu, cá chết vài con đến nhiều con trong ngày. Các trường hợp này cần nhờ cán bộ thủy sản xem xét và có hướng dẫn điều trị cụ thể.

4. Phòng và trị bệnh
a) Bệnh do ký sinh trùng
- Các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con trong quá trình ương. Thực tế cho thấy nhiều cơ sở ương giống có tỷ lệ hao hụt từ 50 - 70% chủ yếu là do cá con bị bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).

- Cách phòng trị: Ao ương và nuôi cá phải có sục khí. Khi phát hiện cá bị bệnh cần bón: Formol nồng độ 25 - 30 ml/m3, trị thời gian dài và nồng độ từ 100 - 150 ml/m3 nếu trị trong 15 - 30 phút; CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2 - 5 g/m3 trị thời gian dài và từ 20 - 50 g/m3 trong thời gian 15 - 30 phút, cách này trị một lần; muối ăn để phòng trị bệnh cho cá, nồng độ 1% trị thời gian dài và 1 - 2% trong 10 - 15 phút.

b) Bệnh xuất huyết
- Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiella tarda gây ra. Cá có dấu hiệu toàn thân xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra. Bệnh thường xuất hiện với cá rô phi đỏ nuôi bè.

- Biện pháp đề phòng là tránh thả cá nuôi và hạn chế thay nước lúc giao mùa. Nên định kỳ bón và khử trùng nơi cho cá ăn. Cách trị là bón vôi và khử trùng nước, có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cá, tỷ lệ tuỳ theo tình trạng bệnh.

c) Cá trương bụng do thức ăn
Thường xảy ra ở các ao, bè do cá ăn thức ăn tự chế không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hóa được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi. Cá bơi lờ đờ và chết rải rác.
Biện pháp khắc phục là kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp. Nếu trường hợp nặng, thường xuyên có thể thay đổi thức ăn. Trong thức ăn nên bổ sung men tiêu hóa (các probiotie...).

d) Cá chết do mật độ nuôi thả dày
Hiện tượng này thường xảy ra ở các ao, bè nuôi thâm canh với mật độ quá dày. Cá chết không có dấu hiệu bệnh lý, chỉ nổi lờ đờ và chết hàng loạt. Tỷ lệ cá chết phụ thuộc vào mật độ và chất lượng nước. Mật độ thích hợp để nuôi cá thịt là 100 - 120 con/m3 nước có thể gây chết đột ngột lúc giao nước hoặc sau những cơn mưa lớn. Vì thế cần nuôi với mật độ vừa phải (50 - 70 con/m3 nước) và chất lượng nước phải sạch.

5. Thu hoạch
Thời gian nuôi từ 4 - 5 tháng là thu hoạch được, đến giai đoạn này cá đạt trọng lượng trung bình 0,5 - 0,6 kg/con, nếu có điều kiện nuôi tiếp đến tháng thứ 9 - 10 thì trọng lượng cá đạt khoảng 1 kg/con.

Thông tin về Thẻ Chân Trăng SPF và SPR

Thông tin về Thẻ Chân Trăng SPF và SPR


Thông tin về Thẻ Chân Trăng SPF và SPR by C.ty TNHH QV | Thong tin ve the chan trang spf va spr

Cùng với việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay, chúng ta đang dần quen với hai cụm từ Tôm sạch bệnh (SPF = Specific Pathogen Free) và tôm kháng bệnh (SPR = Specific Resistance). Vậy thì như thế nào gọi là SPF và SPR. Nhận định về chúng như thế nào cho đúng. Có những điều gì cần biết để khắc phục các yếu điểm của SPF & SPR.


- Tình trạng sạch mầm bệnh thể hiện rằng con tôm đó đã trải qua một quá trình kiểm dịch và sàng lọc bệnh nghiêm ngặt khẳng định rằng chúng không có những mầm bệnh nhất định mà người nuôi quan tâm. Đặc điểm này cũng đồng nghĩa với việc các quốc gia hoặc các khu vực vẫn chưa có loài này có thể có cơ sở để chắc chắn rằng việc nhập khẩu các con tôm sạch bệnh này sẽ không dẫn đến việc du nhập những mầm bệnh nhất định mà những con tôm đó sẽ không bị nhiễm những mầm bệnh chưa biết hoặc đã biết nhưng không được sàng lọc.

- Liên quan đến nghĩa chính xác của SPF, ở Châu Á đang có sự lẫn lộn nghiêm trọng. Chẳng hạn như, rất nhiều người tin rằng những con tôm sạch mầm bệnh có khả năng kháng bệnh và không thể nhiễm những mầm bệnh virus mà chúng gặp phải trong quá trình nuôi. Điều này rõ ràng là không đúng. SPF có nghĩa là những con tôm này đã được đảm bảo là không có một số mầm bệnh. Liệu một con tôm hoặc một giống tôm có thể có khả năng di truyền chống chịu một mầm bệnh nào đó hay không không liên quan đến tình trạng hiện nay của nó. SPF chỉ ám chỉ đến tình trạng mầm bệnh hiện tại đối với một số mầm bệnh chứ không đề cập đến khả năng kháng bệnh hay tình trạng mầm bệnh tương lai (Lozt, 1997).

- Những con tôm SPF đích thực là những con tôm được sản xuất tại những cơ sở nuôi an toàn sinh học, được kiểm tra nhiều lần và được nhận định là sạch mầm bệnh thông qua việc sử dụng rất nhiều các quy tắc quan trắc và có nguồn gốc từ những con tôm bố mẹ được nuôi với những quy tắc phát triển số lượng bố mẹ nghiêm ngặt. các con tôm bố mẹ này được tạo ra thông qua những quy trình kiểm dịch rộng rãi. Những quy trình đó đưa đến các thể hệ F1 sạch mầm bệnh có nguồn gốc từ tôm bố mẹ đánh bắt tự nhiên (Lozt, 1997). Chỉ khi được nuôi và giữ trong những điều kiện này ta mới có thể có được các giống SPF thực sự. Hiện chưa có một quy tắc thống nhất trên phạm vi quốc tế đối với sự phát triển của tôm SPF và dĩ nhiên là tồn tại sự khác biệt về chất lượng của các giống SPF khác nhau. Một khi những con tôm này được đưa ra khỏi các cơ sở sản xuất SPF, chúng không còn được coi là SPF mặc dù chúng có thể vẫn sạch mầm bệnh. Một khi ra ngoài cơ sở SPF, những con tôm đó sẽ được gọi là Siêu khỏe (Hight Health – HH) vì chúng dễ có nguy cơ nhiễm bệnh lớn hơn (so với khi ở trong trại sản xuất), trong trường hợp nếu chúng được đưa vào một cơ sở tốt, có truyền thống về các quy đinh giám sát dịch bệnh và an toàn sinh học. Nếu được đưa vào những nơi khác, chẳng hạn như vào một nơi nuôi vỗ không đạt an toàn sinh học, một trại giống hay một đầm nuôi, chúng sẽ không còn được gọi là SPF hay HH vì lúc này chúng ở trong môi trờng có nguy cơ lây nhiễm cao.

- Mục tiêu cơ bản của các cơ sở SPF là sản xuất các giống tôm sạch bệnh, thuần hóa và cải thiện chúng về mặt di truyền cho quá trình nuôi trồng. Đối với tôm chân trắng (P. vanamei) và tôm xanh Nam Mỹ (P. stylirostris), những dòng tôm SPF là sẵn có nên sẽ là có lý nếu sử dụng chúng để bắt đầu các chương trình gây giống ở những nước sắp đưa những loài này vào đầu tiên. Điều này là có ý nghĩa nếu các dòng SPF không kháng được những mầm bệnh cơ bản thì chúng cũng không bị nhiễm các mầm bệnh đó. Ngoài ra, các loài tôm này cũng đã được thuần hóa, có tốc độ lớn và các đặc điểm về tập tính khiến người nuôi ưa chuộng chúng hơn là tôm bố mẹ có nguồn gốc tự nhiên. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là sức khỏe nên được đề xuất là một phần trong việc đánh giá nguy cơ đầy đủ cần cân nhắc trước khi đưa chúng vào nuôi. Những khía cạnh quan trọng khác như liệu những loài sinh vật ngoại lai nhập khẩu này có xâm lấn không và khi thoát ra môi trường tự nhiên chúng có những tác động đối với những loài sống tự nhiên hay môi trường không.
Những công trình nghiên cứu gần đây của một số quốc gia và công ty tư nhân đã tập trung nỗ lực vào việc phát triển những giống SPF và cũng kháng được một số mầm bệnh (SPF/SPR). Đây là quá trình lâu dài và thường tập trung vào một mầm bệnh cùng một lúc. Nên mặc dù sự phát triển những dòng kháng mầm bệnh là đích đến lâu dài của chương trình giống SPF nhưng dường như chương trình này sẽ không bao giờ đưa được đến những dòng không bị nhiễm bất cứ loại vi sinh gây bệnh nào (Lozt, 1997).

- Mặt trái tiềm tàng của những con tôm SPF là chúng chỉ sạch một số bệnh nhất định đã được kiểm tra. Có nghĩa là sẽ bao hàm những mầm bệnh đã được biết đến là gây những tổn thất lớn đối với ngành nuôi tôm như đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), Taura (TSV), hoại tử cơ (IHHNV), BPV và hoại tử gan tụy (HPV) cũng như các bào từ nhỏ, bào tử đơn (haplosporidians), gregarine, giun tròn (nematodes) và censtodes. Mặc dù đã trải qua sự sàng lọc như vậy nhưng đối với những loại virus mới chưa bộc lộ hoặc “bí ẩn” có thể xuất hiện song do bởi chúng chưa được nhận diện nên vẫn có thể thoát khỏi sự kiểm dịch. Ví dụ điển hình trong tài liệu của Brock và ctv (1997) cho rằng tôm ở Brazin và Colombia bị bệnh Taura (TSV) là do các con tôm SPF được đưa từ Hawaii tới. Tại thời điểm lúc bấy giờ TSV chưa được biết đến là một nguyên nhân gan nên bệnh virus và đã không được kiểm tra trong các quy tắc SPF.

