Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Tổ chức Cà phê Quốc tế dự báo giá Cà Phê sẽ tăng

Tổ chức Cà phê Quốc tế dự báo giá Cà Phê sẽ tăng


Tổ chức Cà phê Quốc tế dự báo giá cà phê sẽ tăng by DĐCF | To chuc ca phe quoc te du bao gia ca phe se tang

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) lạc quan dự báo giá cà phê sẽ tăng, bất chấp có những dấu hiệu cho thấy tình hình u ám của nền kinh tế đang ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng cà phê toàn cầu.


1. Tiêu dùng suy giảm mạnh
- Sự suy giảm này phản ánh ảnh hưởng của giá cao lên tiêu dùng trong năm 2011, khi giá cà phê Arabica trên thị trường New York đạt mức kỷ lục 300 cents/pound lần thứ 2 trong lịch sử và đặc biệt là khi những người tiêu dùng tại một số thị trường phải đối mặt với tình trạng thắt chặt của nền kinh tế.

- Theo ICO, có sự suy giảm tại một số thị trường quan trọng, chẳng hạn như một số thị trường tiêu dùng truyền thống tại Nam Âu. Nhu cầu tại Tây Ban Nha giảm 2,6%; trong khi nhu cầu tại Italia cũng giảm 1,8% do giá bán lẻ tăng và khủng hoảng kinh tế vĩ mô”.

- Tiêu dùng cà phê tại Ukraina cũng giảm đến 10,8%. IMF đã hoãn giải ngân gói cứu trợ vào tháng 3/2011 khi Ukraina không tiếp tục các cải cách như giá gas tiêu dùng tăng. Tại Nhật Bản, tiêu dùng cà phê giảm 2,5% và tại Anh, mức suy giảm là 6,7%.

- Tuy nhiên, sự suy giảm này được bù đắp phần nào nhờ tăng tiêu dùng tại Pháp và đặc biệt là nhờ các thị trường mới nổi, như Philippines tăng 9% và Việt Nam tăng 22%.

2. Giá ổn định
- ICO cũng cho biết, dù mức tiêu dùng có suy giảm nhưng trong năm thứ 5 liên tiếp, tiêu dùng vẫn vượt sản xuất và đây là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ giá.

- Tháng 4/2012, giá cà phê giảm 4,4%, bất chấp sự giảm giá này ít xuất phát từ các yếu tố cơ bản của thị trường. ICO cũng cảnh báo rằng chi phí nhiên liệu tăng cao khiếm chi phí phân bón và vận chuyển cho các nhà sản xuất tăng. Điều này sẽ khiến giá cà phê tăng, bên cạnh những triển vọng khá u ám cho niên vụ thu hoạch 2012/2013.

- Các tổ chức cũng cho biết, mặc dù vụ sản xuất tại Brazil được dự đoán tốt nhưng sản lượng cà phê sẽ tăng trưởng thấp do tình hình sản xuất không mấy khả quan tại nhiều nước khác.

3. Tiềm năng sản xuất tốt
- Colombia được cho là có vụ thu hoạch cà phê tồi tệ, sau khi ICO hạ ước tính sản lượng năm 2011 xuống mức 7,8 triệu bao, giảm 8,5% so với năm 2010.

- Tuần trước, Bộ Nông nghiệp Brazil ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2012/2013 của nước này đạt 50,45 triệu bao, tương đương mức dự đoán của Conab, ở mức 49 – 52,3 triệu bao. Tuy nhiên, ước tính của các nhà chức trách được cho là khá thận trọng và các nhà phân tích cho rằng sản lượng cà phê của Brazil sẽ đạt mức cao hơn.

- Trong khi đó, USDA ở Brazil cho rằng, sản lượng cà phê của Brazil sẽ đạt 55,9 triệu bao, chủ yếu do Brazil bước sang năm sản xuất sản lượng cao trong chu kỳ sản xuất 2 năm và triển vọng thu hoạch cà phê Robusta cũng tốt, đặc biệt là tại Espirito Santo.

* Những ước tính gần đây về sản lượng cà phê Arabicavà Robustatại Brazil trong niên vụ 2012/2013:
- Bộ Nông nghiệp Brazil: 50,45 triệu bao, trong đó 38,1 triệu bao Arabica và 12,3 triệu bao Robusta.

- Neumann Kaffee Gruppe: 55,3 triệu bao, trong đó 36,5 triệu bao là Arabica và 18,8 triệu bao Robusta.

- USDA: 55, 90 triệu bao, trong đó, 40,20m triệu bao Arabica và 15,70 triệu bao Robusta.

- Marex: 56,25 triệu bao, trong đó 39,25 triệu bao Arabica 17 triệu bao Robusta.

Cần cân đối phân bón cho Cà Phê

Cần cân đối phân bón cho Cà Phê


Cần cân đối phân bón cho cà phê by DĐCF | Can can doi phan bon cho ca phe

Từ lâu bà con ta đã có thói quen sử dụng phân hóa học, nhất là khi những nhà máy phân vi sinh, lân hữu cơ làm ăn kém hiệu quả không còn sản xuất nữa. Cùng với nạn phân chuồng dổm, phân đểu tràn lan thì nông dân không còn chú ý đến phân hữu cơ nữa. Đây là một nhận thức sai lầm mà nông dân cần nhanh chóng thay đổi.


- Đa số diện tích cây cà phê ở Đak Lak đã trồng cách đây hơn 20 năm. Nên trong quá trình chăm sóc bà con đã rút ra được những kinh nghiệm nhất định cho vườn cà phê của mìnhđể sử dụng phân bón tiết kiệm và có hiệu quả. Điều đáng nói ở đây là việc sử dụng phân bón ngày càng thiếu hợp lí, cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ. Đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây lượng phân hữu cơ ngày càng khan hiếm, lại xuất hiện thêm nạn phân giả, phân đểu làm bà con tốn tiền vô ích mà còn kéo theo hệ lụy là một số vườn cà phê bị hư hại nặng, phục hồi rất tốn kém nên nhiều bà con chỉ chú trọng bón phân hóa học.

- Trước đây trong tỉnh có một số nhà máy phân lân hữu cơ, lân vi sinh và nguồn phân chuồng từ các buôn làng còn có thêm nguồn phân từ các tỉnh khác đưa về và phân cá (xác bả từ việc chế biến nước mắm) … Nay lượng phân chuồng trong tỉnh ít dần, các nhà máy đóng cửa vì làm ăn kém hiệu quả, nguồn phân từ tỉnh ngoài hầu như không còn nữa bởi nhiều lí do, trong đó phải kể trước tiên là giá cước vận chuyển quá cao.

- Gần đây các nhà khoa học khuyến cáo bà con nên tăng cường sử dụng phân bón lá. Việc sử dụng phân bón lá giúp cây hấp thu dưỡng chất nhanh tránh được thất thoát do quá trình bay hơi hoặc rửa trôi của phân hóa học. Các chất vi lượng trong phân bón lá cũng dễ dàng có hiệu quả hơn khi bón vào đất. Đồng thời việc sử dụng phân bón lá làm hạn chế bớt tác động xấu của phân hóa học đối với đất đai và môi trường, tiết kiệm được phí vận chuyển, tiền mua phân bón và lượng nhân công đáng kể. Khi các nhà khoa học đã khuyến cáo thì bà con nên áp dụng vì đó là những tiến bộ mới. Bà con nên sử dụng phân bón lá chia làm ít nhất là 2 lần trong mùa mưa, khi độ ẩm trong vườn cao sẽ thấy hiệu quả tức thì.

- Việc bón phân hóa học cũng có những hạn chế nhất định. Trước hết là thói quen sử dụng phân hỗn hợp NPK hơn là phân đơn. Do dễ sử dụng, không cần tính toán phức tạp về số lượng các đơn chất cần thiết. Hay nếu có sử dụng phân đơn thì bà con cũng truyền nhau kinh nghiệm phối trộn theo tỉ lệ mà không căn cứ vào nhu cầu của cây cà phê theo từng giai đoạn hay căn cứ vào từng vườn, từng chất đất cụ thể. Có thể nói có bao nhiêu hãng phân hay bao nhiêu loại phân hỗn hợp thì có bấy nhiêu cách sử dụng của bà con.

- Đây là những thất thoát, tốn kém vô hình mà bà con không thể lường hết được.
Điều quan trọng nhất trong quá trình bón phân cho cây cà phê là phải biết được nhu cầu của cây trong từng thời kỳ sinh trưởng như bón lót cho trồng mới, cho thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh…và trong từng giai đoạn nhất định mà sử dụng phân bón hợp lý.

- Hiện nay, bên cạnh việc chọn giống, cải tạo vườn cà phê, sản xuất theo hướng bền vững thì đa số vườn cà phê đã tiến đến giai đoạn già cổi, năng suất bắt đầu giảm sút nên rất cần việc cân đối phân bón góp phần cải tạo đất. Khi chưa có điều kiện để thay thế, trồng mới hoặc còn có thể chăm bón để kinh doanh thêm một thời gian nữa thì việc cải tạo đất phải đặt lên hàng đầu, trong đó việc sử dụng phân hữu cơ mang tính quyết định.

Kỹ thuật nuôi Tu Hài bằng lồng treo

Kỹ thuật nuôi Tu Hài bằng lồng treo


Kỹ thuật nuôi Tu Hài bằng lồng treo by TS TB | Ky thuat nuoi tu hai bang long treo

1. Môi trường nuôi
Độ sâu trên 5m cho bè nuôi neo đậu và dưới hoặc trên 0 hải đồ + 0,5m cho giàn treo, độ mặn quanh năm đạt 28 0/00 trở lên, độ trong của nước đạt 2,5m trở lên, chất đáy không quy định, không có nguồn nước ngọt đổ vào và nguồn nước không bị ô nhiễm.

2. Xây dựng lồng nuôi
Dùng lồng (khay) nhựa cỡ 50 x 35 x 12cm, đáy và thành khay có các khe thông nước. Đáy lồng lót một lớp lưới 2a = 1mm, lưới bao thành lồng có cỡ mắt 2a = 20mm, lồng có nắp thì không cần dùng lưới nếu không có nắp thì dùng lưới 2a = 20 - 25mm, dây quang treo lồng là dây nilon có đường kính 5 - 7mm, dây treo lồng là dây nilon có đường kính 7 - 10mm, dùng kéo cắt lưới và dùng kim lắp giáp chắc chắn lưới vào lồng, đổ cát và mảnh vụn vỏ nhuyễn thể vào lồng có độ dày 8 - 10 cm.


a) Chuẩn bị bè treo lồng nuôi:
Trước khi đưa vào nuôi cần phải hoàn chỉnh các công việc sau: Chuẩn bị bè nuôi, gia cố bè chắc chắn, phao nổi đảm bảo an toàn và phải tính đến lực tác động bởi các lồng nuôi Tu Hài, dùng dây treo lồng và cột vào bè độ sâu dây từ 2,5 - 3,5m.

b) Chuẩn bị giàn treo lồng:
Trong trường hợp không có bè hoặc có nhu cầu nuôi nhiều, cần tiến hành làm giàn treo như sau: dùng cọc gỗ đóng thẳng hàng và chắc chắn xuống đáy, khoảng cách giữa các cọc là 1,5 - 2m. Dùng dây thép buộc các cây gỗ giằng ngang thân và đầu cọc tạo ra giàn treo vững chắc, giàn làm vuông góc với chiều dòng chảy của nước.

