Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng nái đẻ và heo sơ sinh

Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng nái đẻ và heo sơ sinh


Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng nái đẻ và heo sơ sinh by C.ty UVVN | Ky thuat cham soc va nuoi duong nai de va heo so sinh

1. Dấu hiệu nái sắp sinh
- Nái sắp sanh thường biểu hiện ăn ít hay không ăn, có tiếng kêu rền của nái sắp đẻ. Nái thường ủi phá nền chuồng (hiện tượng quầng ổ). Để nái ít hao tốn năng lượng do việc quầng ổ, ta nên rải rơm, cỏ khô hoặc bao bố sạch vào chuồng cho nái nằm.

- Nái sắp sinh có thể tăng thân nhiệt, tăng nhịp thở, đi lại không yên trong chuồng, đi phân, đi tiểu nhiều lần (gọi là đi mót) làm cho ô chuồng dơ bẩn. Do đó cần vệ sinh và giữ chuồng luôn khô ráo để tránh nhiễm trùng cho heo con và bộ phận sinh dục heo nái sau khi đẻ.

- Nái sắp đẻ có bộ vú phát triển rõ rệt,các núm vú dài ra, quầng núm rộng. Heo sắc lông trắng thường có quầng núm vú và núm vú màu đỏ hồng, hai hàng vú tạo thành hai bệ sữa chạy dọc đường giữa bụng, có rãnh phân chia rõ rệt giữa hai hàng vú và các vú.

- Khi nặn đầu vú chưa thấy sữa non, chắc chắn nái chưa đẻ trong 4 - 6 giờ sắp tới; nếu sữa non rịn ra đầu vú qua hai lỗ tia sữa, nái sẽ đẻ trong vòng 6 giờ. Khi nặn các đầu vú đều có sữa non vọt thành tia dài, nái sẽ sinh trong vòng 2 giờ sau. Nếu bộ phận sinh dục có nước nhờn màu hồng và những hạt lợn cợn như hạt đu đủ (cứt su do heo con thải ra), nửa giờ sau nái sẽ đẻ. Nếu nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, quẩy đuôi rặn đẻ thì chỉ vài mươi giây sau nái sẽ đẻ.

2. Chăm sóc nái đẻ và heo con sơ sinh
- Nơi nái đẻ phải thoáng mát, yên tĩnh. Nhiệt độ cao, hầm nóng, không thông thoáng làm cho nái thở mệt, lười rặn, đẻ chậm gây ngộp thai. Sự ồn ào, lạ người chăm sóc, sự hiện diện của thú lạ như chó mèo có thể làm nái hoảng sợ hoặc hung dữ, ngưng đẻ hoặc đẻ chậm, số heo con chết lúc đẻ tăng.

- Thông thường mỗi 15 - 20 phút nái đẻ 1 con, có khi nái đẻ liên tiếp nhiều con rồi ngưng nghỉ một thời gian. Bình thường, khoảng 3 - 4 giờ nái đẻ hết số con, nhau được tống ra sau cùng. Những nái tống nhau ra hàng loạt sau chót thường ít bị viêm nhiễm đường sinh dục vì lá nhau như là chất “lau rửa” tống khứ chất dịch hậu sản ra khỏi đường sinh dục. Trái lại nái có thai chết trước khi sinh hoặc thai lớn còn nằm trong bọc nhau, thì nái ít rặn, chậm đẻ; những thai này ảnh hưởng xấu đến những thai còn sống bên trong (tăng số heo con ngộp, chết trong lúc sanh: chết tươi).

- Cần cảnh giác các trường hợp nái sinh con nhanh bỗng nhiên ngưng đẻ, cường độ rặn yếu để có biện pháp can thiệp kịp thời tống những thai chết trước khi sinh, cứu sống những thai sống trong bụng nái. Cũng có trường hợp sau khi tống hết số nhau (bằng số con đẻ ra), vẫn còn sót thai. Nguyên nhân do thai này to và cũng do nái mệt, ngủ nên không đẻ ra kịp. Hậu quả là thai chết, thai bị sình thối gây viêm nhiễm trùng nặng cho nái; nái sốt cao, bỏ ăn, mất sữa…; heo con chết vì đói.

- Không nên can thiệp bằng oxytocin khi chưa đẻ con đầu tiên. Nếu cần thiết, nên thăm khám vùng chậu, không nên thọc tay sâu vào bên trong tử cung vì dễ gây nhiễm trùng tử cung. Nếu thọc tay sâu vào tử cung nhiều lần gây rối loạn nhu động, làm đau nái, nái tạm ngưng đẻ một thời gian.

- Nhiều trường hợp nái đẻ mà heo con vẫn còn nằm trong bọc nhau, cần nhanh chóng xé bọc để heo thở, không bị chết ngộp. Sau khi nái đẻ hết con, nhau sẽ tống ra (số lá nhau bằng số con). Nái cho con bú mà đuôi buông thỏng thì xem như không còn sót con, sót nhau. Trái lại, khi cho con bú, nái vẫn còn cong đuôi (đuôi quấn một vòng cong) và quan sát kỹ có thể thấy thỉnh thoảng nái nín thở, ép bụng thì xem như vẫn còn sót con hay sót nhau. Dấu hiệu cong đuôi thường báo hiệu rất chính xác tình trạng sót con, sót nhau. Heo nái đẻ sót con xảy ra nhiều hơn sót nhau so với những thú khác.

- Trong khi đẻ, nhiều nái thường đứng dậy, đi uống nước, hoặc đi phân, đi tiểu, trở thế nằm để tiếp tục đẻ. Nguyên nhân có thể do thai phân bố hai bên sừng tử cung. Do vậy khi thấy nái đẻ một số con rồi ngưng nghỉ, ta nên nhẹ nhàng đỡ nái đứng dậy đi một vòng và tác động các vú đối diện để cho nái trở bề nằm (nếu muốn nái nằm bên phải thì xoa nắn bệ vú, hàng vú bên trái và ngược lại).

- Trước khi nái đẻ cần vệ sinh sạch sẽ vùng hội âm (quãng giữa âm hộ với hậu môn). Vùng này thường có nhiều nếp gấp, da chết, tích tụ chất bẩn hoặc phân dính, chúng dễ vấy nhiễm vào âm đạo khi can thiệp móc thai. Nên cắt sạch lông đuôi để tránh tình trạng nái quẩy đuôi khi rặn đẻ làm văng và phát tán dịch nhày (sản dịch), hoặc dịch hậu sản, hoặc mủ (khi bị viêm đường sinh dục). Việc cắt lông đuôi cũng có lợi cho chủ nuôi đoán biết khoảng cách giữa hai lứa đẻ của nái (lông đuôi dài ra thì khoảng cách giữa hai lứa đẻ dài và ngược lại). Một số trại, chủ trương cắt đuôi heo nái; như vậy khó phát hiện tình trạng sót con, sót nhau sau khi đẻ.

- Chuồng trại hầm nóng, heo nái thở mệt, ít rặn đẻ. Chống nóng cho nái bằng cách lau khăn mát nhiều lần, chườm lạnh vùng đầu, hoặc điều chỉnh bầu tiểu khí hậu nếu có điều kiện, nhờ đó có thể giúp nái đẻ nhanh, ít gây chết thai. Một số nái sắp đẻ thường bị sưng phù âm môn rất nặng và nếu nái rặn đẻ quá mạnh hoặc dùng thuốc kích thích rặn đẻ, có thể gây vỡ âm môn, chảy máu; cần có biện pháp cầm máu kịp thời (dùng kẹp kẹp mạch máu và chỉ cột mạch máu), tránh tử vong cho nái.

- Sau khi đẻ, heo sơ sinh được xách dốc ngược đầu cho nước nhờn trong xoang miệng và mũi chảy ra ngoài, không chảy ngược vào khí quản gây nghẽn đường thở. Việc xách dốc ngược cũng giúp máu dồn về não ở những con bị ngộp nhờ đó não không bị liệt. Nên nắm chặt cuống rốn, tránh chảy máu sau khi cuống rốn đứt rời cuống nhau (lá nhau còn nằm trong bộ phận sinh dục nái). Nên quan sát kỹ để phát hiện tình trạng heo con bị ngộp như da tím tái, giãn cơ, heo mềm nhũn không cử động. Gặp trường hợp này phải nhanh chóng dùng khăn sạch lau móc nhớt trong xoang miệng, mở rộng miệng và dùng tay bóp lồng ngực 60 lần/phút để tạo sự thông khí phổi. Có thể tác động như thế trong vòng 15 - 20 phút kết hợp với việc lau, mở rộng miệng mỗi 2 - 3 phút/ lần, heo con có thể hồi phục; nên dành thời gian chăm sóc những con kế tiếp.

- Khi thấy heo con bắt đầu loi nhoi cử động, ta tiến hành lau sạch chất nhày toàn thân, cột rốn cách thành bụng 4 cm và cắt rốn cách chỗ cột 1 cm. Chỉ cột rốn và kéo cắt rốn phải được sát trùng cẩn thận. Sau khi cắt rốn phải kiểm tra xem có rỉ máu vì cột rốn không chặt. Nhúng rốn vào dung dịch cồn iốt 5% để sát trùng. Heo sơ sinh được cắt bỏ 8 răng nhằm tránh gây đau vú mẹ khi bú.

- Có thể không cột và cắt rốn nếu nhúng rốn bằng bột ủ úm. Bột này cũng được dùng sát trùng âm hộ nái sau đẻ, nhúng toàn thân heo con để giữ ấm (trừ phần đầu).

- Nên úm heo con sơ sinh nếu nhiệt độ bên ngoài lạnh nhằm tránh tình trạng heo con tiêu hao nhiều năng lượng để chống lạnh. Nhiệt độ úm khoảng 30 – 33 độ C. Ta nên cho heo con bú ngay khi chúng ủi nhau tìm bú vì heo con bắt đầu đói. Không nên giữ lâu trong ổ úm, chúng có thể bú rốn lẫn nhau gây nhiễm trùng rốn hoặc tuột chỉ cột rốn, gây chảy máu nguy hiểm cho con bú rốn và con bị bú rốn. Khi heo con trong ổ úm tản ra nghĩa là nhiệt độ úm cao, nên hạ nhiệt độ.

- Nên làm vệ sinh kỹ các vú. Mỗi vú thường có hai lỗ tia sữa. Các lỗ này thường ứ đọng các chất bẫn hoặc phân. Nơi đây chứa nhiều mầm bệnh, cần cạy bỏ và nặn bỏ vài tia sữa đầu. Lau sạch vú bằng thuốc sát trùng nhẹ trước khi cho heo con bú. Hiện nay có những chế phẩm gamma globulin dùng cho heo con sơ sinh uống để tăng cường miễn dịch chống bệnh.


- Cho heo con bú sớm cũng kích thích nái đẻ tiếp những con còn trong bụng. Những kích thích của heo con ở đầu vú sẽ dẫn truyền về não, não thùy tiết ra hormon prolactin (tạo sữa) và oxytocin (giúp thải sữa). Chính oxytocin đến thành tử cung sẽ kích thích co bóp và đẩy bào thai còn lại ra ngoài. Nên lót rơm cỏ sạch, hoặc bao bố cho heo con nằm bú nhằm tránh lạnh bụng và trầy xước cuống rốn, cổ chân trước của heo con sơ sinh.

- Có thể sử dụng một số chế phẩm xịt để bảo vệ đầu núm vú hoặc mặc áo cho heo con cái dự kiến chọn làm giống hậu bị sau này.

- Nên làm vệ sinh chuồng trại kỹ lưỡng sau khi nái đẻ xong. Cần giữ ấm cho heo con (cho bú xong nên nhốt vào ổ úm) ít nhất trong vòng 3 - 7 ngày. Nên cho bú từng cữ cách nhau mỗi 1 giờ rưỡi đến 2 giờ và tránh tình trạng nái bị mệt đè đạp con. Riêng đối với nái cũng cần giữ cho thoáng mát, tránh nóng, tránh lạnh, tránh gió lùa mưa tạt. Một số nơi đã nhập tấm sưởi giúp giữ ấm cho heo con tốt hơn đèn dây tóc, đèn hồng ngoại.