- Thêm vào đó, những bệnh dịch mới có thể xuất hiện do những đột biến của những vi sinh vật vốn trước kia không phải là mầm bệnh gây nên – ví dụ như các loại virus ARN có khả năng đột biến cao – nên vẫn có khả năng sự du nhập tôm SPF có thể không loại trừ sự du nhập của mầm bệnh.
Một vấn đề nữa cần nói đến là nếu tôm SPF được nuôi trong các cơ sở có lượng virus cao có thể dẫn tới tỷ lệ tôm chết cao vì những con tôm sạch mầm bệnh không nhất thiết là những con tôm kháng bệnh tốt hơn so với những con tôm không sạch mầm bệnh, ngược lại, trong một số trường hợp chúng còn kháng bệnh kém hơn. Chính vì thế, tôm sạch mầm bệnh thích hợp trong hệ thông nuôi an toàn sinh học hơn. Điều này có thể giải thích lý do tại sao những trại nuôi không đảm bảo an toàn sinh học hợp ở Châu Mỹ La Tinh lại dựa nhiều vào tôm SPR chứ không phải là tôm SPF.
Cho dù là trường hợp nào đi chăng nữa, việc sử dụng các giống SPF chỉ là một phần trong kế hoạch hoàn chỉnh về giảm thiểu rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm. Sự phát triển của các dòng SPF được thiết kế nhằm giúp đảm bảo rằng tôm giống được thả vào trong các ao nuôi thương phẩm không có bệnh. Đây là một trong những nguồn lây nhiễm bệnh nếu không muốn nói là nguồn lây nhiễm bệnh nghiêm trọng nhất. Những khía cạnh khác trong chiến lược này cần phải thực hiện bao gồm: các chiến lược để đảm bảo tôm bố mẹ, trứng ấu trùng naupli, ấu trùng larvae và tôm nhỏ lấy từ dòng SPF vẫn là SPF, ví dụ như an toàn sinh học trong trại, hệ thống giám sát cảnh báo sớm và phản ứng nhanh đối với dịch bệnh bùng phát.

- Để đối phó với những vấn đề dịch vệnh chủ yếu do IHHNV (nhân tố nguyên nhân của hội chứng dị dạng, còi cọc ở Mỹ vào cuỗi những năm 1980), một chương trình phát triển tôm chân trắng (P. vanamei) SPF đã được khởi xướng năm 1989 ở Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) – nơi đã tài trợ cho Viện Hải Dương ở Hawaii (Wyban và Sweeny, 1991). Chương trình này tiếp tục cho đến tận ngày này và đã được một số các doanh nghiệp thương mại hầu hết đặt tại Hawaii mở rộng ra.
Công trình mở đầu với tôm chân trắng (P. vanamei) SPF này đã được mở rộng trong khu vực tư nhân bao gồm các công trình đối với tôm xanh Nam Mỹ (P. stylirostris), tôm sú (P. monodon), tôm he Nhật bản và tôm nương (P. chinensis) (chỉ yếu ở Hawaii nhưng cũng có cả ở Florida và Mehico), tôm he Ấn độ (P. indicus, P. merguinensis) và tôm thẻ bông (P. semisulcatus) (ở Iran) và các dòng tôm chân trắng (P. vanamei) SPF với khả năng kháng TSV (ở Mỹ). Một số trong các dòng này đã có đến hơn mười thế hệ SPF. Những nhà cung cấp các giống SPF (và SPR) hiệ nay được cung cấp trong bảng sau. Mặc dù được công bố là ở trong tình trạng SPR, điều quan trọng cần ghi nhớ là sự kháng bệnh này chỉ là đối với một số dòng TSV chứ không phải là tất cả và điều này cũng cần phải có một sự xác nhận đúng đắn.

- Cho đến nay, tình trạng SPR chỉ được xác nhận với một dòng tôm xanh Nam Mỹ (P. stylirostris) có khả năng kháng IHHNV. Có một số giống tôm chân trắng (P. vanamei) với khả năng chống chịu hạn chế đối với TSV dòng 1, song không kháng được dòng 2, dòng 3. Không có giống nào có khả năng kháng WSSV (bệnh đốm trắng).

- Khi ra ngoài cơ sở SPF, để duy trì được tình trạng Siêu khỏe (HH) đòi hỏi tất cả các con tôm SPF phải được kiểm dịch, cách ly và nuôi tách khỏi những con tôm có khả năng bị nhiễm bệnh trong toàn bộ vòng đời để đề phòng sự lây lan của những mầm bệnh sang những dòng sạch bệnh. Khi dòng SPF đã được hình thành, dòng HH mới có thể được sản xuất ngay tại đại phương, sử dụng những kỹ thuật nuôi nhất định để tránh lây nhiễm bệnh. Mặc dù biết thế, song những kỹ thuật này không phải dễ dàng thực hiện được và cho đến nay, những kỹ thuật này chỉ mới đạt được ở Mỹ (và có thể là ở cả Iran).

- Cần cân nhắc khi mua các dòng SPF để bắt đầu các chương trình thuần hóa ở các nước khác là những dòng đó có thể được cho giao phối tự do và gồm toàn những con có quan hệ huyết thống với nhau. Điều này có nghĩa là những thế hệ tương lai của những con tôm chỉ dựa trên những dòng này sẽ có thể dẫn tới tình trạng giao phối gần trong vài thế hệ. Giao phối cận huyết đã được nhấn mạnh trong các dòng tôm xanh Nam Mỹ (P. stylirostris) được nuôi ở Tahiti trong 22 thế hệ (Bierne và ctv, 2000), các dòng tôm chân trắng (P. vanamei) nuôi nhốt với đặc điểm là khả năng chống chịu TSV giảm dần so với những con tôm đánh bắt từ tự nhiên và xuất hiện các dị hợp tử (Jone và Lai, 2003).

- Có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc sử dụng tôm bố mẹ không sạch mầm bệnh. Vấn đề đầu tiên và cũng là hàng đầu đã được nhắc đến là khả năng du nhập những virus mang mầm bệnh mới và các bệnh khác vào những vùng mới và sạch bệnh (Châu Á đã chứng kiến vấn đề ngay khi du nhập tôm chân trắng (P. vanamei) vào Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan). Tuy nhiên, do tôm không sạch bệnh thường rẻ hơn và sẵn có hơn (tôm bố mẹ nuôi trong ao ở Châu Á hiện nay được bán ở mức 8-10USD trong khi tôm bố mẹ sạch mầm bệnh từ Hawaii có giá từ 23 - 25USD) nên sẽ hấp dẫn với người mua lúc ban đầu về giá song lại có các hậu quả xấu về lâu dài.

- Không có các nguyên tắc về tiệt trùng và an toàn sinh học nghiêm ngặt để xử lý tôm bố mẹ không sạch mầm bệnh, trứng và ấu trùng (những nguyên tắc này phần lớn không được biết tới hoặc áp dụng tại Châu Á), các mầm bệnh nhiễm và tôm bố mẹ sẽ có xu hướng truyền sang ấu trùng. Điều này làm tăng khả năng xảy ra những vấn đề nghiêm trọng về bệnh trong quá trình nuôi. Và, một vấn đề nữa là để xác định chắc chắc các dòng tôm mua có phải là SPF hay không là rất khó. Thông thường, ở các nước Châu Á không có các cơ sở kiểm dịch tương xứng và rất nhiều thương nhân không có đạo đức sẽ bán những dòng tôm mà họ nói là SPF với các chứng từ giả cho các ngư dân mất cảnh giác. Cuối cùng, trong khi các dòng SPF là những dòng gần như chắc chắn được thuần hóa đã chọn lọc về tốc độ lớn và khả năng kháng bệnh trong một thời gian dài, các dòng không sạch mầm bệnh có thể đã không được chọn lọc và thường là có nguồn gốc bố mẹ không rõ ràng khiến cho việc sử dụng chúng làm cơ sở cho các chương trình thuần hóa và chọn giống có thể cho kết quả không mong muốn.

Quy trình kỹ thuật nuôi Basa

Quy trình kỹ thuật nuôi Basa


Quy trình kỹ thuật nuôi cá basa by C.ty XNK TS | Quy trinh ky thuat nuoi ca basa

I. Đặc điểm sinh học
1. Phân loại, hình thái và phân bố
- Bộ: Siluriformes

- Họ: Pangasiidae

- Giống: Pangasius

- Loài: P. bocourti (Sauvage)

- Hình thái bên ngoài cá có đầu dẹp bằng, trán rộng, răng nhỏ mịn, râu mép dài tới hoặc quá gốc vây ngực, mắt to, bụng to, lá mỡ rất lớn, phần sau thân dẹp bên, lưng và đầu có màu xanh xám, bụng có màu trắng bạc.

- Cá sống ở nước ngọt, phân bố ở Miến Điện, Thái Lan, Indonesia, Camphuchia và Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam.m.m.m.m.

- Cá Basa khác với cá Tra là khồn có cơ quan hô hấp phụ, và ngưỡng oxy cao hơn cá tra, nên chịu đựng kém ở môi trường nước tù bẩn, nơi hàm lượng õy hoà tan thấp

2. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá có tập tính ăn tạp thiên về động vật, nhưng ít háu ăn và ít trnah mồi ăn hơn cá tea. Sau khi hết noãn hoàng, cá ăn phù du động vật là chính, giai đoạn lớn cá cũng dễ thích nghi với các loài thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật và dễ kiếm như hỗn hợp tấm, cám rau, cá vun (naaus chín) do đó thuận lợi cho nuôi trong bè.

