Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Kỹ thuật trồng Hành Tây thâm canh

Kỹ thuật trồng Hành Tây thâm canh


Kỹ thuật trồng hành tây thâm canh by Báo NN | Ky thuat trong hanh tay tham canh

1. Thời vụ trồng
Vụ chính gieo tháng 9 - 10, thu hoạch tháng giêng, tháng 2; vụ trái gieo cuối tháng 3, đầu tháng 4, thu hoạch tháng 8, tháng 9, vụ này bán được giá cao.

2. Giống
Nên dùng các giống lai F1 của Mỹ, Nhật Bản (Grano, Granex, Red, Crown) mới nhập nội hiện đang có bán tại các công ty giống cây trồng, các đại lý, cửa hàng hạt giống rau trên toàn quốc để trồng.


3. Kỹ thuật ươm cây giống
- Chọn đất tơi xốp, đất cát pha, thịt nhẹ, nơi cao ráo để gieo ươm cây giống. Làm nhỏ đất, lên luống rộng 90 - 100cm. Mặt luống phải phẳng, đất nhỏ mịn, gạt các viên đất to ra 2 bên mép luống. Dùng phân chuồng hoai mục, tro bếp, phân lân trộn rải đều trên mặt luống một lớp dày khoảng 5 - 7cm. Hạt giống nên ngâm nước ấm và ủ cho nứt nanh rồi trộn với đất bột theo tỷ lệ 1/200 để gieo cho đều.

- Lượng hạt cần gieo khoảng 1,5 - 2 gam/m2. Sau khi gieo, phủ kín hạt bằng một lớp đất hạt nhỏ mịn rồi tiếp một lớp rơm, rạ mỏng nhằm giữ ẩm cho mặt luống và hạn chế bị xô hạt do mưa hoặc khi tưới nước. Trong 3 ngày đầu, mỗi ngày tưới 2 - 3 lần, sau đó tưới 1 - 2 lần/ngày cho đến khi trồng được. Sau gieo 5 - 6 ngày thì dỡ bỏ rơm, rạ và dùng trấu trộn với đất bột rải đều để phủ kín chân cây giống và tiếp tục chăm sóc cho cây con cứng cáp. Sau khi gieo ươm khoảng 30 - 35 ngày, cây giống có 2 - 3 lá thật, cứng đanh cây, mập mạp, xanh đậm là có thể nhổ đem trồng được.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Để củ hành đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (yêu cầu phải to, chắc, đều đẹp, bảo quản được lâu) thì cần phải trồng cây con đúng tuổi. Khi cây đạt từ 50 - 60 ngày tuổi, có 5 - 6 lá thật, mới nhổ trồng. Nếu trồng sớm, cây nhanh bén rễ, sớm cho thu hoạch nhưng củ nhiều nước, hàm lượng nước trên 90%, củ dễ thối, khó bảo quản, chất lượng kém, không xuất khẩu được. Lên luống rộng 120cm, rãnh rộng 30cm. Trên mỗi luống trồng 4 hàng ngang cách nhau 20cm, cây cách cây 15cm, mật độ trồng hợp lý là khoảng 150 - 170 ngàn cây/ha.

- Lượng phân bón cho hành tây được tính cho 1 sào Bắc bộ (360 m2) là 900 - 1.000 kg phân chuồng hoai mục + 15 - 20 kg đạm urê + 30 - 35 kg lân + 5 - 7 kg kali. Ngoài ra có thể bón thêm các loại phân bón khác như bột đỗ tương đã được ngâm ủ, tro bếp tùy khả năng thâm canh của mỗi gia đình.

- Căn cứ theo từng chân đất, thời vụ để tăng hay giảm lượng phân cho phù hợp. Bón lót 300 - 350 kg phân chuồng + 20 - 25 kg lân trộn đều với đất mặt khi lên luống hoặc xẻ rãnh rồi bón phân vào rồi lấp đất kín. Dện nhẹ cho chặt gốc, tủ rạ đã được cắt ngắn khoảng 7 - 10cm rồi tưới ngay bằng nước sạch. Những ngày đầu nên tưới 2 - 3 lần/ngày, các ngày sau có thể tưới ngày một lần. Nếu nắng to nên che nắng trong 3 - 4 ngày đầu.

- Với hành tây hạn chế tưới rãnh, chỉ cần tưới đủ ẩm, thừa nước hành sẽ chết, độ ẩm đất tốt nhất là khoảng 70 - 80% là vừa. Bón thúc lần 1 sau trồng 7 - 10 ngày bằng cách pha loãng 2kg đạm urê để tưới. Thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10 - 15 ngày bằng cách pha loãng 3 kg đạm urê để tưới. Thúc lần 3 theo rãnh giữa 2 hàng hành với lượng từ 7 - 10kg urê + 700 kg phân chuồng + 3 - 4 kg kali và số lân còn lại. Tiếp tục bón thúc lần 4, lần 5 mỗi lần cách nhau 10 - 12 ngày bằng cách pha loãng 1 - 2 kg urê + 1 - 2kg kali để tưới. Trước khi thu hoạch khoảng 2 - 3 tuần ngừng tưới nước để giảm lượng nước trong củ.

5. Phòng trừ sâu bệnh
Cần chú ý 2 loại bệnh chính (sương mai và thối củ) thường xuyên xuất hiện và gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hành củ. Bệnh sương mai do nấm Peronospora sp gây ra khi độ ẩm không khí và đất cao (trên 90%), nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C). Phun phòng bằng dung dịch Boócđô 1% định kỳ tuần/lần. Bệnh thối củ do vi khuẩn Ervinia sp hoặc nấm Botrytis gây hại bắt đầu từ khi củ vào chắc cho đến khi thu hoạch và trong thời gian bảo quản. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết quá ẩm ướt và bón quá nhiều đạm, bón mất cân đối. Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu là xử lý hạt giống bằng granosan (3g/kg hạt giống), hoặc Benomyl (2g/ kg hạt giống). Phun trừ bằng Zineb hoặc Benomyl (0,2 - 0,3%).

6. Thu hoạch
Khi thấy lá hành đã chuyển sang màu vàng, có 70 - 80% cây tự đổ nghiêng, rủ xuống thì tiến hành thu hoạch. Nhổ cả cây, làm sạch đất cát, phơi nắng 1 - 2 giờ rồi buộc túm treo trên dây trong nhà kho nơi thoáng mát. Khi thấy vỏ ngoài của củ đã khô, mỏng chuyển màu vàng nâu sáng thì cắt bỏ thân lá, chỉ để đoạn thân dài khoảng 3 - 4cm. Bảo quản trong kho có giàn mát, thoáng. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các củ có triệu chứng hư thối tránh lây nhiễm.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Kỹ thuật trồng Ớt trái mùa

Kỹ thuật trồng Ớt trái mùa


Kỹ thuật trồng ớt trái mùa by BVCT | Ky thuat trong ot trai mua
Ớt (Capsicum annum) là loại quả rất có giá ở Indonesia. Cho đến nay, việc trồng ớt ở Indonesia vẫn theo mùa, cho nên sản lượng và giá cả bị dao động rõ rệt trong năm. Nói chung, ở Indonesia thường trồng ớt vào đầu mùa khô. Sản lượng hạ thấp vào mùa mưa. Nhằm kéo dài mùa vụ thu hoạch và bình ổn giá cả, một hệ thống trồng ớt trái mùa đã được triển khai, bằng cách sử dụng plastic đen để phủ đất.


1. Chuẩn bị đất trồng
Đất cần được dọn sạch và cày bừa. Nếu độ pH đất thấp, thì bón thêm dolomite hay vôi. Nếu đất rất chua, thì bón khoảng 2tấn/ha dolomite, phối hợp với phân trộn compost và chế phẩm phân bón cơ bản. Phân bón cơ bản cần dùng là urê trộn lẫn với phân (300kg/ha), SP36 (250 -300kg/ha), và KCl (Kaliclorua) (250kg/ha). Cần phải làm luống cao trước khi trồng cây giống. Luống thường rộng 120cm, rãnh giữa luống rộng 40cm và sâu 20cm quanh luống.

2. Giống trồng
a) Hạt giống:
Hạt giống phải chín già, sạch, đều nhau và không bị sâu bệnh. Những quả giống chín già phải có màu đỏ.

b) Cây giống:
- Đất để ươm cây giống là đất trộn phân, với tỷ lệ 1:1. Cây giống ươm trong các túi nhựa, hay trên các luống đất được làm kỹ. Đất luống phải được don sạch cỏ, rác rưởi, và sau đó được cày bừa kỹ.

- Cây giống là cây ưa sáng, nhưng phải được che bằng giàn có khung đỡ, tránh ánh sáng trực sạ. Khung đỡ rộng từ 1 - 2m và cao 40 - 50cm. Được phủ bằng rơm rạ hay vật liệu tương tự. Các mặt xung quanh để ngỏ để tạo sự thông thoáng cho luống trồng.
- Cây giống cần được tưới nước hằng ngày, hoặc khi cần thiết. Khi cây giống được 25 - 30 ngày tuổi có thể đem ra trồng được.

c) Khoảng cách trồng:
Mỗi luống trồng thành 2 hàng. Các cây cách nhau 50cm và các hàng cách nhau 70cm. Trồng ớt vào buổi sáng sớm hay lúc hoàng hôn.

3. Kỹ thuật chăm sóc
- Đất trồng: Đất phải xốp, dễ thoát nước và giàu chất hữu cơ, không có quá nhiều hàm lượng sét. Độ pH 5,5 - 6,8. Lượng nước vừa đủ, phải có rãnh thoát nước tốt.

- Phủ plastic đen: Khoảng 12 cuộn/ha. Plastic có màu ánh bạc ở mặt trên và màu đen ở mặt dưới (Mặt ánh bạc sẽ phản chiếu ánh nắng mặt trời và xua đuổi côn trùng, mặt tối bên dưới sẽ làm cho cỏ không mọc được). Plastic được rải vào buổi trưa khi ánh nắng mặt trời bắt đầu gay gắt. Độ nóng sẽ làm co giãn chất nhựa cho nên nó dễ bị dão. Plastic nên được căng đều trên mặt luống với mặt ánh bạc hướng lên trên. Mép plastic được kéo thấp xuống các bờ luống và được buộc chặt vào vị trí bằng các lạt tre. Chúng dài khoảng 40cm, được uống cong một nửa và được cắm xuống đất để giữ cho các cạnh cách nhau 50cm. Trên mặt plastic trổ các lỗ chữ thập tại những vị trí trồng cây để cho cây có thể tăng trưởng.

- Cây giống bị chết hay sâu bệnh thì cần được thay thế. Nước tưới được bơm vào cho từng gốc cây.

4. Phòng trừ sâu bệnh
Trừ ruồi hại quả bằng bẫy bả eugenol methyl. Các loài gây hại và dịch bệnh đều có thể kiểm soát bằng việc phun các loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp

5. Thu hoạch
- Sau 60 - 70 ngày, lứa ớt đầu tiên có thể thu hoạch. Đến thời gian này, chúng sẽ biến thành màu đỏ tươi.

- Việc bao gói cho vận chuyển cần phải tạo những lỗ thoáng khí. Có thể dùng loại túi lưới. Nơi bảo quản phải khô ráo và thoáng mát.

Kỹ thuật kích thích Bưởi Da Xanh cho trái quanh năm

Kỹ thuật kích thích Bưởi Da Xanh cho trái quanh năm


Kỹ thuật kích thích bưởi da xanh cho trái quanh năm by Sở NNBT | Ky thuat kich thich buoi da xanh cho trai quanh nam
Đến ấp Bình An B thị trấn Chợ Lách hỏi đến ông Nguyễn Hữu Đức có lẽ nông dân nào cũng biết đến, bởi ông có nhiều thành tích trong nông nghiệp được công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân sáng tạo. Và điều làm mọi người biết đến nữa là bản chất hiền lành chất phát, cần cù, dù tuổi đời trên 70 nhưng ông vẫn còn say mê lao động và lại có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc bưởi da xanh cho trái quanh năm.


- Ông Nguyễn Hữu Đức (còn gọi là Hai Đức) cho biết gia đình ông có 11.000 m2 đất vườn, trước đây trồng bưởi da xanh xen với cây nhãn, qua nhiều năm chăm sóc nhận thấy hiệu quả từ nhãn không cao, mà đổi lại bưởi da xanh phát triển khá tốt, năng suất lại cao. Thế là ông chuyển sang trồng bưởi.

- Ông dùng 8.000 m2 chuyên canh cây bưởi da xanh, vì theo ông so với những loại cây ăn trái khác bưởi da xanh thuộc hàng hiếm, dễ trồng, dễ chăm sóc, hơn nữa hiệu quả kinh tế lại cao giúp cho gia đình có nguồn thu ổn định.

- Trên diện tích trồng bưởi da xanh chuyên canh, ông trồng khoảng 200 cây, với khoảng cách từ 6-8 mét/cây. Ông Hai Đức cho biết, trồng thưa cây để giúp cây phát triển tốt không bị chen lấn, cho năng suất cao. Cây 6 - 7 năm tuổi cho khoảng 100 trái, năng suất khoảng 170 kg/cây. Năm 2009, ông đã bán được khoảng 11,6 tấn bưởi.

- Riêng năm 2010, cây bưởi da xanh phát triển khá tốt, thị trường tiêu thụ mạnh, ông tiếp tục xử lý cho cây ra trái quanh năm. Trung bình từ 20 ngày đến 1 tháng, thương lái đến mua bưởi 1 lần từ khoảng 800 kg đến 1 tấn trái, giá bán năm nay khá cao dao động từ 25.000 - 27.000 đ/kg.

- Ông Đức cho biết, sở dĩ vườn bưởi nhà ông đạt hiệu quả, năng suất cao, được thị trường ưa chuộng mua với giá cao, không bị ép giá là do trong quá trình chăm sóc loại phân dùng cho bưởi da xanh được ông sử dụng là phân hữu cơ đồng thời kết hợp phân vô cơ nên trái ngon, bóng và đẹp mắt.