3. Thả giống
Khi lắp giáp lồng và đã định lượng cát xong tiến hành treo lồng sát mặt nước (ngập cát xuống nước) tiến hành gieo giống lên mặt cát, mật độ từ 50 - 60 con/1 lồng (300 - 400 con/m2) sau đó phủ nắp lên và cố định lắp lồng và treo lồng xuống vị trí nuôi an toàn (với bè độ sâu đạt 2,5 - 3,5m, với giàn cố định thì đáy lồng cách mặt bãi 0,3 - 0,5m).

4. Quản lý, chăm sóc
- Mỗi tháng định kỳ kéo lồng nuôi lên 2 lần để kiểm tra, làm vệ sinh lồng loại bỏ hết vật lạ trong lồng, để nghiêng lồng dùng nước dội vào cát cho Tu Hài trơ ra, nếu phát hiện xác Tu Hài chết và cát có màu đen thì cần thay cát toàn bộ trong lồng nuôi,

- Kiểm tra giây buộc cũng như dây treo lồng và cần thay ngay nếu như bị hư hỏng, loại bỏ các loại Sun, Hà bám gây hại cho lồng nuôi bằng cách đẽo gọt để loại bỏ, tuy nhiên nếu do Sun, Hà và quá trình nuôi lâu ngày làm hư hỏng vật liệu cần phải kiểm tra và thay thế.

- Khi mưa to là độ mặn thay đổi ảnh hưởng đến môi trường sống thì cần thiết phải thả dây treo sâu tới mức có thể, phải thực hiện phương pháp di dời sang bãi nuôi dự phòng nơi có độ mặn cao hơn để duy trì qua mùa mưa nếu như vùng nuôi có độ mặn giảm xuống dưới 25 0/00, chờ đến khi môi trường trở lại bình thường thì kéo bè lại vị trí nuôi và cố định dây treo ở mức quy định.

- Kiểm tra sinh trưởng 1 lần/tháng, lấy ngẫu nhiên 3 lồng nuôi treo, đếm số con còn lại đo tính chiều dài, rông, cao và tính tỷ lệ sống so với lần kiểm tra trước., từ hai tháng nuôi trở đi cần thêm cát vào lồng đến khi thu hoạch thì cát cách mặt lồng 5cm là đủ.

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Thông tin về sâu đục trái Bưởi

Thông tin về sâu đục trái Bưởi


Thông tin về sâu đục trái bưởi by Sở NNBT | Thong tin ve sau duc trai buoi

Hiện nay, trên một số vườn cây có múi ở tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang,… đang bị một loài sâu mới tấn công (phổ biến trên bưởi, cam sành và chanh), gây thiệt hại nghiêm trọng, làm trái rụng hàng loạt, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất...


- Hiện nay, trên một số vườn cây có múi ở tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang,… đang bị một loài sâu mới tấn công (phổ biến trên bưởi, cam sành và chanh), gây thiệt hại nghiêm trọng, làm trái rụng hàng loạt, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Ở Bến Tre, đã có xuất hiện loài sâu này, mặc dù chưa phổ biến. Tuy nhiên với diện tích cây có múi được trồng khá lớn, nhất là bưởi Da Xanh hiện đang là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, thì đây là đối tượng dịch hại đe dọa lớn cho các vườn bưởi Da Xanh mà nông dân cần cảnh giác, nhận biết và phát hiện sớm để có biện pháp phòng trị kịp thời, hạn chế lây lan trên diện rộng.

- Theo sự định danh của PGS.TS. Nguyễn Văn Huỳnh thì đây là loài sâu đục trái có tên khoa học là Citripestis sagittiferella, họ Pyralidae, bộ Lepidoptera. Theo kết quả khảo sát bước đầu của Ths Vũ Bá Quan (Phòng NN & PTNT huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cho biết về hình thái, sinh học và tập quán gây hại của sâu đục trái Citripestis sagittiferella trên cây có múi, như sau:
+ Bướm có màu từ nâu đậm đến xám nâu, trên cánh trước có những vệt màu đậm dọc theo gân cánh. Bướm nhỏ, có dạng hẹp và dài do cánh xếp dọc thân mình, dài khoảng 10 - 12 mm, khi đậu đầu hơi nhô cao và có 2 râu hơi cong từ trước đầu kéo dài hơn nửa thân mình. Bướm bắt đầu đẻ trứng sau khi vũ hoá 2 ngày, đẻ trứng trên mặt vỏ trái vào ban đêm. Bướm sống khoảng 1 tuần lễ.
+ Bướm đẻ trứng rời rạc từng trứng hoặc từng ổ (4 - 8 trứng) trên vỏ trái, trứng mới đẻ có màu trắng đục, lúc sắp nở có màu cam đỏ. Trứng có hình như vảy cá nhưng hơi phồng lên như bánh tiêu. Thời gian ủ trứng khoảng 5 - 7 ngày. Trứng thường được đẻ trên trái non, nhưng cũng đẻ trên trái già khi mật số bướm cao.
+ Sâu mới nở có màu vàng cam, sâu càng lớn thì màu càng đậm hơn, sâu đẫy sức dài khoảng 19 - 22 mm, có màu đỏ nâu và chuyển sang màu nâu xanh trước khi hóa nhộng. Sâu mới nở đục ngay vào vỏ trái (ở bên trong vỏ trái, sâu khoảng 3 - 5 mm), ăn vỏ trái sau đó sâu lớn dần, đục sâu vào bên trong để ăn thịt trái. Đường đục của sâu vừa mở đường cho nấm bệnh vừa hấp dẫn ruồi đục trái đến gây hại khiến trái bị thối và rụng sớm. Giai đoạn sâu non kéo dài khoảng 2 tuần. Sâu đẫy sức chui ra khỏi trái và rơi xuống đất để làm nhộng, chúng nhả tơ kết dính các hạt đất tơi mịn và các mảnh vụn hữu cơ lại thành kén để bảo vệ chúng. Nhộng màu nâu đậm, dài khoảng 12 - 14 mm. Thời gian làm nhộng khoảng 10 - 12 ngày.

- Bà con cần thăm vườn thường xuyên, phát hiện ngay khi sâu mới bắt đầu gây hại. Triệu chứng trên trái có những lổ đục do chúng đục khoét và mỗi lổ đục có một con sâu non cư ngụ và tấn công. Trong lúc đục lổ, chúng tuôn ra ngoài các chất cạp từ vỏ trái chung cả với phân của chúng nên rất dễ phát hiện. Các chất thải ra, dẽo, hơi nhão dính trên miệng lổ đục. Sâu non gây hại trên trái bưởi khi bưởi đạt kích thước bằng nắm tay cho đến trái sắp thu hoạch. Khi trái bị tấn công thì sau một thời gian bị rụng, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng rất lớn.


- Để hạn chế kịp thời tác hại của sâu đục trái Citripestis sagittiferella trên cây có múi, tránh lây lan trên diện rộng. Từ các kết quả khảo sát và thử nghiệm ban đầu của các nhà khoa học, cần thực hiện một số biện pháp phòng trừ tạm thời như sau:
+ Nuôi kiến vàng và tạo điều kiện cho kiến phát triển trong vườn cây có múi.
+ Thu gom tất cả các trái bị sâu đục rụng xuống đất hay còn trên cây, sau đó đem tiêu huỷ bằng cách đào hố chôn hoặc cho vào bao nylon cột kín lại để diệt sâu còn ở bên trong trái.
+ Cắt tỉa nhánh sau thu hoạch để vườn thông thoáng, kết hợp với việc bón phân bồi sình để vừa diệt nhộng.
+ Khoảng 1 tháng sau khi đậu trái nên tiến hành bao trái bằng loại bao thích hợp. Nên phun thuốc bảo vệ thực vật để “vệ sinh” trái trước khi bao trái.
+ Vì hiện nay chưa có loại thuốc nào đã đăng ký và cho phép sử dụng trừ loài sâu đục trái này trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, nên trước mắt nhà vườn cần quan sát và xác định được thời điểm bướm xuất hiện; 7 – 10 ngày sau khi bướm ra rộ kiểm tra kỹ trên trái nếu phát hiện có dấu hiệu sâu non mới bắt đầu đục (qua dấu hiệu chất thải ra bên ngoài) thì đó là thời điểm phun thuốc (qua khảo sát thực tế nông dân đã áp dụng thuốc có hiệu quả) trừ sâu non tuổi 1 hiệu quả nhất. Sử dụng riêng lẻ (không phối trộn) và luân phiên một trong các loại thuốc thuộc nhóm Cúc tổng hợp và dầu khoáng như Cypermethrin, Deltamethrin; có thể phối hợp thuốc nhóm cúc tổng hợp với dầu khoáng để tăng tính hiệu quả và hạn chế tính kháng thuốc của sâu. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng ở các vườn có ao nuôi cá và chăn nuôi gia súc hay gia cầm. Lưu ý loại thuốc đặc trị đối với sâu và ít độc đối với thiên địch và môi trường.

- Tuyệt đối bảo đảm đúng thời gian cách ly để không ảnh hưởng sức khoẻ người tiêu dùng.

Kỹ thuật chăm sóc Cà Phê sau thu hoạch

Kỹ thuật chăm sóc Cà Phê sau thu hoạch


Kỹ thuật chăm sóc cà phê sau thu hoạch by DĐCF | Ky thuat cham soc ca phe sau thu hoach

Cây cà phê sau một năm mang trái bị mất sức sinh trưởng rất nhiều, đặc biệt trong giai đoạn cây cà phê cho thu hoạch cũng là giai đoạn cây phân hóa mầm hoa. Mùa khô ở Tây Nguyên thường kéo dài từ tháng 11 - 4 hàng năm. Vào đầu mùa khô thường có những đợt gió lạnh, nhiệt độ xuống thấp nhưng vào giữa và cuối mùa khô, trời nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao. Đây cũng là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển, là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê. Sau đây nhằm giúp bà con có các biện pháp bón phân, tưới nước, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh một cách hợp lý nhất để cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, có năng suất cao, chất lượng tốt và gia tăng thu nhập cho người trồng cà phê.


1. Cắt tỉa cành
- Cây cà phê cần phải có thời gian phân hóa mầm hoa (siết nước) thì tỷ lệ đậu quả mới cao, bà con cần đốn đau kể kích thích cà phê ra hoa, đậu quả.

- Việc tỉa cành cần tiến hành trong cả năm nhưng đợt tỉa cành cơ bản nhất là sau khi thu hoạch. Cần tỉa những cành khô, cành chân vịt, cành tổ quạ, cành sâu bệnh, cành già, cành còi cọc hay cành vô hiệu mọc trong tán sát mặt đất hay những cành thứ cấp quá dày vượt trên tán ngay sau khi thu hoạch. Việc tỉa cành cần tiến hành một cách cẩn thận bằng cưa hay kéo sắc để vết cắt ngọt, không bị xước cành. Phải xác định vị trí cắt cho thích hợp để có được bộ tán cân đối hợp lý, tập trung dinh dưỡng nuôi quả để có năng suất cao.

2. Bón phân
Sau một năm mang quả, cây cà phê đã tích trữ trong quả, hạt một lượng dinh dưỡng rất lớn, do vậy thu hoạch quả cũng đồng nghĩa với việc lấy đi một lượng lớn chất hữu cơ và dinh dưỡng trong cây, làm cây bị suy kiệt, nhưng cây cà phê có nhu cầu cao về dinh dưỡng vì vậy phải cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây cà phê.

a) Đa lượng
- Đạm cần thiết để cà phê tăng trưởng mạnh trong điều kiện thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài, giúp cà phê ra hoa đậu quả tốt, quả lớn nhanh. Thiếu đạm trong mùa khô làm cây bị cằn cỗi, lá ít, cành trơ trọi, năng suất và chất lượng cà phê thấp.