- Phải cho tất cả heo con bú được sữa đầu (colostrum) vì sữa đầu chỉ sản xuất trong khoảng 24 giờ sau khi nái đẻ và heo con chỉ hấp thụ sữa đầu tốt nhất trong 24 giờ sau khi sinh. Sữa đầu thường đậm đặc hơn sữa thường, chứa nhiều sinh tố A, nhiều protein mà đặc biệt là gamma globulin (kháng thể) của mẹ để truyền cho heo con, giúp heo con kháng bệnh trong thời kỳ bú mẹ, trong khi khả năng sản xuất kháng thể heo con còn yếu, chưa hoàn thiện. Vì vậy trong 24 giờ đầu ngoài việc cho heo con bú được sữa đầu, cần hạn chế tối đa sự nhiễm trùng cho heo con. Đây là giai đoạn tranh đua giữa sự hấp thu kháng thể để bảo vệ heo con chống bệnh và chống nhiễm trùng. Nếu sự hấp thu kháng thể nhanh mà sự xâm nhiễm mầm bệnh chậm thì heo con có sức đề kháng bệnh. Ngược lại sự nhiễm khuẩn diễn ra nhanh hơn sự hấp thu kháng thể, sức khỏe của heo con bị đe dọa. Heo sơ sinh có thể chết hàng loạt vì nhiễm trùng trong những giây phút đầu của tuần lễ đầu sau khi sinh.

- Những vú ngực của nái thường có khả năng tiết sữa tốt. Những vú áp chót thường có sữa lúc đầu rồi sau đó ngưng tiết sữa. Vú chót thường sản xuất nhiều sữa nhưng dễ bị viêm, nhất là sau khi cai sữa. Heo con nhỏ vóc khi bú những vú nhiều sữa thì mau lớn, nhưng chúng tiêu thụ sữa không nhiều, nên sữa còn sót lại trong núm vú gây viêm vú dẫn đến kém sữa hoặc bẹt sữa ở các lứa đẻ sau.

- Cho heo con bú từng cữ cũng có lợi là đánh thức chúng, tránh tình trạng nái nhiều sữa heo con bú no, ngủ nhiều. Vì khoảng cách giữa hai lần bú xa nhau, heo con không bú hết sữa mỗi lần nái xuống sữa. Sữa ứ đọng trong vú tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trường xâm nhiễm và phát triển gây viêm vú và làm rối loạn tiêu hóa heo con. Vì vậy những nái có khả năng sinh sữa nhiều, khoảng cách giữa hai lần bú khoảng 1 giờ là tốt. Heo con bú nhiều cữ trong những ngày đầu cũng kích thích nái tiết nhiều oxytocin để co bóp tử cung, tống các sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Tình trạng ứ đọng những chất dịch dễ gây viêm đường sinh dục, nhất là vòi trứng, cổ tử cung bị viêm tắc nghẽn, nái bị vô sinh sau này.

Bài viết đã được mua tác quyền từ tác giả, bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn: Th.s Võ Văn Minh Th.s Bùi Thị Kim Phụng – ĐH Nông Lâm TP. HCM.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Kỹ thuật trồng Đậu Nành

Kỹ thuật trồng Đậu Nành


Kỹ thuật trồng đậu nành by CCVN | Ky thuat trong dau nanh

Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng chất đạm prrotein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Cây đậu tương là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu lành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc.Ngoài ra, trong cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác. Điều này có được là hoạt động cố định Nitơ của loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu.


I. Thời vụ trồng
Đậu nành là cây ngắn ngày nên có thể bố trí vào các mô hình luân canh, xen vụ để tăng vòng quay của đất, đồng thời hạn chế nguồn sâu bệnh lưu tồn qua mùa vụ canh tác.
- Vụ đông xuân: Lượng ánh sáng đầy đủ, đậu nành trổ hoa sớm, thời gian sinh trưởng ngắn, thuận lợi cho việc thu hoạch và phơi hạt. Sâu bệnh ít phát triển.

- Vụ xuân hè: Nếu được chăm sóc và đầu tư kỹ thuật đúng mức, đậu nành sinh trưởng và phát triển tốt hơn vụ đông xuân, năng suất cao hơn. Nhưng vụ này sâu bệnh bộc phát mạnh, nhất là các đối tượng như dòi đục thân ở đầu vụ và sâu đục trái ở cuối vụ.

- Vụ hè thu: Thời gian chiếu sáng trong ngày dài nên đậu nành trổ hoa muộn, thời gian sinh trưởng kéo dài, mật độ trồng nên thưa hơn so với các vụ khác trong năm.

- Vụ thu đông: Mưa xuất hiện nhiều và liên tục, cần lưu ý chống úng cho cây.

II. Kỹ thuật trồng đậu nành
1. Chuẩn bị đất trồng
a) Trồng có làm đất
- Cày đất lúc có ẩm độ vừa phải. Tránh cày đất lúc còn quá ướt.

- Trường hợp đất quá khô, phải chủ động tưới nước và chờ đến khi đất có đủ độ ẩm thích hợp mới cày.

- Tránh làm đất quá tơi, khi gặp mưa, dễ bị đóng váng, cản trở việc hút nước, dinh dưỡng của cây, cây sinh trưởng yếu, các nốt sần ít và nhỏ.

- Ưu điểm: Diệt cỏ dại. Nâng cao độ tơi xốp của tầng đất mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống rễ phát triển. Hạn chế việc bốc phèn.

- Nhược điểm: Tốn thời gian làm đất, do đó kéo dài thời vụ trồng, ảnh hưởng đến vụ sau. Tốn chi phí làm đất, tưới nước. Do đó việc làm đất chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp đất quá khô, nhiều cỏ dại.

b) Cách trồng không làm đất
- Trên chân đất ruộng, tiến hành gieo đậu nành sau khi thu hoạch lúa, khi đất còn độ ẩm thích hợp. Có thể kết hợp phủ rơm để giữ ẩm.

- Trường hợp đất quá khô, có thể tưới tràn, sau đó tháo nước ra, ngày hôm sau tra hạt.

- Ưu điểm: Tranh thủ thời vụ, vì không phải chờ đợi thời gian làm đất. Giảm được chi phí trong khâu làm đất. Tận dụng được độ ẩm trong đất sau khi thu hoạch lúa, do đó tiết giảm chi phí tưới nước.

- Nhược điểm: Sâu bệnh phát triển nhiều hơn. Gặp trở ngại trong việc bón phân, nhất là các loại phân đòi hỏi phải trộn hoặc lấp xuống đất như phân lân, phân hữu cơ, vôi,….
(Đậu nành, ảnh chụp của đại học Cần thơ – ctu.edu.vn)

2. Mật độ trồng
- Áp dụng tỉa, lượng giống 70 – 80kg/ha. Nếu sạ, 100 – 120kg/ha.

- Mật độ trồng: Tỉa theo khoảng cách 40 x 10cm hay 30 x 20cm, mỗi hốc 3 cây (50 cây/m2), sau đó chừa lại 2 cây/lỗ. Mùa mưa trồng dày hơn: 30 x 15cm; mỗi hốc 3 cây (66 cây/m2 ), sau đó chừa lại 2 cây/lỗ.

- Gieo độ sâu: 2,5cm.

3. Phương pháp gieo
- Trước khi gieo, phơi lại hạt giống một nắng nhẹ trên nong, nia, cót, không được phơi trên nền xi măng, sân gạch. Gieo hạt khi đất đủ ẩm, trước khi gieo phải bón phân vào rãnh hoặc hốc, gieo hạt xong lấp một lớp đất tơi xốp dày 2 - 3cm.
Đối với đậu nành trên đất 2 vụ lúa: Trước khi gieo hạt, cho nước vào giúp đất đủ ẩm, sau đó rút sạch nước mặt, vạch thành hàng hay dùng que ấn thành hàng cách nhau 25 - 30cm để gieo hạt. Trên cùng một hàng gieo cách nhau 7-8 cm/hạt, hoặc theo khóm cách nhau 13 - 15cm, mỗi khóm 2 - 3 hạt, lấp hạt bằng đất trộn NPK hoặc phân chuồng hoai mục.

4. Bón phân
- Đậu nành có khả năng cố định đạm từ khí trời nhờ vi khuẩn Rhizobium jabonicum nên không cần bón nhiều đạm. Chú ý bón thêm lân và kali để cân đối NPK. Nên bón đạm vào thời kỳ đầu của giai đoạn tăng trưởng để kích thích bộ lá phát triển trước khi vi khuẩn nốt sần ở rễ lấy được đạm từ khí quyển để nuôi cây.

- Tùy theo từng loại đất, giống, mùa vụ mà có lượng phân bón cho thích hợp. Có thể áp dụng theo công thức sau:

- Công thức 1: 60kg urê, 120kg DAP, 80kg kali (tính cho 1ha).
+ Bón lót: 60kg DAP và toàn bộ phân chuồng.
+ 7 – 10 ngày sau khi gieo: bón 10kg urê, 60kg DAP.
+ 25 – 30 ngày sau khi gieo: bón 30kg urê, 30kg kali.
+ 35 – 40 ngày sau khi gieo: bón 20kg urê, 30kg kali.

- Công thức 2: 105kg urê, 300kg super lân, 80 kg kali.
+ Bón lót: 300kg super lân.
+ 7 – 10 ngày sau khi gieo: bón 25kg urê, 20kg kali.
+ 25 – 30 ngày sau khi gieo: bón 40kg urê, 30kg kali.
+ 35 – 40 ngày sau khi gieo: bón 40kg urê, 30kg kali.

- Nếu có điều kiện, bón thêm 5 - 6 tấn phân chuồng/ha, bón vào giai đoạn trước khi tra hạt (bón lót).

- Canh tác trên đất phèn, tùy vào độ chua của từng loại đất, có thể bón thêm 30 - 50kg vôi bột/công (1.000m2) vào giai đoạn bón lót.


III. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
1. Chăm sóc
- Gieo dặm tỉa định cây: Khi đậu tương bắt đầu có lá thật, cần kiểm tra đồng ruộng nếu thấy cây chết, mất khoảng phải gieo dặm kịp thời để đảm bảo mật độ và sự đồng đều của ruộng đậu. Công việc này phải làm xong sau khi gieo 5 - 6 ngày.

- Tỉa định cây đối với đậu tương khi có 2 - 3 lá thật. Tỉa bỏ cây yếu, cây bị bệnh lở cổ rễ, để lại những cây khoẻ mạnh theo mật độ trên dưới 40 cây/m2.

- Tưới tiêu nước: Phải đảm bảo độ ẩm đất của ruộng đậu 70 - 80%. Nếu gặp hạn phải tưới nước, nhất là thời kỳ đậu tương ra hoa. Nhưng khi gặp mưa đối với chân ruộng thấp phải tiêu nước kịp thời. Ruộng quá ẩm sẽ làm tăng khả năng rụng nụ, hoa, quả non và sâu bệnh tăng lên.

2. Phòng trừ sâu bệnh
a) Bệnh gỉ sắt: (Phakopsora pachyrhisi.S)
- Bệnh do nấm Phakopsora pachyrhisi Sydow gây ra, phát triển mạnh từ khi đậu tương ra hoa làm cho lá khô vàng và rụng hoàng loạt.

- Phòng trừ: Sử dụng các giống đậu tương kháng hoặc nhiễm nhẹ bệnh như: TL 57, HL 92, ĐT 12, Đt 94, ĐT 95. Luân canh với các cây không phải họ đậu, tốt nhất là luân canh với lúa nước. Dùng 1 trong các loại thuốc: Copper B, Bentate pha nồng độ 15 - 20ml/bình 8 lít nước để phun.

b) Bệnh lở cổ rễ (Rihizotonia Phabeoli)
- Do nấm Rihizotonia Phabeoli gây hại phần gốc thân sát với mặt đất làm cho gốc bị thối dần và gẫy gục những lá non vẫn xanh nên có nơi còn gọi là bệnh héo xanh.

- Phòng trừ: Thực hiện tốt chế độ luân canh với cây trồng không thuộc họ đậu. Không để ruộng đậu tương quá ẩm và gieo hạt quá dày. Nhổ bỏ những cây bị bệnh đem tiêu huỷ. Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau đây để phun: Starner, Validan 300 - 500DD nồng độ 15 - 20ml/bình 8 lít nước, Carabenzim 500 Fl nồng độ 20ml/bình 8 lít, Nasta 40 EC nồng độ 2 ml/ bình 8 lít.

c) Dòi đục thân (Agromyza Fahaseoli)
- Dòi đục gân lá, cuống lá rồi đục vào thân. Dòi trưởng thành gây hại càng lớn làm cho cây con bị chết ở giai đoạn 15 - 30 ngày tuổi.

- Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc: Basudin 10H rải vào gốc cây đậu tương (2 - 3 hạt thuốc/gốc - lượng dùng 20kg/ha), Regent 800WP nồng độ 8gr/bình 8 lít. Regasuo 500 DD nồng độ 10ml/bình 8 lít, Padan 35SP nồng độ 20gr/bình 8 lít.
Đối với sâu đục thân, dòi đục nõn, rệp các loại gây hại thời kỳ cây con và quả non dùng 1 trong các loại thuốc: Padan 35 SP, Trebon 10 EC, Sherpa 25EC, Cyperan 25EC, 50EC, Kinalux 25EC phun định kỳ 7 ngày 1 lần.

d) Sâu đục quả non làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hạt đậu tương
Cần phát hiện sớm để trừ diệt khi mật độ sâu còn thấp. Dùng 1 trong các thuốc sau để phun: Padan 35 SP nồng độ 20gr/bình 8 lít, lượng phun thuốc đã pha cho 1 ha hoặc dùng cyperan 25EC, 50EC, Alphan 5EC pha nồng độ 0,1 - 0,2% phun trước khi ra hoa 1 tuần.

IV. Thu hoạch
Khi 2/3 số quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu xám lá chuyển màu vàng chọn thời tiết nắng ráo để thu hoạch, phơi, đập lấy hạt.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Bệnh nấm nhớt ở cá Rô Đồng

Bệnh nấm nhớt ở cá Rô Đồng


Bệnh nấm nhớt ở cá Rô Đồng by C.ty UVVN | Benh nam nhot o ca ro dong

Cá rô đồng là loài cá bản địa có thịt thơm ngon, giá cao, thị trường tiêu thụ lớn, là một trong những đối tượng nước ngọt đã và đang được nuôi phổ biến ở ĐBSCL. Ưu điểm của mô hình nuôi thâm canh cá rô đồng trong ao đất là lợi nhuận cao, chủ động được nguồn giống, sử dụng thức ăn công nghiệp và phù hợp với điều kiện của nhiều hộ dân. Tuy nhiên, một trong những trở ngại thường gặp trên cá rô đồng là bệnh "nấm nhớt" thường xảy ra vào thời điểm cuối vụ nuôi, cá có biểu hiện lớp nhớt trắng đục (rất nhày) bao phủ trên thân làm ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thương phẩm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.


1. Dấu hiệu bệnh lý
Cá rô đồng nuôi thâm canh trong ao đất bị bệnh "nấm nhớt" thường có dấu hiệu bệnh lý là lớp nhớt trắng đục rất nhày tập trung trên thân, vảy xù xì, đôi khi có nhiều đốm đỏ xuất hiện trên thân cá (hình 1). Cá rô đồng bị bệnh nặng thì lớp nhớt phủ toàn thân làm ảnh hưởng lớn đến giá trị thương phẩm. Quan sát tiêu bản tươi phần cơ bên dưới vùng có dấu hiệu bệnh lý dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của bào tử nấm.

2. Phân lập vi nấm
Kết quả nghiên cứu trên nhiều mẫu bệnh phẩm đã phân biệt được 3 nhóm vi nấm ký sinh trên cá rô đồng bị "Nấm nhớt" nuôi thâm canh trên ao đất là Fusarium, Acremonium và Geochitrum ( hình 2). dây là vi nấm thuộc lớp nấm bất toàn (bậc cao) vì sợi nấm có vách ngăn ngang và sinh sản vô tính bằng bào tử. Ngược lại những mẫu cá không có dấu hiệu bệnh thì không phân biệt được vi nấm.

Đặc điểm hình thái vi nấm phân lập trên cá rô đồng bệnh “nấm nhớt”.
Nấm Fusarium (A);
Nấm Acremonium (B);
Nấm Geochitrum (C).

3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh
Nhìn chung, bệnh do vi nấm trên cá thường xảy ra khi nhiệt độ nước trong ao nuôi thấp hoặc thời tiết thay đổi ( giao mùa hoặc trời lạnh). Đặc biệt bệnh thường bộc phát khi lượng nước trong ao nuôi giảm hay nhiễm bẩn, mật độ cá trong ao nuôi quá dày, cách chăm sóc và quản lý thức ăn hoặc chất lượng thức ăn chưa tốt.

4. Phương pháp phòng và điều trị
a) Phương pháp phòng
Phòng bệnh là giải pháp tối ưu trong nuôi trồng thủy sản. Muốn phòng bệnh hiệu quả trên người nuôi cá rô đồng phải hiểu rõ những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh bộc phát từ đó là căn cứ cho việc phòng bệnh có hiệu quả hơn. Một số giải pháp cần thực hiện cho việc phòng bệnh nuôi thâm canh cá rô đồng.

- Chuẩn bị ao nuôi kỹ, sên vén bùn, xử lý đáy ao bằng vôi 10kg/100m2.

- Mật độ thả nuôi không quá dày, trung bình 40 con/m2.

- Định kỳ tạt nước vôi xuống ao với liều lượng 3kg/100 m3 khi môi trường ao ngày càng xấu dần ở những tháng cuối vụ nuôi.

- Định kỳ bón Zeolite làm sạch đáy ao liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

- Hoặc định kỳ diệt mầm bệnh bằng thuốc tím với liều lượng 2 g/m3 hòa tan, tạt đều ao.

- Hoặc định kỳ diệt mầm bệnh bằng phức hợp Iodine theo hướng dẫn nhà sản xuất được ghi trên nhãn thuốc, tạt đều ao.

b) Phương pháp điều trị
Giải pháp trị bệnh trong nuôi cá nói chung là phải có sự kết hợp giữa xử lý môi trường ao nuôi, tăng sức đề kháng và tiêu diệt mầm bệnh. sau đây là một số hóa chất có khả năng diệt mầm bệnh vi nấm được khuyến cáo sử dụng.

- Thuốc tím với liều lượng 10 g/m3 tắm cho cá trong thời gian 30 - 60 phút.

- Formol với liều lượng 20 ml/m3 tắm trong thời gian 30 - 60 phút và trị liên tục từ 3 - 5 ngày, lưu ý không được trị quá liều hoặc không thực hiện điều trị lúc trời quá nóng.

- Phèn xanh (CuSO4.5H2O) nồng độ 0,2 - 0,5 g/m3 hòa tan tạt đều ao, đồng thời kết hợp rải muối hột trực tiếp xuống ao với liều lượng 5 kg/100m2. Lưu ý để xử dụng phèn xanh hiệu qủa cần phải đo độ kiềm trong nước và lượng phèn xanh sử dụng được tính như sau:

Lượng phèn xanh sử dụng (mg/L) = độ kiềm trong nước (mg/L)/100


Bài viết đã được mua tác quyền từ tác giả, bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ TS. Phạm Minh Đức - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ.

Một số bệnh thường gặp trên tôm Hùm

Một số bệnh thường gặp trên tôm Hùm


Một số bệnh thường gặp trên tôm hùm by ST | Mot so benh thuong gap tren tom hum

Hiện nay, phong trào nuôi tôm hùm lồng, tôm hùm bè trong tỉnh đang phát triển mạnh, nhất là ở thị xã Cam Ranh, huyện Vạn Ninh, TP. Nha Trang. Sau đây xin giới thiệu về cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm.


1. Bệnh đen mang
- Dấu hiệu bệnh lý: Mang tôm có những điểm đen, các tơ mang chuyển màu đen, mang thối rữa toàn bộ. Quan sát bằng mắt thường thấy những búi sán lá đơn chủ trắng nhỏ như sợi tóc. Sán lá sẽ đục thủng mang gây hoại tử tế bào. Thân tôm cũng xuất hiện những đốm đen, mắt tôm cũng có thể chuyển sang màu đen. Bệnh xuất hiện ở cả tôm con và tôm trưởng thành.

- Nguyên nhân: Mang tôm bị đen là do sắc tố Melanin phát triển tại các mô của mang bị phá hủy do các tác nhân: Ký sinh trùng sán lá đơn chủ (xuất hiện nhiều sau các cơn mưa), nấm Fusarium, vi khuẩn dạng sợi Vibrio, nồng độ khí độc Amoniac và Sulfur hydro trong môi trường cao.

- Tác hại: Tôm bỏ ăn, hô hấp kém, nằm dưới đáy lồng và chết hàng loạt.

- Cách phòng trị:
+ Tắm cho tôm bằng Formol với nồng độ từ 15 - 25ml/m3 nước trong 10 - 15 phút, có sục khí. Thời gian chữa trị từ 5 - 7 ngày.
+ Tắm cho tôm bằng Sulfat đồng, nồng độ 0,5gr/m3 nước trong 5 - 7 phút, có sục khí. Thời gian chữa trị từ 5 - 7 ngày. Lưu ý tôm bệnh sau khi xử lý thuốc cần được thả nuôi ở một lồng khác.
+ Treo những túi vải có chứa vôi ở giữa lồng tôm hoặc đặt ở những vùng đáy lồng nuôi bị ô nhiễm. Vôi có tác dụng diệt ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn tốt.
+ Có thể sử dụng một số kháng sinh như Norfloxacin, Nalidixic acid, Ciprofloxacin để phòng trị bệnh bằng cách trộn vào thức ăn với lượng từ 30 - 50mgr/kg thức ăn. Thời gian điều trị từ 5 - 7 ngày.

2. Bệnh đốm trắng trên vỏ
- Dấu hiệu bệnh lý: Trên vỏ tôm và dưới giáp đầu ngực xuất hiện những đốm trắng.

- Nguyên nhân: Cần phân biệt rõ nguyên nhân.
+ Nếu tôm có đốm trắng song vẫn khoẻ mạnh, hoạt động bình thường thì không phải do dịch bệnh. Nguyên nhân là do hàm lượng Canci, Manhê trong nước cao. Đây không phải là hiện tượng bệnh, tôm lột xác các đốm trắng sẽ mất đi.
+ Trường hợp tôm nhiễm nấm, vi khuẩn đặc biệt nhiều ở vùng đáy bị ô nhiễm sẽ gây ra bệnh đốm trắng trên vỏ.

- Tác hại: Tôm giảm ăn, giảm tăng trưởng, không lột xác được hoặc chu kỳ lột xác kéo dài, tôm chết rải rác.

- Cách phòng trị:
+ Tắm cho tôm bằng Xanh Malachite (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) với nồng độ 1gr/m3 nước, sục khí trong vòng 15 phút. Thời gian chữa trị từ 5 - 7 ngày.
+ Tắm cho tôm bằng Sulfat đồng với nồng độ 0,5gr/m3, sục khí trong vòng từ 5 - 7 phút. Thời gian chữa trị từ 5 - 7 ngày.
+ Treo túi vải đựng vôi để phòng và trị bệnh.

3. Bệnh đỏ thân
- Dấu hiệu bệnh lý: Mang tôm và thân tôm đều chuyển sang màu hồng. Bệnh xuất hiện ở tôm con và tôm trưởng thành.

- Nguyên nhân: Nước và đáy khu vực lồng, bè nuôi bị ô nhiễm nặng, thức ăn thừa quá nhiều, công tác vệ sinh kém; nhiễm vi khuẩn Vibrio.

- Tác hại: Tôm bỏ ăn, kém hoạt động, giảm tăng trưởng và chết hàng loạt.

- Cách phòng trị:
+ Vệ sinh lồng, bè nuôi sạch sẽ, tạo môi trường nước thông thoáng, giảm lượng khí độc.
+ Tắm cho tôm trong dung dịch Oxytetracyline với nồng độ từ 0,5 - 2gr/m3 nước. Thời gian tắm 15 phút. Thời gian chữa trị từ 5 - 7 ngày.
+ Trộn thuốc kháng sinh Oxytetracyline cộng với dầu thực vật vào thức ăn với trọng lượng 50mgr/kg thức ăn. Cho tôm ăn liên tục 5 - 7 ngày.
+ Có thể sử dụng kháng sinh mới có độ nhạy cao như Norfloxacin, Nalidixic acid, Ciprofloxacin với lượng 30 - 50mgr/kg thức ăn liên tục trong 5 - 7 ngày.

4. Bệnh trắng râu
- Dấu hiệu bệnh lý: Râu 1 chuyển từ màu nâu sang màu vàng, hồng rồi sang trắng. Bệnh này xuất hiện phổ biến ở giai đoạn tôm con.

- Nguyên nhân: Tôm con bị nhiễm nấm Lagenidium sp, Fusarium sp.

- Tác hại: Tôm con chết hàng loạt.

- Cách phòng trị:
+ Treo túi vôi giữa các lồng nuôi. Vôi có tác dụng diệt nấm tốt.
+ Tắm cho tôm bằng dung dịch Formol với nồng độ từ 15 - 25ml/m3 nước, sục khí trong 15 phút. Thời gian điều trị từ 5 - 7 ngày.