- Kinh nghiệm nhà nông, ông cho biết: “Một năm với 8.000 mét vuông trồng bưởi da xanh, sử dụng khoảng 500 - 600 bao phân chuồng (phân bò+ phân dê) rải cho khoảng 200 gốc bưởi, một năm từ 2 đến 3 lần vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, mỗi lần khoảng 200 bao, 1 bao/cây. Khi rải phân chuồng xong qua ngày sau rải phủ vôi bột nhằm mục đích diệt khuẩn phòng trừ nấm cho cây bưởi”.

- Ngoài sử dụng phân chuồng ông 2 Đức còn kết hợp dùng phân đầu trâu AT1, AT2, AT3, rải mỗi năm 4 đợt cách nhau 3 tháng, trọng lượng 1 kg/1 cây. Theo ông Hai Đức, AT1 dùng cho cây bưởi sau khi thu hoạch xong để dưỡng lá, AT2 dùng để kích thích ra hoa và AT3 sử dụng khi cây nuôi trái.

- Có được kết quả như hôm nay là nhờ vào tính cần cù chịu khó tìm tòi học hỏi. Ngoài kinh nghiệm của bản thân, ông Hai Đức còn tích cực tham dự các lớp hội thảo tập huấn và tham quan các mô hình trồng bưởi của bà con nông dân trong huyện.

- Ông cho biết việc tham dự các lớp tập huấn đã giúp ông rất nhiều, đặc biệt là xử lý cho cây ra trái quanh năm và phòng trừ sâu bệnh, vì đối với phân hữu cơ sử dụng đúng, cây cho trái tốt chất lượng an toàn nhưng không thể chống lại sâu bệnh.

- Qua thời gian chăm sóc, ông Hai Đức còn nhận ra rằng cây bưởi da xanh rất chịu nước và bản thân nó cũng sợ nước, bởi vì nếu tưới quá nhiều nước cây thích nghi không kịp dễ xảy ra chứng bệnh úng rễ.

- Ông cho biết để trừ bệnh úng rễ, ông sử dụng thuốc Ri-do-min, tưới dưới gốc cây 2 lần mỗi lần cách nhau khoảng nửa tháng. Đối với thân cây và đọt để cho tươi tốt vào mùa mưa ông thường sử dụng phân dưỡng lá Bi-ô-tit, HVP phun sương 1 ngày sau khi thu hoạch, kết hợp với thuốc trừ sâu bệnh

- Vốn kinh nghiệm hiện có cùng kiến thức trao đổi, học hỏi đã giúp ông Nguyễn Hữu Đức thành công trên vườn bưởi da xanh của mình và được nhiều nơi biết đến.

- Với những thành tựu đạt được, năm 2009 ông được UBND tỉnh tặng bằng khen với danh hiệu Nông dân làm kinh tế giỏi cấp tỉnh và giấy chứng nhận của Hội Nông dân tỉnh với danh hiệu Nông dân tiêu biểu sáng tạo.

Mô hình nuôi Trùn Quế bảo vệ môi trường

Mô hình nuôi Trùn Quế bảo vệ môi trường


Mô hình nuôi trùn quế bảo vệ môi trường by Sở NNBT | Mo hinh nuoi trun que bao ve mo truong

Vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Mỏ Cày hiện nay đang giảm dần. Từ ô nhiễm môi trường nước do mụn dừa từ cụm công nghiệp An Thạnh - Khánh Thạnh Tân đến ô nhiễm môi trường do chăn nuôi và giải quyết rác thải ở các chợ đều đang có một hướng giải quyết.


- Những năm qua, người chăn nuôi heo ở Mỏ Cày đã áp dụng ngày càng nhiều mô hình xử lý phân, chất thải bằng biogas kết hợp với nuôi trùn quế. Đây là một trong những mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập cao cho nguời dân đang dần được nhân rộng trên toàn huyện. Bên cạnh đó, nhiều nông dân còn mở rộng mô hình nuôi trùn quế bằng thức ăn là rác thải rau cải ở các chợ. Đây là một cách làm mới vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây nên. Người tiên phong thực hiện mô hình này là anh Dương Văn Thao ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Bình.

- Năm 2005, anh Thao vẫn còn gặp khó khăn về kinh tế. Được sự hỗ trợ của hội nông dân xã, anh vay 8 triệu đồng mua bò về nuôi, rồi tham gia mô hình nuôi bò vỗ béo. Kết hợp với việc nuôi bò, anh Thao bắt đầu học hỏi cách nuôi trùn quế để tận dụng nguồn phân bò. Với 4 con bò thịt vỗ béo, anh Thao đầu tư khoảng 40 triệu đồng xây dựng trại, mua 5kg trùn giống về nuôi. Thời gian đầu anh tận dụng phân bò làm thức ăn cho trùn. Sau đó, anh mở rộng diện tích nuôi trùn thì lượng phân bò không đủ, anh phải mua thêm phân bò của những người xung quanh.

- Qua tìm hiểu, anh Thao bắt đầu thử cho trùn quế ăn thức ăn từ bắp cải và các loại rau khác. Trùn ăn và phát triển rất nhanh. Từ đó, anh Thao đã tiến hành gom rác từ rau cải hàng bông của chợ về làm thức ăn cho trùn. Đây là cách làm được nhiều bạn hàng rau cải tại chợ Giồng Keo rất đồng tình.

- Không dừng lại từ nguồn thức ăn là rau cải, anh Thao đã thử nghiệm cho trùn ăn thức ăn là vỏ cam, chanh. Lúc đầu, do chưa xử lý chất the trong vỏ cam, chanh nên anh Thao đã thất bại. Trùn chết rất nhiều.

- Tuy nhiên, trong cái khó ló cái khôn, anh Thao học hỏi kinh nghiệm nuôi trùn của nông dân ở Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) và tiến hành xử lý vỏ cam chanh bằng chế phẩm EM cùng với việc ủ cho vỏ cam lên men, giảm chất the. Thành công trong việc ủ vỏ cam chanh, anh Thao đã chọn thức ăn bằng vỏ cam và chanh làm thức ăn chính cho trùn. Anh Thao cho biết: Nguồn thức ăn từ vỏ cam chanh rất dồi dào từ các tổ hội vắt hạt chanh ở Thạnh Ngãi. Cứ khoảng 1 tuần anh Thao ra các tổ hội để chở vỏ cam, chanh. Vỏ cam, chanh anh không phải mua mà chỉ tốn công chuyên chở khoảng 60.000đ/ tấn. Sau đó, anh tiến hành ủ vỏ cam, chanh kết hợp với phân bò theo tỷ lệ thích hợp. Khoảng 7 – 10 ngày vỏ cam, chanh sẽ mất chất the, có thể cho trùn ăn. Về cách ủ vỏ cam, chanh làm thức ăn cho trùn, Anh Thao cho biết: Vỏ cam, chanh trộn với phân bò theo tỷ lệ 4 phần hoặc 2 phần phân bò tuỳ vào lượng phân có được và 6 – 8 phần vỏ cam, chanh, sau đó trộn điều với chế phẩm EM.

- Anh Thao cho biết, trùn quế ăn bằng thức ăn từ rau cải và vỏ cam, chanh thì sinh sản rất nhiều. Lượng thức ăn trùn tiêu thụ không cao, khoảng 1 tuần mới thêm thức ăn mới một lần. Hiện tại diện tích nuôi trùn quế của anh Thao đã tăng lên 750m2. Mỗi lần anh cho chúng ăn khoảng 1 tấn thức ăn. Nuôi trùn thịt thì chỉ 4 tháng là thu hoạch 1 lần. Các chủ trang trại nuôi tôm thu mua hết lượng trùn mỗi đợt. Trung bình mỗi năm anh bán hơn 3 tấn trùn thịt với giá trung bình khoảng 40.000/kg. Bên cạnh đó anh còn tận dụng bán phân sau khi thu hoạch trùn. Trong năm 2008, các cơ sở phân bón ở TP.HCM đã ký họp đồng mua phân trùn của anh với giá 600đ/kg để làm phân vi sinh. Anh có thêm khoản lãi khoảng 30 triệu đồng từ tiền bán phân.

- Mô hình chăn nuôi bò, trùn quế của anh Dương Văn Thao đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích chưa đến 1.000 m2 đất, anh Thao đã có thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng. Không chỉ là làm giàu cho gia đình mà cách làm này đã một phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải.

- Lượng vỏ cam, chanh từ các tổ vắt hạt chanh của Thạnh Ngãi thảy ra hàng ngày là rất nhiều, ảnh hưởng đến môi trường không nhỏ. Cộng thêm vào đó là lượng rác từ rau cải tại các chợ. Nếu như các hộ nuôi trùn quế biết tận dụng nguồn thức ăn này thì bài toán cho việc ô nhiễm môi trường tại các chợ sẽ được giải quyết một cách có hiệu quả.

- Mô hình nuôi trùn quế bằng rác thải rau cải và vỏ cam, chanh của anh Thao là một mô hình tiêu biểu cần được nhân rộng. Bằng những việc làm đơn giản như vậy, những người chăn nuôi đã góp phần giải quyết được ô nhiễm môi trường của Mỏ Cày.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Bản tin thị trường Cà Phê ngày 29/8/2012

Bản tin thị trường Cà Phê ngày 29/8/2012


Bản tin thị trường cà phê ngày 29/8/2012 by DĐCP | Ban tin thi truong ca phe ngay 29/8/2012

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên đang quanh quẩn ở mức 42.000 đồng/kg và dự kiến sẽ tăng nhẹ trở lại.


1. Thị trường London
- Phiên thứ Hai, ngày 27/8, thị trường London nghỉ lễ Summer Bank Holiday.

- Phiên thứ Ba, ngày 28/8, giá cà phê Robusta tại sàn Liffe tiếp tục gia tăng. Kỳ hạn giao tháng 9 tăng 16 USD, tương đương 0,79%, lên mức 2.034 USD/tấn, giao tháng 11 tăng 17 USD, tương đương 0,82%, lên 2.072 USD/tấn và giao tháng 1/2013 cũng tăng 18 USD, tương đương 0,87%, lên 2.076 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch trong phiên ở mức trung bình.

- Hãng Reuters đưa tin, theo báo cáo của kho NYSE Liffe, tính đến ngày 20/8, lượng cà phê đã có chứng nhận C giảm xuống còn 142.470 tấn từ 146.210 tấn của ngày 6/8, tức giảm 2,63% trong vòng 2 tuần qua.

2. Thị trường New York
- Phiên thứ Hai, ngày 27/8, thị trường New York mở cửa muộn. Tuy vậy, giá cà phê Arabica lại có phiên tăng rất mạnh. Chốt phiên, kỳ hạn giao tháng 9 và tháng 12 cùng tăng 4,45 cent, xấp xỉ tăng 2,73% lên mức 167,05 cent/lb và mức 167,35 cent/lb, trong khi giao tháng 3/2013 tăng 4,35 cent, tức tăng 2,61% lên 170,9 cent/lb.

- Phiên thứ Ba, ngày 28/8, Giá cà phê Arabica tiếp tục đà tăng. Kỳ hạn giao tháng 9 tăng 0,7 cent lên mức 167,75 cent/lb, giao tháng 12 tăng 0,55 cent lên mức 167,9 cent/lb và giao tháng 3/2013 tăng 0,45 cent lên mức 171,35 cent/l, các mức tăng khá nhẹ.

- Nguyên nhân tăng còn có từ sự lo ngại khi cơn bão nhiệt đới Isaac đang hướng vào Trung Mỹ, gợi nhớ cơn bão Katrina năm 2005 đã làm hư hỏng gần 870 ngàn bao cà phê tại kho New Orleans.

- Tiếp sau động thái bơm 8.000 tỷ Nhân dân tệ để kích thích kinh tế của Trung Quốc, không chỉ riêng hàng hóa nông sản mà gần như tất cả thị trường đều tăng bởi sự lạc quan hơn của nhà đầu tư với phát biểu của 2 nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng tài chính toàn cầu là chủ tịch FED và chủ tịch ECB.

3. Thị trường trong nước
- Ngày đầu tuần, giá cà phê nhân xô điều chỉnh giảm và chờ đợi xu hướng mới.

- Theo đà tăng của London, hôm nay giá cà phê tại các tỉnh Tây nguyên tăng thêm 100-300 đồng, trong đó Lâm Đồng tăng 300 đồng lên 42.100 đồng/kg, Đăk Lăk-Gia Lai tăng 200 đồng lên 42.100 - 42.200 đồng/kg và Đăk Nông chỉ tăng 100 đồng/kg lên đứng ở 42.000 đồng/kg. Giao dịch thị trường nội địa khá trầm lắng.

- Một khảo sát mới nhất của Bloomberg cho rằng, trong dân hiện chỉ còn 3% sản lượng cà phê vụ trước, đồng thời cũng dự kiến sản lượng vụ tới có thể giảm 10% xuống còn 21,7 triệu bao vì thời tiết bất lợi và nhiều vườn cây già cỗi.

- Giá cà phê xuất khẩu loại R2, 5% đen vỡ chào mức 2.050 USD/tấn, FOB, trừ lùi 20 USD theo giá tháng 11 tại London.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Kỹ thuật trồng Hành Tây

Kỹ thuật trồng Hành Tây


Kỹ thuật trồng hành tây by BVCT | Ky thuat trong hanh tay

1. Giống hành tây
- Các giống hành tây trồng ở nước ta đều phải nhập hạt giống từ nước ngoài và là các giống lai F1. Có 2 giống chính:
+ Granex, thời gian sinh trưởng 110 - 120 ngày, củ dẹt màu vàng nhạt, năng suất cao bình quân 30 - 35 tấn/Ha.


+ Grano, có thời gian sinh trưởng tương tự, củ tròn màu vàng đậm năng suất thấp hơn Granex, đạt trung bình 25 - 27 tấn/Ha.

- Ngoài ra các tỉnh miền núi phía Bắc còn trồng giống hành tím của Trung Quốc. Tại Đà Lạt trồng giống hành đỏ Red Greole. Các giống này năng suất không cao nhưng dễ trồng và có thể để giống tại chỗ.