3. Đặc điểm sinh sản
Thời kỳ cá giống, cá lớn rất nhanh, sau 60 ngày cá đạt chiều dài 8 - 10,5 cm (1,5 - 8,1 gam), sau 10 tháng đạt thể trọng 300 - 550 gam, sau 1 năm đạt 700 - 1.300 gam. Nuôi trogn bè sau 2 năm có thể đạt tới 2.500 gam.

4. Đăc điểm sinh sản
Cá thành thục ở tuổi 3 - 4. Trong tự nhiên vào mùa sính sản (tháng 3 - 4 hàng năm) cá bơi ngược dòng tìm các bãi đẻ thích hợp và đẻ trứng, hệ số thành thục của cá (nuôi vỗ trong ao và bè) đạt 4,03 - 6,2%, sức sinh sản đạt tới 67.000 trứng (cá 7 kg), đường kính trứng từ 0,7 - 2,2 mm.

II. Kỹ thuật sản xuất giống
1. Nuôi vỗ cá bố mẹ
- Cá bố mẹ được nuôi trong bè hoặc ao đát. Nuôi trong bè với mật độ 2 - 3 kg/m3, trong ao đất 0,5 - 1 kg/m2. Ao nuôi phải được thay nước thường xuyên.
- Mùa vụ thay đổi bắt đầu từ tháng 9 - 10, thức an cho cá có hàm lượng đạm từ 35% trở lên. Nếu là thức ăn hỗn hợp nguyên liệu ẩm thì khẩu phần ăn từ 4 - 6%/ngày, nếu là thức ăn công nghiệp khô thì 1 - 2%/ngày.

2. Sinh sản nhân tạo
- Dùng các loại kích dục tố để kích thích cá rụng trứng như não thuỳ cá (Tra, Trê, Chép,…) và HCG, dùng đơn độc từng loại hoặc phối hợp cả hai loại.
+ Liều sơ bộ: Não thuỳ 0,2 - 0,3 mg/kg cá cái hoặc HCG: 500 - 700 UI/kg cá cái.
+ Liều quyết định: 2.500 - 3.000 UI (HCG)/ kg cá cái hoặc: 1.500 - 2.000 UI (HCG) = 3 - 5 mg não thuỳ/kg cá cái.

- Cá đực chỉ tiêm một lần với lượng dùng 1/3-1/4 so với cá cái.

- Thời gian hiệu ứng của kích dục tố từ 8 - 12 giờ sau liều tiêm quyết định thì cá sẽ rụng trứng.

- Trứng được thụ tinh nhân tạo và ấp trong các dụng cụ như bể vòng, bình vây, bể ximăng có thay nước. Nhiệt độ từ 28 – 30 độ C thời gian nở của cá bột là từ 28 - 30 giờ.

3. Ương nuôi cá giống


Hiện nay do nguồn sản xuất nhân tạo còn hạn chế, số lượng chưa nhiều, nên việc ương nuôi cá basa giống chủ yếu ương trong bể ximăng ở 2 tuần đàu sau khi nở. Cá bột sau khi hết noãn hoàng được cung cấp thức ăn chủ yếu là đọng vật phù du (Moinai, ấu trùng Artemia), sau 1 tuần cho ăn thêm trùng chỉ (Limnodrilú hofmoistery). Sau tuần lễ thứ 2 chuyển cá xuống ương trong ao đất với các loại thức ăn như trên kèm theo thức ăn chế biến hoặc thức ăn viên. Sau 2 tháng, cá giống tiếp tục được ương nuôi trong bè thêm từ 4 - 5 tháng để đạt cỡ 10 - 15 con/kg sẽ được nuôi thương phẩm trong bè.

III. Kỹ thuật nuôi ca basa thương phẩm trong bè
1. Mùa vụ nuôi
Từ tháng 4 - 6 hoặc tháng 11 - 12 và thu hoạch vào tháng 5 - 6 hoặc tháng 12 - 1 năm sau đó. Thời gian gần đay, do con giống ngày càng hiếm và giá quá cao, một số người nuôi đã kéo dài thêm thời gian nuôi từ 6 - 9 tháng nữa. Như vậy cỡ cá thu hoạch cũng lớn hơn.

2. Giống thả nuôi: Có 2 nguồn
- Giống thu gom từ tự nhiên: chủ yếu được đánh giá bắt từ camphuchia hoặc biên giới Camphuchia-Việt Nam. Cỡ cá thả vào bè theo thống kê hiện nay từ 154 - 543 gam/con, mật độ thả trung bình 90 con/m3 bè (Nguyễn Thanh Phương, 1999).


- Giống sinh sản nhân tạo: Hiện nay mới sản xuất được số lượng rất khiêm tốn, năm 1999 ước tính mới chỉ cấp được khoảng 5% so với yêu cầu.

3. Thức ăn cho cá nuôi trong bè
- Hiện nay đều sử dụng thức ăn phối hợp tự chế biến. Các nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn gồm có: cá tạp (cá linh, cá biển,…), cám gạo, tấm, rau và một số phụ phẩm khác (bánh dầu,…). Trong đó cám gạo chiếm 55 - 60%, cá tạp từ 23 - 27,5% (Nguyễn Thanh Phương, 1999). Những nguyên liệu trên được trộn và xay nhuyễn, nấu chín và cho cá ăn từ 2 - 3 ần trong ngày. Khẩu phần ăn từ 7 - 10% trọng lượng thân.ngày. Hai tháng trước khi thu hoạch có thể tăng lên cho cá ăn 4 lần trong ngày nhằm thúc cho cá béo và tăng trọng nhanh hơn.

- Cho cá ăn vào lúc thuỷ triều lên hoặc xuống để khi cá no là lúc nước chảy mạnh giúp cho cá không bị mệt. Thao cõi tình hình ăn và mức lứon của cá để tính toán điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý và kịp thời.

- Vào mùa nắng nước chảy yếu, khi nước ròng phải kịp thời trợ lực dòng chảy qua bè bằng máy bơm hoặc quạt nước giúp cho cá không bị thiếu oxy.

- Trước khi thu hoạch 1 - 3 ngày, giảm ăn và ngưng hẳn để tránh cá yếu và chết khi vận chuyển. Cỡ cá thu hoạhc từ 1 - 3 kg/con.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Kỹ thuật nuôi ấu trùng Muỗi Đỏ

Kỹ thuật nuôi ấu trùng Muỗi Đỏ


Kỹ thuật nuôi ấu trùng muỗi đỏ by BMT | Ky thuat nuoi au trung muoi do

I. Tổng quan về ấu trùng muỗi đỏ
1. Thông tin chung
- Trùng muỗi đỏ là ấu trùng côn trùng không cánh (đốt) thuộc họ Chironomidae (Bộ Diptera, Lớp Insecta). Ở Singapore hơn 50 loài thuộc nhóm được ghi nhận. Không phải hầu hết ấu trùng Chironomid đều đỏ. Những dạng bề mặt màu xanh, số khác màu trắng và chỉ những nơi chứa Haemoglobin là màu đỏ và tuy nhiên tên của nó vẫn gọi là trùng muỗi đỏ. Ấu trùng và thành trùng muỗi đỏ có dinh dưỡng cao, bổ và là một trong những cấu thành thức ăn chủ yếu cho nhiều loài cá trong điều kiện tự nhiên. Tầm quan trọng của ấu trùng muỗi đỏ như là thức ăn tươi sống cho nghề nuôi cá cảnh được nuôi ở nhiều quốc gia ở Đông Nam Á. Tất cả nhóm cá dữ như tai tượng beo, cá đĩa, cá lia thia và nhóm cá rô rất thích thú khi ăn ấu trùng này và cá lớn nhanh hơn và sinh sản sớm hơn. Chúng được đề cập tới qua các tài liệu chứng minh chúng là nguồn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sinh trưởng của cá. Chẳng hạn ở cá chép có ăn thức ăn bổ sung là trùng muỗi đỏ thì chúng tăng trưởng tốt hơn về trọng lượng, tỉ lệ tăng trưởng và đồng đều hơn. Trùng muỗi đỏ có thể đạt được tăng trưởng hiệu quả ở cá giống Mugil carpio.


- Việc cung cấp ấu trùng muỗi đỏ cho các nhà nuôi cá địa phương của Singapore thường nhập chính yếu từ những nước láng giềng và một ph ần do sản xuất trong nước. Môi trường sinh sản tự nhiên cho muỗi đỏ bị giới hạn do sự đô thị hóa và hiện đại hóa của đất nước. Hơn nữa việc cung cấp trùng muỗi đỏ luôn bị động không đáng tin cậy và theo mùa vì ấu trùng phát triển thất thường nhất là vào mùa mưa.

- Trong thời gian qua, cách đây khoảng nửa thế kỷ những cố gắng sinh sản nhân tạo trùng muỗi đỏ trong điều kiện thí nghiệm được thực hiện ở nhiều nước. Điều khó khăn nhất là khả năng kích thích sinh sản và thành thục của côn trùng hai cánh muỗi đỏ trong điều kiện nuôi.

2. Sinh học và vòng đời
Vòng đời trùng muỗi đỏ được chia thành 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, thành trùng và côn trùng trưởng thành. Chúng được đẻ ra trong một khối như một chất nhầy trong suốt. Mỗi khối chứa khoảng 50 - 70 trứng. Trong điều kiện nhiệt đới, thời gian ấp trứng khoảng 24 - 48 giờ. Ấu trùng mới nở thì không vượt quá 1mm chiều dài nhưng vào giai đoạn cuối đo được 10 - 15mm. Mỗi ấu trùng lột xác 4 lần trước khi chuyển sang giai đoạn thành trùng. Sau 2 ngày hoặc hơn chúng lên mặt nước và lột xác để biến thành dạng trưởng thành. Chúng rất mềm mại và chân dài bay không quá 5mm và hiếm khi hơn 10mm chiều dài. Chúng sống 3 - 5 ngày và thành thục và đẻ trứng trong thời kỳ này. Con trưởng thành chiếm số lượng lớn trong vùng lân cận của ao, hồ và suối bởi vì trứng được đẻ ra trong nước và các giai đoạn ấu trùng cũng trong nước.