5. Bệnh long đầu
- Dấu hiệu bệnh: Phần giáp đầu ngực và phần thân long ra. Trong lớp biểu bì tiết dịch nhầy hôi thối. Bệnh xuất hiện ở tôm con và tôm trưởng thành.

- Nguyên nhân: Tôm nhiễm vi khuẩn Vibro sp, Aeromonas.

- Hậu quả: Tôm chết rải rác.

- Cách phòng trị:
+ Tắm cho tôm trong dung dịch Oxytetracylin với nồng độ 0,5 - 2gr/m3. Thời gian tắm 15 phút. Thời gian chữa trị từ 5 - 7 ngày.
+ Trộn thuốc kháng sinh Oxytetracylin và dầu ăn với lượng từ 40 - 50mgr/kg thức ăn. Cho ăn liên tục 5 - 7 ngày.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Kỹ thuật nuôi Cua Biển trong ao đất

Kỹ thuật nuôi Cua Biển trong ao đất


Kỹ thuật nuôi cua biển trong ao đất by TTKNQG | Ky thuat nuoi cua bien trong ao dat

Cua biển (Scylla paramamosain) là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao bởi hàm lượng mỡ thấp, protein cao, dồi dào về khoáng chất và vitamin. Con cua được xem là đối tượng nuôi xoá đói giảm nghèo của bà con ngư dân vùng biển. Những năm gần đây, nghề nuôi cua thương phẩm phát triển khá mạnh. Quy trình nuôi cua thương phẩm trong ao đất như sau:


1. Chuẩn bị ao nuôi
- Ao nuôi cua thường rộng khoảng 5.000m2, có cống cấp và thoát nước riêng. Chọn ao ở vùng chất đất ít bị nhiễm phèn, chất đáy là bùn pha cát, thịt pha sét, không có qúa nhiều bùn nhão, lớp bùn <20cm, pH từ 7,5 – 8,2 và độ mặn từ 10 - 25‰. Đào mương sâu 0,5 - 0,7m từ cống này đến cống bên kia. Mương có độ dốc xuôi từ cống cấp đến cống tiêu nước. Trong ao tạo nhiều gờ nổi diện tích mỗi gờ từ 10 - 100 m2 tuỳ diện tích ao. - Tháo cạn nước và bón vôi với lượng bón khoảng 6kg/100m2. Phơi nắng 5 - 10 ngày cho đáy ao đến khi nứt nẻ. Tiến hành thả chà và lấy nước qua lưới lọc vào ao, mức nước là 0,6 - 0,8m. Chà được làm bằng các loại cành cây như: bần, đước... được phơi khô và bó lại thành bó. - Gây màu nước bằng phân urê: 2kg/1000m2, NPK (20:20:0): 2kg/1000m2. Ngoài ra có thể dùng phân gà để bón cho ao. Phân được hòa tan với nước ngọt, tạt xuống ao vào lúc 9 - 10h sáng. - Làm đăng chắn quanh bờ không cho cua vượt bờ ra ngoài, có thể dùng lưới ruồi bao quanh, đăng tre, ….Đăng,lưới chắn phải nghiêng về phía trong ao một góc 450, đăng phải cao từ 0,8 - 1m. 2. Thả giống
- Nguồn giống là nguồn cua sản xuất nhân tạo, cua bột có kích thước 0,5 – 0,7cm được ương lên giống 2 - 5cm, chất lượng tốt, đủ các phần phụ và mạnh khỏe. giống khỏe mạnh, đồng cỡ, màu sắc tươi sáng, không bệnh


- Mật độ thả: cõ cua 1,5 - 2 cm thả 1con /m2. Nên thả cua vào buổi sáng, cua được thả đều khắp ao. Thả cua sát mép nước để cua tự bò xuống. Trước khi thả cần chú ý sự chênh lệch độ mặn, nếu độ mặn quá chênh lệch ta cần thuần hoá rồi mới thả. Nên thả vào lúc nhiệt độ còn thấp (7 – 9 giờ sáng).

3. Cho ăn
- Trong nuôi quảng canh nguồn thức ăn chủ yếu là tự nhiên. Tuy nhiên khi thức ăn tự nhiên trong ao nuôi nghèo nàn ta nên cho cua ăn thêm thức ăn chế biến.
Thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống như cá tạp, …Những ngày không có thức ăn tươi sống thì cho cua ăn thức khô : cá vụn, tép, moi phơi khô,..., trước lúc rải xuống ao cho cua ăn nên ngâm cá khô vào nước cho cá mềm ra.

- Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 4 – 6% tổng khối lượng cua trong ao.
Cách tính tổng khối lượng cua trong ao: Khoanh 5 điểm khác nhau ( 4 góc và 1 ở giữa ao) có diện tích khỏang 4 - 5m2 rồi bắt sạch cua ở mỗi điểm.

- Tổng số cua A (con) = [Tổng số cua bắt được B (con) x diện tích ao]/(5 x diện tích 1 điểm bắt).

- Khối lượng cua trong ao M (kg) = [(Tổng khối lượng cua bắt được x A (con)]/B (con)
Cua thường hoạt động bắt mồi vào buổi tối. Vì vậy, mỗi ngày cho cua ăn một lần vào thời gian từ 17 – 19h. Thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau.

- Dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua. Sau 2-3 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu cua ăn hết thức ăn trong sàng thì có thể tăng lượng thức ăn, nếu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức ăn.

4. Chăm sóc, quản lý
- Mỗi ngày thay 20 - 30% lượng nước trong ao. Một tháng nên thay toàn bộ nước trong ao 2 lần.


- Nước trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.

- Định kỳ thu mẫu để tính sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ hoặc định kỳ 10 ngày bắt cua lên kiểm tra tốc độ sinh trưởng và tình trạng sức khoẻ của cua để có giải pháp xử lý kịp thời

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, rào chắn, tránh thất thoát cua.

5. Thu hoạch
- Sau 04 tháng nuôi, cua đạt tỉ lệ sống trung bình trênn 50%, kích cỡ thương phẩm 0,25 – 0,3 kg/con, ta tiến hành thu cua.

- Thu toàn bộ: Khi cua giống đạt kích cỡ yều cầu, thu hết giá thể mà cua trú ẩn, rồi tiến hành xả cạn bắt cua. Có thể thu tỉa bằng thả rập.

Kỹ thuật trồng Mít không hạt

Kỹ thuật trồng Mít không hạt


Kỹ thuật trồng mít không hạt by C.ty TNHH | Ky thuat trong mit khong hat

I. Tổng quan
- Mít không hạt có mùi vị thơm ngon, múi và xơ có màu vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong múi không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, tỉ lệ phần ăn được trên 90 %. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 9 - 10 kg, trái lớn 13 - 15 kg. Khi chín vỏ trái có màu vàng xanh, quả cân đối.

- Thời gian từ trồng đến cho trái 14 - 18 tháng, nếu điều kiện chăm sóc tốt đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới, cây cho trái sau khi trồng 10 - 12 tháng. Cây con phát triển mạnh, cành mọc dày, phân bố đồng đều quanh thân chính, lá xanh bóng, lá non cuộn tròn tựa lá chè xanh, mép lá khi còn non có răng cưa rất rõ. Giá bán và hiệu quả kinh tế cao nhất so với các giống mít được trồng hiện nay.


- Mít không hạt có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong trái khi chín rất cao. Khi trái già vỏ có màu vàng xanh, gai nở, các đường chỉ xung quanh gai chuyển thành màu vàng sậm. Dùng thang hay dụng cụ hái chuyên dụng để hái trái tránh làm vỏ mít chấn động mạnh hay tổn thương sẽ dễ bị thối.

- Múi không hạt có hương vị đặc biệt, vị ngọt lịm, hương thơm. Tại hội thi trái ngon - An toàn Nam bộ lần 2 tổ chức tại TP.HCM năm 2010, mít không hạt đạt giải Lạ, Hiếm – Mít Không Hạt. Chất lượng trái được các nhà khoa học, các nhà quản lý nông nghiệp và nông dân tham gia đánh giá rất cao.

II. Kỹ thuật trồng mít không hạt
1. Yêu cầu chung
a) Đất trồng
Cũng như các giống mít khác, mít không hạt thích nghi rộng có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa ĐBSCL,…

b) Khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng thích hợp 5 x 5 m hay 6 x 6m.

c) Chuẩn bị hố trồng
Hố trồng đào 50 x 50 x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10 - 12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150 - 250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

2. Kỹ thuật trồng
- Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống khoảng 2 - 3 cm. Sau đó, dùng tay hoặc cuốc móc một lỗ ở tâm hố, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như: Dithane M-45, Mancozeb hay Ridomil,... phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc.

- Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2 - 3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2 - 3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài.

- Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.

3. Kỹ thuật chăm sóc
a) Tưới nước
Tưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới nước. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên cho mít ít nhất 1 tháng đầu. Tuy nhiên, trồng trong điều kiện ngập úng, đất đóng váng, hay tưới quá nhiều nước dễ dẫn đến thoái hóa rễ do đó chúng ta nên xem xét tưới khi nào cần thiết.

b) Cắt tỉa cành
Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành phân bố đều, mít không hạt cành thường mọc dày, do vậy việc cắt tỉa cho tán cây thông thoáng cần cần thiết để cây có bộ tán cân đối cành to khỏe, hạn chế sâu bệnh trú ẩn, việc cắt tỉa nên thực hiện được tiến hành đều đặn 1 - 2 tháng một lần,…

c) Bón phân
- Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1 - 1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 100 - 150 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất.

- Năm thứ 2: lượng bón cho một cây là: 1,5 - 2,0 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2.

- Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho trái kinh doanh, lượng phân tăng so với năm trước 0,5 - 1,0 kg/cây. Chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian quả đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400 - 500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần như vậy trái sẽ chính tập trung, màu thịt quả vàng hơn vàng mùi vị thơm ngon hơn.

III. Phòng trừ sâu bệnh
1. Sâu đục thân, đục cành
Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC.

2. Ruồi đục trái
Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec...

3. Sâu đục trái
Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.
Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.

4. Ngài đục trái
Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái.

5. Rầy, rệp gây hại
- Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec...

- Để bảo vệ tốt cây trồng nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM+Thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên. Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên dịch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh. Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.

- Xây dựng hệ thống dự báo sâu bệnh, thiên dịch, những điều kiện tự nhiên để có thể định hướng phù hợp tình hình sản xuất thực tế. So với các loại cây ăn trái khác Mít không hạt là cây dễ trồng, chịu hạn rất tốt, ít công chăm sóc, áp dụng quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM tốt có thể không cần sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, cho có năng suất cao, chất lượng ngon, thích hợp ăn tươi, chế biến,… và mang lại hiệu quả cao.

6. Nhện đỏ
Nhện bám mặc dưới lá trưởng thành hoặc lá non, chích hút làm lá cong queo, lá vàng và rụng, khi phát hiện bệnh tấn công sử dụng các loại thuốc trừ nhện như: alfamite, comite, komulus,… dọn vệ sinh vườn và cắt bỏ và tiêu hủy các lá bị nhện gây hại.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Thông tin về lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ IV năm 2013

Thông tin về lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ IV năm 2013


Thông tin về lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ IV năm 2013 by DĐCP | Thong tin ve le hoi ca phe Buon Me Thuot lan thu IV nam 2013

Sáng ngày 20/7/2012, tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk đã diễn ra cuộc họp Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ IV năm 2013 nhằm triển khai một số công tác chuẩn bị cho Lễ hội.


- Ông Lữ Ngọc Cư – Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk – Trưởng Ban chỉ đạo Lễ hội, ông Y DHăm ÊNuôl – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk – Phó trưởng ban trực Ban chỉ đạo, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội chủ trì cuộc họp. Tham gia cuộc họp còn có các Sở, Ban, ngành là thành viên của Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Lễ hội.

- Lễ hội nhằm góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam, cà phê Buôn Ma Thuột. Đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng, phát triển các hoạt động hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê; nâng cao nhận thức và tôn vinh các doanh nghiệp và những người nông dân sản xuất, phát triển cà phê bền vững, góp phần xây dựng và từng bước định hình về thương hiệu cà phê Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng.

- Dự kiến Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ IV năm 2013 sẽ diễn ra từ ngày 09 đến hết ngày 12/3/2013.

Kỹ thuật trồng Gấc

Kỹ thuật trồng Gấc


Kỹ thuật trồng Gấc by C.ty CPNNĐP | Ky thuat trong gac

1. Tổng quan
- Hiện nay trên thị trường có 02 loại gấc cần phân biệt: gấc nếp và gấc tẻ.

- Gấc nếp: Trái to, nhiều hạt, gai to, ít gai, khi chín chuyển sang màu đỏ cam rất đẹp. Bổ trái ra bên trong cuồi (cơm) vàng tươi, màng đỏ bao bọc hạt có màu đỏ tươi rất đậm và dày thớ.