- Lân là yếu tố cần thiết cho việc phân hóa mầm hoa, nở hoa, tăng số hoa và số quả. Nếu thiếu lân trong giai đoạn này, quá trình phân hóa mầm hoa bị ngừng trệ, số hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, năng suất và chất lượng cà phê đều thấp. Thời tiết nắng nóng, đất khô cằn trong mùa khô làm lân trong đất bị cố định ở các dạng cây không hút được, nên tình trạng thiếu lân ở cà phê càng trở nên trầm trọng và việc bón các loại phân có lân dễ tan trong mùa khô là rất cần thiết.

- Kali là yếu tố giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận. Thiếu kali làm lá mỏng, khô mép lá, lá già rụng sớm, đặc biệt là rụng hàng loạt khi gặp những đợt gió bắc đầu mùa. Thiếu kali cũng là nguyên nhân làm hoa và quả non rụng nhiều, tỷ lệ quả 1 nhân nhiều, năng suất và chất lượng thấp.

b) Trung, vi lượng
Ngoài ra, các yếu tố dinh dưỡng trung lượng như lưu huỳnh, magiê, canxi rất cần thiết cho cà phê trong mùa khô, giúp nở hoa tốt, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất chất lượng tốt.
- Thiếu lưu huỳnh, lá non mỏng, giòn, chuyển vàng.

- Thiếu magiê, canxi, cây yếu, dễ gãy cành, rụng quả, năng suất thấp.

- Các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, mangan, bo, molypđen và clo cũng rất cần thiết cho việc tượng hoa, ra hoa, đậu quả, hạn chế rụng quả non của cà phê trong mùa khô. Các nguyên tố vi lượng còn có tác dụng giúp cà phê tăng sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện nắng nóng trong mùa khô. Thiếu các nguyên tố vi lượng, cây cằn cỗi, lá non nhăn hoặc dài ra, hạt phấn kém phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp, sâu bệnh nhiều, năng suất và chất lượng đều thấp.

3. Phòng trừ sâu bệnh
- Cần chú ý phòng trừ bệnh rỉ sắt, đốm mắt cua, rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít trong mùa khô, đặc biệt chú ý đến rệp sáp.

- Nông dân phải theo dõi thường xuyên để phun ngay khi phát hiện có rệp, nếu để rệp sáp phát triển mạnh, xâm nhập vào chùm quả sẽ rất khó diệt trừ. Phun thuốc Fastac 5EC, Motox 2.5 EC hay Butal 10WP. Nếu cà phê bị rệp vẩy phun Binhmor 40EC. Nếu cà phê bị bọ xít phun thuốc Cypermap 10EC.

Mô hình nuôi Ba ba gai hiệu quả

Mô hình nuôi Ba ba gai hiệu quả


Mô hình nuôi ba ba gai hiệu quả by Sở NNBT | Mo hinh nuoi ba ba gai hieu qua

Ông Lê Văn Năm ở ấp Long Thạnh (còn gọi là Cồn Cò), xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre với mô hình nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao, hàng năm ông thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.


- Năm 2001, ông Năm đem con ba ba về Cồn Cò nuôi trong cái nhìn lạ lẫm của người dân quanh vùng. Ngay lần đầu tiên nuôi ba ba, do chưa có kinh nghiệm, ông đã gặp thất bại. Hàng ngàn con ba ba ông nuôi sau thời gian gần 2 năm trong 3 ao diện tích mặt nước 900 m2, thu hoạch chỉ còn chừng 200 kg ba ba thịt, bán được trên 20 triệu đồng, tính ra ông lỗ mấy chục triệu đồng. Trong suy nghĩ, ông Năm cho rằng nguyên nhân là do nuôi ba ba con giống nhỏ nên tỉ lệ sống thấp. Năm 2003, ông tiếp tục đầu tư mua 4.000 con ba ba lứa cỡ 300 – 500 gram/con với giá 70.000 đồng/kg thả nuôi. Ông lại gặp thất bại, sau 12 tháng nuôi, khi thu hoạch chỉ còn khoảng 300 kg ba ba thịt, bán được chừng 40 triệu đồng.

- Không bỏ cuộc và quyết tâm tìm ra nguyên nhân vì sao ba ba nuôi bị hao hụt nhiều. Ngày đêm theo dõi quá trình sinh sống của con ba ba, ở vụ nuôi năm 2004, trong một lần cho ba ba ăn, ông Năm thấy nhiều ba ba lứa cứ đeo dính chùm với nhau. Mấy con ba ba đực đeo lấy một ba ba cái, khiến ba ba cái trầy trụa sau đó kiệt sức chết. Trong đầu ông lại nghĩ chắc ba ba hao hụt số lượng nhiều là do chuyện này! Vậy là ông tát ao, lựa ba ba đực, cái tách ra nuôi riêng. Gần một năm sau ông Năm thu hoạch ba ba, cách nuôi này ông đã đạt về kết quả cao khi thu hoạch được 500 con ba ba trong số 1.000 con ba ba con thả nuôi. Với 600 kg ba ba thịt, giá bán bình quân 170.000 đồng/kg, trừ chi phí ông còn lãi 50 triệu đồng. Từ năm 2005, ông Năm áp dụng cách nuôi này ông đều đạt thành công, tỷ lệ hao hụt giảm còn khoảng 30%. Năm 2007, ông Năm tiếp tục đầu tư đào thêm 4 ao nuôi ba ba thương phẩm, mỗi ao diện tích 400 m2, mỗi ao ông thả nuôi 1.000 con ba ba lứa, thời gian từ nuôi đến thu họach là một năm. Với 7 ao nuôi ba ba, hàng năm ông Năm thu họach khoảng 4 tấn ba ba thương phẩm bán cho lái ở Thành phố HCM, giá bán ba ba thịt loại 1 dao động 300.000 – 400.000 đồng/kg; loại 2 từ 200.000 – 300.000 đồng/kg, loại từ 130.000 – 230.000 đồng/kg, mỗi năm ông thu lãi từ 350 – 400 triệu đồng.


- Ông Năm cho biết: “Xung quanh ao nuôi ba ba phải được chắn bằng vật cứng như tole fibro hoặc đan xi măng để chúng không đi được. Thức ăn cho ba ba chủ yếu là cá biển, tùy theo trọng lượng mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp và nên cho ba ba ăn lúc khoảng 3 giờ chiều. Khi thấy nước dưới ao có dấu hiệu dơ thì thay nước để nguồn nước không bị ô nhiễm làm ba ba bệnh. Ao nuôi ba ba có độ sâu phù hợp là gần 1 mét nước, dưới đáy ao nên có lớp bùn khoảng 2 tấc. Trên mặt ao cần làm các dĩ để ba ba tắm nắng”.

- Không dừng lại với ba ba giống thông thường, qua các phương tiện truyền thông, ông Năm biết ở Hà Nội có giống ba ba gai nuôi hiệu quả kinh tế rất cao. Năm 2007, ông Năm ra tận Hà Nội mua 35 con ba ba gai giống, mỗi con bằng miệng ly uống trà, trị giá 250.000 đồng/con đem về nuôi thử nghiệm. Qua 2 năm nuôi ba ba đạt trọng lượng 3 – 5 kg mỗi con. Từ kết quả ban đầu đạt được, năm 2009 và năm 2011, ông Năm tiếp tục đi Hà Nội nhiều đợt mua thêm 1.250 ba ba gai giống, giá từ 450 ngàn đồng đến 800 ngàn đồng mỗi con đem về nuôi.

- Ông Năm cho biết: “Ưu điểm của giống ba ba gai là trọng lượng lớn, sau thời gian nuôi 2 năm ba ba đạt trọng lượng từ 3 - 5 kg. Đặc biệt, ba ba cái nuôi 3 - 4 năm đạt trọng lượng 3 – 4 kg mới sinh sản, trong khi ba ba thường nuôi hơn 1 năm khi trọng lượng chỉ khỏang 0,5 kg là sinh sản nên giá trị thấp. Riêng về ba ba thương phẩm, giá bán 900.000 đồng/kg. Kế họach của tôi là năm 2012 này sẽ chuyển dần sang nuôi ba ba gai thương phẩm”.

- Từ mô hình nuôi ba ba thương phẩm thành công của ông Năm, một số hộ dân lân cận đã đến học hỏi kỹ thuật nuôi của ông và áp nuôi đạt hiệu quả.

Kỹ thuật khai thác và vận chuyển Tôm Hùm Giống

Kỹ thuật khai thác và vận chuyển Tôm Hùm Giống


Kỹ thuật khai thác và vận chuyển tôm hùm giống by TS TB | Ky thuat khai thac va van chuyen tom hum giong

I. Kỹ thuật khai thác tôm hùm giống
1. Khai thác bằng lưới
- Ngư cụ khai thác là lưới trủ:
+ Mắt lưới có kích cỡ 5mm (2a = 5mm).
+ Kích thước lưới phụ thuộc vào quy mô khai thác.
+ Ðộ dài lưới dao động khoảng 100 - 150m, độ cao 4 - 6m.
+ Các hoạt động khai thác được tiến hành vào ban đêm .
+Sử dụng ánh sáng đèn neon có cường độ khoảng 1.000 – 2.000W.
+ Lưới được giăng xuống biển bằng thuyền vào khoảng 8 giờ tối, sau 4 - 5 tiếng (vào khoảng 12 giờ khuya lưới được kéo lên thuyền lần thứ nhất để thu gom những con tôm hùm giống dính lưới. Ngay sau đó, lưới được giăng tiếp xuống biển, vào khoảng 4 giờ sáng lưới được kéo lên lần 2. Một đêm khai thác thường kết thúc vào khoảng 5 giờ sáng của ngày hôm sau.Những tôm hùm giống mắc lưới được gỡ ra rất nhanh và được lưu giữ trong các thùng nhựa tròn có thể tích 4 lít, khoảng 100 - 150 con/thùng và máy sục khí. Kích cỡ tôm giống thu được khá đồng đều, chúng trong suốt và chiều dài giáp đầu ngực chỉ dao động từ 7 - 8mm/con và trọng lượng từ 0,25 - 0,35 g/con.


- Khi thuyền cập bến, tôm hùm giống được chuyển sang các thùng xốp với nước biển sạch. Kích thước của thùng là 30 x 50 x 25 cm, dưới đáy rải một lớp cát mỏng 5 - 7mm. Mật độ lưu giữ khoảng 200 - 300 con/thùng và có sục khí liên tục.

2. Khai thác bằng bẫy
- Loại bẫy được làm bằng lưới thường có chiều dài 60cm và đừơng kính khoảng 40cm. Riêng san hô được sử dụng làm bẫy có nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại san hô. Ða số san hô tảng được chọn là những khối có trọng lượng khoảng 2 - 5kg, các lỗ trên bền mặt được khoan cách nhau khoảng 10 - 15cm, kích thước mỗi lỗ từ 2 - 2,5cm. Ðối với bẫy được làm bằng những gỗ cây cũng được khoan lỗ tương tự như đối với san hô.

- Các loại bẫy được thả xuống nước ở độ sâu khoảng 4 - 5 m vào tháng 11 hàng năm, nghĩa là vào thời gian xuất hiện tôm hùm giống. Sau khoảng 3 - 5 ngày, khi bẫy đã ổn định ngư dân sẽ thu bắt tôm hùm hàng ngày vào các buổi sáng bằng cách giũ bẫy vào trong vợt lưới hoặc bắt chúng ra bằng tay từ các lỗ đã khoan. Kích cỡ con giống thu được khoảng 7,5 - 10 mm CL/con và trọng lượng xấp xỉ 0,3 - 1 g/con. Vào cuối tháng 5 bẫy cũng được thu lên bờ và cất giữ ở nơi thoáng mát để sử dụng cho mùa khai thác năm sau.