2. Kỹ thuật trồng hành tây
a) Thời vụ
- Ở các tỉnh miền núi phía Bắc gieo hạt từ 25/8-15/9, trồng 20/9-5/11 và thu hoạch từ tháng giêng đến tháng 2.

- Ở các tỉnh ven biển miền Trung thời vụ rộng hơn: gieo cuối tháng 3, đầu tháng tư (vụ nghịch), thu hoạch tháng 8 - 9. Vụ chính gieo tháng 9 – 10 và thu hoạch tháng giêng đến tháng 2.

b) Vườn ươm
Đất làm vườn ươm chọn nơi cao, thoáng, dễ thoát nước. Đất làm kỹ lên luống cao, luống rộng 1,2m. Mỗi mét vuông gieo 3 - 4 gam hạt. Lượng hạt cần để trồng 1 Ha là 2,5 - 3 kg (100 gam hành tây được 8.000 – 12.000 cây), với lượng giống có thể trồng được đạt 40% sẽ có 3.000 – 5.000 cây. Sau khi gieo xong dùng rơm rạ băm nhỏ rắc lên trên và tưới đẫm. Sau 7 - 12 ngày hạt nẩy mầm. Lúc này cần tưới hàng ngày với lượng nước đủ thấm. Khi cây cao 3 - 5 cm, bốc dần lớp rơm rạ phủ luống. Tỉa bỏ bớt những cây yếu cây xấu.

c) Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Khi cây con 45 - 60 ngày tuổi lúc có 5 - 6 lá thật mới nhổ trồng. Trồng sớm hành mau bén rễ và sớm cho thu hoạch nhưng củ nhiều nước, củ dễ hỏng không bảo quản được lâu.

- Lên luống rộng 1,2m, rãnh 0,3cm, trồng 4 hàng dọc luống, khoảng cách mỗi hàng 20cm, khỏang cách cây 15cm. Mật độ trồng 160 - 170 nghìn cây/Ha.

- Lượng phân bón cho hành tây tính trên 1 Ha như sau: Phân chuồng 15 - 20 tấn/Ha; đạm Urê 180 - 200 kg; Super lân 400 kg; Kali Sulfat 200 kg.

- Phân chuồng, vôi bột (Nếu đất chua cần bón cho có độ pH thích hợp) và phân lân bón lót toàn bộ cùng 1/3 số phân đạm và kali lượng còn lại chia làm 3 - 4 lần bón thúc. Tuỳ theo chân đất, phân kali và lân có thể tăng nhưng lượng đạm không vượt quá 100 kg nguyên chất (không quá 220 kg urê/Ha).

d) Phòng trừ sâu bệnh
- Bệnh sương mai (Peronospora sp) xuất hiện vào lúc có nhiệt độ < 20 độ C, độ ẩm không khí cao trên 90%, dùng Boócđô 1% phun định kỳ. - Bệnh thối củ do vi khuẩn Ervinia sp hoặc nấm loài Botrytis gây hại từ lúc củ chắc đến thu hoạch bảo quản. Nguyên nhân gây bệnh do thời tiết ẩm ướt và bón đạm nhiều, mất cân đối. Phòng bệnh bằng cách xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Granozan với 3 gam/1 kg hạt, hoặc Benomil 2 gam/1kg hạt. Phun trừ bằng Zineb 0,2 - 0,3% hoặc Captan, Benomil 0,2 - 0,3 %. e) Thu hoạch
Lúc lá hành chuyển màu vàng là có thể thu hoạch. Chỉ nên thu hoạch vào ngày khô ráo. Nhổ củ, giũ sạch đất và xếp vào sọt, thúng vận chuyển nhẹ nhàng về nơi bảo quản.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Kỹ thuật trồng Ớt Chỉ Thiên

Kỹ thuật trồng Ớt Chỉ Thiên


Kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên by BVCT | Ky thuat trong ot chi thien

Ớt chỉ thiên là giống ớt rất cay. Được những người nghiền ớt ưa chuộng. Nhìn chung tất cả các loại ớt cay trong đó có ớt chỉ thiên đều dễ chồng không kén đất có thể trồng trên đất bãi, đất đồi, đất ruộng. Nhưng trồng ớt tốt nhất là trên đất bãi hàng năm có ngập phù sa hoặt đất trong đồng có độ màu mỡ khá, thoát nước, giãi nắng.


1. Thời vụ gieo
- Gieo tháng 11 - 12, trồng tháng 1 - 2. Vụ hè tháng 6 - 7 trồng tháng 8 - 9.

- Ươm cây giống: Hạt ngâm nước 2 đêm, đem bọc vào vải trộn với mùn, ủ 3 - 4 ngày cho hạt mọc mầm. Gieo vãi hạt trên luống, phủ một lớp đất bột mỏng, phủ một lớp trấu hay rơm rạ, tưới nước giữ ẩm. Sau khi gieo 8 - 10 ngày thì cây mọc. Nếu gặp rét thì che phiên hoặc phủ nilon chống rét cho cây con. Cây 25 - 30 ngày tuổi có thể đánh đi trồng.

- Luống rộng, 1 - 1,2m, cao 20 - 25cm, rãnh luống 25 - 30cm. Bổ hốc hàng cách hàng 50cm. Cây cách cây 50cm. Bón phân cho 1ha như sau: Phân chuồng 30 tấn+ 368 kgN+ 368kg P2O5 + 184kg K2O. Nếu đất chưa bón vôi 500 - 1000kg/ha. Kết hợp phân chuồng, phân lân, phân kali trộn đều để bón lót. Phân đạm dùng để bón thúc.

2. Chăm sóc
- Tưới nước đủ ẩm sau khi trồng suốt thời gian sinh trưởng.

- Bón thúc: 3 lần lúc cây hồi xanh, trước lúc ra hoa và thu quả lứa đầu. Dùng phân đạm pha loãng để tưới cho cây. Có điều kiện bón thêm nước phân chuồng ủ mục pha loãng.

* Lưu ý: phòng trừ sâu bệnh như: sâu khoang, bệnh thán thư.

3. Thu hoạch
Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì ớt ra hoa. Đến tháng 3 thì thu được lứa quả đầu tiên. Trên cây ớt có nhiều lứa hoa. Có quả đang chín, có quả già và đang có hoa. Nếu nơi tiêu thụ gần thì khi xuất quả thật chín. Tránh không làm ảnh hưởng đến chùm hao trên cây. Sau đó cứ 3 ngày thu quả 1 lần. Nếu không bị sâu bệnh phá hại, chăm sóc tốt, cây khoẻ có thể thu liên tiếp trên chục đợt và kéo dài đến 2 tháng.

Bản tin thị trường Cà Phê tuần 34 (20/8 – 25/8/2012)

Bản tin thị trường Cà Phê tuần 34 (20/8 – 25/8/2012)


Bản tin thị trường cà phê tuần 34 (20/8 – 25/8/2012) by DĐCP | Ban tin thi truong ca phe tuan 34 (20/8 – 25/8/2012)

Tuần qua, giá cà phê Robusta tại London tiếp tục suy yếu nhưng giá cà phê nhân xô trong nước không giảm theo mà còn tăng nhẹ.

Biểu đồ giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 11/2012 tuần 34 từ 20/08 – 25/08/2012.

- Đầu tuần, giá cà phê thế giới cùng tăng trên cả 2 sàn bởi có nhiều thông tin hỗ trợ. Tại London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 9 và tháng 11 cùng tăng 2 USD lên mức 2.065 USD/tấn và 2.104 USD/tấn, mức tăng rất nhẹ. Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 0,9 cent lên 161,2 cent/lb và giao tháng 12 tăng 1,35 cent lên 164,55 cent/lb, mức tăng mạnh hơn.

- Giá cà phê nhân xô trong nước tăng lên mức 42.100 - 42.200 đồng/kg, là mức cao nhất tuần.

- Theo Volcafe, lượng hàng xuống tàu của Indo bị ứ đọng vì đang kỳ lễ hội của các nước Hồi giáo. Thông tin từ Brazil cho biết, chính phủ đang xem xét để hỗ trợ tín dụng cho nông dân giữ hàng lại chờ giá… là các thông tin tích cực tác động nguồn cung.

- Giữa tuần, Giá cà phê Robusta rơi xuống mức thấp nhất tuần sau 2 phiên sụt mạnh. Kỳ hạn giao tháng 9 xuống ở mức 2.006 USD/tấn, giao tháng 11 ở mức 2.041 USD/tấn và giao tháng 1/2013 ở mức 2.046 USD/tấn. Hiện tượng giá đảo cũng được chấm dứt.

- Tương tự, giá cà phê Arbica xuống mức thấp nhất tuần của kỳ hạn giao tháng 9 ở 158,95 cent/lb và giao tháng 12 ở 161,85 cent/lb. Giá giảm vẫn không ngoài nỗi lo suy giảm kinh tế thế giới và hoạt động chốt lời của nhà đầu tư, tuy nhiên lượng giao dịch cũng chỉ ở mức trung bình.

- Cuối tuần, giá cà phê hồi phục trên cả 2 sàn kỳ hạn. Tại sàn LIFFE-London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 9 tăng 12 USD lên 2.018 USD/tấn và giao tháng 11 tăng 14 USD lên 2.055 USD/tấn. Tại sàn ICE-New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 2,35 cent lên 162,6 cent/lb và giao tháng 12 tăng 1,25 cent lên 163,1 cent/lb. Các mức tăng đều rất đáng kể.

- Theo hãng tin Bloomberg, Volcafe vừa thông báo lượng hàng xuống tàu của Indonesia tiếp tục giảm xuống rất thấp do ứ đọng vì lễ hội và khả năng giải tỏa hiện là rất yếu.

- Reuters cũng đưa tin, lượng hàng xuống tàu của Việt Nam trong tháng 8 giảm mạnh vì đã vào giai đoạn cuối vụ. Hiện nay, hàng tồn trong dân chỉ chiếm khoảng 3% sản lượng của vụ vừa qua.

- Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng lên mức 41.600 - 41.800 đồng/kg bởi nhu cầu hàng thực vẫn còn cao.

- Giá cà phê xuất khẩu loại R2, 5% đen vỡ có giá 2.035 USD/tấn, FOB, với trừ lùi 20 USD theo giá tháng 11 tại London.

- Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 9 giảm 45 USD và giao tháng 11 giảm 47 USD, tương đương giảm 2,18% và 2,24%. Trong khi giá cà phê Arabica giao tháng 9 tăng 2,3 cent tức tăng 1,43% và giao tháng 12 chỉ giảm 0,1 cent, tức giảm 0,06%. Giá cà phê nhân xô, trái lại tăng 100 đồng/kg, tức tăng 0,24%.

- Theo báo cáo thống kê của Hải Quan, xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 8 đạt 57.191 tấn với giá trị kim ngạch 127,4 triệu USD, nâng khối lượng xuất khẩu 7,5 tháng đầu năm lên 1.222.336 tấn với giá trị kim ngạch 2,59 tỷ USD, tăng 30,48 % về lượng và tăng 25,17% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Kỹ thuật trồng Dứa

Kỹ thuật trồng Dứa


Kỹ thuật trồng dứa by BVCT | Ky thuat trong dua

I. Chọn và xử lý giống
- Có thể sử dụng 3 loại chồi chính phát sinh từ cây mẹ để làm giống khi trồng: chồi ngọn, chồi cuống, chồi nách.


- Tiêu chuẩn chồi tốt là: Chồi ngắn, to, khoẻ, lá xanh đậm, phiến lá rộng và dầy, trọng lượng trên 150 - 200gr/chồi với nhóm giống dứa Queen và 200 - 300gr/chồi với nhóm giống dứa Cayen.

- Trước khi trồng phải phân loại các chồi cùng loại trồng vào 1 khu, đảm bảo độ đồng đều của vườn dứa, thuận lợi cho việc chăm sóc, xử lý ra hoa trái vụ.
Chồi sau khi đã chọn bóc bỏ bẹ lá ở gốc chồi để lộ 3 - 4 vòng mắt rồi bó 15 - 25 chồi thành 1 bó để ngâm phần gốc cả bó vào dung dịch diệt nấm trong 1 - 2 phút bằng Aliete nồng độ 0,3% và diệt rệp sáp truyền bệnh héo virút bằng Decis hoặc Supracide nồng độ 0,2 - 0,3%.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Dứa
2.1. Phân lô, trồng cây đường trục và đê bao
Vùng đất đồng bằng sông Cửu Long cần có hệ thống đê bao. Vùng đất tương đối bằng phẳng có độ dốc thấp (dưới 5 độ) thiết kế lô trồng. Vùng đất thấp nên phân thành từng lô và xẻ mương lên luống cho phù hợp. Mặt luống trồng phải cao hơn mực nước hằng năm trong mương 40cm.

2.2. Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng được chuẩn bị vào mùa nắng, cày xới sâu 30cm, cào nhặt kỹ gốc cỏ rồi phơi đất ít nhất 1 - 2 tháng. Trước khi trồng 1 tuần, tiến hành bừa san cho đất bằng phẳng, không bị lồi, lõm, kết hợp bón lót phân chuồng hoặc phân vi sinh cùng với phân lân và vôi.

2.3. Mật độ và cách trồng
Trồng 50.000 - 60.000 chồi/ha là phù hợp. Khi thiết kế có thể trồng dứa theo hàng kép đôi hoặc hàng kép 4. Với trồng hàng kép đôi, khoảng cách giữa tim của 2 hàng kép 80cm, khoảng cách giữa 2 hàng đơn trong một hàng kép là 30 - 35cm hoặc 40cm, khoảng cách giữa các cây trong hàng đơn là 30cm. Khi trồng hàng kép 4, khoảng cách giữa 2 hàng kép, 2 hàng đơn và khoảng cách giữa các cây trên hàng tương tự như trong hàng kép đôi.



2.4. Thời vụ
Ở phía Bắc trồng vụ Xuân (các tháng 3 - 4), vụ thu (các tháng 8 - 9). Ở miền Trung vào tháng 9 - 10. Ở phía Nam trồng được quanh năm, tuy nhiên tốt nhất trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 5) và cuối mùa mưa (tháng 10 - 11).