3. Giá trị dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng của trùng muỗi đỏ rất tốt. Phân tích hóa học chỉ ra rằng chúng chứa 9.3% vật chất khô, trong đó 62,5% protein thô, 10,4% béo thô, 11,6% tro và 15,6% carbohydrate. Chúng cũng là nguồn cung cấp sắt cho cá bởi vì chúng chứa Haemoglobin như động vật có xương sống.

4. Thu vớt trùng muỗi đỏ từ những thủy vực tự nhiên
- Ấu trùng côn trùng muỗi đỏ có thể tìm thấy ở hầu hết các thủy vực với đáy bùn. Chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong các mương nước chảy từ các nhà máy bia, rượu, tinh chế đường và những thủy vực nước bẩn. Ấu trùng rời khỏi ống bao phủ thân, chỉ vào ban đêm khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp và thời điểm này là thời gian tốt nhất để bắt chúng với số lượng lớn. Chúng sẽ dễ dàng bị đánh bắt bằng lưới nilon.

- Trùng muỗi đỏ dễ dàng bị vớt bằng lưới sàng trên lớp bùn đáy ao. Ấu trùng và các vật liệu cát sẽ ở lại trong sàng và đặt sàng qua lại trong thao đầy nước, sau đó trùng sẽ bơi lên trên mặt nước và chúng dễ dàng bị vớt ra ngoài.

III. Kỹ thuật nuôi
- Ở Hongkong, nuôi trùng muỗi đỏ sinh trưởng bằng cách bón phân gà, sản lượng 28g/m2/tuần nó thì thấp hơn nếu so sánh với sản lượng 250 - 375g/m2/tuần nuôi bằng phân gà trong khay đặt trong nhà kính và sục khí. Phân ngựa cũng được dùng bón cho hố nuôi trùng muỗi đỏ nhưng sản lượng tốt nhất là 11g/m2/tuần.

- Để sản xuất lượng lớn trùng muỗi đỏ chi phí sẽ phải được cân nhắc lại. Những sản phẩm từ những nhà máy chế biến thì rất thích hợp để nuôi ấu trùng. Một số thí nghiệm nuôi trùng muỗi đỏ dùng các sản phẩm thải như bột mì, cám, bột đậu nành, phế phẩm của dừa.

- Bất kì kích cỡ bể và vật liệu đều được dùng nuôi trùng muỗi đỏ. Sục khí trong bể nuôi làm gia tăng oxy hòa tan góp phần cho sự phân hủy các vật liệu thức ăn và hô hấp của trùng. Sục khí liên tục góp phần làm giảm tỉ lệ chết của trùng. Mức nước trong bể thì không nhiều lắm, thông thường khoảng 20cm. Trong quá trình nuôi rất cần thiết dùng lưới nilon phủ lên trên để đề phòng muỗi thường đến và đẻ trứng vào bể. Tốt nhất nên cấp nước vào bể một ngày trước khi chuyển trứ ng vào bể để làm giảm lượng chlorine trong nước. Lượng thức ăn cho vào bể tùy từng thời điểm tùy thuộc vào kích thước bể và mật độ quần thể muỗi. Cho quá nhiều thức ăn vào bể sẽ làm mất chất dinh dưỡ ng do sự phân hủy. Thường 3 g thức ăn đủ cho 1.000 trứng trong bể. Thức ăn sẽ làm chất nền tốt cho sự phân bố và dễ dàng tiêu hóa thức ăn cho ấu trùng mới nở. Trộn thức ăn sau khi chúng cho vào làm các vật thể thức ăn rãi đều trên nền đáy bể.

- Sản lượng tốt nhất trong bể chứa 3.000 – 4.000 trứng. Cùng lượng thức ăn nên cho vào lần nữa trong ngày thứ sáu hay thứ bảy và lần thứ ba cho ngày thứ chín hay thứ mười. Thu hoạch vào ngày thứ 12 - 14 khi giai đoạn thành trùng b ắt đầu xuất hiện. Ấu trùng thu hoạch có thể cho vào các túi nhựa và để tránh chúng lột xác thành thành trùng và làm giảm sự tiêu thụ oxy, chúng có thể tạm thời trữ vào trong tủ lạnh (5 – 10 độ C) khoảng một ngày mà không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống. Tỉ lệ sống sẽ tốt hơn khi cho vào túi nhựa oxy với tỉ lệ phân nữa.

- Để sản xuất liên tục nuôi trữ ph ải được duy trì chính vì thế cần có sự cung cấp liên tục trứng trong sinh sản nhân tạo. Trại nuôi có ít nhất 4 - 6 bể, những bể này cũng được quản lý như các bể nuôi. Khoảng 4 - 6 tuần mẻ nuôi mới lại bắt đầu. Bể củ thì không thích hợp cho muỗi vào để đẻ. Để bắt đầu một mẻ nuôi mới có thể thu trứng từ những bê củ trộn lẫn lại với nhau trước khi vớt chúng ra ngẫu nhiên và đưa vào bể trữ mới nhằm chóng lại hoặc giảm sinh sản cận huyết. Lai cận huyết nghĩa là sinh sản giữa anh và chị em trong cùng thế hệ làm cho việc nuôi giảm nhanh chóng và sức sinh sản giảm theo. Vì vậy trộn trứng là quá trình quan trọng để duy trì sức sản xuất tốt cho bể nuôi.

Kỹ thuật nuôi sáo

Kỹ thuật nuôi sáo

Tôi nhớ hồi còn nhỏ tôi cùng mấy thằng bạn đi sằn lùng sáo mỗi ngày, vì rất mê nuôi sao, nhưng ít khi tìm được tổ của nó, không giống như bây giờ có tiền là chạy ra chợ mua là có. Cũng vì không có kinh nghiệm nên tôi cũng hại đời biết bao nhiêu là sáo con, hom nào cũng đi bắt cào cào về cho nó ăn, ăn được một hai hôm rồi lại nghỉ ăn vì nó đã ra đi không lời từ biệt. Sau đó dần dần tôi rút được kinh nghiệm nuôi sáo, và hôm nay tôi xin chia sẽ với các bác.



Đặc tính của sáo con là ăn không biết no, nó cứ kêu hoài, kêu hoài ... cho dù bụng nó đã căn lên như cái trống. Cũng vì cái tội kêu đó mà tôi đã hại biết bao nhiêu con, cứ tưởng nó đói cho nó ăn, ăn xong lại kêu, rồi tiếp tục cho ăn ... và sáng hôm sau em nó bị bội thực và ra đi luôn. Vì vậy khi bạn nuôi sao nên chú ý cho ăn ít thôi, nó kêu thị mặc kệ nó. Tốt nhất nên cho ăn thức ăn tự nhiên như cào cào, châu chấu, dế ..., khi lớn hơn chút xíu thì tập cho nó ăn thức ăn viên. Lúc còn nhỏ nên cho ăn ngày 4 cử, tránh cho sáo ăn quá 5h chiều, vì cho nó ăn tối quá sẽ không tiêu được và em nó dễ bị ngộ thực. Sau khi cho ăn nhớ cho nó uông một vài giọt nước nhé. Đặc biệt lồng sao con nên lót lá khô, hay lông gà, lông vịt để giữ ấm cho sao, tránh treo lồng sáo nên có gió thổi, vì em nó chưa đủ lông nên dễ bị cảm mà ra đi. Khi sáo lơn hơn đã đủ lông thì không cần lót đồ bên dưới nữa, tập cho nó đứng trên cây, và tập cho nó ăn ớt để nó sống thọ một chút, bạn cũng không cần phải đè nó ra để mà lột lưỡi như mọi người truyền miệng. Nuôi khoảng gần 1 năm là nó bắt trước tiếng người, tiếng động vật khác được rồi. Nhất là tiếng còi xe em nó mê lắm.

Chúc các bác nuôi được một em sáo ưng ý nhé,

Hiện tại mình ở TP Cần Thơ, có thằng em ở dưới quê chuyên đi lùng sáo để bán, ai có nhu cầu thì gọi cho mình, 01697 493 397 300k/1con (anh Tuyền). Cái này hữu nghị lắm mới làm giúp, vì mình không thích buôn bán kiều này. Vì niềm đam mê sáo của các bác em tình nguyện giúp đỡ.

Kỹ thuật nuôi nhím cho nông dân

Kỹ thuật nuôi nhím, Kỹ thuật nuôi Nhím cho nông dân

Ở Thành phố, nhiều người biết đến hộ chị Đèo Thị Xuân, 40 tuổi, bản Hài, phường Chiềng An, giỏi nuôi nhím, tích cực vận động bà con trong bản áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, kinh doanh.



Chị Đèo Thị Xuân chăm sóc đàn nhím của gia đình.

Chị Xuân cho biết: trước đây có lúc gia đình nuôi tới 23 con lợn nái. Chỉ đến năm 2008 gia đình mới chuyển sang nuôi 20 con nhím. Tôi đã được học tập kỹ thuật qua các lớp tập huấn do Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân Thành phố tổ chức; học hỏi kinh nghiệm những người nuôi ním nhiều năm và qua sách báo… bây giờ nhà tôi có trên 50 đôi, trị giá hơn 1 tỷ đồng.