- Với cách khai thác này, trong một diện tích thả bẫy khoảng 50 x 100m có thể thu gom được khoảng 50 - 200 con/ngày vào những tháng đỉnh cao như tháng 1 hoặc tháng 2 trong năm. Và tôm giống cũng được giữ trong các thùng xốp hoặc xô nhựa với nước biển có sục khí.

3. Khai thác bằng lặn bắt
Ðây là loại hình khai thác truyền thống của ngư dân miền Trung. Năm 1998 trở về trước, tôm hùm giống được khai thác chỉ bằng lặn bắt. Hình thức này đảm bảo con giống khỏe, với kích cỡ lớn từ 12 - 15 mm CL/con và trọng lượng 7 - 9 g/con. Song số lượng con giống được khai thác mỗi ngày tối đa chỉ được 100 - 150 con/thuyền/10 ngày/5 người vào mùa khai thác chính trong năm. Vào các tháng sau số lượng khai thác chỉ đạt 3 - 10% so với vụ chính.

II. Kỹ thuật vận chuyển tôm hùm giống


Tôm hùm giống đã được vận chuyển bằng nhiều phương pháp khác nhau từ các vùng khai thác đến các vùng nuôi dọc ven biển miền Trung. Từ những số liệu điều tra cho thấy các hình thức vận chuyển đều đảm bảo tỷ lệ sống trong vận chuyển đạt khoảng trên 80%.

1. Phương pháp vận chuyển khô
Thường được sử dụng để vận chuyển con giống lớn khoảng 30 - 100 g/con. Dụng cụ vận chuyển là các thàng xốp có kích thước 30 x 40 x 25 cm; hoặc 60 x 70 x 45 cm tùy thuộc vào số lượng giống cần vận chuyển. Mật độ tôm vận chuyển khoảng 150 - 300 con/thùng xốp. Thời gian vận chuyển khoảng 3 - 7 giờ với nhiệt độ được duy trì 21 - 22 độ C bằng đá cây lạnh giữ trong các hộp nhựa hoặc túi ni-lon kín. Tôm được giữ độ ẩm của nước biển bằng rong hoặc bằng khăn vải dày và chuyên chở bằng xe máy hoặc xe ôtô. Tỷ lệ sống trong vận chuyển đạt 90 - 95%.

2. Phương pháp vận chuyển nước
- Ðược sử dụng để vận chuyển con giống nhỏ, từ post-puerulus (tôm trắng) đến juveniles (tôm bò cạp). Trọng lượng của cỡ giống này chỉ xấp xỉ 0,25 - 1 g/con, và rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống.

- Dụng cụ vận chuyển cũng là các thùng xốp có kích cỡ 30 x 50 x 25 cm hoặc 45 x 60 x 35 cm. Dưới đáy thùng được phủ một lớp rong câu tươi hoặc một lớp cát dày 0,5 - 1cm. Ðổ nước biển sạch vào thùng xốp cao ngập cát hoặc rong khoảng 5 - 7cm và sục khí trong suốt thời gian vận chuyển. Nhiệt độ nước được duy trì 21 – 22 độ C với thời gian vận chuyển từ 5 - 15 giờ; và khoảng 23 - 25 độ C với thời gian vận chuyển 3 - 5 giờ bằng đá cây lạnh giữ trong các hộp nhựa hoặc túi ni - lon kín.

- Tôm giống được đưa vào thùng xốp với mật độ 300 - 400 con/thùng nhỏ hoặc 700 – 1.000 con/thùng lớn. Song hầu hết các phương tiện vận chuyển bằng xe máy thường sử dụng các thùng nhỏ vì tính gọn, nhẹ và dễ dàng xử lý trên đường vận chuyển. Thùng lớn được sử dụng khi chuyển giống với số lượng lớn bằng xe ô tô. Tỷ lệ sống trong vận chuyển thường đạt 95 - 97%.

3. Chất lượng và tỷ lệ sống của con giống sau vận chuyển
Chất lượng của con giống nuôi phụ thuộc khá lớn vào hình thức khai thác và thời gian lưu giữ tôm sau khi khai thác; Phụ thuộc vào cỡ giống,thời gian lưu giữ và kỹ thuật lưu giữ.

Tỷ lệ sống của tôm hùm giống (pre - juveniles) sau 10 ngày nuôi với hình thức khai thác, phương tiện/thời gian vận chuyển và thời gian lưu giữ khác nhau trong năm 2002.


Theo Tài liệu tập huấn của Trung tâm Khuyến ngư Ninh Thuận.

Ngày hội trái cây ngon an toan lần thứ 12 huyện Chợ Lách

Ngày hội trái cây ngon an toan lần thứ 12 huyện Chợ Lách


Ngày hội trái cây ngon an toan lần thứ 12 huyện Chợ Lách by Sở NNBT | Ngay hoi trai cay ngon an toan lan thu 12 huyen cho lach

Sáng ngày 22/6/2012 tại Trung tâm văn hóa và sân vận động huyện Chợ Lách ngày hội trái cây ngon an toàn huyện Chợ Lách tỉnh Bết Tre lần thứ 12/2012 đã chính thức bắt đầu, trong không khí nhộn nhịp và sôi động với nhiều hoạt động diễn ra như: khai mạc hội thi trái ngon an toàn và đấu xảo nông sản sai, to, lạ; Hội thi kiểng bon sai; hội thảo phát triển làng nghề cây giống hoa kiểng.


- Đúng 7 giờ Ban tổ chức bắt đầu tiếp nhận các sản phẩm dự thi trái ngon và đấu xảo nông sản sai, to, lạ; có hơn 420 mẫu đăng ký . Trong đó có hơn 200 mẫu dự thi trái ngon, với nhiều chủng loại khác nhau như: chôm chôm thái, chôm chôm đường, bưởi da xanh, dừa xiêm, măng cụt, sầu riêng… và tiếp nhận 225 mẫu đấu xảo.

- Hơn 200 gian hàng cây giống, trái cây, trưng bày sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài địa phương, các gian hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gian hàng thương mại, tiểu thủ công nghiệp, đã đồng loạt khai mạc với nhiều sản phẩm đa dạng.

- Khu trưng bày và hội thi kiểng bon sai kết hợp tiểu cảnh, được trưng bày sinh động với hơn 150 sản phẩm. Trong đó có 44 sản phẩm đăng ký dự thi (tăng hơn 26 sản phẩm so năm 2011) như: sản phẩm mai chiếu thủy, cằng thăng, kim quýt, thủy tùng, nguyệt quế, mai lá tứ… được tạo dáng độc đáo qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân như: bon sai lũa theo phong cách Nhật Bản, dáng thác đổ, dáng bay, bon sai- tiểu cảnh… đã góp phần làm đa dạng phong phú sản phẩm ngày hội. Ông Trần Minh Mẫn phó chủ tịch hội sinh vật cảnh huyện Chợ Lách cho biết hội thi năm nay không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng sản phẩm tăng lên đáng kể, nghệ nhân có sự đầu tư cao về mặt kỹ thuật, sáng tạo trong cách tạo dáng cho bon sai… Đây không chỉ là hội thi, còn là nơi tập hợp, quãng bá sản phẩm độc đáo đến với nhiều người yêu thích thú chơi tao nhã này.

- Gian hàng Trưng bày sinh vật lạ đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, bởi lẽ tại khu trưng bày này có nhiều sinh vật lạ mắt điển hình có 2 cua đinh nặng khoảng 25 - 40 ký, rùa 6 ký, gà 3 chân, tắc kè 2 đuôi… Khu trưng bày gà nòi- sản phẩm giúp nhiều nông dân trong huyện vươn lên làm giàu cũng đã có mặt tại ngày hội hôm nay.


- Riêng gian hàng cây giống tại phiên chợ cây giống diễn ra trong ngày hội cây trái ngon an toàn lần thứ 12/2012 đã thu hút 45 gian hàng tham gia, trưng bày nhiều sản phẩm cây giống, hoa kiểng các loại. Ngoài nhóm hàng truyền thống thường có mặt tại các hội chợ như: xoài tứ quý, xoài hòa lộc, chôm chôm các loại, dừa, mít nghệ cao sản, vú sữa bơ hồng, thanh long ruột đỏ, măng cụt,… Phiên chợ cây giống năm nay mang đến nhiều sản phẩm mới lạ như: Xoài lê Đài Loan, Xoài Hồng Đài Loan (xoài Ngọc Vân); mãng cầu Thái, quýt đường không hạt… có giá bán khá cao từ 30 đến 50 ngàn đồng/nhánh. Dừa xiêm dây có giá 50 ngàn đồng/cây. Sản phẩm đa dạng và phong phú, có nhiều giá cả khác nhau, nhưng các cở sở cây giống đều mong muốn mang sản phẩm tốt nhất đến ngày hội phục vụ bà con.

- Ngày hội cây trái ngon an toàn huyện Chợ Lách lần thứ 12/2012 sẽ tiếp tục diễn ra trong 4 ngày từ ngày 22 - 25/6/2012, với nhiều hoạt động sôi nổi như: hội thi ẩm thực; biểu diễn uốn sữa kiểng bonsai, quay chậu; hội thi kéo co, bóng chuyền; hội thi đá chim nghệ thuật; lễ dâng hương thần nông; đặc biệt là các chương trình hội thảo về phát triển làng nghề cây giống, hoa kiểng; Hội thảo giống mới cho sản xuất hoa kiểng; Game showw thanh niên chủ đề nông thôn mới,…

- Hoạt động sôi nổi, sự chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức hy vọng ngày hội năm nay sẽ phục vụ tốt nhu cầu du khách đến tham quan góp phần tạo sự thành công cho ngày hội.

Thông tin tuyển dụng Công ty CP Ba sa

Thông tin tuyển dụng Công ty CP Ba sa


Thông tin tuyển dụng cong ty CP Ba sa by ST | Thong tin tuyen dung cong ty cp ba sa

Công ty CP Ba sa là Doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu cá basa tại các thị trường Châu âu. Hiện nay chúng tôi cần tuyển dụng nhân sự làm việc ở các vị trí sau:


I. Thông tin tuyển dụng
1. Trưởng/phó phòng sản xuất: 1 người (nam)
- Trình độ: Đại học chuyên ngành Chế Biến Thủy Sản, Công Nghệ Thực Phẩm….

- Kinh nghiệm: người có kinh nghiệm từ 2-3 năm trở lên trong việc quản lý nhà máy thủy sản, am hiểu HACCP, ISO, BRC…

- Kỹ năng: Nhanh nhẹn, có tinh thần trách nhiệm.

2. Cán Bộ Quản Lý Khu Vực Thành Phẩm và Bán Thành Phẩm: 5 người (nam)
- Trình độ: Tốt nghiệp 12/12, Tốt nghiệp Cao Đẳng, Trung cấp chuyên ngành Chế Biến Thủy Sản, Công Nghệ Thực Phẩm….

- Kinh nghiệm: người có kinh nghiệm từ 1-2 năm làm việc trong Nhà Máy Chế Biến Thuỷ Sản.

- Kỹ năng: Nhanh nhẹn, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc trong Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản.

3. Nhân viên phòng Hành Chính Nhân Sự: 2 người (nam)
- Trình độ: Tốt nghiệp Đại Học, Cao Đẳng, Trung cấp chuyên ngành Luật, Quản Trị Kinh Doanh, quản trị văn phòng….

- Kinh nghiệm: ưu tiên cho người có 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phòng hành chính nhân sự.

- Kỹ năng: Nhanh nhẹn, có tinh thần trách nhiệm.