2.5. Làm cỏ
Dùng Diuron 2-3kg/ha với 1000-3000 lít nước phun cho 1ha, có thể dùng máy cắt cỏ cắt sát gốc dứa. Cấm sử dụng thuốc diệt cỏ 2,4D

2.6. Bón phân
- Bón lót: 10 tấn phân chuồng + 0,5 - 0,7 tấn vôi cho 1ha.

- Bón thúc: Trong suốt 1 vụ quả (18 - 20 tháng tuổi): urê 1.100 - 1.300kg, lân nung chảy 1.450 - 1.750kg, sulfate kali 1.250 - 1.500kg/ha.

- Lượng phân cho 1 cây dứa theo định mức: 22 gr urê + 25-30gr lân nung chảy + 25 sulfate kali

- Cách bón: Bón lót trước khi trồng 3 - 4 ngày. Các đợt bón thúc như sau:
+ Lần 1: 2 - 3 tháng sau khi trồng bón 1/2 lượng phân lân + 1/2 lượng phân đạm +1/3 lương phân kali.
+ Lần 2: 5 - 6 tháng sau khi trồng, bón 1/3 lượng phân đạm + 1/3 lượng phân kali.
+ Lần 3: 12 - 14 tháng sau khi trồng, trước khi xử lý ra hoa 2 tháng bón như lần 1.

- Có thể phun bổ sung công thức 50gr hỗn hợp N-P-K-MgO theo tỷ lệ 10 – 0 – 0 – 16 MgO + 10gr NaCaB5O9 + 10gr Ca(NO3)2 trong bình phun 8 lít nước, 1 tháng phun một lần. Ngừng phun cho cây trước khi hoa nở.

2.7. Tưới nước và quản lý độ ẩm cho cây
Ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam từ tháng 11 đến tháng 5, ở miền Trung khoảng tháng 6 – 7 – 8 vào thời gian này cần tưới nước cho cây định kỳ 3lần/tháng và giữ ẩm gốc dứa bằng màng phủ đất, rơm rạ, cỏ khô…

2.8. Tỉa chồi, cắt lá định chồi
a) Tỉa chồi: Áp dụng trênhai loại chồi cuống và chồi ngọn.
- Chồi cuống hình thành tồn tại cùng với quả có thể dùng tay hoặc dao tách nhẹ vào giai đoạn các mắt dứa ở đáy quả bắt đầu phát triển.

- Chồi ngọn: Việc khống chế được thực hiện 2 tháng trước khi thu hoạch (lúc kích thước đạt 1/4 đến 1/2 kích thước quả) dùng phương pháp phá huỷ sinh trưởng bằng móc sắt hay nhỏ 2 giọt axít HCl hoặc 2 giọt dầu hoả vào chồi non.

b) Cắt lá, định vị chồi: Sau khi thu hoạch vụ dứa tơ, kết hợp cắt bớt lá già cách gốc 20 – 25 cm. Chỉ để lại một chồi bên gần mặt đất nhất và mọc hướng vào bên trong hàng kép.

2.9. Xử lý dứa ra hoa trái vụ
a) Thời điểm xử lý: Xác định thời điểm xử lý bằng 3 cách:
- Tính tuổi cây từ khi trồng đến khi xử lý.

- Đếm số lá vào thời điểm xử lý.

- Đo chiều cao tối đa của cây dứa.
Sự ra hoa của cây dứa phụ thuộc vào kích thước và mức phát triển của cây. Chiều cao của dứa Cayen phải đạt 0,8 - 1m, với tổng số lá đạt 30 - 40. Đối với dứa Queen 70 -80cm và có 30 - 35 lá. Tỷ lệ ra hoa sẽ thấp nếu nhiệt độ vượt quá 29 độ C, tốt nhất là nên xử lý vào ban đêm hoặc sáng sớm. Cần thiết ngừng bón phân từ 1,5 - 2 tháng trước khi xử lý, đặc biệt là phân đạm. Trường hợp xử lý xong gặp mưa to, thì phải xử lý lại .

b) Hoá chất và cách xử lý:
- Có thể sử dụng đất đèn (CaC2) ở 2 dạng: hoà vào nước nồng độ 1,0 - 1,5% phun trực tiếp vào nõn khoảng 40 - 45ml dung dịch cho 1 cây hoặc đập nhỏ thành viên (khoảng 1,0 - 1,5gr/viên) bỏ trực tiếp vào nõn dứa sau khi đã tưới nước. Xử lý vào ban đêm cho tỷ lệ ra hoa đạt cao nhất.

- Đối với ethrel (còn gọi là ethephon) chỉ sử dụng dung dịch, pha ở nồng độ 0,5% trộn thêm 1,5% urê phun đều cho toàn cây, lượng phun khoảng 2.000lít/ha. Xử lý khi trời dâm mát hoặc xử lý vào ban đêm.

III. Phòng trừ sâu bệnh
3.1. Rệp sáp (Dysmicocus sp)
- Xuất hiện nhiều trong mùa nắng ấm, rệp sáp gây hại trên rễ, chồi, thân, lá, hoa và quả của cây dứa. Rệp sáp nguy hiểm vì là môi giới truyền bệnh Wilt.

- Phòng trừ: Xử lý trồi trước khi trồng. Phòng trị kiến sống cộng sinh với rệp sáp. Vệ sinh vườn, nhổ bỏ và tiêu huỷ các cây bị rệp gây hại. Phun 1 trong các loại thuốc như: Butyl 10WP 25gr/bình 8lít; Lancer 75WP 15 - 20gr/bình 8lít; Kumulus 80DF 10 - 20gr/bình 8 lít; Dầu DC Tron –Pus theo hướng dẫn của chuyên môn.

3.2. Bọ cánh cứng (Antitrogus sp)
- Bọ cánh cứng sống và đẻ trứng dưới đất, ấu trùng nở ra và có màu trắng dài khoảng 35mm gây hại bộ rễ làm cây bị héo và dễ đổ ngã.

- Phòng trừ: Nên xử lý đất trước khi trồng dứa thường xuyên rải thuốc ngừa bọ cánh cứng bằng 1 trong các loại thuốc dạng hạt như Regent, Basudin 10H hoặc dùng thuốc nước tưới gốc cây như: Pyrinex 20EC, Fenbis 25EC. Oncol 20EC, theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

3.3. Nhện đỏ (Dolichotetranychus sp)
- Nhện đỏ gây hại trên quả non và làm quả bị biến dạng, kém phát triển và giảm giá trị kinh tế.

- Phòng trừ: Trong mùa nắng nên điều tra để phát hiện nhện đỏ và cần phun 1 trong các loại thuốc như: Comite 73EC 5 - 10ml/bình 8 lít; Sulox 80WP 50gr/bình 8 lít; Kumulus 80DF 10 - 20gr/bình 8 lít; Dầu DC Tron-Pus theo hướng dẫn của chuyên môn.

3.4. Bệnh héo khô đầu lá dứa (Wilt) do virus
- Cây dứa bị bệnh không phát sinh đồng loạt mà chỉ gây hại rải rác các cây trong lô trồng dứa.

- Phòng trừ: Trồng giống sạch bệnh, tích cực phòng trị rệp sáp, vệ sinh vườn và tiêu huỷ các cây có triệu trứng chứng nghi ngờ bị nhiễm bệnh.

3.5.Bệnh thối rễ và thối ngọn dứa (do nấm Phytophthora sp)
- Bệnh thối rễ dứa thường xuyên xuất hiện trong mùa mưa làm toàn bộ hệ thống rễ bị thối khiến cho cây bị đổ.

- Phòng trừ: Mặt líp trồng dứa cần được làm cao ráo, thoát nước tốt. Hệ thống mương rãnh phải đảm bảo trong mùa mưa bộ rễ bị ngập úng, cây giống được xử lý thuốc trừ nấm trước khi đem trồng. Sau khi trồng dùng 1 trong các loại thuốc để phun định kỳ như: Alpine 80WP, Mexyl MZ 72WP, Aliette, Ridomil theo hướng dẫn của chuyên môn.

3.6. Bệnh thối thân, thối gốc dứa (do nấm Thielaviosis paradoxa)
Bệnh thường gây hại ngay lõi thân cây dứa làm cho phần thân bị thối đen.
Phòng trừ: Đối với cây con chưa đem trồng ngay giữ nơi thoáng mát, khô ráo và nên dùng 1 trong các loại thuốc để xử lý bệnh trước khi đem trồng như: Alpine 80WP, hạt vàng 50 WP, Bavistin 50FL, COC-85 theo hướng dẫn.

3.7. Bệnh thối trái dứa (Thielaviosis paradoxa)
- Nấm bệnh có thể gây hại ngay vết cắt của cuống quả làm thối cuống trái và đáy quả.

- Phòng trừ: Thu hoạch cẩn thận tránh làm quả bị xây xát, loại quả bị nứt vì chúng dễ bị nhiễm bệnh và lây lan sang trái khác. Dụng cụ bao bì phải sạch khi vận chuyển và bảo quản quả.

IV. Thu hoạch và bảo quản
- Thời gian chín của quả dứa rất nhanh, khi gặp nhiệt độ cao có mưa rào lớn rất dễ bị thối. Nên quy hoạch diện tích trồng thành nhiều vùng và trồng từng đợt để xử lý ra hoa ở các thời điểm khác nhau nhằm rải vụ thu hoạch, hạn chế hao hụt sản phẩm. Thời gian thu hoạch quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạt và một vài mắt ở gần cuống có màu vàng.

- Nên huỷ bỏ dứa gốc và trồng lại sau 2 vụ thu hoạch.

Kỹ thuật trồng Cà Phê Vối Robusta

Kỹ thuật trồng Cà Phê Vối Robusta


Kỹ thuật trồng Cà Phê Vối by BVCT | Ky thuat trong ca phe voi robusta

I. Nguồn gốc
- Cây cà phê có nguồn gốc mọc trong rừng châu Phi, trên cao nguyên Kaffa của Ethiopia (ở độ cao 1.370 – 1.830 m). Từ đó cây cà phê được con người phát hiện và di canh đến các địa lục khác.


- Ở Việt Nam, cây cà phê do các cha đạo người Pháp mang đến để trồng làm cảnh từ những năm 1857. Từ năm 1930, cây cà phê bắt đầu được trồng thành những đồn điền để khai thác nhân.

- Từ đó đến nay, diện tích, năng suất, sản lượng cà phê ở nước ta không ngừng tăng lên.

II. Đặc tính thực vật
1. Rễ
a) Rễ cọc
Rễ có độ dài từ 0,3 - 0,5 m, mọc từ thân chính. Nhiệm vụ chính là dùng làm trục giữ thân tránh đỗ ngã.

b) Rễ nhánh
Là những rễ nhánh mọc ra từ rễ cọc, ăn sâu vào đất để hút nước. Rễ nhánh có thể ăn sâu xuống đất tới 1,2 - 1,5 m. Rễ nhánh càng ăn sâu, khả năng hút nước và chịu hạn càng tốt. Các rễ bên mọc từ rễ nhánh phát triển ra xung quanh hành hệ thống rễ con.

c) Rễ con
Sự phát triển của rễ con phụ thuộc vào độ dày của tầng đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước, canh tác. Hệ thống rễ này hầu hết tập trung ở tầng đất mặt (từ 0 - 30 cm). Nhiệm vụ chủ yếu là hút chất dinh dưỡng và nuôi cây.

2. Thân cành
Cây cà phê thân gỗ, nếu để cây phát triển tự do có thể cao tới hàng chục mét. Cành mọc từ thân chính gọi là cành cơ bản (cành cấp 1), cành mọc từ cành cấp 1 gọi là cành thứ cấp (cành cấp 2). Trong điều kiện chăm sóc tốt, các cành cơ bản của cây cà phê bắt đầu xuất hiện sau trồng 20 – 40 ngày.

3. Lá
Đối với cà phê vối, lá có tuổi thọ từ 7 – 10 tháng. Các tác động về thời tiết hoặc chế độ dinh dưỡng không tốt có thể làm cho lá rụng sớm hơn. Cành và lá có tương quan chặt chẽ với năng suất cà phê. Các nghiên cứu chứng tỏ rằng lá, cành và thân cà phê là nơi dự trữ các nguồn dinh dưỡng để tạo hoa và nuôi dưỡng sự phát triển của quả. Lượng tinh bột hình thành trong quá trình quang hợp của lá sẽ được tích lũy trong lá và hệ thống mô của cây, nếu lượng này suy giảm sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa, quả và cho hạt nhỏ, năng suất thấp. Đây chính là yếu tố cần quan tâm trong quá trình chăm sóc cây cà phê để đạt năng suất cao.

4. Hoa
- Hoa cà phê mọc ra ở các chồi nách lá của cành sơ cấp và cành thứ cấp. Hoa cà phê thường nở về đêm và nở hết khoảng 4 - 5 giờ sáng. Cà phê vối (Robusta) thụ phấn chéo(giao phấn) là chủ yếu, đặc tính này phụ thuộc rất nhiều vào gió và côn trùng, vì vậy việc nuôi ong mật trong vườn cây cà phê cũng là biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả của cà phê.


- Cà phê vối không ra hoa lại ở những đoạn cành (hoặc nách lá) đã ra hoa năm trước.

5. Quả
Sau khi thụ phấn, quả phát triển nhanh, thường quả cà phê có 1 - 2 nhân (tùy theo lượng nước tưới và chế độ dinh dưỡng). Thời gian sinh trưởng đối với quả cà phê vối thường từ 9 - 11 tháng (tuỳ theo điều kiện chăm sóc).

III. Điều kiện môi trường
1. Nhiệt độ
Cây cà phê vối sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 22 – 26 độ C.

2. Ánh sáng
Cây cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây che bóng để điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hợp lý đặc biệt là giai đoạn kiết thiết cơ bản.

3. Ẩm độ
Cây cà phê (Vối) thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, gần như bão hòa.

4. Lượng mưa
Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm 1.800 – 2.000 mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa.

5. Gió
Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát triển cây cà phê. Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê.