- Gấc tẻ: Trái nhỏ hoặc trung bình vỏ dày tương đối có ít hạt, gai nhọn, trái chín bổ ra bên trong cơm có màu vàng nhạt và màng đỏ bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không được đỏ tươi như gấc nếp, nên chọn giống gấc nếp để có trái to nhiều nạc bao quanh và chất lượng màu cũng tốt hơn.

- Những yếu tố cần thiết cho quá trình canh tác cây gấc mà bà con nông dân cần lưu ý:
+ Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho cây gấc phất triển là 23,3 0C (đối với miền nam, tây nguyên).
+ Độ ẩm: cây gấc cần độ ẩm theo từng giai đoạn phát triển của cây nhưng độ ẩm tối đa cho cây gấc là từ 70-80%.
+ Thời gian chiếu nắng: thời gian chiếu sáng cần thiết cho cây gấc là 8 tiếng mỗi ngày.

2. Kỹ thuật trồng gấc
a) Thời Vụ Trồng
- Miền Bắc: Nên trồng vào tháng 2 - 3 dương lịch.

- Miền Nam và Tây Nguyên: Trồng vào đầu mùa mưa, nơi đất ẩm, sẳn nước tưới.

b) Kỹ thuật trồng
- Để có năng suất cao nên chọn đất tốt (đất phù sa), thoát nước. Cuốc xới để ủ nơi định trồng với khoảnh đất khoảng 1m2, sâu độ khoảng 40 - 60 cm.

- Bón lót
+ GV-Hữu cơ vi sinh: 2 kg/hố
+ Hữu cơ GV-ORGANIC : 500 gr/hố
+ Phân chuồng hoai : 10 kg/hố
+ Super Lân : 500 – 600 gr/hố
+ Thuốc trừ sâu Vibasu 10H : 50 gr (ngừa sâu bọ phá hại rể)/hố
Tất cả được trộn chung với đất mặt để bón cho một hố
+ Vôi: 0,3 – 1 kg (tùy độ chua của đất): lưu ý vôi phải trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón phân lót.
+ Sau khi cây con có 4 - 5 lá thật, phun phân bón lá GV 16-16-8 để cây phát triển nhanh. Định kỳ 7 - 10 ngày/lần. Nên kết hợp tưới gốc bằng GV601S K.HUMAT: pha 50cc/5 lít nước, tưới quanh vùng rể cho thấm xuống đất để kích thích bộ rể phát triển, định kỳ 10 ngày/1 lần .

- Quy mô hộ gia đình: Tân dụng đất, trồng gấc sát cạnh rào, bên gốc cây đa, ở bờ ao hay gốc bờ tre… hoặc các cây nào đó làm cộc cho gấc leo cao.

- Quy mô lớn: Chọn địa điểm, chọn đất có điều kiện thuận tiện và làm cho giàn gấc leo. Gấc ưa đất mát, bằng phẳng, tiện sông suối để tưới nước. Gấc trồng thành từng hàng thẳng , mỗi cây cách nhau khoảng 3-4m và hàng nọ cách hàng kia khoảng 4 - 5m.

c) Thiết kế giàn leo
- Trồng gấc cũng như trồng mướp, trồng bầu, cần phải đào hố hoặc đào rãnh trồng và làm giàn cho dây gấc leo mới có nhiều trái. Trong sản xuất gia đình nào cũng có thể cho gấc bò lên các cây thân gổ trong vườn đã bị chết khô hoặc bò phủ tán các cây thân mọc còn sống nhưng năng suất không cao, dây gấc leo càng cao thì càng ít qủa,…cho leo ngang quả nhiều hơn.

- Trồng tập trung cần chú ý: Tìm hướng cho hàng gấc để tránh gió bão làm đỗ. Tùy từng địa phương và địa hình, địa vật. Làm giàn hoặc làm giậu làm sao để hướng gió đi vào giữa hai giậu gấc.

- Cách làm giậu (đối với vùng đất đồi núi): trên một đường thẳng theo hướng gió đã chọn, trồng những cây để làm cọc (như cây gạo, phượng tre, bưởi..) cách 3m trồng 1 cây. Năm đầu và năm thứ hai có thể đóng cọc xen những cây đó để làm giậu. Năm thứ ba những cây kia lớn sẽ thay thế cho cọc. Khi cây gấc phát triển mạnh phải chặt ngọn các cây trồng làm cọc chỉ để phần thân cây cao bằng với tay người lớn (Nếu có điều kiện thì nên dùng trụ bê tông thì tuổi thọ vĩnh viễn và năng suất cao).

- Làm giàn: Giàn có thể dựng bằng các cây tạp, tre nứa hoặc cột bêtông. Bên trên gác các cành tre hoặc đan bằng dây thép hoặc dùng dây cước một sợi (đường kính dây khoảng 2mm) đan thành lưới (kích thước mắt lưới: 40x40cm), sau đó căng lên giàn. Giàn bằng lưới cước chi phí thấp và có thể giữ được từ 3 - 5 năm. Cách làm này đang đươc triển khai rộng rãi ở các tỉnh như Hải Dương, Thái Bình … cho hiệu quả kinh tế cao.

3. Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
a) Chăm sóc cây gấc
- Khi cây mọc dài khoảng 30 - 40 cm. Theo dõi bắt ngọn leo vào giậu hoặc lên giàn và thường xuyên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn; kiểm tra các gốc xem gốc nào có nhiều quả để sau năm thứ nhất giử lại.

- Cuối mùa hoa, cắt bớt các giậu con cụt không có hoa để giậu được nhẹ bớt và nhựa cây tập trung nuôi quả. Thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ đất quanh gốc cách gốc 25-30cm để kích thích rễ phát triễn.
-Bón phân thúc: Ngoài lượng phân bón lót, mỗi năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa nên bón thúc thêm mỗi hố để cây sinh trưởng mạnh cho nhiều trái, trái to:
+ NPK (20-20-15) : 30 – 50 gr./ hố
+ Hữu cơ vi lượng GV-ORGANIC : 50 gr/ hố.
+ Cách bón : đào rãnh rộng 10cm sâu 10cm, hình vành khăn cách gốc 25 – 30cm bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại hoặc rải đều phân lên mặt đất cách gốc 25 cm rồi dùng cuốc xới nhẹ lấp phân. Xếp cỏ khô, rơm rạ lên mặt để giữ ẩm và chống rửa trôi.
+ Tưới GV 601S K.HUMAT: pha 50cc/ 5lít nước ,tưới quanh vùng rể cho thấm xuống đất để kích thích bộ rể phát triển và ra rể mới.
+ Đầu mưa, phun phân bón lá GV 16-16-8 để thân lá phát triển mạnh.
+ Trước khi cây chuẩn bị ra hoa 1 tháng, phun phân bón lá GV 20-20-15 để hình thành nhiều hoa.
+ Sau khi đã đậu trái, phun phân bón lá GV-603 S SIÊU TO TRÁI để trái to..Trong giai đoạn trái đang phát triển mạnh, nên phun GV SIÊU CANXI-SIÊU BO để trái chắc, tránh nứt trái, chất lượng cao.

- Tưới và thoát nước: Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước và thoát nước ở gốc cây cho tốt.

- Cây rất cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và phát trển trái. Thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái phát triển kém, năng suất thấp. Độ ẩm thích hợp để trồng gấc là 70-80% độ ẩm tối đa.

- Ngoài các biện pháp chăm sóc bón phân, tưới đủ nước trong gia đoạn cây ra hoa phát triển trái, kỹ thuật phun một số chất kích thích tốt trong giai đoạn cây còn nhỏ có 1 - 2 lá thật cũng làm tăng số hoa cái trên cây. Các hóa chất thường dùng là NAA ( Naphthalen acetic acid) phun ở nồng độ 25 – 100 ppm cho kết quả tốt. Phun GV- KÍCH RA RỂ (có chứa NAA) lên cây gấc lúc có 2 lá thật giúp bộ rể mau phát triển đồng thời làm tăng số hoa cái trên cây.

- Thụ phấn nhân tạo: Gấc là cây lưỡng tính: hoa đực và hoa cái cùng trên một dây, hoặc trên các dây của cùng một gốc. Việc thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ, ong bướm,... Để tăng năng xuất, người ta tiến hành thụ phấn nhân tạo. Một trong những cách làm hiệu quả đó là dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi đều lên đầu nhuỵ của hoa cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái đã nở đều.

- Xử lý để gốc gấc và dây gấc: Trong điều kiện thời tiết bình thường sau khi hái trái gần xong vào khoảng cuối tháng 2 dương lịch ở Miền Bắc cây gấc đã rụng lá gần hết, dùng dao hay kéo cắt cành để chặt hoặc cắt dây gấc đi chừa một đoạn gốc dài 40 - 60cm trên mặt đất, sau đó đào hố hình vành khăn rộng 20 cm sâu 10 cm cách gốc 25 - 30 cm bón phân rồi lấp đất lại và tưới nước để gốc tái sinh chồi mới. Mỗi năm cắt dây 1 lần; sau 3-4 năm gốc gấc rất to sẽ cho nhiều trái nếu chăm sóc tốt. Còn ở khu vực Tây Nguyên, Miền Nam: Do đặc điểm khí hậu, các yếu tố chất đất tạo nên, Gấc có trái quanh năm. Để có năng suất cao và trái to, trong quá trình chăm bón chọn những dây Gấc không có hoa, nhỏ, sợi dài cắt tỉa hoặc dây Gấc trái quá nhỏ, ít trái cắt tỉa để dây Gấc ra dây mới có khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và cho năng suất cao hơn. Sau mỗi lần tỉa cánh thì tưới nước và phun thêm một lượng phân bón lá GV 16-16-8 để thân và lá phát triển mạnh và tăng khả năng ra hoa, ra trái nhiều (phun vào buổi chiều khi mặt trời lặn) và phải duy trì được độ ẩm của đất 80 – 85%.
b) Các loại sâu hại gấc: Hiện nay đã phát hiện nhiều loại sâu bệnh phá hoại cây gấc cần phòng trừ.
- Về sâu hại:
+ Bọ dừa (ceratia similis) bọ cánh cứng dài 8mm cánh màu vàng ăn phá hoại lá gấc. Phòng trừ bằng cách xịt các loại thuốc như Tata 25WG xịt đều trên lá.
+ Rầy mềm (Aphid gossypii) bu mặt dưới lá hút nhựa, xịt Decis 50ND hoặc Vicidi-M 50ND 20-30 cc/bình 8 lít.
+ Nhện đỏ (Tetronychidea) tập trung nhiều ở mặt dưới lá thường thấy trong mùa nắng làm úa lá vàng, xoắn lá, dây gấc mọc cằn cỗi phòng trừ bằng cách phun Alfumite 15EC hoặc SK Enpray 99EC xịt đều trên lá.
+ Ruồi trái cây (Dacus cucurbitea) phá hại nặng khi gấc có trái. Ruồi chích trái đẻ trứng ấu trùng phát triển phá vỏ trái làm thối trái, trị bằng cách phun xịt dung dịch Oncol 20EC liều lượng 30ml/8lít, vệ sinh lượm đốt bỏ các trái gấc thối rụng.
+ Sâu xanh ăn hại lá gấc: dùng thuốc Padan 95SP phun vào buổi chiều mát.