4. Trưởng phòng thí nghiệm: 1 người
- Trình độ: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công nghệ Sinh Học, công nghệ thực phẩm…

- Kinh nghiệm: có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong phòng Thí nghiệm nhà máy Chế Biến Thủy Sản, am hiểu hệ thống HACCP, ISO, BRC.

- Kỹ năng: nhanh nhẹn, có tinh thần trách nhiệm.

5. Nhân viên tài xế: 2 nam
- Trình độ: 9/12. Bằng C trở lên

- Kinh nghiệm: người có kinh nghiệm công việc trên 2 năm.

- Kỹ năng: có tinh thần trách nhiệm, có tính cẩn thận.

II. Chế độ và chính sách
- Có chỗ ở tập thể cho từng cấp.

- Chế độ cơm trưa, chiều.

- Quyền lợi được hưởng theo qui định của bộ Luật lao động, theo qui chế của Công ty, chế độ công tác phí, phụ cấp, trợ cấp theo cấp bậc.

III. Quy định nộp hồ sơ
- Thời hạn nộp hồ sơ: đến hết ngày 05/07/2012

- Nộp hồ sơ tại : 861 Quốc Lộ 91, KV Thới Thạnh, P. Thới Thuận, Q. Thốt Nốt, TP Cần Thơ.

- Thông tin chi tiết xin liên hệ Chị CẨM TÚ phòng Nhân sự. ĐT: 07103. 854 299 – DĐ: 0939 944 349, Email: tuhuynhfishery@yahoo.com hoặc basaco@hcm.vnn.vn.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Đặc điểm huyết học và sự biến đổi mô học ở cá Tra bị vàng da

Đặc điểm huyết học và sự biến đổi mô học ở cá Tra bị vàng da


Đặc điểm huyết học và sự biến đổi mô học ở cá tra bị vàng da by C.ty UVVN | Dac diem huyet hoc va su bien doi mo hoc o ca tra bi vang da

Cá tra bị vàng da là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và cho đến nay nguyên nhân gây bệnh vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Cá bị bệnh vàng da xuất hiện quanh năm và nhiều nhất ở những tháng có thời tiết lạnh. Cá bị bệnh vàng da thường xuất hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau nhưng có nhiều ở cá có trọng lượng khoảng 300 - 800g.


- Dấu hiệu bệnh ở cá tra bị vàng da rất dễ nhận thấy, bên ngoài cơ thể cá có màu vàng nghệ, tập trung ở phần đầu, các vây và lườn bụng. Cá bệnh bơi lờ đờ, phản ứng chậm với tiếng động, tập trung nơi thay nước của ao vào buổi sáng. Bên trong xoang bụng cũng chuyển sang màu vàng có chứa dịch, mỡ vàng, gan thường sậm màu từ vàng nâu đến xanh, túi mật trương to chứa dịch mật xanh đen, thận sưng to mềm nhũn, tỳ tạng sưng to sậm đen. Ngoài ra, có một số trường hợp ruột cá bệnh thường lồng đoạn ruột trước vào đoạn ruột sau và không có thức ăn.

- Quan sát tế bào hồng cầu trong máu cá tra có dạng hình oval hay elip và nhân hình tròn ở giữa nhưng đa số hồng cầu ở cá bệnh có hiện tượng thoái hoá mất cấu trúc không còn tế bào chất chỉ thấy nhân tế bào. Số lượng hồng cầu ở cá bệnh vàng da giảm còn 10 - 20% so với cá khoẻ. Số lượng tổng bạch cầu ở cá bệnh không khác ở các khoẻ tuy nhiên bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính ở cá bị vàng da tăng lên.

- Nhìn chung, các biến đổi mô học ở cá bị vàng da khá giống với một số loại bệnh khác như bệnh mủ gan, bệnh xuất huyết, bệnh phù mắt trên cá tra. Cấu trúc vi thể của gan cá gồm tế bào hình đa giác có nhân hình cầu sắp xếp theo hướng lan toả từ tĩnh mạch trung tâm. Giữa những tế bào gan có xoang mao mạch chứa hồng cầu. Gan có các tĩnh mạch, động mạch, ống dẫn mật, các trung tâm đại thực bào sắc tố, các đảo tụy. Cá bị vàng da có hiện tượng xung huyết ở các mạch máu và xuất huyết trong tổ chức mô. Ngoài ra, còn tìm thấy nhiều vùng tế bào bị mất cấu trúc, hoại tử và xuất hiện dịch viêm. Các hiện tượng này làm cho tổ chức gan bị sưng to.

- Thận là một trong những cơ quan nhạy cảm với tác nhân gây bệnh vì đây là cơ quan tạo máu và là cơ quan bài tiết chủ yếu của cá. Thận sau của cá tra có cấu tạo bởi tiểu cầu thận, các ống dẫn, ống thận, các mạch máu. Cấu trúc thận cá tra bị bệnh vàng da dưới kính hiển vi cho thấy có nhiều biến đổi trên các ống thận, tiểu cầu thận và mô kẽ. Hiện tượng xung huyết trong hệ thống mạch máu được tìm thấy rất thường xuyên. Ngoài ra, hiện tượng xuất huyết ống thận và các mô kẽ cũng xảy ra phổ biến. Các quản cầu thận cũng bị xung huyết làm cho hệ thống ống mạch bị sưng và tiểu cầu thận sưng to. Những biến đổi này làm ảnh hưởng đến chức năng của thận, làm thận suy giảm bài tiết các chất thải của quá trình trao đổi chất gây tích tụ các sản phẩm thải của quá trình biến dưỡng gây độc cho cơ thể, mô tạo máu cũng bị hủy hoại làm lượng máu trong cơ thể giảm sút do không có máu thay thế.



- Tỳ tạng được bao bọc bởi lớp tế bào biểu mô lát đơn và mô liên kết. Thành phần chính của tỳ tạng là tủy trắng và tủy đỏ. Tủy đỏ bắt màu đậm hơn tủy trắng khi nhuộm hematoxyline và eosin. Tủy đỏ tạo thành mạng lưới bao quanh tủy trắng. Ngoài tủy đỏ và tủy trắng, tỳ tạng có sự hiện diện của trung tâm đại thực bào sắc tố có màu vàng nâu hoặc nâu đen. Cùng với gan và thận, tỳ tạng của cá tra bị bệnh vàng da cũng xuất hiện nhiều biến đổi. Trên tỳ tạng cũng tìm thấy xung huyết mạch máu và xuất huyết tổ chức mô. Tế bào trong mô liên kết có cấu trúc lỏng lẻo và rất khó phân biệt tủy đỏ và tủy trắng. Nguyên nhân này có thể do tế bào máu bị hoại tử kết hợp với hiện tượng xuất huyết tạo nên vùng bắt màu hồng của Eosin. Một điểm đáng chú ý trên tỳ tạng là sự xuất hiện của các trung tâm đại thực bào sắc tố nhiều hơn so với mức bình thường. Đây là điểm hoàn toàn trái ngược với một số bệnh khác như là bệnh phù mắt của cá tra và bệnh do vi khuẩn Aeromonas vàVibrio số lượng trung tâm đại thực bào giảm thấp.

Bài viết đã được mua tác quyền, bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn: Th.s Đặng Thụy Mai Thy – Khoa Thủy sản – ĐH Cần Thơ.

Bản tin giá Cà Phê ngày 29/6/2012

Bản tin giá Cà Phê ngày 29/6/2012


Bản tin giá cà phê ngày 29/6/2012 by DĐCF | Ban tin gia ca phe ngay 29/6/2012

Giá cà phê suy yếu trên cả 2 sàn do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư và đồng USD giảm trước triển vọng những giải pháp mới của khu vực Eurozone.


1. Thị trường London
Giá cà phê Robusta quay đầu sụt giảm, kỳ hạn giao tháng 9 mất 9 USD, tức giảm 0,39%, xuống 2.089 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giảm 13 USD, tức giảm 0,43%, xuống 2.087 USD/tấn. Trong khi kỳ hạn giao tháng 7 cũng giảm 8 USD xuống còn 2.054 USD/tấn, mức giảm thấp nhất trong các tháng kỳ hạn.

2. Thị trường New York
- Giá cà phê Arabica có tiếp thêm phiên sụt giảm. Kỳ hạn giao tháng 7 mất 1,5 cent, tức giảm 0,92%, xuống còn 163 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng mất 2,05 cent, tức giảm 1,26%, xuống còn 162,8 cent/lb.

- Một số báo cáo thị trường cà phê ở nước ngoài cho biết, thời tiết Brazil có nhiều mưa làm chậm lại tiến độ thu hoạch và cản trở việc phơi sấy.

- Thị trường chứng khoán thế giới đang ấm lại, liên tiếp có những phiên tăng điểm bởi báo cáo cho thấy số đơn hàng hóa lâu bền và số người dân Mỹ kí hợp đồng mua nhà chờ bán đã tăng trong tháng 5. Những lo ngại cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang giảm sút đã được xoa dịu. Trung Quốc có thể sẽ áp dụng các chính sách chủ động hơn để đảm bảo tăng trưởng vững chắc. Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh sẽ kéo dài trong 2 ngày tới…. là những thông tin lạc quan của thị trường.

3. Thị trường trong nước
- Giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên mất 200 đồng, xuống còn 42.900 - 43.000 đồng/kg tương đương với mức giá nội địa khoảng 1 tháng trước.


- Theo nhiều thương nhân, số cà phê còn trong tay nông dân và nhà đầu cơ nhỏ dự kiến chỉ khoảng dưới 10%. Thị trường cũng ghi nhận hoạt động mua bán mấy ngày vừa qua có phần nhộn nhịp hơn.

- Giá cà phê xuất khẩu nước ta đang được co mức trừ lùi lại chỉ còn bình quân 20 USD, nhưng theo thông tin của Diễn đàn Cà phê cũng ghi nhận được một số hợp đồng có mức cộng thêm 40 - 50 USD theo giá giao tháng 9 của London.

Cách khắc phục rủi ro trong nuôi Tôm

Cách khắc phục rủi ro trong nuôi Tôm


Cách khắc phục rủi ro trong nuôi tôm by ST | Cach khac phuc rui ro trong nuoi tom

Theo kỹ sư Lê Anh Xuân, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Trúc Anh (Công ty Trúc Anh), thời gian gần đây, nuôi tôm công nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL đã bộc lộ những khó khăn nhất định, như: tôm nuôi chậm lớn hơn so với những năm đầu chuyển đổi; bệnh tôm xuất hiện nhiều và diễn biến phức tạp; thời tiết thay đổi bất thường…


- Trong khi đó, các giải pháp nuôi tôm bằng quy trình hóa chất, kháng sinh trước đây chưa mang lại hiệu quả ổn định mà ngược lại do áp dụng lâu ngày đã làm cho nghề nuôi tôm đứng trước những thách thức lớn về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường khiến nhiều hộ nuôi tôm phải lâm vào cảnh khó khăn. Điều bất cập hiện nay là một số hộ nuôi vẫn còn thiếu ý thức: xả nước thải, nước tôm nhiễm bệnh trực tiếp ra kênh rạch công cộng gây ảnh hưởng chung đến vùng nuôi. Trong khi tình trạng bồi lắng quá nhanh của các tuyến kênh dẫn đến thiếu nước cục bộ ở một số khu vực; dịch bệnh có xu hướng lây lan mạnh, khó kiểm soát. Ngoài nguyên nhân khách quan như: thời tiết biến đổi, con giống kém chất lượng, nguồn nước ô nhiễm trầm trọng... thì sự chủ quan trong quy trình nuôi, đặc biệt là việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm ở ĐBSCL.