6. Đất
Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám …. Trong đó, đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Yêu cầu cơ bản là có tầng đất mặt sâu từ 70 cm trở lên, có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng (Đất thịt nhẹ- sét).

IV. Giống
- Có 3 giống chính: Cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusta), cà phê mít (Excelsa). Ở Đồng Nai thích hợp trồng giống cà phê vối ( Robusta).

- Hiện nay, Viện Nông Nghiệp Tây Nguyên đã chọn lọc và đưa ra sản xuất nhiều dòng cà phê. Đó là các dòng:
+ Dòng TR5: cây sinh trưởng khoẻ, năng suất đạt 3,5 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 20,6 gram( giống củ chỉ đạt 13-14 gram/100 nhân)
+ Dòng TR6: cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt rất cao, năng suất đạt 5,6 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,5 gram.
+ Dòng TR4: Cây sinh trưởng khoẻ, kháng rỉ sắt, phân nhiều cành, cành ngang hơi rũ, năng suất đạt 7,3 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,1 gram.
+ Dòng TR8: cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt, phân cành trung bình, năng suất đạt 4,2 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,6 gram.

V. Kỹ thuật nhân giống
1. Chọn cây lấy hạt giống
Chọn cây đã cho trái 6 - 8 năm, năng suất cao và ổn định, kháng sâu bệnh, dạng hình dẹp. Chọn trái chín có hai nhân phát triển cân đối.

2. Xử lý hạt giống và gieo hạt
- Hạt đã nẫy mầm đem gieo vào bầu đất trong túi nhựa PE (kích thước túi 17×25cm, có đục 8 lỗ nhỏ 0,5cm phía gần đáy).

- Đất trong bầu là đất mặt tốt, tơi xốp, hàm lượng mùn trên 3%. Dọn sạch lớp cây cỏ, cây và vật lạ trên mặt, lấy lớp đất màu trong độ sâu 10 cm làm tơi nhuyễn, trộn đều với phân hữu cơ thật hoai và phân lân. Hổn hợp đất phân được sàng qua lưới sàng 5mm, phần không qua sàng tiếp tục làm nhỏ và sàng trở lại.

- Bầu phải chặt, cân đối, thẳng đứng, chừa trồng miệng bầu từ 0,5 - 1cm đã rãi trấu hoặc mùn cưa sau khi đã ương hạt. Trước khi gieo hạt vào bầu hạt giống phải được xử lý cho nẩy mầm theo trình tự sau:

- Hòa nước vôi theo tỉ lệ 1kg vôi/50 lít nước để lắng gạn lấy phần nước trong, đem đun nóng đến 54 – 60 độ C (3 phần nước sôi 2 phần nước lạnh) và cho hạt giống vào ngâm trong 18 giờ, sau đó với ra đãi hết nhớt bằng nước sạch.

- Ủ hạt giống trong luống chìm rộng 1 - 1,2m, sâu 0,6 - 0,8m kể từ đáy luống lên có những bước sau:
+ Thân lá xanh còn tươi (20 - 25cm).
+ Phân chuồng chưa hoai (20 - 25cm).
+ Lớp vôi mỏng (0,5kg/m2).
+ Lớp bao tải.
+ Lớp hạt giống thời kỳ đầu dày chùng 10 - 15cm tưới đẩm nước (khi hạt bắt đầu nẩy mầm thì rảy mỏng từ 5 - 8cm).
+ Lớp bao tải khô.
+ Rơm khô (càng dày càng tốt).
+ Chung quanh khu luống ủ có vách cao 2m, có liếp che phía trên để mỏ được ban ngày, đậy lại ban đêm.

- Khi cây có 2 lá mầm tiến hành nhổ cây con, chọn những cây có một rễ đuôi chuột đem trồng vào bầu đã chuẩn bị ở vườn ươm.

3. Chăm sóc cây con
- Tưới nước: Cây nhỏ tưới ít và nhiều lần, cây lớn tưới nhiều và ít lần trong ngày.

- Tưới phân thúc: tưới dung dịch urê và clorua kali theo tỷ lệ 2:1 (với nồng độ 1%), xen kẽ với dung dịch phân hữu cơ ngâm (phân trâu, bò, phân xanh, bánh dầu,…) cho hoai mục, cây nhỏ tưới loãng, cây lớn tưới đậm hơn.

- Chăm sóc: Nhổ cỏ, phá váng không để bầu ngập nước. Trong vườn ươm lưu ý bệnh lở cổ rễ và bệnh vàng lá.

- Đảo cây: cây con có 3 - 4 đôi lá thật, tiến hành đảo cây, xếp cây lớn vào giữa luống, cây nhỏ ở hai bên luống để cây phát triển đều. Lưu ý xếp thưa dần khi cây lớn.

* Lưu ý: dỡ dàn che từ từ, khi cây đủ tiêu chuẩn cần dỡ bỏ dàn che hoàn toàn trước khi trồng mới 30 ngày.

4. Tiêu chuẩn cây nhân giống
a) Đối với cây thực sinh
Cây con được ươm từ hạt trước khi trồng phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Tuổi cây: 6 - 8 tháng.

- Chiều cao thân kể từ mặt bầu: 25 - 35cm, thân mọc thẳng.

- Số cập lá thật: 5 - 7.

- Đường kính gốc: 3 - 4mm

- Cây không bị sâu bệnh, dị hình và được luyện dưới ánh sáng hoàn toàn từ 10-15 ngày trước khi trồng.

- Kích thước bầu đất: 14 - 15 x 24 - 25cm

b) Đối với cây ghép
Ngoài tiêu chuẩn cây thực sinh, cây ghép cần phải đạt:
- Chồi ghép có chiều cao trên 10cm và có ít nhất 1 cặp lá phát triển hoàn chỉnh.

- Chồi được ghép tối thiểu 1 tháng trước khi trồng.

5.Ghép cải tạo và nâng cấp vườn
Dùng chồi của những dòng cà phê cho năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, ghép trên gốc cà phê xấu, đã được ứng dụng và cho kết quả tốt.

VI. Kỹ thuật trồng
1. Chuẩn bị đất
Đất phẳng được dọn sạch tàn dư thực vật, đào mương thoát nước theo sơ đồ thiết kế vườn cà phê như sau:


2. Kỹ thuật trồng
a) Thời vụ
Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6).

b) Khoảng cách, mật độ
- Đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại.

- Khoảng cách: đất tốt và bằng phẳng 3x3 m (1.118 cây/ha); đất trung bình và dốc 3x2,5 m (1.330 cây/ha).

c) Cách trồng
Đào hố trước khi trồng 1 tháng, hố có kích thước 60x60x60 cm. Lớp đất mặt để một phía, sau đó trộn với 10 – 20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg super lân + 0,5 kg vôi bột đưa xuống hố. Lớp đất dưới để một phía sau dùng làm bồn quanh gốc. Lúc trồng bón lót ngoài tán lá cây 100 gram phân NPK 16 - 16 – 8 – 13 S.

* Lưu ý: Dặm chặt đất ở xung quanh gốc, sau cơn mưa lớn cần vét bồn, để phòng cây bị lấp.

3. Bón phân chăm sóc
a) Phân bón
- Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao. Chất hữu cơ rất quan trọng đối với cây cà phê, cần bón mỗi năm với số lượng 10 - 15kg phân chuồng hoai/cây, bón vào thời kỳ sau thu hoạch. Lượng phân hóa học bón cho 1 ha cà phê:
+ Năm thứ I: Urê: 260 kg, Super lân: 500 kg, Clorua: 100 kg.
+ Năm thứ II: Urê: 320 kg, Super lân: 650 kg, Clorua: 200 kg.
+ Năm thứ III: Urê: 420 kg, Super lân: 700 kg, Clorua: 300 kg.
+ Thời kỳ kinh doanh: Urê: 450 kg, Super lân: 800 kg, Clorua: 350 kg.
+ Thời kỳ đã phục hồi: Urê: 540 kg, Super lân: 900 kg, Clorua: 430 kg.

- Lần thứ nhất: Bón vào đầu mùa mưa (tháng 3 đến tháng 5), dùng 35% lượng đạm, 30% lượng kali. Chia là 6 lần bón, chu kỳ 10 ngày/lần.

- Lần thứ hai: Bón vào giữa mùa mưa(tháng 7 đến tháng 8), dùng 40% lượng đạm, 40% lượng kali, 40% lượng lân. Chia làm 5 lần bón, chu kỳ 10 ngày/lần.

- Lần thứ ba: Bón vào cuối mùa mưa(tháng 10-11), dùng 25% đạm, 60% lân, 30% kali. Chia 5 lần bón, chu kỳ 7 ngày/lần.

* Lưu ý: Phải bổ sung lượng phân khoảng 30-40% so với tổng lượng phân bón trong năm để phục hồi sinh trưởng đối với vườn cà phê cho năng suất cao, tránh tình trạng suy kiệt cây.

b) Tưới nước kết hợp với bón phân qua hệ thống đường ống
- Lần tưới đầu khi hoa có hình dạng hình mỏ sẻ màu xám hoặc xám xanh. Sau đó tưới định kỳ 7 ngày/lần đối với đất sỏi cơm, 10 - 12 ngày/lần đối với đất đỏ bazan, đảm bảo 150 - 200 lít/cây/lần tưới. Có điều kiện dùng rơm rạ, cỏ tủ gốc cây trong mùa khô.

- Mỗi lần bón hòa tan hoàn toàn lượng phân trong bồn, mở hệ thống tưới tiết kiệm nước, phân theo hệ thống đi đến từng gốc cây.

- Các ưu điểm của phương pháp tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống:
+ Tiết kiệm lượng nước tưới.
+ Tiết kiệm dầu tưới.
+ Tiết kiệm công tưới.
+ Tiết kiệm làm bồn.
+ Tăng hiệu quả của việc bón phân.
+ Tăng năng suất và chất lượng trái.
+ Hạn chế lây lan bệnh cây, nhất là bệnh rễ cây.

4. Kỹ thuật tạo hình cho cà phê
a) Nuôi đa thân
Ở Đồng Nai các nhà vườn thường áp dụng phương pháp này giữ lại mỗi gốc 3 thân phân đều xung quanh. Phương pháp này có nhược điểm là chu kỳ kinh tế ngắn (5 - 7 năm). Để khắc phục nhược điểm trên, có thể phối hợp với biện pháp nuôi thêm thân (cành vượt), thay thế những thân chính có hiện tượng tán dù. Chọn chồi khoẻ ở phần gốc, sau thu hoạch cần cưa bỏ thân đã có hiện tượng tán dù giúp cho chồi non phát triển.

b) Tỉa cành
Thường xuyên tỉa bỏ những chồi vượt, những cành bị sâu bệnh gây hại, những cành đã ra quả ở những năm trước chỉ còn 2-3 cặp lá ở đầu cành.

c) Cưa đốn phục hồi vườn
- Những vườn cà phê đã già cỗi, cho năng suất thấp thì cưa đốn phục hồi vào cuối mùa thu hoạch trái.

- Vị trí cưa: cách gốc 20 - 30 cm, giữ lại mỗi gốc 3 chồi tốt nhất phân bố đều quanh gốc.

VII. Phòng trừ sâu bệnh
1. Bệnh hại
a) Bệnh lở cổ rễ (nấm Rhizoctonia solani)
- Bệnh thường gây hại cây con ở vườn ươm và thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bệnh hại ở phần cổ rễ, làm cổ rễ bị teo, khô thắt lại.

- Phòng trị: Tiêu huỷ những cây bệnh nặng, dùng các loại thuốc để tưới vào gốc như: Validamycin (Validacin); Pencycuron (Monceren) hoặc các loại thuốc gốc đồng.

b) Bệnh khô cành, khô quả (nấm Collectotrichum coffeanum)
- Bệnh thường phát triển vào đầu mùa mưa nhưng thể hiện rõ rệt khi quả còn non đến lúc 6 - 7 tháng tuổi.

- Phòng trị: Bón phân đầy đủ, kịp thời cân đối NPK, dùng các loại thuốc Propineb (antracol); Carbendazim(bavistin); hoặc các loại thuốc gốc đồng như copper sulfat (Bordeaux), Kasugamycin 2 % + Copper Oxychloride 45% (Kasuran) để phòng trừ 2-3 lần/vụ.

c) Bệnh tuyến trùng
- Do tuyến trùng Pratylenchus coffae gây vết thương, tuyến trùng Meloidogyne spp. gây nốt sần, tuyến trùng Tylenchus gây nội sinh. Cây bị bệnh thường sinh trưởng kém, vào mùa khô thường bị vàng héo, có khả năng lây lan lớn.

- Phòng trị: Phát hiện sớm, tiêu hủy những cây bệnh nặng, cây bị bệnh nhẹ nên tăng cường bón phân hữu cơ, xử lý đất bằng thuốc cytokinin (Sincocin).

d) Bệnh rỉ sắt (Hemileia vastatrix)
- Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện ở những vườn cây già cỗi, đầu tư kém. Bệnh hại trên lá, vết bệnh hình tròn, có lớp bột phấn vàng màu da cam ở mặt dưới lá. Bệnh làm rụng lá, thường hại nặng vào tháng 10-11-12 và tháng 3, 4 trong năm.

- Phòng trị: Cuối mùa mưa (tháng 10-110 dùng copper sulfat (Bordeaux 1%) hay copper hidroxide (Champion) phun mặt dưới lá 3-4 tuần/lần khi bệnh mới xuất hiện. Hiện nay có thể dùng các loại thuốc nội hấp Hexaconazole 85% (Anvil), cyproconazole 94% (Bonanza), Propiconazole 90% (Tilt).

* Lưu ý: Bệnh đã phát triển cần vệ sinh vườn, tỉa cành cho thông thoáng kết hợp với dùng thuốc hóa học.

e) Nấm hồng (Corticium salmonicolor)
- Tác hại trên cành và phần ngọn của cây, thường phát sinh mạnh vào đầu và trong mùa mưa, khi phát hiện thấy cành bị bệnh và cắt đốt kịp thời. Tiến hành phun thuốc trừ, phòng trong giai đoạn bệnh phát triển. Dùng Bordeaux hay Oxyt clorua 1% phun vào vùng bị bệnh, boặc dùng dung dịch Bordeaux 5% quét lên vết bệnh ở cành chưa bị héo.