- Về bệnh hại:
+ Bệnh Đốm Lá: (Downy mildew) do nấm Pseudope-ronopora cubensis Rostow gây bệnh lá gấc bị bệnh mặt trên có nhiều chấm vàng, mặt dưới có các chất xám sau đó lá chết héo. Dây gấc bị bệnh phát triển kém không cho trái hoặc cho ít trái, trái nhỏ phẩm chất kém, phòng trị bằng cách xịt dung dịch Viben – C hoặc Viroral 50BTN lên lá.
+ Bệnh Cháy Lá :(Anthracnose) do nấm Collectrichum lagenarium Ell and Halst gây bệnh. Lá gấc bị bệnh cháy thành đốm hoặc cháy khô cả lá phòng trị giống như bệnh đốm lá.
+ Bệnh Hoa Lá :( Mosaics) do virus (CMV) gây bệnh lá gấc bị bệnh thường bị đốm vàng xoắn lá dây mọc còi cọc không cho trái, bệnh do siêu vi trùng gây ra không có thuốc trị, phòng trừ bằng cách nhổ bỏ phun thuốc trị bọ dừa và rầy mềm truyền bệnh cũng giảm bớt bệnh.
+ Bệnh sương mai: (Oidium sp.)
. Trên trái: đốm trên lá có vết bệnh hình góc cạnh, xung quanh có viền màu vàng, mặt sau vết bệnh có một lớp sợi nấm màu trắng phát triển. Bệnh nặng làm cho lá khô héo và chết.
. Trên trái: đầu tiên bệnh xuất hiện ngay cuống trái, làm cho cuống biến vàng và khô, sau đó lan dần xuống trái làm thối ngay cuống trái và trái rụng.
Đối với loại bệnh này chúng ta có thể phòng bằng các biện pháp canh tác như trồng với khoảng cách hợp lý, thường xuyên cắt tỉa các cành ốm yếu, cành không cho trái… để tạo cho giàn được thông thoáng… Trong trường hợp gặp điều kiện thời tiết nhiều sương mù và khi bệnh chớm xuất hiện thì chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc BVTV để phun phòng trừ: Ridomil Gold, Viben C, Topsin-M, Score, Anvil, Mataxyl, Aliette, Agri-phos, …
+ Bệnh Tuyến Trùng (Nematode): Tuyến trùng Meloidogyne spp. làm rễ, dây gốc bị tuyến trùng phá hoại trông còi cọc phát triển kém, vàng cho trái hoặc không cho trái. Phòng trừ bằng cách rải một hố 30gram Vifuran 10H hoặc 20gram Vimoca 10G khi gieo hạt hoặc trồng cây con.

4. Quy trình thu hái gấc
Để đảm bảo thời gian thu hoạch quả gấc cần chú ý những điểm sau:
- Chỉ nên thu hái gấc khi quả đã chín đỏ (đỏ đến ½ quả). Màng đỏ bọc ngoài hạt dày và có nhiều chất béo sẽ chiết tách được nhiều dầu Beta-Caroten. Khi hái nên chọn những ngày nắng, dùng dao sắt hoặc kéo bén cắt cuống trái chừa một đoạn dài 8 - 10 cm. Quả được xếp vào trong sọt, một sọt nặng khoảng 10 - 15 kg để tiện vận chuyển. Dưới đáy sọt cứ một lớp quả lại để một lớp rơm rạ giữ cho quả gấc khỏi bị vỡ bẹp, nhất là khi vận chuyển đi xa. Trước khi sử dụng trái gấc cần được tồn trữ nơi thoáng mát.

- Yêu Cầu Thu Mua: Quả gấc phải chín đều về sinh lý, không dập nát, thối hỏng…, không chín ép, không giấm. Trọng lựơng quả từ 0,8kg trở lên.

- Màng gấc sấy khô phải đạt: Độ ẩm 7% - 8% (kiểm tra độ ẩm bằng cách bẻ đôi màng
gấc, nếu gảy đôi là đạt độ ẩm), màng không dị tật, mốc, cháy khét, sâu mọt, …

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Mô hình làm giàu từ nuôi Ba Ba trong ao

Mô hình làm giàu từ nuôi Ba Ba trong ao


Mô hình làm giàu từ nuôi Ba Ba trong ao by BNN | Mo hinh lam giau tu nuoi ba ba trong ao

Được biết gia đình chú Nguyễn Văn Nhứt (Tư Nhứt) ở ấp Long Sơn, xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đã có kinh nghiệm nuôi ba ba 10 năm.


- Gia đình Chú trước kia ở xã An Hòa, huyện Thanh Bình do không đất canh tác, không nghề nghiệp chính, cuộc sống bấp bên, vất vả nên đến ấp Long Sơn – Thông Bình lập nghiệp, bước đầu chỉ sống bằng nghề sạt bình và làm thuê mướn. Sau khi dự cuộc họp xóm vận động phát triển ngành nghề. Chú quyết định chọn mô hình nuôi ba ba với số vốn tích góp chú đã xây bể và thả nuôi ba ba, lợi dụng thức ăn có sẵn tại địa phương. Qua nhiều năm thả nuôi trong bể có hiệu quả và Chú tích lũy dần mua được một số đất phát triển ao và mở rộng mô hình. Với tinh thần chịu khó học hỏi tìm tòi những kiến thức từ sách vở, báo đài, bạn bè và tham quan mô hình nuôi ba ba ở nơi khác thì Chú đã mạnh dạn đầu tư nuôi ba ba. Bên cạnh đó Chú còn được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các ban ngành về mặt chuyên môn. Trong quá trình nuôi Chú đã tích lũy được một số kinh nghiệm.

- Chú chia sẽ kinh nghiệm nuôi ba ba: Chiều sâu ao từ 1,2 – 1,5 m, xây vách tường xung quanh ao từ đáy ao lên khỏi mặt đất là 2,5 m. Đáy được bơm cát chiều cao 3 – 4 cm. Trước khi thả giống cần rãi vôi sát trùng, sau 3 ngày tiến hành bơm nước sâu 0,8 – 1 m là vừa và để yên 2 -3 ngày rồi tiến hành thả giống. Trong quá trình nuôi Chú định kỳ thay nước 1 lần/tháng và cho ăn theo trọng lượng thân của ba ba qua các tháng nuôi. Ngoài cho ba ba ăn bằng cá tạp vào mùa lũ Chú còn kết hợp cho ăn bằng thức ăn công nghiệp 40% đạm vào lúc giá cá mồi cao. Hơn 6 tháng nuôi cần phân biệt đực, cái nuôi tách riêng nhằm hạn chế cắn nhau gây hiện tượng lỡ loét. Định kỳ 6 tháng nuôi cần diệt ký sinh trùng 1 lần bằng thuốc Nuva – Prazi Fish và thường xuyên bổ sung Vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng cho ba ba. Trong quá trình nuôi cần chú ý định kỳ thay nước và không để lớp bùn cát đáy ao bị bẩn. Nếu thấy ba ba bị bệnh hoặc nghi nghờ bệnh cần bắt nhốt riêng để theo dõi, chữa trị, đồng thời có biện pháp tăng cường xử lý vệ sinh môi trường ao ngăn những con khỏe không bị lây bệnh. Tuy thời gian nuôi ba ba khá dài nhưng ít xảy ra bệnh.

- Hiện nay gia đình Chú có 3 ao với tổng diện tích là 1.400m2, đã thả nuôi 2.000 con ba ba năm 2008, qua một vụ nuôi gần 2 năm Chú đã thu hoạch được 1.650 con với sản lượng đạt 2.200 kg và bán với giá khá cao (130.000 – 270.000 đồng), Chú bán tổng cộng được 480.000.000 đồng. Sau khi trừ các khoảng chi phí cho một vụ nuôi là 180.000.000 đồng lợi nhuận 300.000.000 đồng, trung bình Chú lợi nhuận 150.000.000 đồng/ năm.

- Hiện nay Chú vẫn đang tiếp tục nuôi ba ba thịt, đồng thời cho sản xuất ba ba giống để cung cấp ra thị trường với giá 3.000 đồng/con giống. Đây cũng là nguồn thu nhập khá cao cho gia đình Chú trong năm. Trong cuộc sống nếu chúng ta biết mạnh dạn đầu tư đúng chổ và nhiệt tình trong công việc thì sẽ mang lại lợi nhuận khá cao cũng như mô hình nuôi ba ba của Chú Tư Nhứt. Đây là mô hình nuôi đầu tư khá dài về thời gian nhưng đổi lại giá bán ba ba cao và dễ tiêu thụ.

- Mô hình nuôi ba ba trong ao là mô hình khá thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình Chú. Từ một người nông dân không biết gì về kỹ thuật nuôi ba ba nhưng giờ Chú đã có một bề dầy kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi ba ba. Hiện nay gia đình Chú đã ăn nên làm ra có của cải và đã vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi baba thịt trong ao.

Bản tin thị trường Cà Phê ngày 24/7/2012

Bản tin thị trường Cà Phê ngày 24/7/2012


Bản tin thị trường cà phê ngày 24/7/2012 by DĐCP |Ban tin thi truong ca phe ngay 24/7

Giá cà phê trên cả 2 sàn quay đầu giảm sút trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng ảm đạm.


1. Thị trường London
- Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 9 giảm 20 USD, tương đương 0,92% xuống còn 2.167 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 cũng giảm 16 USD, tương đương 0,74% xuống còn 2.152 USD/tấn, mức giảm đáng kể.

- Đồng Euro vừa có ngày sụt giảm mạnh nhất trong rổ tiền tệ. Khủng hoảng Hy Lạp kéo dài đã làm nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới “nản lòng”, không còn muốn cứu giúp khi họ nhận ra rằng hàng trăm tỷ euro đã bị lãng phí trong 3 năm qua để nỗ lực ngăn chặn “điều không thể ngăn chặn”.

2. Thị trường New York
- Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 9 giảm 1,9 cent, tức giảm 1,03 % xuống 185,05 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm 2 cent, tức giảm 1,07% xuống 187,6 cent/lb, mức giảm cũng rất đáng kể.

- Các nhà xuất khẩu cà phê của Colombia cho biết, tiến độ thu hoạch của các nước sản xuất ở vùng Trung Mỹ tuy có chậm lại vì thời tiết cản trở nhưng lượng hàng tập trung về các cảng biển vẫn đảm bảo được nhu cầu.

3. Thị trường trong nước
- Giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên sáng nay giảm xuống còn quanh mức 43.500 đồng/kg, giao dịch của thị trường rất im ắng.

- Giá cà phê xuất khẩu loại R2, 5% đen vỡ, với mức trừ lùi chỉ còn 10 USD.

- Vào 3 tháng cuối vụ, lượng hàng lên tàu của Việt Nam có thể không bằng lượng hàng xuất đi của 1 tháng giữa vụ. Do đó giá trừ lùi (differentials) thường co về ở mức thấp nhất, đôi khi trở thành cộng mới có được hàng.

- Thông tin mới nhất khẳng định, chắc chắn kinh tế Mỹ sẽ phải chịu đựng những ảnh hưởng tiêu cực từ các vấn đề ở Eurozone, suy giảm ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi, giá dầu tăng cao hơn do căng thẳng từ chương trình hạt nhân của Iran.

- Thậm chí có ý kiến cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục thực hiện chương trình nới lỏng định lượng (QE). Tuy nhiên, các gói QE không còn có tác dụng vì lãi suất dài hạn đã ở mức quá thấp, và do đó hạ lãi suất cũng không thể thúc đẩy chi tiêu, nên lần này chắc chắn Fed sẽ không thể giải cứu nổi nền kinh tế.

- “Trong thế giới kết nối toàn cầu như hiện nay, chúng ta không thể chỉ xem xét những gì đang diễn ra ở từng nước. Cuộc khủng hoảng này không phân biệt biên giới mà đang gõ cửa tất cả các quốc gia trên thế giới.” Đó là nhận định được bà Christine Lagarde, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra hồi đầu tháng này.

- Theo phân tích kỹ thuật, giá cà phê Robusta đang đối diện với một đợt giảm sút trong ngắn hạn trước khi tăng trưởng theo sự mong đợi của nhà đầu tư.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Kỹ thuật trồng cây Thanh Trà

Kỹ thuật trồng cây Thanh Trà


Kỹ thuật trồng cây thanh trà by C.ty GCT | Ky thuat trong cay thanh tra

1. Tổng quan
- Cây Thanh Trà có tên khoa học Bouea gandaria Blume hay Bouea macrophylla Griff., thuộc họ Anacardiaceae, bộ Sapindales tên tiếng anh Marian plum, Gandaria, Marian mango hay Plum mango, là cây ăn trái nhiệt đới có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Ở Thái Lan, trái Thanh Trà được người tiêu dùng rất ưa chuộng, diện tích trồng Thanh Trà ở Thái tăng nhanh từ năm 1998. Năm 2001, chính phủ Thái bắt đầu xúc tiến quảng bá xuất khẩu loại trái cây này. Hiện nay, thanh trà Thái được xuất khẩu sang nhiều nước ở châu âu và được bày bán hầu hết trong các siêu thị ở Anh Quốc.


- Cây thanh trà dễ trồng, ít nhiễm sâu bệnh hại, chịu hạn rất tốt, các giống thanh trà thương mại có nguồn gốc ở Thái Lan, Mỹ hầu hết đều có dạng quả dài, mùi vị thơm ngon, thịt trái có nhiều chất bổ dưỡng, màu sắc và mẫu mã trái đẹp nên rất hấp dẫn người tiêu dùng. Ở nước ta mùa thu hoạch trái thanh trà sớm hơn so với nhiều loại trái cây khác nên trái dễ bán được giá cao.