- Ở Bạc Liêu, mô hình nuôi tôm công nghiệp sử dụng các chế phẩm vi sinh bắt đầu xuất hiện từ năm 2003 và ngày càng phát triển mạnh về quy mô, diện tích. Mô hình nuôi này đã nâng cao hiệu quả, giảm rủi ro so với sử dụng hóa chất, kháng sinh như trước đây. Theo thống kê ngành nông nghiệp Bạc Liêu, diện tích nuôi tôm công nghiệp dao động hằng năm khoảng 12.000 ha và cho đến nay số hộ sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ hoặc không định kỳ chiếm khoảng 90%, trong đó có trên 65% hộ nuôi đạt hiệu quả. Qua đó cho thấy, phần lớn hộ nuôi tôm công nghiệp sử dụng chế phẩm vi sinh đều đạt hiệu quả cao so với chỉ đơn thuần sử dụng hóa chất. Do đó, thực hiện quy trình nuôi tôm sạch sử dụng chế phẩm vi sinh hiện nay có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó tạo nên một môi trường sạch, giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, cho năng suất và lợi nhuận cao. Ngoài ra, môi trường nhờ đó mà không bị phá hoại, tạo thuận lợi cho người nuôi có thể khai thác lâu dài, vòng quay nhanh với chi phí thấp nhất. Thực tế chứng minh việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm vừa đắt tiền, vừa bị thị trường, người tiêu dùng tẩy chay.

- Kỹ sư Lê Anh Xuân cho biết Công ty Trúc Anh luôn hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững ở khu vực ĐBSCL, sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng quy trình nuôi giảm rủi ro theo hướng cộng đồng, phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái và điều kiện kinh tế của các nông hộ. Công ty Trúc Anh luôn tiên phong trong ứng dụng, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu nhất để chuyển giao cho nông dân. Với diện tích 70.000 m2 (20 ao nuôi tôm tại ấp Công Điền, xã Vĩnh Trạch, TP.Bạc Liêu), qua nhiều năm nuôi khảo nghiệm, công ty rút ra cho mình một quy trình nuôi tôm sạch chỉ sử dụng các sản phẩm vi sinh do công ty sản xuất. Để tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm, gần đây công ty mạnh dạn đầu tư, mở rộng thêm 9 ha (24 ao tại khu ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu). Từ kết quả thực tiễn, trong nhiều năm công ty đã tận tình tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ quy trình nuôi cho hàng nghìn lượt hộ thông qua các buổi hội thảo, tham quan trực tiếp khu nuôi tôm của công ty. Qua đó nhiều hộ dân từ nuôi tôm thua lỗ, nợ nần nay nuôi tôm hiệu quả và ổn định hơn. Hiện quy trình nuôi tôm sạch của Công ty Trúc Anh đang được nhiều hộ dân ở ĐBSCL ứng dụng rộng rãi, đều mang lại hiệu quả khả quan.

Kỹ thuật ương nuôi Tôm Hùm Giống

Kỹ thuật ương nuôi Tôm Hùm Giống


Kỹ thuật ương nuôi tôm hùm giống by TS TB | Ky thuat uong nuoi tom hum giong

I. Tổng quan
- Hiện nay, tôm hùm là một loại hải đặc sản đã và đang được chú trọng trong nuôi trồng Thủy sản, là đối tượng có giá trị xuất khẩu cao. Trên thế giới tôm Hùm phân bố từ vùng biển Ấn Ðộ đến tây Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm hùm phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận và có 7 loài thuộc giống Panulirus được xếp theo thứ tự giá trị kinh tế như sau:
+ Loài tôm hùm bông P. ornatus (Fabricius, 1789)
+ Loài tôm hùm Ðá P. homarus (Linnaeus, 1758)
+ Loài tôm hùm Sỏi P. stimpsoni (Holthuis, 1763)
+ Loài tôm hùm Ðỏ P. longipes (Edwards, 1868)
+ Loài tôm hùm Ma P. penicilatus (Olivier, 1791)
+ Loài tôm hùm Sen P. vesicolor (Latraille, 1804)
+ Loài tôm hùm Bùn P. poliphagus (Herbst, 1793)

- Hiện nay, tôm hùm chưa sinh sản nhân tạo được, con giống nuôi hoàn toàn dựa vào tự nhiên .

- Ðể giải quyết việc con giống ngày càng khan hiếm trong khi chưa tạo được tôm hùm giống bằng con đường sinh sản nhân tạo thì việc ương nâng cấp tôm hùm giống từ tôm trắng , trắng hồng , tôm đen lên tôm giống cỡ lớn (100g/con trở lên) nhằm tăng khả năng sống tự nhiên của tôm hùm đã và đang được nhiều địa phương quan tâm thực hiện.

II. Kỹ thuật ương nuôi tôm hùm giống
1. Chọn địa điểm ương nuôi
- Nơi có độ mặn cao, tương đối ổn định nằm trong khoảng từ 30 - 35‰ ít bị ảnh hưởng của lũ, lụt.

- Có nguồn nước trong sạch, nước lưu thông tốt, ít bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và đô thị.

- Là nơi kín gió, có độ sâu phù hợp cho việc xây dựng và quản lí lồng nuôi, mức nước tối thiểu khi triều kiệt là 1,5 m.

- Chất đáy là cát; cát bùn; hoặc chất đáy cát, cát bùn có lẫn đá san hô nhỏ, vỏ động vật thân mềm.

- Gần nguồn giống, thức ăn và thuận tiện đường giao thông.

2. Thiết kế xây dựng lồng nuôi
a) Kiểu lồng hở (bè)
- Là loại lồng được cố định bỡi các cọc gỗ găm xuống đất.

- Kích thước lồng nuôi phù hợp là: (3 x 3 x2) m; (3 x 2 x2) m, chiều cao cọc lồng phụ thuộc vào độ sâu tại nơi đặt lồng, tốt nhất nên đặt tại nơi có độ sâu 1,5 2 m (lúc thủy triều thấp nhất).

b) Kiểu lồng kín: (lồng di động):
- Loại lồng này thích hợp ở vùng nhiều sóng gió, vùng có sóng gió theo mùa. Kiểu lồng này được áp dụng phổ biến trong việc ương nâng cấp tôm hùm giống hiện nay (vùng rạn Ðông-Tây Giang, Mỹ Tân thích hợp cho việc sử dụng loại lồng này).

- Kích thước lồng thường nhỏ hơn lồng hở để thuận tiện cho việc di chuyển. Kích thước lồng thường được sử dụng trong ương nuôi là: (0,7x0,8x1,2)m; (1x1x1,2)m; (1,5x1,5x1,2)m; (2 x2x1,2m);

- Ðối với việc ương nuôi theo qui mô nhỏ, giai đoạn đầu (1 2 tháng đầu) có thể sử dụng lồng có kích thước nhỏ hơn (từ 0,5 1,0 m2) sau đó san ra lồng nuôi có kích thước lớn hơn.

* Lưu ý: Dù là kiểu lồng kín hay lồng hở (bè) ta đều phải đặt lồng cách đáy ít nhất là 0,5m.

3. Thả tôm
a) Chọn giống: Ðể chọn được giống tốt ta cần chú ý một số vấn đề sau:


- Giống nuôi tốt nhất nên mua tại địa phương nhằm tránh sự khác biệt về điều kiện môi trường, thời gian vận chuyển xa làm yếu tôm và tránh con giống đã lưu giữ dài ngày.

- Giống được đánh bắt một cách tự nhiên không qua việc sử dụng thuốc nổ hay bất kỳ một loại hóa chất gây mê nào khác

- Tôm giống phải có hình dáng cân đối, đầy đủ các phần phụ, không trầy sướt, thương tổn, có màu sắt tươi sáng tự nhiên, tôm khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh.

- Chọn giống có kích cỡ đồng đều, hoặc phân cỡ tôm để thả nuôi tránh thả tôm có nhiều kích cỡ vào một lồng nuôi.

- Nên chọn con giống đánh bắt theo phương pháp lặn, bằng bẫy.

b) Cách vận chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi
- Có hai phương pháp vận chuyển: vận chuyển khô và vận chuyển nước.

- Ðối với tôm hùm cỡ nhỏ để đảm bảo tôm có tỷ lệ sống cao nên sử dụng phương pháp vận chuyển hở bằng thùng xốp và có sục khí bằng máy thổi ô xy. ( sẽ trình bày kỹ ở phần sau).

c) Thả tôm


Khi tôm vận chuyển đến lồng nuôi ta tiến hành thuần nhiệt độ cho đến khi gần bằng với nhiệt độ môi trường nuôi bằng cách cho dần dần nước từ môi trường nuôi vào dụng cụ chứa tôm sau 30 - 60 phút cho tôm hồi phục sức khỏe hoàn toàn ta mới thả tôm ra.

d) Mật độ nuôi
- Ðối với tôm trắng có thể thả mật độ 50 - 60con/m2

- Sau 60 ngày nên san thưa tôm ra với mật độ khoảng còn 15 - 20 con/m2

- Sau 90 - 100 ngày nên san thưa với mật độ 12 - 15 con/m2

- Cần lưu ý phân cỡ tôm nuôi theo đồng cỡ.

4. Thời vụ thả nuôi
- Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau là đã có nguồn tôm trắng giống xuất hiện nhiều vào thời gian này ta bắt đầu thả giống là được.

- Tuy nhiên do tôm hùm giống rất nhạy cảm với sự biến động môi trường và thích nghi nhiệt độ không cao, do vậy chúng ta nên ương tôm trong mùa bấc nhằm tránh gây sốc cho tôm để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

- Tốt nhất nên ương từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm.

5. Chăm sóc và quản lý
- Thức ăn: Tôm hùm là loại tạp ăn, thức ăn chủ yếu là cá tạp, cua, ghẹ, cầu gai,... và các loại nhuyễn thể : Trong nuôi nhân tạo ta nên chọn những thức ăn tươi và chất lượng cao như cua, ghẹ, tép, ruốc, hàu,.. và băm nhỏ cho phù hợp với khả năng bắt mồi của tôm.

- Cho ăn chủ yếu là cho ăn tươi, nên cho tôm hùm ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối.

- Lượng cho ăn hằng ngày từ 15 - 20% trong lượng đàn tôm (khoảng 5 - 7 g/ 100 con tôm mới thả nuôi.

- Quản lí: Hằng ngày lặn kiểm tra lồng, kiểm tra tình trạng tôm, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để từ đó có hướng giải quyết kịp thời.

- Ðịnh kỳ 7 - 10 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần đảm bảo môi trường sạch sẽ thông thoáng.

- Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên cơ sở dựa vào 3 yếu tố là môi trường nuôi, sức khỏe tôm và quản lý mầm bệnh.

6. Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị
Việc nghiên cứu bệnh tôm hùm chưa được nghiên cứu nhiều. Hiện nay tôm hùm nuôi thường xảy ra một số bệnh như trắng râu, long đầu, đầu to, mềm vỏ, mang đen, mang tôm bị phồng, đỏ thân,... và thường xảy ra ở tôm hùm nuôi thương phẩm.

7. Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Sau thời gian nuôi từ 5 - 7 tháng tùy vào cỡ giống, mật độ nuôi và mức độ đầu tư tôm có thể đạt khối lượng từ 80g -150g/con ta tiến hành thu hoạch chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi.

Tư liệu Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Thông tin tuyển dụng kỹ thuật viên Thủy sản

Thông tin tuyển dụng kỹ thuật viên Thủy sản


Thông tin tuyển dụng kỹ thuật viên thủy sản by ST | Thong tin tuyen dung ky thuat vien thuy san

1. Thông báo tuyển dụng
- Vị trí: Tuyển Nhân Viên Kỹ Thuật Nuôi Trồng Thủy Sản

- Số lượng: 1

- Nơi làm việc: Bến Tre

2. Mô tả công việc
- Trao dổi cụ thể khi phỏng vấn.

- Hình thức làm việc: Nhân viên chính thức.