2. Sâu hại
a) Rệp sáp (Pseudococus. Spp)
- Gây hại ở chùm quả và vùng rễ làm cho cây cà phê phát triển kém, làm rụng quả. Thường xuyên theo dõi và phát hiện sớm. Thực hiện phun thuốc trên những cây phát hiện rệp.

- Phòng trị: Phát hiện sớm dùng Alpha-cypermethrin 90% (Fastac), Methidathion 96% (Supracide 40 EC).

b) Mọt đục cành (Xyleborus mortati)
- Phá hại chủ yếu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản sang thời kỳ kinh doanh.

- Phòng trị: Phát hiện cắt bỏ kịp thời, gom đốt những cành bị mọt.

c) Sâu đục vỏ trái (Prays endolemma)
- Thường tấn công trái non làm rụng trái hay tạo các ụ lớn trên vỏ trái làm trái bị biến dạng, giảm giá trị sản phẩm.

- Phòng trị: Cần theo dõi thu gom các trái rụng đem chôn để trừ ấu trùng đang phát triển trong vỏ trái.

d) Mọt đục trái (Stephanoderes lampei)
- Mọt đục trái thường chọn điểm khởi đầu từ núm quả vào trong sau đó phá hạt. Ngoài ra còn bị một số bệnh khác do thiếu dinh dưỡng được gọi là bệnh sinh lý như bệnh vàng lá do thiếu lưu huỳnh (S), bệnh rụt cổ do thiếu kẽm (Zn)…

- Dùng các loại thuốc để trừ như: Phun Fenvalerate 92% (First 20EC), Etofenprox 96% (Trebon), Lambda-cyhalothrin (Karate) vào giai đoạn quả chuyển từ xanh sang chín.

e) Sâu đục thân thường gọi là Bore (Xylotrechus quadripe)
- Bore chỉ tác hại trên giống cà phê chè ở tuổi cây thường từ cuối năm thứ 3 trở đi. Sâu đẻ trứng vào kẻ nút của vỏ sau đó sâu non nỏ vào phá hoại phần gỗ bên trong thân cây là cho cây héo rồi chết. Loại sâu này khả năng xuất hiện quanh năm nhưng tập trung đẻ trứng rộ vào hai thời kỳ xuân, hè (tháng 3,4,5) và thu đông (tháng 10,11).

- Trồng cây bóng mát cho cà phê để hận chế sự tác hại của sâu. Dùng Boremun 4% phun phủ kín lên thân cây từ ngọn đến gốc 1 năm 2 lần để diệt trừ trứng, sâu non và sâu trưởng thành vào tháng 3 - 4 (xuân – hè) và tháng 10 - 11 (vụ thu đông). Những cây bị sâu nặng phải kịp thời cưa cắt kịp thời để kịp thời diệt nguồn sâu trưởng thành.

Bản tin thị trường Cà Phê ngày 24/8/2012

Bản tin thị trường Cà Phê ngày 24/8/2012


Bản tin thị trường cà phê ngày 24/8/2012 by DĐCP | Ban tin thi truong ca phe ngay 24/8/2012

Giá cà phê nhân xô tại khu vực Tây nguyên giảm thêm 500 đồng, xuống còn 41.200-41.300 đồng/kg.

1. Thị trường London
- Giá cà phê Robusta tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao tháng 9 giảm thêm 37 USD, tương đương 1,84%, xuống 2.006 USD/tấn, giao tháng 11 giảm thêm 40 USD, tương đương 1,96%, xuống 2.041 USD/tấn và giao tháng 1/2013 cũng giảm thêm 36 USD, tương đương 1,76%, còn 2.046 USD/tấn, các mức giảm rất mạnh. Hiện tượng giá đảo đã chấm dứt. Khối lượng giao dịch trong phiên ở dưới mức trung bình.

- Tại Sở giao dịch hàng hóa Kenya, phiên đấu giá cà phê vừa qua đạt số lượng khá thấp chứng tỏ phần nào nhu cầu hàng thực đang tạm lắng.

2. Thị trường New York
- Giá cà phê Arabica sụt giảm phiên thứ 3 liên tiếp. Tuy kỳ hạn giao tháng 9 tăng 1,3 cent lên 160,25 cent/lb nhưng các kỳ hạn xa đều giảm. Cụ thể, giao tháng 12 giảm 0,25 cent còn 161,85 cent/lb và giao tháng 3/2013 giảm 0,35 cent còn 165,5 cent/lb. Lượng giao dịch chỉ ở mức trung bình.

- Khối lượng giao dịch xuống thấp trên cả 2 sàn cho thấy nhà đầu tư đang chờ đợi xu hướng mới, rõ rệt hơn.

- Thị trường chứng khoán, hàng hóa phiên hôm qua nhìn chung đều suy yếu, và vì thế sự trông ngóng tín hiệu mới từ FED lẫn ECB để giải cứu khủng hoảng kinh tế và nợ công càng nóng hơn.

3. Thị trường trong nước
- Giá cà phê nhân xô tại khu vực Tây nguyên giảm thêm 500 đồng, xuống còn 41.200 - 41.300 đồng/kg, thị trường vẫn trầm lắng.

- Ghi nhận ở thị trường ngoài có giá mua 42.000 - 43.000 đồng/kg hoặc cao hơn nữa.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Kỹ thuật trồng vú sữa Lò Rèn

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY VÚ SỮA
1 Giai đoạn mới trồng đến 3 năm tuổi
1.1 Thời vụ trồng
Nếu chủ động nước tưới có thể trồng bất cứ thời điểm nào trong năm; tuy nhiên trồng vào mùa mưa sẽ ít tốn công tưới.

1.2 Chuẩn bị đất trồng
- Thiết kế vườn:
+ Vẽ sơ đồ vườn theo mương, liếp để quản lý, chăm sóc, ghi chép nhật ký canh tác.
+ Đào mương, lên liếp: nếu trồng mới trên đất ruộng nên đào mương sâu 1 – 1,5 m, bề mặt liếp rộng 7 – 10 m.
+ Bố trí hệ thống đê bao, cống bọng để tưới – tiêu chủ động.
+ Trồng cây chắn gió: chú ý trồng cây chắn gió vì cây vú sữa dễ bị lật gốc, tét nhánh vì vậy cần phải trồng cây chắn gió; đặc biệt là những vườn ở ven sông lớn. Hàng cây chắn gió phải thẳng góc với hướng gió thường thổi tới. Hàng cây chắn gió còn giúp giữ độ ẩm cho vườn, cây quang hợp tốt (do lượng CO2 ổn định hơn), tránh được đổ ngã khi có gió lớn, cây thụ phấn và đậu quả cũng tốt hơn.
- Chuẩn bị đất để lên mô trồng: chọn đất mặt ruộng, đất bùn ao, đất vườn cũ, xử lý khoảng 1 – 1,5 kg vôi/mô, phơi 15 – 30 ngày trước khi trồng.
- Chất mô: theo sơ đồ đã thiết kế, đường kính mô từ 0,8 – 1m, cao 0,4 – 0,7m.
- Trộn phân hữu cơ đã hoai mục với Trichoderma để tăng vi sinh vật đối kháng trong đất khống chế nấm bệnh. Có thể dùng chế phẩm EM để thúc đẩy phân mau hoai và cung cấp thêm vi sinh vật hữu ích cho cây trồng.
- Bón phân lót: mỗi mô bón 10–15kg phân hữu cơ hoai (đã ủ ở phần trên), 0,3kg super lân, 0,1kg DAP .



1.3 Cách trồng
a. Mật độ (khoảng cách)
Tùy theo chiều rộng mặt liếp mà bố trí số hàng cây. Với liếp rộng 7 - 8m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa liếp, khoảng cách 8m/cây, mật độ 12 - 13 cây /1000m2. Với liếp rộng 9 - 10m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu. Có thể trồng xen rau màu hoặc cây ăn trái ngắn ngày trong 1 - 3 năm đầu để tăng thu nhập.
b. Cách đặt cây: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con (khoảng 20 – 25 cm), cắt bớt gốc cành ghép (treo bầu), xé bỏ bao nilon (đựng bầu đất), đặt cây con vào hố, dùng dao cạo nhẹ lớp vỏ nơi tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép lấp đất đến nơi vừa cạo vỏ giúp hình thành 1 lớp rễ mới sau khoảng vài tháng trồng; ém đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây.

1.4 Chăm sóc
- Dùng rơm tủ gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.
- Làm cỏ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng, nên cắt bớt cỏ trong vườn, hạn chế dùng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn trái.
- Tưới nước: cần cung cấp nước đầy đủ cho cây vú sữa, mỗi tuần tưới 3 - 5 lần, mỗi lần tưới 20 - 30 lít nước/cây nhất là vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và giúp cây phát triển nhanh đặc biệt trong 3 năm đầu. Nên giữ mực nước trong mương cách mặt liếp ít nhất 40 cm.
- Bón phân:
+ Sau khi trồng đến một năm: sử dụng 70–80ml Greenfield 555 tưới gốc + 20g Urê, hoà phân vào nước để tưới, mỗi tháng nên bón phân 1 lần.
+ Cây 1 – 3 năm tuổi: bón 1–2 kg hỗn hợp gồm Urê, Greenfield 555, NPK 16–16–8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1:3:1; chia làm 4 lần bón trong năm, lượng phân bón tăng dần theo độ lớn của cây (năm đầu dùng 1kg phân, sau đó tăng dần).
- Tỉa cành tạo tán: trong các năm đầu nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh.


2 Giai đoạn từ 3 năm tuổi trở lên
2.1 Tủ gốc giữ ẩm

Rễ vú sữa thường ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm cho đất. Nên tủ cách gốc để tránh sâu bệnh tấn công.

2.2 Làm cỏ và trồng xen
Nên làm cỏ thường xuyên trong các năm đầu để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh. Đến năm thứ tư trở đi tán cây rộng dần và công làm cỏ sẽ giảm. Để giảm bớt công làm cỏ và tưới nước, trong các năm đầu nên dùng rơm rạ phủ gốc và trồng xen một số cây ngắn ngày khác để tăng nguồn thu nhập.

2.3 Bồi bùn
Hàng năm cần bồi bùn vào mô trồng, nên phơi khô bùn sau khi vét mương rồi sau đó bồi vào mô. Công tác bồi bùn cần tiến hành thường xuyên hàng năm, ngay cả khi cây đã lớn và sau khi định hình mương liếp hoàn chỉnh. Việc vét mương bồi liếp vừa có tác dụng cải tạo hệ thống mương tưới tiêu, nâng cao dần mặt liếp, vừa có tác dụng cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây vú sữa.

2.4 Tưới tiêu
Để cây vú sữa phát triển nhanh hơn, cần phải tưới nước đầy đủ nhất là trong những năm đầu. Nếu vườn cây vú sữa chưa có hệ thống đê bao ngăn lũ thì phải bố trí hệ thống thoát nước tốt vì cây vú sữa không chịu được ngập úng.
Giai đoạn cây ra hoa và mang trái tưới nước thường xuyên 2–3 ngày/ lần giúp cây ra hoa, đậu trái tốt hơn.



2.5 Tỉa cành, tạo tán
Hàng năm, sau khi thu hoạch, phải vệ sinh vườn bằng cách tỉa bỏ những cành mọc đứng trong tán, cành gãy, cành sâu bệnh, cành khô, già cổi, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất; tỉa thấp lại cành chính khống chế chiều cao của cây không quá 4–4,5m để tiện chăm sóc, thu hoạch sau này.
Đối với cây quá già cổi: cây cho lá nhỏ, trái nhỏ, chậm ra nhánh mới; để trẻ hóa vườn cây vú sữa này cần cưa bỏ từ 30–60% số cành để cây phát triển cành mới, số cành mới phát triển sẽ cho trái lớn hơn, tốt hơn vào các vụ sau. Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1–2 cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện sinh trưởng, năng suất kém nhất trên tán cây. Cưa ngắn các cành này còn 30–50 cm tính từ gốc cành. Vết cưa nghiêng 45 độ để tránh đọng nước. Sơn phủ bề mặt vết cưa bằng dung dịch sun-phát đồng. Khoảng 15 - 20 ngày sau dưới mỗi vết cưa sẽ phát triển 5 - 15 chồi mới, nên tỉa bớt số chồi mới chỉ giữ lại 2 - 3 chồi khỏe và ở vị trí đều quanh cành. Khi chồi mới phát triển đến chiều dài 50 - 60cm thì tiến hành loại bỏ đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành.

* Lưu ý quan sát và phòng trừ sâu hại cho cành mới, cành này có khả năng cho trái sau 12 - 18 tháng.

2.6 Bón phân:
Từ năm thứ tư sau khi trồng, cây vú sữa bắt đầu cho trái; vì vậy lượng phân bón cho cây cũng tăng dần lên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây. Bón 2 – 3 kg hỗn hợp gồm Urê, DAP, NPK 16 – 16 – 8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1:1; chia làm 4 lần bón trong năm bón vào lúc cây ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Lượng phân bón trên áp dụng cho cây 4 – 5 năm tuổi. Cây vú sữa từ năm thứ 5 sau khi trồng, bước sang giai đoạn cho trái ổn định, và cũng là bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: sau khi thu hoạch làm gốc để cây chuẩn bị ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 - 2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi, tăng dần theo tuổi cây từ 6 năm đến trên 20 năm (lúc đầu bón số lượng nhỏ, tăng dần theo từng năm). Mức phân đề nghị cho cây 5 năm tuổi như sau :

- Lần 1: Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa sớm với 5–10 kg phân hữu cơ hoai/cây và 3 – 6 kg gồm NPK (20 - 20 - 15 hoặc 16 - 16 - 8), Urê và phân lân theo tỉ lệ 1/1/1.

- Lần 2: Bón vào giai đoạn đậu trái lúc trái bằng nút áo với lượng 2 – 4 kg phân/cây gồm Urê và DAP theo tỉ lệ 2/1.