Theo chị Xuân, nuôi nhím ít mắc dịch bệnh, thức ăn không cần nấu chín nên mỗi ngày có thể cho ăn 2 lần, thức ăn cho nhím rất đơn giản: ngô, khoai, sắn, rau xanh… Nhím được 2 kg thì tách mẹ, sau 2 năm sẽ sinh sản, mỗi năm hai lứa, mỗi lứa 2 con, xuất chuồng trừ chi phí thu 16 triệu đồng. Trường hợp nhím đẻ 3 con thường đánh nhau, cần tách 1 con ra, khoảng 15 ngày sau lại thả chung.

Chị Đèo Thị Xuân còn là Chi hội phó chi Hội Nông dân bản Hài, luôn theo sát thời vụ, tư vấn cho bà con kỹ thuật làm ruộng, làm vườn; cách chăn nuôi, hướng dẫn bà con cách phát hiện dịch bệnh, tiêm phòng đúng định kỳ; động viên hội viên đi dự các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và tham quan, học tập những mô hình kinh doanh sản xuất giỏi trong địa bàn, để cùng nhanh chóng làm giàu, xóa nghèo.

Nguồn: Báo Sơn La

***********

Nhím là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng cũng rất đơn giản. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc, nhưng nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng.


Chuồng nuôi
Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Nền và sân chuồng làm bằng bê tông dày 8-10cm, nghiêng khoảng 3-4%, để thoát nước và để nhím không đào hang chui ra... Xung quanh khu chuồng rào bằng lưới thép B40, cao trên 1,5m.
Nên làm hang giả cho nhím ở bằng loại ống cống phi 50-60cm hoặc tôn uốn cong, để nổi trên nền chuồng để vệ sinh, sát trùng...
Máng uống rộng khoảng 20-25cm, cao 20-25cm, để nhím không ỉa đái vào và xây máng ở ngoài sân để nước vung vãi ra không làm bẩn, ướt nền chuồng.
Trong chuồng nên để một vài khúc gỗ, sắt hoặc đá liếm để nhím mài răng và không cắn phá chuồng.
Diện tích chuồng nuôi nhím không cần rộng lắm, trung bình 1m2/con.

Thức ăn
Thức ăn của nhím rất đa dạng như: dễ cây, mầm cây, rau, củ, quả ngọt bùi, đắng, chát...
Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường... để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai. Thức ăn cho nhím cần bổ sung thêm mầm, rễ cây các loại, nhím đực sẽ phối giống hăng hơn.
Khẩu phân thức ăn cơ bản hàng ngày cho mỗi con nhím theo từng giai đoạn:
- 1-3 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ngày: 0,3kg rau, củ, quả các loại, 0,01kg cám viên hỗn hợp, 0,01kg lúa, bắp, đậu các loại.
- Từ 4-6 tháng tuổi: 0,6kg rau quả củ, 0,02kg cám viên hỗn hợp, 0,02kg lúa bắp đậu, 0,01kg khô dầu, dừa, lạc.
- Từ 7-9 tháng tuổi: 1,2kg rau quả củ, 0,04kg cám viên hỗn hợp, 0,04kg lúa bắp đậu, 0,02kg khô dầu dừa lạc.
- Từ 10-12 tháng tuổi: 2kg rau quả củ, 0,08kg cám viên hỗn hợp, 0,08kg lúa bắp đậu, 0,04kg khô dầu dừa lạc.

Nước uống
Nhím ăn rau, quả, củ nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống tự do, trung bình 1 lít/5 con/ngày.
Nhím thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vẩy lông liên tục sẽ không tốt.

Phòng bệnh
Nhím thường ít bị dịch bệnh. Một số bệnh thông thường có thể gặp như:

- Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh này, nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1-2 lần.

- Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên, nhím có thể bị tiêu chảy. Trường hợp này, có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím. Không nên cho nhím ăn các loại thức ăn bẩn thỉu, ẩm mốc, hôi thối...

(Nguồn tin: NTNN)

Kỹ thuật trồng Đu Đủ Đài Loan

Kỹ thuật trồng Đu Đủ Đài Loan


Kỹ thuật trồng đu đủ Đài Loan by Dân Việt | Ky thuat trong du du dai loan

1. Tổng quan
- Giống đu đủ Đai Loan là giống đu đủ mới được nhập vào trồng ở nước ta trong thời gian gần đây. Do có nhiều ưu điểm: cây thấp trung bình 1,5 - 2,5m, sinh trưởng khỏe, ít bị nhiễm bệnh khảm, có ti lệ cây cái cao... nên nhanh chóng được trồng phổ biến khắp cả nước. Ở miền Nam giống đu đủ Đài Loan (giống đu đủTrạng nguyên ) được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ. Như vây ở thành phố Hồ Chí Minh có bán giống đu đủ Đài Loan, bạn có thể liên hệ mua ở các cửa hàng bán giống cây trồng, Công ty giống cây trồng miền Nam, trạm khuyến nông, sở nông nghiệp thành phố.


- Giống đu đủ Đài Loan được trồng ở nước ta chủ yếu là giống lai F1 nên không thể lấy hạt trong quả của cây vườn nhà để trồng mà phải mua hạt giống trực tại công ti giống.

2. Kỹ thuật gieo ươm cây giống
- Ngâm ủ hạt giống: Chọn hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, ngâm hạt vào nước, loại bỏ các hạt lép lửng, chỉ lấy các hạt chắc mẩy chìm dưới nước. Ngâm hạt trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh trong 5 giờ rồi tiến hành ủ hạt trong bao tải đay ẩm. Thời gian ủ 4 - 5 ngày, hàng ngày nhặt các hạt nứt nanh nảy mầm mang gieo.

- Làm bầu gieo cây giống: Dùng túi nilon kích thước 12x7cm (có đục lỗ thoát nước), lấy đất phù sa hay thịt nhẹ, làm đất nhỏ kỹ, trộn phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 3 đất 1 phân cho vào đầy túi. Mỗi bầu túi gieo một hạt, ấn nhẹ hạt vào trong bầu và phủ ít đất mịn lên trên. Gieo hạt xong cần tưới ẩm. Xếp các bầu cây vào khay, để ở nơi có mái che nắng mưa cho cây, nếu có điều kiện gieo trong nhà lưới là tốt nhất.

- Tưới hàng ngày cho cây đủ ẩm bằng bình bơm, khi cây có 2 - 4 lá thật thì 2 ngày tưới 1 lần, điều chỉnh giàn che để cây con có đủ ánh sáng, cây sinh trưởng mới tốt, cây mọc thẳng và cứng cáp. Làm sạch cỏ và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây con. Khi cây có 4 - 5 lá thật, cao 15 - 20cm có thể xuất vườn. Đu đủ Đài Loan cho năng suất cao và chất lượng quả rất tốt, song là cây giống lai F1 nên hạt không dùng để gieo làm giống được.

3. Kỹ thuật trồng đu đủ Đài Loan
- Có thể trồng đu đủ vụ xuân (tháng 3 - 4) hay vụ thu (tháng 9-10). Đu đủ sau trồng 2,5 tháng thì ra hoa, sau trồng 7 tháng thì cho thu hoạch quả xanh, thu hoạch quả chín thì sau 9 tháng.

- Trồng đu đủ theo hố, kích thước dài/rộng/sâu là 60/60/30cm, khoảng cách trồng 2,5x2m (khoảng 2.000 cây/ha). Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng, 0,5kg lân, 0,2kg kali, 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.

- Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc ghì cây để giữ cây khỏi đổ qua mưa gió bão, khi cây lớn nới dần dây buộc.

4. Kỹ thuật chăm sóc
- Bón thúc 3 lần trong năm đầu: lần 1 sau trồng 4 - 6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa kết quả, lần 3 khi quả lớn. Mỗi lần bón 200g urê, 100g lân, 200g kali. Hoà toàn bộ phân vào nước, tưới xung quanh và cách gốc 30 - 40cm. Khi cây mang quả nặng cần cắm cọc chống gió bão cho đu đủ, cắt bỏ lá già gần gốc, khơi rãnh thoát nước chống úng cho cây, làm sạch cỏ dại, xới xáo cho đất thông thoáng. Mùa khô cần ủ rơm rạ quanh gốc giữ ẩm cho cây. Năm sau, cây đu đủ thường phát triển kém đi, chọn để lại những cây khoẻ, loại bỏ cây yếu kém và trồng thế bằng cây con mới. Chế độ chăm sóc năm sau không khác gì năm đầu.

- Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ có thể bị một số sâu hại như rệp sáp, bọ nhảy, bọ xít, nhện đỏ... phá. Có thể phun Decis 2,5 ND (nồng độ 0,1%), Trebon (1%) khi mật độ sâu hại cao. Các bệnh hại đu đủ như virus xoăn ngọn đốm vàng, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư... Để phòng tránh bệnh nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn trồng giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khoẻ, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun Daconil, Topsin hay Zineb, Mancozeb (đối với các bệnh nấm phấn trắng hay thán thư).

Kỹ thuật ương Cua Xanh

Kỹ thuật ương Cua Xanh


Kỹ thuật ương cua xanh by TT KNKN VN | Ky thuat uong cua xanh

Cua bột 1,2 có thể thả trực tiếp xuống ao nuôi cua thịt nếu như đáy ao nuôi được cải tạo triệt để, có lưới chắn xung quanh bờ, nước nuôi được xử lý từ ao chứa và phải được loại bỏ tôm cá tạp… trước khi lấy vào ao nuôi. Tuy nhiên, phần lớn các ao nuôi cua khó có thể làm được điều đó nhất là việc nuôi cua trong hệ sinh thái rừng ngập mặn. Vì vậy, cua thả nuôi phải đạt kích cỡ lớn hơn để bảo đảm tỉ lệ sống cao hơn.


Tuỳ theo điều kiện môi trường ao nuôi, số lượng và giá cả con giống, kỹ thuật quản lý và mật độ thả mà kích cỡ cua giống thả nuôi khác nhau. Có nhiều hình thức để ương nuôi cua bột thành cua giống: ương trong hồ xi măng, ương trong giai, ương trong ao đất.