- Thanh Trà ra hoa 2 đợt cách nhau khoảng 1 tháng, thời gian thu hoạch quả kéo dài từ giữa tháng 12 đến tháng 2 âm lịch. Theo tác giả (Chairuangyod, 1996) thanh trà là loại trái cây có nhiều tìm năng trong tương lai và là một trong những loại trái cây mang lại nguồn thu nhập cao nhất cho nhà vườn ở Thái.

2. Kỹ thuật trồng cây thanh trà
- Đất trồng: Cây thanh trà thích nghi rộng nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa Đồng Bằng Sông Cửu Long,…

- Khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng thích hợp trên đất có độ phì thấp là: 7m x 7m (200 cây/ha), 8m x 8m (156 cây/ha) Đối với nền đất có độ phì cao trồng với khoảng cách thưa hơn 9m x 9m (123 cây/ha).

- Chuẩn bị hố trồng: Hố trồng đào 50x50x50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10 - 12 kg phân chuồng đã ủ hoai, 150 - 250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

- Trồng cây: Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2 - 3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2 - 3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài. Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa thanh trà không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.

3. Kỹ thuật chăm sóc
- Tưới nước: Tưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước ít nhất 1 tháng đầu, nên tưới bằng vòi phun với lượng nước tưới vừa đủ.

- Cắt tỉa cành: Thanh Trà là loại cây đa thân, cây tự phân nhánh rất đều do đó việc cắt tỉa cành, tạo tán trong thời kỳ kiến thiết bơ bản đơn giản hơn so với các cây khác. Định kỳ 2 - 3 tháng dùng kéo tỉa bỏ bớt các cành mọc rậm rạp, tạo cho cây có bộ tán cân đối. Khi cây đã cho trái sau mùa thu hoạch, cắt tỉa bớt các nơi có mật độ cành mọc dày, tạo cho tán cây thông thoáng cây sẽ cho năng suất cao ở vụ kế tiếp.

- Bón phân: Hàng năm vào đầu mùa mưa bón mỗi gốc 15 - 25 kg phân chuồng hoai/gốc, mục đích bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vi lượng, độ mùn, tăng độ phì và tăng khả năng giữ của đất trong mùa khô. Bón bằng cách rãi đều lên mặc đất xung quanh mặc bồn.

4. Nhu cầu phân bón
- Năm thứ 1: Sau khi trồng 20 ngày bón phân NPK(15-15-15) hay NPK(16-16-8) 100 - 150g/gốc, bón bằng cách rải đều trên mặc đất xung quanh tán, tạo điều kiện cho rễ cây trồng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả nhất, sau khi bón dùng cào cỏ cào nhẹ lớp đất mặc để phân dễ thấm sâu, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng. Có thể pha loãng phân với nước tưới hiệu quả sẽ cao hơn. Sau đó định kỳ 3 - 4 tháng bón 1 lần, mỗi lần 100 - 200g/gốc kết hợp phun thêm phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.

- Năm thứ 2: dùng phân NPK trên bón liều lượng 0,5 - 1 kg, chia làm 2 lần bón (đầu và cuối mùa mưa).

- Năm thứ 3 và thứ 4: cây bắt đầu cho trái bón mỗi gốc 1,5 - 3 kg chia làm 3 lần bón: lần 1 sau thu hoạch, lần 2 trước ra hoa, ở lần bón phân 2 có thể trộn thêm 0,5 kg phân lân nung chảy nhằm bổ sung thêm lân, canxi, megiê và một số nguyên tố trung vi lượng khác cho cây, lần 3 bón sau khi trái đậu 1 tháng. Khi cây cho trái ổn định mỗi năm bón 3 - 4 kg NPK, cộng thêm mỗi gốc 0,5 - 1 kg phân kali (K2SO4), phân kali sulphat bón trước thu hoạch khoảng 20 ngày bằng cách rãi đầu khắp mặt bồn sau đó tưới nước 2 - 3 lần để phân thấm sâu sẽ làm tăng đáng kể độ ngọt và màu màu sắt thịt quả.

5. Thu hoạch quả
Cây thanh trà ghép cho trái sau 3 - 4 năm trồng, cây ≥ 7 năm tuổi cho năng suất 120 - 200 kg/cây. Trái thanh trà khi chín có thể neo trên cây 12 - 15 ngày. Dùng dụng cụ thang, kéo cắt trái và túi lưới để thu hoạch quả, hạn chế trèo lên cây vì dễ làm giãn, gãy cành sẽ ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. Khi cắt trái nên chừa 1 - 3 lá ở cuốn trái, trái sẽ tươi lâu và dễ bán. Sau khi hái nên phân loại những trái có cùng kích thước và độ chín. Sau khi phân loại, trái được cho vào thùng xốp, mỗi thùng 20 - 25 kg để chuyển đến các khách hàng và đại lý tiêu thụ.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Bản tin thị trường Cà Phê tuần 28 (9/7 – 14/7/2012)

Bản tin thị trường Cà Phê tuần 28 (9/7 – 14/7/2012)


Bản tin thị trường cà phê tuần 28 (9/7 – 14/7/2012) by DĐCP | Ban tin thi truong ca phe tuan 28 (9/7 – 14/7/2012)

Giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên lên lại mức 42.600-42.700 đồng/kg, nhen lại niềm hy vọng về giá cho người trồng cà phê còn cầm giữ hàng.

- Đầu tuần, thị trường cà phê Robusta tiếp tục sụt giảm bởi sức ép của nguồn cung gia tăng. Kỳ hạn giao tháng 9 mất thêm 32 USD, tương đương 1,56%, xuống mức 2.013 USD/tấn và giao tháng 11 cũng mất thêm 25 USD, tương đương 1,22%, xuống mức 2.024 USD/tấn.

- Trong khi đó thị trường cà phê Arabica bật tăng trái chiều để khẳng định chuỗi suy thoái kéo dài đã chấm dứt. Kỳ hạn giao tháng 9 có thêm 8,05 cent, tức tăng 4,56 %, lên mức 184,50 cent/lb và giao tháng 12 có thêm 7,95 cent, tức tăng 4,43 %, lên mức 187,35 cent/lb, mức tăng khá mạnh.

- Giá cà phê nhân xô trong nước giảm nhẹ về quanh mức 42.000 đồng/kg.
Giữa tuần, giá cà phê Robusta đan xen phiên trái chiều với dao động nhẹ gần như không thay đổi. Kỳ hạn giao tháng 9 và tháng 11 về lại mức 2.013 USD/tấn và mức 2.023 USD/tấn. Còn giá cà phê Arabica giảm nhẹ bởi nhà đầu tư chốt lời, kỳ hạn giao tháng 9 giảm xuống mức 182,50 cent/lb và giao tháng 12 giảm xuống mức 185,05 cent/lb. Đây cũng là các mức giá Robusta và Arabica thấp nhất tuần.

Biểu đồ giá cà phê Robusta tuần 28

- Thông tin tác động mạnh đến thị trường cà phê thế giới tuần này là từ Somar, cơ quan khí tượng thủy văn của Brazil. Cơ quan này cho biết, đang có không khí lạnh tràn về và có thể xảy ra sương giá ở một số vùng trồng chính của quốc gia cà phê số 1 thế giới.

- Bên cạnh là sự trông đợi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với gói kích thích kinh tế mới vẫn chưa được tung ra, trong khi nền kinh tế thế giới ngày càng tỏ ra suy yếu cùng sự lên xuống phập phù của các đồng tiền mạnh.

- Cuối tuần, giá cà phê bật tăng rất mạnh trên cả 2 thị trường. Tại London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 9 tăng 50 USD, tức tăng 2,42 %, lên 2.063 USD/tấn và giao tháng 11 tăng 45 USD, tức tăng 2,18 %, lên 2.068 USD/tấn. Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 5,55 cent, tương đương 2,96 %, lên 187,6 cent/lb và giao tháng 12 tăng 5,7 cent, tương đương 2,99%, lên 190,75 cent/lb. Đây cũng là các mức giá cà phê Robusta và cà phê Arabica cao nhất tuần.

- Giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên lên lại mức 42.600 - 42.700 đồng/kg, nhen lại niềm hy vọng về giá cho người còn cầm giữ khoảng gần 10% lượng hàng của niên vụ này.

- Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ được chào 2.045 USD/tấn, FOB, với trừ lùi 20 USD theo giá tháng 9 tại London.

- Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta giao tháng 9 có thêm 18 USD và giao tháng 11 có thêm 19 USD, tương đương tăng 0,88% và 0,93%. Trong khi giá cà phê Arabica giao tháng 9 tăng tất cả 11,15 cent và giao tháng 12 tăng tất cả 11,35 cent, tức tăng 6,32% và 6,33%, mức tăng rất mạnh.

- Theo chân thị trường kỳ hạn London, giá cà phê nhân xô trong nước tuần này có thêm 600 đồng và giá cà phê xuất khẩu có thêm 20 USD.

- Thời tiết xấu đang cản trở việc thu hái và làm giảm chất lượng cà phê của Brazil. Các nhà công nghiệp của nước này cho biết, thời tiết làm sản lượng cà phê chất lượng cao bị hạn chế, ngay khi nông dân Brazil cũng không vội bán ra lượng cà phê vừa thu hái mà còn trông đợi giá tăng hơn trước khi đưa lượng cà phê mới ra thị trường.

- Thông tin xuất khẩu cà phê của các nước sản xuất chủ chốt sụt giảm so với cùng kỳ và sương giá có thể xảy ra tại Brazil làm dấy lên lại nỗi lo cung. Tồn kho thế giới tuy có cải thiện nhưng vẫn chưa lấp đầy như trước khiến những nhà rang xay cũng chưa thể yên tâm.

- Theo các nhà phân tích kỹ thuật, dự kiến thị trường cà phê London có thể bật tăng trở lại từ mốc này trong khi thị trường New York cần có thêm vài phiên hiệu chỉnh để xác định hướng mới.

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Kỹ thuật trồng Chôm Chôm Thái

Kỹ thuật trồng Chôm Chôm Thái


Kỹ thuật trồng chôm chôm thái by C.ty GCT | Ky thuat trong cho cho thai

Hiện nay giống chôm chôm Java ít được thị trường ưa chuộng, do chất lượng và mùi vị kém. Chôm chôm nhãn chất lượng khá hơn nhưng cây cho năng suất thấp, trái nhỏ, râu trái khi chín thường héo khô, hình dạng và màu sắc quả ít hấp dẫn người tiêu dùng. Tập đoàn chôm chôm Thái nhập nội vào Việt Nam trồng tại vườn giống công ty Quốc Minh gồm nhiều giống trong đó có vài giống cho năng suất và chất lượng trái rất ngon. Giống được công ty chọn lọc và cung cấp cho thị trường hiện nay là giống có trái lớn, trọng lượng 50-70 gram/trái, cơm dày, tróc tốt, hạt dẹt rất nhỏ, năng suất cao, chất lượng tốt, khi chín râu trái có màu xanh, vỏ có màu đỏ, xen chấm vàng rất hấp dẫn người tiêu dùng. Đặc điểm của giống chôm chôm này là trái không có hiện tượng nứt khi có mưa như các dòng chôm chôm Thái hiện nay.


1. Kỹ thuật trồng chôm chôm thái
a) Khoảng cách trồng
Đất tốt trồng khoảng cách 10 m x 10 m, đất có độ phì thấp trồng dày hơn 8mx 8 m hay 9m x 9 m.

b) Hố trồng
Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố để riêng đất trên mặt ra một bên. Mỗi hố bón: 10 - 15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200 - 300 g Super Lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến nên trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.

c) Giống
- Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống khoảng 2 - 3 cm. Sau đó, dùng tay hoặc cuốc móc một lỗ ở tâm hố, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như: Dithane M-45, Mancozeb hay Ridomil,... phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc.

- Để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2 - 3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó mới đem cây đặt vào hố trồng.

- Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang với mặt đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng làm bồn đường kính 1 - 1,2 m, để khi tưới nước không chảy ra ngoài.

- Trồng xong nhất thiết phải lấy cọc cắm, buộc cành vào cọc tránh gió lay gốc. Sau đó bắt buộc phải dùng tàu dừa che năng từ hướng Đông và hướng Tây, nếu có gió mạnh thì che thêm ở hướng gió thổi đến. Nên dùng tàu dừa để việc lưu thông không khí được dễ dàng, thời gian che khoảng 60 ngày).