- Lần 3: Bón vào giai đoạn nuôi trái, lúc trái có đường kính khoảng 2cm, với 2 – 3 kg phân NPK/cây (dạng phân như nói trên).

- Lần 4: Bón vào giai đoạn trước thu hoạch 1 – 2 tháng với liều lượng 1 – 2 kg phân NPK/cây.
Các lần bón phân cách nhau từ 2,5 – 3 tháng.
Phương pháp bón: Trước khi bón phân nên tiến hành thu dọn toàn bộ vật liệu tủ gốc rồi bón lên mặt liếp (mô) hoặc xới rảnh sâu 5-10 cm ở 2/3 đường kính tán cây, bón phân vào rãnh. Sau khi bón phân nên che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục 5-7 ngày cho phân tan vào đất.

2.7 Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu bệnh hại vú sữa thì có nhiều loại, nhưng ở giai đoạn nuôi trái lớn thì nên chú ý những đối tượng chính dưới đây:

- Sâu đục trái (Alopia sp.) phá hại từ khi trái còn nhỏ cho đến khi đã già và chín, có thể làm rụng hoặc hư cả trái, giảm phẩm chất trái. Khi mới thấy một vài trái non bị hại thì phun ngay, phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc Tiper 25EC, Tizonon 50EC, SauAba 3.6EC, Newgreen 2.0EC, Vibasu, Sagolex, Oncol, Netoxin, Lorsban…

- Bệnh thối trái do nấm Lasio diplodia Theobromac và Colletotrichum sp. xâm nhập từ khi trái còn nhỏ gây ra. Vết bệnh lúc đầu chỉ là một đốm nhỏ màu đen, gặp thời tiết ẩm bệnh phát triển mạnh, lây lan nhanh khắp trái, làm trái khô đen và rụng, tỷ lệ trái hư khá cao, đôi khi lên tới 20-25%. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn cho thoáng, tránh lây lan; nhặt và tiêu hủy trái rụng vì bệnh. Phun các loại thuốc như: Tipo-M 70BHN, Tinomyl 50WP, Lâmbac 35SD, Tipozeb 80WP, Awin 100SC, Carbenzim 500FL, Thio-M 500SC, Score, Antracol, Daconil, Nustar hay Benomyl…2-3 lần, cách nhau 10-15 ngày/lần.Trái sau thu hoạch có thể xử lý bằng nước nóng 520C trong 10 phút cũng ngừa được bệnh thối trái.

- Cần phải bao trái để phòng trừ sâu bệnh.

Cách khắc phục ô nhiễm môi trường trong thủy sản

Cách khắc phục ô nhiễm môi trường trong thủy sản


Cách khắc phục ô nhiễm môi trường trong thủy sản by ST | Cach khac phuc o nhiem moi truong trong thuy san

1. Tổng quan
- Ngành nuôi trồng thuỷ sản là một ngành có quá trình sản xuất mang tính đặc thù riêng biệt. Trong suốt quá trình nuôi luôn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện môi trường, ngoại cảnh và tác động của con người.


- Thuỷ sản bao gồm tất cả các loài tôm, cá, cua, ốc… sống chủ yếu trong môi trường nước. Vì vậy việc bảo vệ môi trường sống trong nuôi thuỷ sản là rất quan trọng, đóng vai trò chính trong tỷ lệ sống và năng suất nuôi.

- Nước chi phối toàn bộ hoạt động của nghề nuôi cá, không những là môi trường sống của tôm, cá, mà còn của các loài thuỷ sinh vật thức ăn của cá như rong, rêu, tảo, động vật phù du, trai, hến, ốc,….

2. Yêu cầu chất lượng nước
- Yếu tố hoá học: Trước hết nguồn nước không có các yếu tố độc hại đối với cá : các yếu tố độc hại có thể ở dạng rắn, khí hoặc muối hoà tan trong các kim loại nặng, yếu tố phóng xạ, thuốc trừ sâu và diệt cỏ, kể cả độ pH, hàm lượng clo, lưu huỳnh ôxít, sắt tổng cộng, liều tiêu hao ôxy và các hợp chất khác có trong nước thải công nghiệp…

- Yếu tố dinh dưỡng như N,P,K… cũng cần đảm bảo trong nước ao, hồ ở những giới hạn thích hợp để cá và thuỷ sinh vật khác sinh sản và phát triển bình thường.

- Yếu tố sinh vật học: Nguồn nước tốt để nuôi cá là nguồn nước đã phát triển phong phú khu hệ thuỷ sinh vật (thức ăn tốt của cá), hạn chế và phòng trừ được các địch hại, không cho các ký sinh trùng gây hại cho cá lẫn trong nước.

- Yếu tố vật lý khác: Nguồn nước cần được tiếp xúc nhiều với ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Độ đục của nước phù sa và của các kênh mương có nhiều hạt sét lơ lửng làm cho tảo và các thuỷ sinh vật kém phát triển, nguồn thức ăn của cá bị giảm sút…Vì vậy, nước để ương nuôi cá giống cần có độ trong vừa phải từ 20 - 30cm.

3. Vị trí ao nuôi
- Địa điểm đào ao ương nuôi cá, trước hết phải gần nguồn nước sạch. Tốt nhất là gần nguồn nước tự nhiên (hồ chứa, sông…). Nếu sử dụng nước thuỷ lợi, nước nông giang… phải dự trữ lượng nước chủ động riêng để dùng khi cần thiết.

- Kết hợp xây dựng các hệ thống tháp nước, bể lọc… để có nguồn nước sạch ương nuôi cá. Biện pháp đơn giản nhất là xây dựng hệ thống ao chứa nước có nuôi thả bèo hợp lý. Vai trò chủ yếu của việc lọc sạch nước này là do các loài tảo cỡ nhỏ với số lượng lớn và đặc biệt là trai nước ngọt (một con trai nước ngọt mỗi ngày lọc trung bình 12 lít nước, có khi tới 60 - 70lít. Cần gây nuôi các “máy lọc sống” này trong ao chứa để diệt để sử dụng chúng vào việc lọc sạch nước.

- Trong các ao chứa nước không được bón phân, nhất là các nguồn phân hữu cơ. Bởi vì ở các ao chứa sẽ diễn ra quá trình hấp thụ các kim loại nặng bởi chất hữu cơ, kết tủa và lắng đọng các chất vẩn vô cơ và hữu cơ, vô cơ hoá các chất hữu cơ không bền vững, làm tăng hàm lượng ôxy hoà tan, huỷ diệt các vi khuẩn hoại sinh và gây bệnh của cá.

- Khu vực ương nuôi cá cần xây dựng một chế độ kiểm tra, bảo vệ và sử dụng nguồn nước hợp lý, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở mọi người cùng thực hiện, bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường sống chung cho thuỷ sản và cho con người. Coi nhẹ việc bảo vệ nguồn nước, nhất định sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ương nuôi cá, nhất là cá giống, vì chất lượng nước thường thay đổi do ô nhiễm chất độc hoá học, lượng chất tích tụ hoặc phì dưỡng. Từ đó sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất, hiệu quả của ngành thủy sản.

Thông tin về Cà Phê Arabica

Thông tin về Cà Phê Arabica


Thông tin về cà phê Arabica by BVCT | Thong tin ve ca phe arabica

1. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái
- Cà phê Arabica có nguồn gốc ở cao nguyên Jimma ở tây nam Etiopia và cao nguyên Boma ở đông nam Sudan. Tuy nhiên, nó được trồng trọt đầu tiên bởi người Ả rập ở thế kỉ 14 và được giới thiệu rộng rãi trên thế giới ở thế kỉ 17. Cà phê Arabica được mô tả đầu tiên bởi nhà sinh vật học Linnaeus (Thụy Điển) vào năm 1753. § Caây caø pheâ Arabica trưởng thành có dạng bụi cây lớn, thẳng đứng, cao khoảng 6m, thực tế chỉ cao khoảng 2 - 3m, giống của VN nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. § Cây cà phê có cành thon dài, đối xứng. Lá mọc đối xứng, cuống ngắn 0,4 – 1,2 cm. Lá có hình oval, nhọn ở hai đầu, rìa lá quăn, mềm và rũ xuống. Chiều dài của lá khoảng 7 – 20 cm, rộng 4 – 6 cm. Mặt lá nhẵn, mặt trên lá có màu xanh thẳm, mặt dưới xanh nhạt hơn.

- Vỏ cây mỏng, có màu xám nhạt và trở nên nứt nẻ, sần sùi khi già.

- Gỗ cây có màu nhạt, cứng, nặng và chắc.

- Hệ thống rễ bao gồm một rễ trung tâm to, ngắn, cắm sâu vào lòng đất và các rễ phụ lan tỏa xung quanh.

- Hoa có năm cánh, màu trắng và có hương thơm. Hoa mọc thành từng cụm hoa gồm 2 – 9 cái ở nách lá.


- Trái cà phê thuộc loại quả thịt, hình oval. Trái xanh khi chín có màu đỏ tươi (chủng Caturra amarello có quả màu vàng), sau chuyển thành màu xanh đen. Trái dài 1,0 – 1,8 cm và rộng 0,8 – 1,2 cm. Trái thường chứa 2 hạt hơi dẹt và thon, có màu xanh lá, dài 0,8 – 1,2 cm. Khi chỉ có một hạt phát triển, nó được gọi là peaberry. Hàm lượng caffeine trong hạt trung bình 1,3%. Caffeine có thể bảo vệ các bộ phận sinh dưỡng của cây khỏi côn trùng, nấm mốc và ngăn ngừa sự phát triển của các cây và vi khuẩn gần hạt cà phê nảy mầm.

- Cà phê Arabica có bộ nhiễm sắc thể là tứ bội (4n = 44) trong khi các loài cà phê khác là lưỡng bội (2n = 22). Cây cà phê Arabica có đặc tính tự thụ phấn nên có độ thuần chủng cao hơn các loại cà phê khác.

2. Đặc điểm sinh trưởng
a) Điều kiện trồng trọt
Cây cà phê Arabica ưa nơi mát và hơi lạnh. Nhiệt độ thích hợp để phát triển là khoảng18 – 24 độ C. Sự phát triển của cây sẽ suy yếu khi nhiệt độ môi trường trên 25 độ C. Nếu có sương giá thì lá và trái cà phê sẽ bị hư hại. Do đó, cà phê Arabica thường trồng ở miền núi có độ cao từ 600 – 1.500 m. Để cây arabica phát triển tốt, thông thường độ cao phải trên 1.000m. Dưới độ cao này, cây phát triển rất èo uột.Ngoài ra, lượng mưa thích hợp cho sự phát triển của cây là 1.200 – 1.500 mm/năm. Nếu lượng mưa cao 2.500 – 3.000 mm sẽ bắt đầu gây bất lợi cho cây. Cây cà phê phát triển được trên đất có pH từ 4 – 8, tối ưu 5,2 – 6,2. Ngày nay, cà phê Arabica được trồng ở những vùng đất cao, cận nhiệt đới: khắp châu Mỹ Latin, Trung và Đông Phi, Ấn Độ, và vài vùng ở Indonesia.


b) Thời gian thu hoạch
Cây cà phê Arabica có thể cao tới 6 m. Tuy nhiên ở các nông trường, người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2 – 4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Sau khi trồng được 12 tháng, cây có thể đạt chiều cao để hãm ngọn. Cà phê Arabica sau khi trồng được khoảng 3 - 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Cây cho sản lượng trái cao nhất ở những năm thứ 6 – 8. Thông thường, cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Trên thực tế, nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Đối với cà phê Arabica, chỉ có một mùa thu hoạch trong năm. Tuy nhiên, ở Colombia, có một mùa thu hoạch chính và một mùa phụ do họ có giống Arabica tốt. Thời gian từ khi ra hoa đến khi trái chín là khoảng tõ 7 – 9 tháng và thời điểm thu hoạch trái thường vào tháng 9 hằng năm. Ở những đốt ra hoa và quả ở năm nay sẽ tiếp tục ra hoa ở những năm sau đó. Do đó, khi thu hái trái cà phê Arabica thường được tiến hành bằng tay để không làm tổn hại các đốt ra hoa và chọn lọc được những hạt cà phê chất lượng. Thu hoạch cà phê Arabica cần nhiều lao động.

3. Giá trị kinh tế
Cà phê Arabica là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Nó chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Trên thị trường, cà phê Arabica được đánh giá cao hơn cà phê Robusta vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Ngoài ra, cà phê Arabica được chế biến theo phương pháp ướt – một phương pháp đòi hỏi đầu tư lớn về trang thiết bị và tạo sản phẩm chọn lọc có chất lượng cao. Cà phê Arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác. Qua đó có thể thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất. Chất lượng cao chỉ có Colombia, Brazil, chất lượng trung bình.Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, Mexico, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ.

4. Các chủng cà phê Arabica
Mundo novo, catuai và catimor phổ biến hơn vì đặc tính cho sản lượng cao. Typica, bourbon và caturra thường được dùng làm mẫu thử nếm.
- Chủng Typica: Cây Typica có dạng giống hình nón và có thể đạt chiều cao 4,5 m. Các nhánh bên thường nghiêng một gốc 50 – 70 độ so với gốc thẳng đứng. Typica có chất lượng chuẩn với năng suất thấp, và hầu như luôn tạo ra vi chua rõ và cộng hưởng, tăng dần nồng độ ở những nơi cao hơn. Đặc tính thử nếm là vị chua của chanh với chút hương hoa và hậu vị ngọt kéo dài.

- Chủng Bourbon: Bourbon được khám phá đầu tiên trên Reunion - một hòn đảo gần Madagascar, được đặt tên ban đầu là Bourbon. Hạt có vị acid nhẹ với mùi rượu vang, hậu vị ngọt. Bourbon được trồng ở những nơi cao hơn thường có đặc tính thơm hương hoa. Lá của cây bourbon rộng và trái tương đối nhỏ, và nặng nên hạt nhỏ và tròn hơn typica.