3. Yêu cầu chung
- Tốt nghiệp chuyên ngành Thủy sản hay các ngành có liên quan.

- Có kinh nghiệm nuôi tôm hoặc cá, đặc biệt nuôi tôm càng xanh.

- Biết sắp xếp công việc.

- Nam

- Yêu cầu hồ sơ:
+ Đơn xin việc làm.
+ Sơ yếu lý lịch.
+ Bản sao hộ khẩu, CMND và các bằng cấp có liên quan.
+ Giấy khám sức khỏe.
+ Ghi rõ vị trí ứng tuyển khi nộp hồ sơ (Email hay nộp trực tiếp).

4. Quyền lợi
- Theo quy định của Nhà Nước

- Mức lương: Thỏa thuận.

- Thời gian thử việc: Nhận việc ngay.

5. Thông tin liên hệ
- Nhà tuyển dụng:
+ Tập đòan Kingcar Group là một trong những công ty hàng đầu tại Đài Loan trong lĩnh vực nước giải khát (Soft drinks), Cafe, thực phẩm và Rượu Whisky. Sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại hàng trăm quốc gia.
+ Công ty TNHH Harvest Việt Nam với 100% vốn đầu tư từ tập đòan Kingcar, chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất thức ăn Thủy sản.
+ Website: harvestaquafeed.com

- Người liên hệ: Ms Quyên.
+ Email: phanquyendn@yahoo.com
+ Điện thoại: 0613.560.028 (ext:116)

- Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch, Đồng Nai


* Thời gian nhân hồ sơ:30/06/2012.

Tuyển nhân viên thị trường miền Tây

Tuyển nhân viên thị trường miền Tây


Tuyển nhân viên thị trường miền Tây by ST | Tuyen nhan vien thi truong mien tay

1. Thông báo tuyển dụng
- Vị trí: Nhân viên thị trường cá.

- Số lượng: 4

- Nơi làm việc: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang

2. Mô tả công việc
- Chăm sóc khách hàng đại lý, farm nuôi.

- Quản lý thị trường phụ trách.

- Thu thập thông tin thị trường

- Mở rộng thị phần công ty.

3. Yêu cầu
- Chịu khó trong công việc

- Có tinh thần cầu tiến cao.

- Ham học hỏi, yêu ngành.

- Hồ sơ yêu cầu mô tả quá trình học tập và làm việc.

4. Quyền lợi
- Được hưởng các quyền lợi theo luật lao động.

- Chế độ ưu đãi cho nhân viên gắn bó với công ty.

- Được hỗ trợ tốt từ công ty.

- Chế độ thưởng và hoa hồng hợp lý.

5. Thông tin liên hệ


- Nhà tuyển dụng: Công ty TNHH TMSX Thảo Mộc Xanh

- Giám đốc kinh doanh: Mr. Khánh

- Email: phankhanh1011@yahoo.com.vn hoặcinfo@greenherbal.vn

- Điện thoại: 0939 41 66 99

* Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày:30/06/2012

Thông tin về sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá Tra

Thông tin về sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá Tra


Thông tin về sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá tra by C.ty UVVN | Thong tin ve su khang thuoc cua vi khuan gay benh xuat huyet tren ca tra

- Hiện nay, cá trá (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những đối tượng cá nuôi nước ngọt chủ lực, cung cấp thực phẩm trong nước và là mặt hàng xuất khẩu thủy sản quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, do sự chuyển đổi nhanh chóng từ nuôi quảng canh sang thâm canh, diện tích nuôi ngày một mở rộng nên vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, bệnh xuất huyết là một trong những bệnh có tần số xuất hiện cao nhất trên cá tra nuôi thâm canh và đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Tác nhân gây bệnh là nhóm vi khuẩn di động Aeromonas spp. bao gồm vi khuẩn Aeromonas hydrophila, A. sobria và A. caviae. Trong đó, vi khuẩn Aeromonas hydrophila được xem là loài gây bệnh cho cá nước ngọt quan trọng nhất. Vi khuẩn này gây bệnh xuất huyết (đỏ mỏ đỏ kỳ) trên cá tra, basa và nhiều loài cá nuôi khác. Để hạn chế thiệt hại do các bệnh vi khuẩn, nhiều loại thuốc kháng sinh đã được người nuôi cá tra sử dụng. Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh quá mức, không đúng qui định, có thể tác động đến môi trường, hệ sinh thái. Kháng sinh còn có thể tồn lưu trong môi trường nuôi hoặc thậm chí để lại dư lượng trong sản phẩm thủy sản dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh của các loài gây bệnh trên cá.


- Chính vì thế, người nuôi cá không những chỉ nắm vững kiến thức về đặc điểm vi khuẩn gây bệnh, biện pháp chẩn đoán và phòng bệnh (như trong bản tin UV-001) mà còn phải có kiến thức cơ bản về tính chất của một số hóa chất và thuốc dùng trong thủy sản. Đặc biệt, người nuôi cá phải biết cách chọn đúng loại kháng sinh cho từng tác nhân vi khuẩn gây bệnh, cách sử dụng kháng sinh và dùng kháng sinh khi thật cần thiết nhằm hạn chế sự kháng thuốc, giảm chi phí điều trị và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Trong bài viết này sẽ trình kết quả làm kháng sinh đồ của 42 chủng vi khuẩn Aeromonas spp. (gây bệnh xuất huyết trên cá tra ở ĐBSCL) trên 11 loại kháng sinh. Kết quả làm kháng sinh đồ được trình bày ở Hình bên dưới.


Tỷ lệ phần trăm kháng thuốc kháng sinh của các chủng vi khuẩn Aeromonas spp., gây bệnh xuất huyết trên cá tra.

* Ghi chú:
Ampicillin (AM/10 µg), amoxicillin+clavulanic acid (AMC/20/10 µg), cefazoline (CEZ/30 µg), cefalexine (CN/30 µg), florfenicol (FFC/30 µg), tetracycline (TE/30 µg), doxycycline (DO/30 µg), flumequine (FM/30 µg), ciprofloxacin (CIP/30 µg), streptomycin (SM/10 µg), trimethoprime+sulfamethoxazol (SXT/1,25/23,75 µg).

- Ở Việt Nam, thuốc kháng sinh chloramphenicol bị nghiêm cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản vì có độc tính rất mạnh và là nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hóa tủy xương. Tuy nhiên, dẫn xuất florinated của kháng sinh này là florfenicol được Cục Quản Lý Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ (gọi tắt là FDA) cho sử dụng trong một số ngành chăn nuôi công nghiệp, bao gồm ngành nuôi trồng thủy sản. Kết quả làm kháng sinh đồ cho thấy, đa số vi khuẩn gây bệnh xuất huyết cá tra (hơn 87% số chủng vi khuẩn) nhóm vi khuẩn Aeromonas spp. nhạy với florfenicol.

- Nhóm kháng sinh tetracyclines bao gồm tetracycline, oxytetracycline, clortetracycline, doxycycline, ... có phổ hoạt động rất rộng, là kháng sinh ức chế vi khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao. Trong kết quả này cho thấy hơn 81% số chủng vi khuẩn Aeromonas spp. nhạy với doxycycline. So với docyxycline, tetracycline đã giảm tác dụng chỉ còn 58% số chủng vi khuẩn nhạy. Khi sử dụng kháng sinh nhóm tetracycline để điều trị bệnh thì không nên kết hợp với ampicillin, erythromycin, colistin, ... vì như thế sẽ gây ra tác dụng đối kháng làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh nhóm này. Nhiều nghiên cứu cho rằng sự kháng thuốc kháng sinh nhóm tetracycline và trimethoprime+sulfamethoxazol có liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh này trước đây quá rộng rãi và phổ biến để phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, người nuôi cá tr chỉ sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho cá khi thật cần thiết.

- Nhóm kháng sinh beta-lactam bao gồm amoxicillin, ampicillin, cefazoline, cefalexine, ... là loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu có tác dụng trên vi khuẩn Gram dương và một số ít loài vi khuẩn Gram âm. Do màng tế bào của vi khuẩn Gram âm có tỉ lệ lipid cao nên nó kỵ nước, còn nhóm beta-lactam phải khuếch tán qua các ống dẫn protein nằm trên bề mặt màng. Mặt khác, đa số vi khuẩn Aeromonas spp. gây bệnh trên cá tra là vi khuẩn Gram âm. Do đó, trong kết quả làm kháng sinh đồ (Hình 1) cho thấy hầu hết vi khuẩn Aeromonas spp. kháng với kháng sinh ampicillin, cefazoline và cefalexine. Thậm chí, vi khuẩn Aeromonas spp. gây bệnh trên cá tra đã kháng tự nhiên (kháng bẩm sinh) với ampicillin (kháng 100%). Mặc dù, amoxicillin đã kết hợp với acid clavulanic nhằm mở rộng hoạt phổ của nhóm kháng sinh này, ức chế vi khuẩn tiết ra men beta-lactamaz, nhưng tỉ lệ nhạy của amoxicillin đã kết hợp với acid clavulanic cũng chỉ đạt 51%. Nhìn chung, không nên sử dụng nhóm thuốc này để trị bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas spp.

- Nhóm kháng sinh quinolone bao gồm: ciprofloxacin, enprofoxacin, flumequin, ... là nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, tác dụng ức chế tổng hợp DNA. Ở nước ta, đa số thuốc kháng sinh trong nhóm này cấm sử dụng trong thủy sản. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy ciprofloxacin còn nhạy (88,1%). Tuy nhiên, tính nhạy của flumequine với vi khuẩn Aeromonas spp. đã giảm nhiều (chỉ còn 67% số chủng vi khuẩn nhạy). Ngoài ra, đa số vi khuẩn này đã kháng hoặc nhạy trung bình với streptomycin.

- Tóm lại, hiện tại có thể dùng thuốc kháng sinh florfenicol hoặc doxycycline để trị bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas spp. trong trường hợp cần thiết.


Bài viết đã được mua tác quyền, bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn: Th.s Từ Thanh Dung - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ.

Bản tin giá cà phê ngày 28/6/2012

Bản tin giá cà phê ngày 28/6/2012


Bản tin giá cà phê ngày 28/6/2012 by DĐCF | Ban tin gia ca phe ngay 28/6/2012

Giá cà phê thế giới biến động trái chiều trong ngày 27/6.


- Tại London, cà phê robusta có phiên tăng thứ hai liên tiếp với các kỳ hạn tăng từ 13 – 20 USD/tấn, với kỳ hạn tháng 9 chốt phiên tại 2.098 USD/tấn, tăng 18 USD so với phiên liền trước.

- Khối lượng giao dịch phiên này trở về mức trung bình những ngày gần đây, khi đạt 8.493 lots. So với phiên giao dịch bùng nổ 19.034 lots của ngày 26/6, lượng giao dịch hôm qua chưa bằng một nửa.

- Tại New York, cà phê Arabica giảm nhẹ sau hai phiên tăng ấn tượng trước đó, với kỳ hạn tháng 7 và 9 cùng mất 0,9 cent so với phiên liền trước, đóng cửa lần lượt tại 164,5 cent và 165,85 cent/lb. Trong phiên, có lúc kỳ hạn tháng 9 lên đến 168,55 cent – cao nhất kể từ ngày 30/5.

- Tổng khối lượng giao dịch của các kỳ hạn đạt 16.034 lots, thấp hơn 40% so với bình quân 1 tháng.