- Trong thời gian đầu có thể trồng xen thêm các loại cây rau màu khác để tăng thu nhập, đồng thời che phủ đất, giảm cỏ dại. Tuy nhiên, cần chú ý để cây chôm chôm được thông thoáng và hấp thụ được từ 60 - 70% ánh sáng tự nhiên. Mùa khô có thể dùng lá chuối hay rơm tủ gốc hạn chế thoát nước và giữ ẩm cho cây nhưng không để cỏ rác, lá cây mọc nhiều xung quanh gốc, bởi vì đó là những nguồn phát sinh nấm bệnh rất dễ lây lan qua cây chôm chôm.

2. Kỹ thuật chăm sóc
a) Nước tưới
Tưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới nước. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên cho chôm chôm ít nhất 1 tháng đầu. Tuy nhiên, trồng trong điều kiện ngập úng, đất đóng váng, hay tưới quá nhiều nước dễ dẫn đến thoái hóa rễ do đó chúng ta nên xem xét tưới khi nào cần thiết.

b) Cắt tỉa cành
- Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành lá tỏa đều quanh cây. Sau khi trồng nên cắt ngọn ở độ cao 60 - 70 cm. Sau khi ngọn bị cắt sẽ có những cành mọc ra từ gốc và thân cây, nên chọn để lại những cành khỏe mập mọc cách xa nhau vừa phải, khoảng từ 4 - 5 cành mọc đều quanh thân, cành thấp nhất phải cao hơn mặt đất ít nhất là 70 cm. Khi các cành này mọc dài ra thì cắt ngọn chỉ chừa lại chiều dài khoảng 30-40 cm tính từ chỗ chạc lên.

- Việc cắt tỉa này được tiến hành đều đặn trong suốt 18 tháng đầu. Sau đó không cắt tỉa nữa mà để cây mọc tự nhiên và chỉ cắt tỉa những cành vô ích như: cành cong queo, cành mọc chồng chéo nhau, cành sâu bệnh,…

c) Bón phân
Chôm chôm có nhu cầu cao đối với N và K. Khi thiếu K cây bị bệnh khô cháy đầu lá. Phân bón cho chôm chôm có thể áp dụng như sau:
- Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1 - 1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 50 - 100 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất. Phân NPK nên pha loãng với nước dùng bình vòi sen tưới quanh gốc hay rải đều phân một vòng tròn xung quanh gốc và phủ một lớp đất mỏng lên trên. Sau mỗi lần rải hay tưới phân nên cách xa gốc thêm 5 - 10 cm sẽ tạo điều kiện cho rễ cây vươn xa, cây sẽ phát triển nhanh và hạn chế đổ ngã khi có gió.

- Năm thứ 2: lượng bón cho một gốc: 100g N kết hợp 50g K2O (200g urê cùng 80g KCl). Chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa.

- Năm thứ 3: cây bắt đầu cho quả, lượng bón cho một cây là: 1,5 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch.

- Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với năm trước 0,5 - 1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ NPK là 2:1:2. Chia thành 4 lần để bón:
+ Lần 1: sau khi thu hoạch quả tiến hành tỉa cành, bón toàn bộ lân, 1/3N và 1/3 K2O.
+ Lần 2: trước khi nở hoa: bón 1/3N.
+ Lần 3: khi quả có đường kính 1 - 2cm. Bón 1/3 N và 1/3 K2O.
+ Lần 4: trước khi thu hoạch 1 tháng: Bón 1/3 kali.

- Những năm sau để đảm bảo cây cho quả ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên:2-3 kg NPK cho một cây trong 1 năm và 10 - 30 kg phân chuồng.

- Với năng suất 7,3 tấn/ha quả, chôm chôm lấy đi từ đất: 1,5kg N, 2kg P2O5 ; 11,7kg K2O; 5,9kg Ca; 2,7kg Mg trên 1ha. Vì vậy, cần thiết bón phân hàng năm cho chôm chôm để đảm bảo giữ năng suất quả ổn định trong nhiều năm.

d) Kích thích chôm chôm ra hoa
- Sau thu hoạch đợt trước tỉa bỏ hoàn toàn các phát hoa đã cho trái, cắt bỏ cành khô, chồi vượt, bón phân hóa học, phân hữu cơ để cây nhanh phục hồi. Khi đợt đọt thứ 2 già hoàn toàn, tiến hành xiết nước làm bông, xiết nước cho đến khi lá hơi héo, quan sát trên các mầm đỉnh co lại như đầu que diêm, bắt đầu tưới nhữ nước, lượng nước bằng 2/3 lượng nước thông thường, chờ khoảng 4 - 6 ngày sau để theo dõi mầm đỉnh.

- Nếu mầm đỉnh xòe ra theo đường đi thẳng, cánh lá ngắn thì khi tưới sẽ ra hoa. Nếu thấy mầm đỉnh xòe to phát triển tốt thì khi tưới sẽ ra lá non. Gặp trường hợp này ta ngưng không tưới nữa theo dõi 7 - 10 ngày thấy hoa lộ rõ ta tiếp tục tưới. Nếu ra lá non ta ngưng tưới, sau 10 - 15 ngày lá non sẽ rụng lúc này ta tưới lại cây sẽ ra hoa.

- Sau khi hoa đã rõ phải tưới nước thường xuyên, liên tục và đều đặn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây. Có thể dùng thêm các vật liệu tủ như rơm rạ để giảm ẩm độ trên mặt bồn và tăng cường giữ ẩm cho cây.

- Ngoài bón phân qua đường gốc cần phun thêm Basfoliar hoặc canxi-nitrat nhằm bổ sung đạm, canxi và một số vi lượng như Mg2+ , Zn2+ ,Bo…, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày để chống nứt trái do thiếu Canxi và vi lượng. Chôm chôm có đặc điểm vỏ mỏng, tỷ lệ ăn được lớn do đó dễ bị nứt trái trong giai đoạn tạo cơm, vì vậy phun canxi và vi lượng là hết sức cần thiết.

e) Sâu bệnh hại
- Bệnh đốm mốc:
+ Nguyên nhân do nấm Meliola commixta.
+ Biện pháp phòng trị: Dùng các loại thuốc gốc đồng hay phun bột lưu huỳnh ở nồng độ 20g/bình 8 lít.

- Bệnh đốm bồ hóng:
+ Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1-3 cm, đen. Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó. Có thể có nhiều đốm trên lá nhưng các đốm này thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng đi, bên dưới thấy mô lá bị thâm đen.
+ Biện pháp phòng trị: Dùng thuốc gốc đồng hay bột lưu huỳnh ở nồng độ 20g/bình 8 lít.

- Bệnh khô cháy hoa:
+ Nguyên nhân do nấm Oidium sp. Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1 - 3 cm, đen (màu càng sậm khi đốm càng to). Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó. Có thể có nhiều đốm trên lá nhưng các đốm này thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng đi, bên dưới thấy mô lá bị thâm đen.
+ Biện pháp phòng trị: ằng các loại thuốc gốc đồng hoặc Benomyl 50WP nồng độ 10-20 g/bình 8 lít.

- Rệp sáp:
+ trùng có cơ thể rất nhỏ khoảng 1 mm, màu hồng, có chân và có thể di chuyển. Khi trưởng thành rệp sáp không di động, bên ngoài cơ thể có lớp sáp trắng bao bọc. Rệp sáp gây hại làm trái phát triển kém, râu trái ngắn ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái. Ngoài ra, còn tiết ra chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của trái.
+ Biện pháp phòng trị: Thu hái những trái bị hại nặng đem tiêu hủy, dùng các loại thuốc để phun trừ như Supracide, Lannate, Pyrinex, Fenbis, Vidithoate...

- Bệnh phấn trắng:
+ Nguyên nhân do nấm Phyllostista hoặc Pestalotia sp. Gây hại trên hoa, trái nơi bệnh có đốm phấn màu trắng xám, đen. Bệnh tấn công trên trái non và cả trái đã lớn bị một lớp phấn trắng bao phủ sau đó chóp gai trái bị đổi màu đen, lan dần làm cả trái bị khô đen. Trái bị bệnh kém phát triển cơm nhỏ hoặc lép.
+ Biện pháp phòng trị: Phun thuốc sớm để bảo vệ bông và trái non bằng bột lưu huỳnh (0,2%) hoặc Kumulus, Anvil, Tilt theo nồng độ khuyến cáo.

- Sâu đục trái:
+ Thường gây hại vào giai đoạn trái trưởng thành và chín, ấu trùng sau khi nở đục vào ăn phần thịt hoặc vỏ hạt tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo, đôi khi nó có thể đục cả vào hạt.
+ Biện pháp phòng trị: Thu hoạch trái sớm khi trái vừa chín, tránh để trái chín quá lâu trên cây. Bao trái bằng bao nylong có đục lỗ. Có thể phun thuốc Decis, Cymbush, Ambush khi trái chín 15 ngày để phòng trừ hiệu quả loại sâu này.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Thông tin tuyển dụng công ty Giống Thủy sản Hùng Vương Bến Tre

Thông tin tuyển dụng công ty Giống Thủy sản Hùng Vương Bến Tre


Thông tin tuyển dụng công ty Giống Thủy sản Hùng Vương Bến Tre by ST | Thong tin tuyen dung cong ty giong thuy san hung vuong ben tre

1. Vị trí tuyển dụng
- Kỹ sư nuôi trồng thủy sản.
- Chức danh: Nhân viên kỹ thuật.
- Địa điểm làm việc: Ninh Thuận.
- Hình thức: Nhân viên chính thức.
- Loại hình: Toàn thời gian.
- Mức lương: Thỏa thuận (Tùy theo trình độ và kinh nghiệm).
- Số lượng: 10.

2. Mô tả công việc
- Quản lý chăm sóc con tôm giống theo quy trình.
- Chịu trách nhiệm trong quá trình nuôi và sản xuất con tôm giống.
- Nuôi vỗ tôm bố mẹ, Chọn tôm bố mẹ sạch bệnh, kỹ thuật cho tôm đẻ, nuôi dưỡng ấu trùng, sử dụng phòng thí nghiệm.


3. Kỹ năng yêu cầu
- Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng chuyên nghành thủy sản, vi sinh hoặc có kinh nghiệm làm việc trong ngành nuôi trồng thủy sản sẽ được ưu tiên.
- Ưu tiên những ứng viên có khả năng sử dụng máy vi tính, nghe nói tiếng Anh lưu lót.
- Giới tính : Nam
- Có khả năng lập kế hoạch tốt.
- Tư duy nhanh nhạy, xử lý tình huống tốt.
- Nhanh nhẹn, cẩn thận, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Có khả năng làm việc theo nhóm và độc lập, chịu được áp lực cao.

4. Quyền lợi
- Người lao động được đóng BHXH, BHYT, BHTN theo Luật lao động;
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, cởi mở, hòa đồng.
- Nhiều cơ hội thăng tiến, được đào tạo phù hợp với tính chất công việc.
- Có thưởng định kỳ nếu đạt chỉ tiêu.
- Thu nhập cao và xứng đáng với năng lực làm việc.

5. Hồ sơ bao gồm
- Email đơn xin việc + CV (Tóm tắt quá trình học tập và công tác)
- Các hồ sơ bổ sung sau khi được nhận:
+ Sơ yếu lý lịch có dán ảnh 4x6.
+ Giấy chứng nhận sức khỏe (Không quá 06 tháng)
+ Giấy khai sinh
+ Bản sao các văn bằng.
+ Chứng minh thư, sổ hộ khẩu (Bản công chứng).
+ Giấy xác nhận không tiền án tiền sự.

6. Nhà tuyển dụng
Công ty Giống Thủy sản Hùng Vương Bến Tre (HVB) là thành viên của Tập đoàn Thủy sản Hùng Vương và Faquimex. HVB sản xuất tôm giống với quy mô và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. HVB sản xuất tôm bố mẹ, tôm thẻ chân trắng và tôm sú giống sạch bệnh với nguồn gốc nhập trực tiếp từ Hawaii. HVB hiện có trại giống tại tỉnh Ninh Thuận và đang xây dựng thêm một trại tôm bố mẹ và tôm giống lớn nhất Việt Nam tại tỉnh này.


7. Thông tin liên hệ
- Các ứng viên quan tâm, vui lòng gửi hồ sơ theo địa chỉ Email: hr@tomgionghvb.com hay nộp hồ sơ trực tiếp đến phòng: 11- 08, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.HCM.
- Hoặc nộp hồ sơ tại Trại giống Ninh Thuận theo địa chỉ: Khánh Nhơn, Nhơn Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận.
- Người liên hệ: Mr Vinh (điện thoại: 068. 3879779 – Cellphone: 0120 8135 707)

8. Hạn nộp hồ sơ: 31/08/2012.

Bài đăng phổ biến