I. Ương cua bột trong hồ xi măng
1. Chuẩn bị hồ ương
Hồ xi măng dùng để ương cua thường có kích thước lớn, có thể từ 40 - 70 m2. Chuẩn bị hồ ương theo các bước sau:
- Tháo cạn nước và phơi đáy hồ.

- Vệ sinh tẩy trùng bể bằng chlorin.

- Chà sạch lại bể bằng xà phòng và rửa lại bể bằng nước sạch.

- Đáy hồ có thể thực hiện một trong các cách sau:
+ Rải đều, dày vỏ hến hoặc vỏ sò, nghêu…
+ Đổ một lớp cát mịn, sạch, dày từ 3 - 5 cm
+ Rải đều các cành san hô nhỏ, ống nước Ф 21.

- Cấp nước biển vào hồ, nước đã để lắng hoặc qua lọc thô có độ mặn từ 20-23‰. Chiều cao mực nước từ 40 - 60 cm.

- Bắt sục khí đều khắp hồ, cứ 2 m2 thì một viên đá bọt.

- Treo hoặc thả đều vật bám bằng lưới phong lan trong hồ.

- Mật độ thả ương từ 200 – 3.000 con/m2.

- Thời gian ương từ 7 - 15 ngày thì kích cỡ giống có thể đạt từ 1 - 1,7 cm với tỉ lệ sống khoảng 60 - 80%.

2. Quản lý và chăm sóc
- Trong những ngày đầu cua ương còn nhỏ, do đó việc chuẩn bị thức ăn ở thời gian 3-5 ngày đầu cơ bản giống như thức ăn chế biến trong giai đoạn Megalop, cua bột 1. Nguyên liệu chế biến thức ăn cơ bản như sau:
+ Trứng gà: 5 quả, lấy lòng đỏ.
+ Cá thu tươi: 300 g, lóc lấy thịt, bỏ da, xương.
+ Tôm nhỏ: 200 g bóc bỏ vỏ.
+ Hến hoặc hầu: 350 g.

- Xay nhỏ riêng biệt từng nguyên liệu trên, sau đó trộn thật đều cho vào tô sứ lớn đem hấp cách thuỷ, để nguội và giữ trong tủ lạnh cho ăn dần.

- Hàng ngày cho ăn 3 lần: 6 giờ sáng, 3 giờ chiều, 11 giờ đêm. Kiểm tra lượng thức ăn mà chúng sử dụng để điều chỉnh tăng giảm, tránh dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt là không để thiếu thức ăn sẽ tăng nguy cơ ăn thịt lẫn nhau, tỷ lệ sống rất thấp, khả năng phân đàn cao.

- Sau ngày thứ 5, có thể sử dụng cá tươi, cá tạp, cua ghẹ, giáp xác nhỏ… đem hấp cách thủy, loại bỏ xương, lọc qua rổ nhựa có mắt lưới phù hợp, khi cho ăn dùng ca tạt đều khắp hồ.

- Sau 3 ngày từ lúc thả ương, nên cấp thêm 1/3 nước mới và giảm độ mặn từ 2 - 3 ‰ giúp chúng lột xác và chuyển đồng loạt hơn. Sau 7 - 8 ngày thay 1/3 lượng nước, kích thích cua lột xác phát triển, sau 11 - 12 ngày thay ½ - 2/3 lượng nước trong hồ ương, có thể tiếp tục giảm độ mặn 1 - 2‰.

- Sau 15 ngày ương, cua bột 1có thể trải qua 3 - 5 lần, lột xác để trở thành cua 5 - 6. Số lần lột xác phụ thuộc vào chế độ cho ăn, hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn và việc xử lý nước trong hồ ương. Khi đạt kích cỡ mong muốn ta có thể tiến hành thu hoạch và vận chuyển đến ao nuôi cua thương phẩm.

II. Ương nuôi cua bột trong ao đất
- Ao đất dùng để ương cua bột phải nằm trong khu vực có độ mặn thấp như vùng cửa sông, nơi có nguồn nước ngọt, vùng đầm phá… phù hợp đặc tính sinh học của chúng. Ao phải có cống cấp thoát nước và chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, thuận tiện cho việc thay nước, kích thích sự lột xác của chúng.

- Cua bột ương trong ao đất thường có 2 hình thức:
+ Ương cua bột trực tiếp ao ương giống như ương tôm post, ương kiểu này thường chi phí thấp, tỷ lệ sống cao hơn nhưng lại khó thu hoạch. Do vậy ương trong ao đất khi nhu cầu con giống có kích thước lớn với thời gian ương dài.
+ Ương cua bột trong giai: giai này cắm trong ao ương, kích thước giai: 2m x 10 m, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tuỳ theo người sử dụng. Chiều cao từ 80 - 100 cm. Đáy giai đặt chìm trong lớp đất bùn của ao ương từ 2 - 3 cm. Miệng giai cao hơn mặt nước 20 - 30 cm. Hình thức ương này có những ưu điểm sau:
. Chủ động trong việc thu hoạch.
. Môi trường nước thông thoáng nên có thể nuôi mật độ dày hơn.
. Thay nước thuận tiện nhờ dựa trên chế độ thuỷ triều.
. Cua ương có thể sử dụng một phần thức ăn tự nhiên có trong ao ương.

- Quản lý và chăm sóc:
+ Chế độ cho ăn giống như ương cua trong bể xi măng. Tuy nhiên khó xác định chính xác lượng thức ăn mà chúng sử dụng. Vì vậy, phải đặt nhá trong giai để kiểm tra thức ăn và tốc độ tăng trưởng của chúng.
+ Thường sau 3 ngày thả giống thay ¼ lượng nước trong ao.
+ Sau 7 ngày thay 1/3 lượng nước trong ao.
+ Sau 12 ngày thay ½ lượng nước trong ao.

- Việc thay nước này sẽ kích thích sự lột xác diễn ra dễ dàng hơn, cường độ bắt mồi tốt hơn và khả năng tăng trưởng nhanh.

- Sau 15 ngày có thể nhắc giai thu hoạch toàn bộ cua ương, xác định tỉ lệ sống, khả năng tăng trưởng, vận chuyển cua ương bằng phương pháp vận chuyển hở đến ao ương thương phẩm.

Quy trình kỹ thuật nuôi Cá Tra

Quy trình kỹ thuật nuôi Cá Tra


Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra by C.ty XNK TS | Quy trinh ky thuat nuoi ca tra

A. Tổng quan
Cá tra là một trong những loài cá có giá trị kinh tế phổ biến ở Đông Nam Á (camphuchia, Thai Lan, Indonesia,…)là một trong các loài nuôi quan trọng của khu vực này. Đồng bằng Nam Bộ đã có truyền thống nuôi cá Tra phổ biến trong ao và bè. Năng suất nuôi cá tra rất cao, trong ao đạt tới 60 - 70 tấn/ha, trong bè có thể đạt tới 100 - 300 kg/m2 nước bè nuôi. Cá tra đang trở thành một đối tượng có giá trị xuất khẩu trong thời gian gần đây.

B. Kỹ thuật nuôi cá tra
I. Đặc điểm sinh học
1. Phân loại
- Cá tra là 1 trong các loài của họ cá Tra (Pagasiidae) có ở hạ lưu sông Mêkông (Cửu Long) địa phận Việt Nam.

- Theo hệ thống phân loại, cá Tra được xếp như sau:

- Bộ cá Nheo (Siluormes)s)

- Họ cá tra (Pangasiidae)

2. Phân bố
- Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, ít gặp trong tự nhiên, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê Kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.

- Ở Việt Nam cá tra không đẻ trong ao nuôi, cũng không có bãi đẻ tự nhiên. Cá tra đẻ ở Campuchia và cá bột theo dòng nước về Việt Nam.

3. Đặc điểm hình thái và sinh thái
- Cá thân dài, không vẩy, màu sắc đen xám trên lưng, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đuôi râu dài.

- Cá sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (10 - 14 % độ muối), có thể chịu đựng được nước phèn với pH> = 4 (pH dưới 4 thì cá bỏ ăn, bị sốc), ít chịu đựng được nhiệt độ thấp dưới 15 độ C, chịu nóng tới 39 độ C.

4. Đặc điểm dinh dưỡng
- Cá hết noãn hoàn thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Chúng ăn các loại phù động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng.

- Khi cá lớn, tính ăn tạp thiên về động vật và dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong ao nuôi cá Tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả thức ăn bắt buộc như: mùn, bã hữu cơ, cám, rau, phân hữu cơ, động vật đáy,….

5. Đặc điểm sinh trưởng
- Cá trong tự nhiên, có thể sống trên 20 năm. Đã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg hoặc có mẫu dài tới 1,8m. Trong ao nuôi cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 tuổi.

- Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 - 1,5 kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt 5 - 6 kg/năm.

6. Đặc điểm sinh sản
- Tuổi thành thục: Cá Tra đực thành thục ở tuổi thứ 2 và cá cái ở tuổi thứ 3 trở lên.

- Cá Tra không có cơ quan sinh dục phụ (thứ cấp), nên nhìn hình dáng ngoài khó phân biệt đực - cái.

- Ở thời kì thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh, ở cá cái gọi là buồng trứng.

- Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 - 6 (dương lịch), cá đẻ tự nhiên trên sông ở những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp. Cá không đẻ ở phần sông của Việt Nam. Ở Campuchia, bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mê Kông và Tonlesap, từ Sombor, tỉnh Crache trở lên.

- Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho cá sinh sản sớm hơn trong tự nhiên (tháng 3).

- Trong tự nhiên không gặp tình trạng tái phát dục. Chỉ có trong điều kiện nuôi nhân tạo, cá Tra có thể tái phát dục 1 - 2 lần trong năm.

- Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá ta gọi là sức sinh sản tuyệt đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Tra có thể từ 200.000 đến vài triệu trứng.