- Theo giới phân tích, cả hai thị trường đều có động lực tăng chung của thị trường hàng hóa trước thềm hội nghị thượng đỉnh châu Âu với kỳ vọng vấn đề nợ công sẽ tìm ra cách giải quyết. Chỉ số CRB theo dõi 19 nguyên liệu thô đã tăng 1,5% trong phiên này. Cà phê Arabica khó giữ mức tăng đến hết phiên là do áp lực chốt lời sau hai phiên tăng mạnh và giá ở mức cao nhất 4 tuần.

- Các thương nhân trong khi đó cho biết, nhu cầu cà phê robusta tương đối mạnh trong thời gian gần đây do giá cả thấp hơn so với arabica. Khoảng cách chênh lệch giữa hai loại cà phê này vì thế được co hẹp về mức thấp nhất trong gần 3 năm. Dự kiến trong các tháng tới, nhu cầu đối với robusta vẫn mạnh bởi kinh tế khó khăn khiến nhà rang xay phải tìm cách tiết giảm chi phí sản xuất để có sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.

- Ở trong nước, giá cà phê nhân xô hôm nay vượt 43 triệu đồng/tấn, cao hơn hôm qua 400 nghìn đồng. Theo nguồn tin từ các công ty, một số khu vực các công ty còn nâng giá thu mua lên 43,5 triệu đồng/tấn. Nguồn hàng mua được tuy nhiên không nhiều.

- Giá cà phê xuất khẩu trong khi đó tiếp tục có giá cộng 30 – 40 USD/tấn so với giá giao tháng 9 tại London. Các nhà nhập khẩu giờ đây đang chuyển hướng sang mua cà phê của Indonesia nhờ mức cộng giảm về quanh 30 USD/tấn, loại 4, 80 lỗi, trong khi nguồn hàng lại dồi dào.

Không có chất Trifluralin trong cá điêu hồng ở Đồng Tháp

Không có chất Trifluralin trong cá điêu hồng ở Đồng Tháp


Không có chất Trifluralin trong cá điêu hồng ở Đồng Tháp by ST | Khong co chat trifluralin trong ca dieu hong o dong thap

Chiều 18/4, ông Nguyễn Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Tháp tỏ ra rất bức xúc: “Chúng tôi khẳng định, thông tin cá nhiễm chất cấm có nguồn gốc từ Đồng Tháp là chưa thỏa đáng về mặt khoa học”.


1. Người nuôi cá lỗ nặng
- Bởi qua xác minh, các thương lái thu mua cá điêu hồng đi bán ở chợ TP.HCM như ông Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Văn Bình mà Chi cục QLCLNL-TS TPHCM cung cấp đúng là thương lái cá ở Đồng Tháp. Tuy nhiên qua làm việc, ông Nguyễn Văn Bình xác nhận không thu mua cá điêu hồng. Còn ông Nguyễn Thanh Hùng cho biết: có thu mua cá điêu hồng không chỉ ở một chỗ là Đồng Tháp mà mua ở các tỉnh tại ĐBSCL, nhưng do thời gian quá lâu và lại không có lưu sổ sách ghi chép nên không nhớ rõ.

- Riêng ông Nguyễn Văn Vũ, cho biết: mẫu cá bị nhiễm chất cấm là mua từ hộ ông Nguyễn Hoàng Nhân. Tuy nhiên qua kiểm tra sổ sách ghi chép tại hộ nuôi của ông Nhân không phát hiện có sử dụng chất cấm, đặc biệt là hoạt chất Trifluralin. Bởi theo ông Vũ, điều này không chỉ gây ra tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, cho xã hội mà còn là được xem như cú hạ nốc ao người chăn nuôi với hệ lụy nặng nề hơn cả những gì đã từng xảy ra với cá kèo và cá rô đầu vuông trước đây.

- Hiện tại, toàn tỉnh Đồng Tháp có 1.765 bè nuôi cá điêu hồng tập trung nhiều ở hai con sông Tiền và sông Hậu, mỗi vụ nuôi cho sản lượng trên 13.000 tấn. Theo Chi cục Thủy sản Đồng Tháp: Trước tình hình về tin đồn cá điêu hồng nhiễm chất cấm, khiến 922 hộ nuôi cá điêu hồng ở Đồng Tháp không thể bán cá được, tuy cá đến ngày xuất bán phải tiếp tục nuôi, nông dân tốn thêm khoản chi phí thức ăn. Giá cá hiện nay đang xuống thấp, giá tại bè chỉ còn 24.000 - 25.000 đồng/kg, trong khi đó nông dân đầu tư 1 kg cá từ 28.000 - 29.000 đồng/kg. Như vậy nông dân bị lỗ từ 4.000 - 5.000 đồng/kg.

2. Không nên đánh đồng
- Một số chủ bè cá trên sông Hậu, sông Cần Thơ phản ứng rằng những thông tin đồn thổi quá mức vừa qua có tác dụng cực xấu, ảnh hưởng lớn đến nghề nuôi cá của người dân trong vùng.

- Ông Bảy Bon, chủ 17 bè cá trên sông Hậu, thuộc Khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Từ năm 2009 - 2010 những bè cá điêu hồng của ông nuôi theo qui trình AquaGAP đạt chất lượng. Trong đó cá điêu hồng xuất khẩu 2 container đi Thụy Điển, Mỹ. Từ tháng 5/2011 đến nay ông chuyển sang thực hiện chương trình MetroGAP đạt tiêu chuẩn bán cá sạch, giá cao.

- Do đó, khi hay tin trên ông Bảy Bon bức xúc: “Tôi cho rằng báo chí cần làm rõ về thông tin, địa chỉ và cả tên người nuôi, người bán cá bị kiểm nghiệm phát hiện có sử dụng chất kháng sinh cấm. Trong quá trình nuôi do người nuôi dùng thức ăn nhãn hiệu gì, ai sản xuất hay dùng thuốc trị bệnh trộn vô thức ăn như thế nào… và cơ quan chức năng nên vào cuộc, nên cử đoàn kiểm tra thực tế tại ao hay bè đang nuôi cá để làm rõ. Không nên đưa tin chung chung, dễ đánh đồng tất cả những người nuôi cá điêu hồng đều dùng chất cấm”.

- Theo ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Cần Thơ: “Cho đến nay dân nuôi cá điêu hồng chủ yếu nuôi theo làng bè trên sông Hậu, sông Cần Thơ, chưa phát hiện có sử dụng chất cấm Trifluralin”.

Theo tạp chí Thủy Sản Việt Nam

Đặc điểm huyết học và sự biến đổi mô học trên cá Tra bị trắng gan trắng mang

Đặc điểm huyết học và sự biến đổi mô học trên cá Tra bị trắng gan trắng mang


Đặc điểm huyết học và sự biến đổi mô học trên cá tra bị trắng gan trắng mang by C.ty VUVN | Dac diem huyet hoc va su bien doi mo hoc tren ca tra bi trang gan trang mang

Nghề nuôi cá tra ngày càng gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố tác động như chất lượng con giống, môi trường nuôi, dịch bệnh... Trong những năm gần đây dịch bệnh trên cá tra diễn ra ngày càng nhiều, đồng thời xuất hiện những bệnh vẫn chưa xác định chính xác tác nhân, một trong số đó là bệnh trắng gan trắng mang. Bệnh gần như xuất hiện quanh năm ở các ao nuôi cá giống và cá thịt. Thời gian bệnh thường kéo dài và mức độ hao hụt cũng có thể lên rất cao.

- Cá tra bị trắng gan trắng mang có hoạt động yếu, bơi lờ đờ, phản ứng chậm với tiếng động, tập trung nơi thay nước của ao vào buổi sáng. Toàn thân có màu trắng nhạt, ít chất nhầy trên cơ thể, các vùng sắc tố tự nhiên trên lưng và vi không rõ. Mang chuyển dần từ đỏ sang hồng nhạt và trắng. Nội quan bên trong có màu nhạt, gan cũng chuyển sang màu vàng nhạt hay kem, dạ dày có không có thức ăn và có ít dịch trong xoang nội quan.

- Quan sát tế bào hồng cầu máu cá tra có dạng hình oval hay elip và nhân hình tròn ở giữa nhưng ở cá bệnh hồng cầu có sự biến đổi về hình thái như hồng cầu có nhân to, bắt màu nhạt khi nhuộm Giemsa, ít tế bào chất, màng tế bào có rìa. Ngoài ra, có sự hiện diện của nhiều dạng khác nhau như hồng cầu có nhân trực phân, hồng cầu mất nhân hay tan nhân. Tổng lượng hồng cầu ở cá khỏe khoảng 2,27x106 tb/mm3, nhưng ở cá bệnh số lượng hồng cầu giảm chỉ còn 18,7%, đặc biệt đối với trường hợp cá bệnh nặng thì số lượng hồng cầu chỉ còn khoảng 4,57%. Đồng thời số lượng tổng bạch cầu và các loại bạch cầu như tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính và tiểu cầu ở cá bệnh cũng giảm nghiêm trọng (Từ Thanh Dung, 2010).


Tế bào máu cá tra (Giemsa)
A: Hồng cầu cá khỏe (100x), B: Hồng cầu cá trắng gan trắng mang (100x)
1. Hồng cầu tiền trưởng thành; 2. Hồng cầu trưởng thành

- Cấu trúc mô mang gồm xương cung mang và phiến mang, trên mỗi phiến mang có sợi mang sơ cấp và sợi mang thứ cấp. Sợi mang thứ cấp là nơi diễn ra quá trình trao đổi với môi trường ngoài được cấu tạo bằng một lớp tế bào biểu mô lát đơn bên ngoài, trong đó có tế bào tiết dịch nhầy. Bên trong là sự sắp xếp của các tế bào trụ với hệ thống mao mạch dày đặc và động mạch ra vào mang. Quan sát cá bệnh trắng gan trắng mang thấy có nhiều thay đổi, sợi mang thứ cấp bị teo và có nhiều không bào. Ở các động mạch ra vào mang có rất ít hoặc không tìm thấy tế bào hồng cầu. Hồng cầu thực hiện chức năng vận chuyển và phân phối oxy đến các mô trong quá trình trao đổi khí với môi trường cho nên khi không có sự hiện diện của hồng cầu đã làm ảnh hưởng lến chức năng hô hấp nên cá suy yếu dần.

- Tế bào gan hình đa giác, tồn trữ glycogen và chất béo, không bào ở gan xuất hiện khi hàm lượng chất béo tăng cao. Gan có các tĩnh mạch, động mạch và mao mạch chứa hồng cầu. Cấu trúc mô gan cá bệnh không thay đổi nhiều so với cá khỏe. Tìm thấy rất ít hoặc không có hồng cầu trong tĩnh mạch và động mạch ở gan. Có hiện tượng mất liên kết giữa các tế bào gan và một số tế bào bị teo. Khi cá bệnh làm chức năng của gan không còn, dẫn đến sự tích lũy độc tố trong cơ thể và kết hợp các yếu tố khác làm cá chết. Tỳ tạng và thận là các cơ quan tạo máu chủ yếu của cơ thể nhưng khi cá bệnh cấu trúc mô có hiện tượng hoại tử nhẹ vì vậy cá không thể sản sinh tế bào máu. Ngoài ra, kiểm tra cá bệnh trắng gan trắng mang phát hiện kí sinh trùng như myxobolus, sán lá. Một số cá bệnh có nhiễm vi khuẩn E. Ictaluri nhưng đây không phải là nguyên nhân gây bệnh.

Bài viết đã được mua tác quyền, bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn: Th.s Đặng Thụy Mai Thy – Khoa Thủy sản – ĐH Cần Thơ.

Bài đăng phổ biến