- Chủng Caturra: Caturra được khám phá đầu tiên ở Brazil. Nó được trồng thương mại đầu tiên ở Minas Gerais, Brazil từ năm 1937 và sau đó lan rộng ra cả châu Mỹ Latin. Caturra là một dạng đột biến của bourbon, nó có thể tạo trái có chất lượng tốt và sản lượng cao. Để duy trì hiệu quả sản xuất, cây phải được thụ phấn và cắt tỉa liên tục. Cây tương đối thấp với gốc cây thẳng to và nhiều nhánh phụ. Lá cây tương tự là bourbon. Đặc tính thử nếm là vị acid của chanh rõ rệt, đặc biệt là ở những nơi cao hơn. Caturra không ngọt bằng bourbon, nhưng điều này có thể thay đổi với tần số và mức dộ thụ phấn.

- Chủng Catuai: Catuai là chủng lai giữa mundo novo và caturra. Catuai có thể được trồng với mật độ cao hơn và cho sản lượng cao nếu được thụ phấn hợp lý. Một ưu điểm nữa của catuai là khả năng chịu gió và mưa; các trái không dễ bị rụng dưới các tác động đó. Catuai không có hương vị đặc trưng rõ rệt. Tuy nhiên, độ ngọt của catuai có thể bị tác động mạnh bởi phương pháp thụ phấn. Sử dụng phân hữu cơ cũng làm tăng độ ngọt và cải thiện hương vị cà phê đáng kể.

- Chủng Mundo Novo: Đây là một chủng lai tự nhiên khác giữa typica và bourbon. Những ưu điểm của mundo novo bao gồm năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt. Hương vị của cà phê này thường rất ít ngọt và đắng rất rõ. Điều kiện dinh dưỡng và phương pháp thụ phấn sẽ cải thiện hương vị.

- Chủng Maragogype: Chủng cà phê này được đặt tên sau khi một nơi ở Bahia, Brazil được gọi là “Maragogype”. Hương vị cà phê này rất dịu với vị chua phảng phất vị ngọt. Maragogype không dễ rang. Hạt cà phê phải được rang chậm và ở nhiệt độ thấp đủ để tạo hương vị độc đáo của riêng nó. Maragogype là một dạng đột biến của chủng typica và năng suất rất thấp.

- Chủng Pacas: Là một dạng tạp giap giữa caturra và bourbon. Chủng này cho năng suất cao.

- Chủng Pacamara: Đây là một họ hàng của maragogype. Chủng này là kết quả của sự tạp giao giữa maragogype và pacas.

- Chủng Catimor: Là một dạng tạp giao giữa Timor ( Robusta) và caturra (Arabica). Nó được tạo ra lần đầu vào năm 1959 ở Bồ Đào Nha. Ưu điểm của nó là có khả năng kháng bệnh gỉ sắt, cho năng suất tương đối cao. Chất lượng thử nếm của catimor khá đặc biệt vì độ chua của nó với một ít vị chát và có hậu vị hơi mặn.

5. So sánh một số đặc điểm của cà phê Arabica và cà phê Robusta

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Kỹ thuật nuôi cá Bống Cát

Kỹ thuật nuôi cá Bống Cát


Kỹ thuật nuôi cá bống cát by DĐNN | Ky thuat nuoi ca bong cat

1. Chuẩn bị ao nuôi
- Ao nuôi cá bống cát là những ao đất thông thường. Ở vùng ven biển có thể sử dụng ao nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh hoặc ao nuôi quảng canh để nuôi luân canh cá bống cát. Vùng làm muối có thể luân canh nuôi cá ống kèo trong ruộng muối vào mùa mưa khi nước bị giảm độ mặn không sản xuất được muối. Từ những kinh nghiệm thực tế nuôi cá bống cát ở các địa phương cho thấy, ao nuôi có diện tích thích hợp nhất từ 1.000 – 2.000 m2.

- Tát cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ như cá chẽm, cá nâu, cá rô phi và tất cả các loài cá, các loài địch hại khác. Nên dùng rễ dây thuốc cá (Derris elliptica Benth) để diệt tạp, với liều lượng 1kg rễ tươi cho 100m3 nước ao. Cách làm như sau: Để nước trong ao còn độ sâu 8 – 10cm và tính toán thể tích nước có trong ao, rễ dây thuốc cá đập dập, ngâm trong nước 5 – 6 giờ rồi vắt lấy nước, hòa loãng, sau đó té đều khắp mặt ao. Tất cả cá sẽ chết hết và vớt đi rồi tháo hết nước hoặc bơm cạn ao để phơi đáy.

- Cày hoặc xới đáy ao 1 lớp đất mỏng (5 – 7 cm) để đáy ao thoáng khí, tạo điều kiện cho sinh vật đáy phát triển làm nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.

- Bón lót cho ao bằng phân hữu cơ, liều lượng 20 – 30 kg/100m2 ao.

- Rải vôi bột xuống đáy ao để hạ phèn, diệt tạp, diệt các mầm bệnh, lượng dùng 8 – 12kg/100m2, sau đó có thể xới đảo bùn đáy để hoà trộn vôi và phân hữu cơ.

- Ao cần phơi đáy 2 – 3 ngày. Những ao ở vùng bị nhiễm phèn thì không phơi đáy
Những ao đã nuôi tôm sú trước đó thì không cần bón lót phân hữu cơ, chỉ nên diệt tạp và cá dữ bằng rễ dây thuốc cá, rải vôi, hạ phèn và diệt mầm bệnh trong đáy ao.

- Lấy nước vào ao qua lưới chắn lọc để tránh địch hại và cá dữ, cá tạp lọt vào ao ăn hại cá và tranh giành thức ăn với cá nuôi. Khi mức nước đạt 0,3 – 0,4m thì có thể thả cá giống. Những ngày sau đó tăng dần mức nước ao cho đến khi đạt theo yêu cầu (0,8 – 1m).

2. Mùa vụ nuôi
Mùa vụ nuôi bống cát từ tháng 4 - 5 khi bắt đầu có con giống tự nhiên, ngoài ra người nuôi còn sử dụng ao nuôi tôm để nuôi bống cát sau khi nuôi tôm vụ 1 (vào tháng 7 - 8).


3. Kích cỡ và mật độ thả giống cá nuôi
- Kích cỡ cá giống: Nên chọn cá giống khoảng 3 – 5cm hoặc 4 – 6cm, cá giống ương nuôi trong ao là tốt nhất vì sẽ có kích cỡ đồng đều hơn, khoẻ hơn vì đã thích nghi với điều kiện trong ao. Chọn cá khoẻ mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, không bị nhiễm bệnh, màu sắc tươi sáng, có nhiều nhớt.

- Mật độ thả nuôi: Tuỳ theo điều kiện ao, khả năng quản lý chăm sóc và cỡ cá, có thể thả nuôi với mật độ 30 – 60 con/m2, trung bình 50 con/m2. Nếu cỡ cá nhỏ (3cm) nên thả mật độ cao hơn so với cỡ cá lớn (5 – 6cm) để trừ hao hụt trong khi nuôi. Nếu điều kiện quản lý và kiểm soát chất lượng nước chủ động, có thể tăng mật độ nuôi lên cao hơn 60 con/m2.

4. Chăm sóc và quản lý ao nuôi
a. Thức ăn
- Cá bống cát có tính ăn tạp, ngoài thức ăn tự nhiên có trong ao như phù du động thực vật, sinh vật đáy, rong tảo sống bám, mùn bã hữu cơ… cá còn ăn được các thức ăn do con người cung cấp như ăn thức ăn chế biến và thức ăn viên công nghiệp.

- Để duy trì thức ăn tự nhiên, phải định kỳ bón thêm phân hữu cơ đã ủ hoại 10 – 15 kg/100m2/tuần hoặc 100 – 150g phân vô cơ (DAP, NPK)/tuần. Thức ăn chế biến gồm cám gạo (60 – 70%) và bột cá (30 – 40%) được trộn đều và nấu chín, trộn thêm premix khoáng và vitamin A, D, E, C (tổng cộng 0,2 – 0,3% tổng trọng lượng thức ăn). Hàm lượng đạm trong thức ăn dao động từ 25% ở 2 tháng đầu, sau đó giảm dần xuống 22% rồi 20% ở tháng thứ 3,4 và 18% cho hai tháng nuôi cuối. Khẩu phần ăn 4 – 6% trọng lượng thân/ngày. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều mát.

- Cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp cần phải chọn loại kích cỡ thức ăn phù hợp với độ lớn và kích thước miệng để cá có khả năng sử dụng thức ăn hiệu quả nhất. Hàm lượng đạm trong thức ăn cũng dao động từ 25 – 28%, giảm dần theo tuổi của cá. Khẩu phần ăn thức ăn viên công nghiệp từ 1 – 1,5% trọng lượng thân/ngày và cho cá ăn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

- Ngoài ra, trong thời gian nuôi, thức ăn nên có bổ sung thêm một số loại men tiêu hoá nhằm kích thích cho cá ăn ngon và tiêu hoá thức ăn tốt hơn tránh hiện tượng cá bị chướng bụng, đầy hơi.

b. Quản lý ao nuôi
- Quản lý chất lượng nước:
+ Nước ao cần được chủ động điều chỉnh tăng cao hoặc giảm thấp phù hợp với các giai đoạn phát triển của cá nuôi. Giai đoạn hai tuần đầu mới thả cá giống, mực nước ao cần đạt 0,4 – 0,5m, sau đó tiếp tục dâng từ từ, mỗi tuần cao hơn 0,2m cho đến khi mức nước đạt tốt đa.
+ Theo dõi mực nước hàng ngày, kiểm tra các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá của nước ao như nhiệt độ nước, pH, độ trong, độ mặn. Kiểm tra bờ và cống ao đề phòng bờ bị rò rỉ do cua còng đào hang, lưới chắn bị thủng (do bị mục hoặc cua còng kẹp làm rách lưới). Vào mùa mưa, độ mặn nguồn nước cấp và nước trong ao có xu hướng giảm dần, chú ý độ mặn của nước cấp cho ao phải tương đương hoặc không quá chênh lệch với độ mặn nước ao để tránh cá bị sốc. Độ mặn của nước ao nuôi cá bống cát, dù vào mùa mưa cũng không nên để quá thấp dưới 30%0. Định kỳ mỗi tuần thay nước 1 lần, mỗi lần khoảng 30% lượng nước ao. Nếu nước ao bị nhiễm bẩn, màu nước xanh quá đậm hoặc chuyển màu nâu, có mùi hôi thì cần phải thay ngay nước mới trong sạch.

- Phòng trừ địch hại:
+ Có nhiều loài địch hại săn bắt và ăn thịt cá bống cát như chim cồng cộc, rắn nước biển (con đẻn), cá nâu, cá rô phi, cá bống mọi, bống cát…Để phòng trừ địch hại, khâu quan trọng khi cải tạo ao là phải tìm diệt hết mọi cá tạp, cá dữ, khi lấy nước vào ao lúc cấp nước lần đầu hoặc các lần thay nước định kỳ, phải chắn lọc kỹ, không để cá nâu và rô phi, bóng mọi, bóng cát nhỏ lọt vào ao qua đường cấp nước. Đối với chim cồng cộc, nên đặt các bù nhìn trên bờ ao hoặc treo dây ngang dọc trên mặt ao có gắn các ống bơ (lon) sữa bò nhằm tạo ra tiếng kêu để xua đuổi chim. Có thể dùng ná (giàng thun) để bắn chim và đuổi chim cũng có hiệu quả.
+ Ngoài ra, để bắt các loài cá bống cát, bống mọi, có thể điều tiết mực nước trong ao (dâng cao sau đó hạ thấp 5 – 10cm) khi đó các loại cá bống mọi, bống cát có thể nằm lại ở phần mái bờ mà nước đã rút và ta dùng vợt thu gom chúng lại.

5.Thu hoạch cá nuôi
- Sau 5 - 6 tháng nuôi, cá bống cát có thể đạt trọng lượng trung bình là 20-30 g/con (30-50 con/kg), tuỳ theo giá cả thị trường, người nuôi chọn thời điểm để thu hoạch. Theo kinh nghiệm của nhiều ngư dân, việc thu hoạch cá bống cát có nhiều cách, có thể dùng lưới kéo, nhưng cách này không thể thu hoạch hết cá trong ao. Ngư dân lợi dụng đặc tính thích bơi ngược nước của cá bống cát dùng một loại dụng cụ là “xà lú” để bắt cá chạy ngược nước thì có hiệu quả hơn thu triệt để hơn. Trước khi thu hoạch khoảng 10 ngày, cần giữ cho môi trường ao nuôi thật ổn định. Trước khi thuỷ triều cường thì tháo hoặc tát bớt nước ao, khi bắt đầu thuỷ triều cường thì đưa nước vào ao. Sự chênh lệch mực nước sẽ kích thích cá bống cát bơi ngược dòng nước chui vào trong xà lú. Sau mỗi đợt thu hoạch lại tát cạn ao hơn và tiếp tục cho nước thuỷ triều vào ao để bắt cá cho đến khi ao cạn hoàn toàn và thu hết cá.

- Ngoài ra để thu hoạch những cá còn “ngoan cố” không chịu ngược nước, ngư dân dùng dây thuốc cá với liều lượng thấp rải xuống ao nhằm làm cho cá phải ngoi lên mặt nước và dùng lưới để kéo, nhưng cách bắt này làm cho cá dễ chết, bán không được giá, thường để phơi làm khô cá bống cát.

- Tỷ lệ sống của cá thương phẩm nuôi bằng con giống tự nhiên hiện nay còn chưa ổn định. Theo kết quả khảo sát từ những hộ nuôi cá bống cát tại vùng Vĩnh Châu - Bạc Liêu, Long Phú (Sóc Trăng) và Bến Tre, cho thấy tỷ lệ sống cá nuôi dao động trung bình từ 15 - 50 %. Một thực tế là con giống thu từ tự nhiên thường có tỷ lệ lẫn giống các loài cá khác, có khi lẫn giống tới 30%.

- Năng suất nuôi trung bình ở các địa phương hiện nay đạt trong khoảng 1.000 – 2.000kg/ha. lợi nhuận mang lại do nuôi cá bống cát từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng/ha.

Bài đăng phổ biến