II. Kỹ thuật sản xuất giống
1. Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ
1.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ
- Ao đất: Diện tích ít nhất từ 500 m2 trở lên, có độ nước 1 - 1,5 m. Nguồn nước cấp cho ao phải chủ đọng sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp, hoá chất. Ao có cống tháo nước và cấp nước dễ dàng.

- Bè: Bè đặt trên sông nước lưu thông, rất thuận lợi cho đời sống và phát dục của cá, vì các điều kiện thủy lý hoá của nước sống và phát dục của cá, vì các điều kiện thuỷ lý hoá của nước sông hiện nay rất phù hợp với cá. Nhưng chú ý không nên đặt bè nơi có dòng xoáy, nơi có nguồn nước thải chảy ra.


1.2. Lựa chọn cá bố mẹ nuôi vỗ
- Độ tuổi: Cá đực phải từ 2 năm tuỏi và cá cái 3 năm tuổi trở lên. Chọn cá khoẻ mạnh, ngoại hình hàon chỉnh không bị dị hình, dị tật, trọng lượng cá từ 2,5 - 3 kg trở lên đưa vào nuôi vỗ


- Mật độ thả nuôi vỗ: 10 m2/con.

- Nuôi trong ao: 5 m3 nước cho 1 kg cá bố mẹ

- Nuôi trong bè: 0,5 - 1 m m3 cho 1 kg cá bố mẹ.

- Có thể nuôi chung đực, cái trong ao, bè,.Tỷ lệ nuôi đực, cái là 0,7 – 1,1.

1.3. Thức ăn cho cá bố mẹ
- Nhu cầu thức ăn của cá bố mẹ: Để cá phát triển và có sản phẩm sinh dục tốt, cần phải cung cấp thức ăn cho cá đủ về số lượng, cân đói về thành phần dinh dưỡng. Thức ăn phải cung cấp hàng ngày cho cá. Nhu cầu vè hàm lượng dinh dưỡng cho cá tương đối cao, phải có đủ đạm, đường, mỡ, vitamin, chất khoáng…. Đặc biệt hàm lượng đạm (Protêin) phải đảm bảo từ 30% trở lên thì cá mới thành thục tốt.

- Nguyên liệu làm thức ăn cho cá: Cá tạp tươi, khô cá biển, bột cá lạt, con ruốc, bột đạu nành, cám gạo, bột bắp, rau xanh (muống, lang) quả bí rợ, cơm dừa,…

- Để thức ăn có đủ hàm lượng đạm cho cá, ta phỉa chọn 1 số thành phần trên và trộn chúng với nhau và chế biến thành thức ăn. Một số công thức tham khảo sau:


- Khẩu phần ăn hàng ngày từ 4 - 5% trọng lượng cá. Mỗi ngày cho ăn từ 1 - 2 lần.

2. Kỹ thuật cho cá đẻ
2.1. Chọn cá bố mẹ


- Cá bố mẹ được tuyển chọn phải khoẻ mạnh, bơi lội nhanh nhẹn.

- Cá cái: bụng to, mềm, hạt trứng đèu, màu vàng nhạt hoặc trắng nhạt.

- Cá đực: khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy thấy tinh dịch chảy trắng đục và đặc như sữa.

2.2. Các kích dục tố sử dụng và phương pháp tiêm cho cá đẻ
- Các kích dục tố sử dụng: HCG, LRHa + DOM, Não thuỳ thể của các loài cá (mè trắng, chép, trôi,…)

- Các loài kích dục tố này có thể sử dụng đơn giảm hoặc kết hợp nhiều loại để tăng hiệu ứng. Nếu dùng kết hợp, chỉ nên dùng ở liều quyết định. Tuy nhiên, nếu dùng kết hợp thì phải chọn 1 loại làm chính.h.

- Phương pháp tiêm:
+ Đối với cá tra dùng phương pháp tiêm nhiều lần, đối với cá cái thì 2 - 4 lần sơ bộ và 1 lần quyết định. Với cá đực thì tiêm 1 lần cùng lúc với liều quyết định của cá cái. Thời gian giữa các lần sơ bộ là 12 hoặc 24 giờ. Giữa lièu sơ bọ cuối cùng và liều quyết định cách nhau 8 - 12 giờ.
+ Tuỳ theo chất lượng trứng và chủng laọi kích dục tố ta áp dụng các liều tiêm thích hợp.
+ Đối với HCG: Tiêm sơ bộ 300 - 1.000 UI/kg cá cái. Quyết định 3.000 UI trở lên/kg cá cái.

- Thời gian hiệu ứng thuốc: sau 8 - 12 giờ liều tiêm quyết định thì trứng rụgn

- Vị trí tiêm: Tiêm ở cơ hoặc ở xoang. Đối với cá tra là cá không vẩy nên tiêm ở cơ đơn giản hơn. Ở các lần tiêm khác nhau nên tiêm ở vị trí khác nhau.

2.3. Vuốt trứng và ấp trứng
- Đối với cá tra khi đẻ dùng phương pháp vuốt trứng và thụ tinh khô. Khi ấp trứng có thể khử dính sau đó ấp bình vây hoặc dùng giá thể cho trứng cho trứng dính và cho bể ấp sục khí.


- Trứng cá tra thuộc loại trứng dính nên ta có thể khử dính hoặc không khở dính mà dùng giá thể cho trứng dính và ấp trong bể ấp.
+ Có thể dùng axittanic, hoặc một số hợp chất khác để tiến hành khử dính. Sau khi cho chất khử vào trứng ta dùng lông gà khuấy đều trong khoảng 30 giây thì ta chắt nước đó ra và dùng nước sạch rửa trứng nhiều lần cho sạch sau đó ta vào bình vây để ấp trứng. Điều chỉnh nước trong bình vây để trứng đảo đều. Trong khoảng 18 - 24 giờ thì trứng bắt đầu nở. Thời gian để nở hết có khi kéo dài 30 giờ tuỳ theo nhiệt độ và khoảng cách giữa các lần cho trứng vào bể ấp.
+ Trứng không khử dính: Dùng giá thể cho trứng bám vào. Khi trứng đã thụ tinh xong ta dùng lông gà vẩy trứng đều trên giá thể (giá thể để trong nước) giá thể có thể dùg bằng lưới nilon hoặc lưới vèo căng trê một cái khung. Khi rải trứng xong ta treo trong nước bể ấp và sục khí cho đến khi trứng nở và vớt giá thể ra. Ap trứng theo phương pháp này không cần htiết tiến hành thay nước liên tục.

- Quản lý va thu cá bột: Cá nở khoảng 20 giờ thì ta thu cá bột đưa xuống ao hoặc xuất bán. Trong quá trính quản lý cá bột trong bể cần phải thay nước nhiều hay ít tuỳ theo lượng cá bột có trong bể.

- Sau khi cá nở 20 giờ thì thu cá bột, không nên để quá thời gian này. Vì khi hết noãn hoàng cá bắt đầu cắn ăn lẫn nhau làm hao cá bột. Nếu chúng ta xuất bán hoặc đưa xuống ao thì hạn chế sử ăn lẫn nhau của chúng.

3. Kỹ thuật ương nuôi cá tra giống
3.1. Nhu cầu thức ăn của cá sau khi hết noãn hoàng
Sau khi hết noãn hoàng, cá bột bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Cá thích ăn môi tươi sống, có mùi tanh. Những thức ăn ưa thích của cá tra bột là:
- Cá bột các loài (như Mè vinh, He, Rô đồng, …). Các loài chi giác của giáp xác thấp (còn gọi là trứng nước), ấu trùng Artemia. Chúng ăn lẫn nhau khi ta không kịp thời cung cấp thức ăn cho chúng.

- Biện pháp giải quyết tốt nhất là phải tạo được một lượng thứ c ăntự nhiên có sẵn và đầy đủ trong ao ương trước khi thả cá bột, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu ăn của cá, hạn chế được sự ăn lẫn nhau của chúng.

3.2. Kỹ thuật ương
- Chuẩn bị ao: Ao có diện tích lớn nhỏ tuỳ theo khả năng từng hộ, càng lớn càng tốt, không nên quá hẹp (dưới 200 m2). Độ sâu nước thích hợp 1 - 1,5 m. Nguồn nước cấp cho ao phải sạch sẽ và chủ động.

- Các bước tiến hành:
+ Tát cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ và dịch hại (rắn, cua, ếch, chuột,…) dùng chất Rôtenone để diệt (có trong dây thuốc cá), lượng dùng thuốc cá tươi 1 kg cho 100 m3 nước ao.
+ Sên vét bớt bùn đáyáy
+ Bón vôi: rải đều đáy và mái bờ ao 7 - 10 kg/100m2.
+ Phơi đáy 2 - 3 ngày.
+ Bón lót phân chuồng hoặc phân vô cơ 10 - 15 kg phân (heo, gà, cút)/100 m2 đáy ao. 0,5 kg (lân +urê đều nhau0/100 m2 đáy ao.
+ Đưa nước vào sâu 0,3 - 0,4 m.
+ Thả giống trứng nước và trùng chỉ (5 lon trứng nước và 2 lon trùng chỉ cho 100 m2 đáy ao).
+ Đưa nước ngập khoảng 0,7 - 0,8 mm.
+ Thả cá bột
+ Tiếp tục đưa nước vào ao, từ từ sau 2 ngày đến đủ chiều sâu nước yêu cầu (1 - 1,5 m).
+ Thả cá bột:

- Lựa chọn cá bột: Quan sát cá đều cỡ, bơi lội nhanh nhẹn, sắp hết noãn hoàng, màu sắc cá tươi sáng.

- Mật độ thả: 400 - 500 con/m2 ao.

- Thức ăn và chăm sóc cá:
+ Khâu chuẩn bị ao đầy đủ là ta đã gây nuôi được một phần thức ăn tự nhiên cho cá, khi thả cá xuống ao là đã có sẵn nguồn thức ăn.
+ Tiếp tục bổ sung các loại thức ăn khác như bột đậu nành, lòng đỏ trứng, bột cá, sữa bột, vừa để cấp thức ăn trực tiếp cho cá, vừa để tạo môi trường gây nuôi tiếp tục các giống loài thắc ăn tự nhiên cho cá (như trùng chỉ, trứng nước,…). Cách thức này kéo dài trong tuần lễ đầu.
+ Lượng dùng: Cứ 10.000 cá thả trong ao, dùng 20 lòng đỏ trứng vịt, 200 gam đậu nành xay nhuyễn và nấu chín mmỗi ngầy cho ăn từ 4 - 5 lần. Sau 10 ngày, khi cá đã bắt đầu ăn móng, tăng thêm 50% lượng trên và bổ sung thêm trứng nước và trùng chỉ. Lúc này đã có thể cho ăn dặm cá tươi xay nhuyễn.
+ Sau tuần thứ 2 cho ăn cá + ố xay nhuyễn (trộn bột gòn). Sau 1 tháng, bắt đầu cho ăn chế biến: cám trộn bột cá hoặc xay nhuyễn, nấu chín và đưa xuống sàn ăn (cám + bột cá: tỉ lệ 1/1, cám + cá tươi: tỉ lệ ½). Khẩu phần ăn 5-7% mỗi ngày.

- Ương thành cá hương: Sau 3 tuần cá đạt cỡ 0,7 cm cao thân.

- Ương cá giống: tiếp tục ương 30 - 50 ngày, cá đạt cỡ 2 cm chiều cao thân. Sau 70 - 100 ngày cá đạt cỡ 3 cm cao thân.

III. Kỹ thuật nuôi cá trao thâm canh trong ao
1. Chuẩn bị ao nuôi
- Ao nuôi cá tra có diện tích từ 500 m2 trở lên, có độ sâu nước 1,5 - 2m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mực nước cao nhất trong năm. Cần thiết kế cống để chủ động cấp thoát nước dễ dàng cho ao. Trước khi thả cá phải thực hiện các bước chuẩn bị sau:

- Tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạhc rong, cỏ dưới đáy ao và bờ ao.

- Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn đáy dày 0,2 - 0,3 m.

- Lấp hết hang hốc, lỗ mọi và tu sửa lại bờ, mái bờ ao.

- Dùng vôi bột rải khắp đáy ao va bờ ao, 7 - 10 kg/100m2.

- Phơi đáy ao 2 - 3 ngày, tiến hành cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và dịch hại lọt vào ao.

2. Thả cá giống
- Cá thả nuôi phải mạnh khoẻ, đều cỡ, không bị sây sát, nhiều nhớt, bơi lội nhanh nhẹn.


- Kích cỡ cá thả: 10 - 12 cm, 50 - 100 gam/con

- Mật độ thả nuôi: 15 - 20 con/m2.

3. Thức ăn
- Sử dụng nguyên liệu có sẵn tại dịa phương và phối chế hợp lý để đảm bảo hàm lượng protein từ 15 - 20%. Một số công thức thức ăn có thẻ tham khảo ở bảng sau:


- Cách cho ăn:
+ Các nguyên liệu được xay nuhyễn, trộn đều cùng chất kết dính (bột gòn) để hạn chế việc tan rã nhanh của thức ăn, sau đó rải từ từ cho cá ăn từng ít một cho đến khi hết thức ăn.
+ Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần sáng và chiều tối
+ Khẩu phần thức ăn 5 - 7% trọng lượng thân.

4. Quản lý chăm sóc
- Theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp. Khi bắt đầu cho ăn vì cá đói nên tập trung để ginàh ăn. Khi ăn đr no thì cá tản ra xa, khôn go lại nữa.

- Mặt dù cá tra chịu rất tốt trong điều kiện nuôi mật độ cao và nước ao ít thay đổi, nhưng pahỉ chú ý định ký thay bỏ nước cũ và cấp nước mới để môi trường ao luôn sạch, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh. Cứ 10 ngày thì thay ½ - 1/3 nước cũ và cấp đủ nước sạch cho ao.

IV. Một số bệnh thường gặp
1. Bệnh ký sinh trùng
a. Bệnh trùng bánh xe


- Do trùng Trichodina spp ký sinh trên thân hoặc mang.

- Trên thân cá có lớp màu hơi trắng đục, da cá sậm lại, mang cá nhợt nhạt, cá giảm ăn và nổi đầu từng đàn trên mặt nước bơi đảo loạn lòng vòng, chìm xuống đáy rồi chết.

- Phòng và trị: Dùng muối 2 - 3% (20 - 30g muối/lít nước) hoăc dùng Sulphat đồng (CuSO4) với liều 0,5 – 0,7 ppm/ m3 (0,5 – 0,7 g/m3) tạt đều khắp ao.

b. Bệnh trùng quả dưa


- Do trùng Ichthyophthyrius multicifillis ký sinh trên da, mang và vây.

- Da, mang và vây cá có nhiều nhớt màu sắc nhợt nhạt, cá bệnh nặng có thể thấy trùng bám thành các hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục. Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt, thường tập trung chỗ nước mới.

- Phòng và trị bệnh: Dùng Formol với liều lượng 25 - 30ml/m3, sau 3 ngày thay 75% nước và trị bằng formol thêm lần nữa.

c. Bệnh do sán lá đơn chủ
- Do 2 giống Dactylogyrus (sán lá 16 móc) và Gylodactylus (sán lá 18 móc) ký sinh trên mang cá. - Cá thường nổi đầu trên mặt nước, tập trung chỗ nước mới. Khi bị trùng bám nhiều, mang và da có nhiều nhớt, mang có màu màu hồng nhạt, màu trắng hoặc thối rữa.

- Phòng và trị bệnh: Có thể dùng Formol với liều lượng 25 - 30ml/m3. Ngày hôm sau thay 50% lượng nước và xử lý thêm lần nữa nếu cá chưa hết hẳn, hoặc có thể dùng muối ăn với nồng độ 3 - 4% (30 - 40g muối/lít nước) để xử lý.

d. Bệnh nội ký sinh
- Do giun tròn (Nemathelminthes), giun đầu móc (Acanthocepphala) ký sinh trong ruột cá.

- Giun ký sinh trên niêm mạc ruột hút chất dinh dưỡng làm cho cá gầy yếu, sinh trưởng kém, gây viêm thủng ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn và
nấm tấn công.

- Phòng và trị bệnh: Trước khi nuôi cá cải tạo ao để diệt trứng giun. Có thể dùng các sản phẩm trị nội ký sinh trùng được phép lưu hành trên thị trường.

2. Bệnh vi khuẩn
a. Bệnh xuất huyết (bệnh đốm đỏ)
- Do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây ra.

- Xuất hiện những đốm đỏ quanh miệng, nắp mang và bụng, hậu môn sưng lồi, bụng trương to và có chứa dịch màu vàng hoặc màu đỏ bầm.

- Phòng trị bệnh: Tránh làm xây xát cá, nuôi mật độ nuôi quá dày. Dùng thuốc tím (KMnO4) liều dùng là 3 - 5g/m3 nước đối với cá nuôi ao và 10g/m3 nước đối với cá nuôi bè. Xử lý lập lại sau 3 ngày, định kỳ một tuần, hai tuần hoặc một lần/tháng tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá.

- Dùng thuốc trộn vào thức ăn:
+ Oxytetracyline: 55 - 77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 - 10 ngày, nên hạn chế sử dụng.
+ Kanamycin: 50 mg/kg cá nuôi, cho ăn 7 ngày.

+ Nhóm Sulfamid: 150 – 200mg/kg thể trọng đàn cá, cho ăn 10 - 20 ngày.

b. Bệnh phù mắt


- Do vi khuẩn Aeromonas sobria gây ra.

- Cá nhiễm bệnh sẽ bơi lờ đờ trên mặt nước, mắt xuất huyết và xưng nặng.

- Phòng và trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.

- Cách trị: Thay 50% lượng nước và bón vôi 4 - 6kg/100m3 nước. Có thể dùng thuốc giống như tri bệnh xuất huyết.

c. Bệnh mủ gan


- Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra.

- Cá gầy mắt hơi lồi, cá bệnh nặng bỏ ăn bơi lờ đờ trên mặt nước và tỷ lệ chết cao, dấu hiệu bên ngoài không rõ ràng, xuất hiện nhiều đốm trắng đục trên gan, thận và tỳ tạng.

- Phòng và trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.

- Cách trị: Thay 50% lượng nước và bón vôi 4 - 6kg/100m3 nước. Dùng 1 trong 3 loại kháng sinh sau florphenicol, doxycyclin. Liều dùng 0,5 - 1g/1kg thức ăn. Có thể bổ sung thêm Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.

d. Bệnh trắng da
- Do vi khuẩn Flexibacter sp gây ra.

- Cá bị nhiễm bệnh thường bỏ ăn, gốc vây lưng xuất hiện vết đốm trắng sau đó lan dần đến cuống đuôi và toàn thân. Cá bị bệnh nặng thường bơi lờ đờ ngang mặt nước, rồi lộn đầu xuống và chết.

- Phòng trị: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.

- Cách trị: Trộn Enrofloxacin, colistin 0,5 - 1g/kg thức ăn cho ăn liên tục 5 - 7 ngày. Hoăc dùng chlorin phun đều khắp ao với liều 1 g/m3.

V. Thu hoạch
Thời gian nuôi trung bình 10 tháng, cá dạt cỡ 0,7 - 1,5 kg/con. Có thể thu hoạch 1 lần và giữ lại cá nhỏ chưa đạt cỡ thương phẩm. Sau vụ thu hoạhc pahỉ tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.

Bài đăng phổ biến