Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Cách khắc phục ô nhiễm môi trường trong thủy sản

Cách khắc phục ô nhiễm môi trường trong thủy sản


Cách khắc phục ô nhiễm môi trường trong thủy sản by ST | Cach khac phuc o nhiem moi truong trong thuy san

1. Tổng quan
- Ngành nuôi trồng thuỷ sản là một ngành có quá trình sản xuất mang tính đặc thù riêng biệt. Trong suốt quá trình nuôi luôn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện môi trường, ngoại cảnh và tác động của con người.


- Thuỷ sản bao gồm tất cả các loài tôm, cá, cua, ốc… sống chủ yếu trong môi trường nước. Vì vậy việc bảo vệ môi trường sống trong nuôi thuỷ sản là rất quan trọng, đóng vai trò chính trong tỷ lệ sống và năng suất nuôi.

- Nước chi phối toàn bộ hoạt động của nghề nuôi cá, không những là môi trường sống của tôm, cá, mà còn của các loài thuỷ sinh vật thức ăn của cá như rong, rêu, tảo, động vật phù du, trai, hến, ốc,….

2. Yêu cầu chất lượng nước
- Yếu tố hoá học: Trước hết nguồn nước không có các yếu tố độc hại đối với cá : các yếu tố độc hại có thể ở dạng rắn, khí hoặc muối hoà tan trong các kim loại nặng, yếu tố phóng xạ, thuốc trừ sâu và diệt cỏ, kể cả độ pH, hàm lượng clo, lưu huỳnh ôxít, sắt tổng cộng, liều tiêu hao ôxy và các hợp chất khác có trong nước thải công nghiệp…

- Yếu tố dinh dưỡng như N,P,K… cũng cần đảm bảo trong nước ao, hồ ở những giới hạn thích hợp để cá và thuỷ sinh vật khác sinh sản và phát triển bình thường.

- Yếu tố sinh vật học: Nguồn nước tốt để nuôi cá là nguồn nước đã phát triển phong phú khu hệ thuỷ sinh vật (thức ăn tốt của cá), hạn chế và phòng trừ được các địch hại, không cho các ký sinh trùng gây hại cho cá lẫn trong nước.

- Yếu tố vật lý khác: Nguồn nước cần được tiếp xúc nhiều với ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Độ đục của nước phù sa và của các kênh mương có nhiều hạt sét lơ lửng làm cho tảo và các thuỷ sinh vật kém phát triển, nguồn thức ăn của cá bị giảm sút…Vì vậy, nước để ương nuôi cá giống cần có độ trong vừa phải từ 20 - 30cm.

3. Vị trí ao nuôi
- Địa điểm đào ao ương nuôi cá, trước hết phải gần nguồn nước sạch. Tốt nhất là gần nguồn nước tự nhiên (hồ chứa, sông…). Nếu sử dụng nước thuỷ lợi, nước nông giang… phải dự trữ lượng nước chủ động riêng để dùng khi cần thiết.

- Kết hợp xây dựng các hệ thống tháp nước, bể lọc… để có nguồn nước sạch ương nuôi cá. Biện pháp đơn giản nhất là xây dựng hệ thống ao chứa nước có nuôi thả bèo hợp lý. Vai trò chủ yếu của việc lọc sạch nước này là do các loài tảo cỡ nhỏ với số lượng lớn và đặc biệt là trai nước ngọt (một con trai nước ngọt mỗi ngày lọc trung bình 12 lít nước, có khi tới 60 - 70lít. Cần gây nuôi các “máy lọc sống” này trong ao chứa để diệt để sử dụng chúng vào việc lọc sạch nước.

- Trong các ao chứa nước không được bón phân, nhất là các nguồn phân hữu cơ. Bởi vì ở các ao chứa sẽ diễn ra quá trình hấp thụ các kim loại nặng bởi chất hữu cơ, kết tủa và lắng đọng các chất vẩn vô cơ và hữu cơ, vô cơ hoá các chất hữu cơ không bền vững, làm tăng hàm lượng ôxy hoà tan, huỷ diệt các vi khuẩn hoại sinh và gây bệnh của cá.

- Khu vực ương nuôi cá cần xây dựng một chế độ kiểm tra, bảo vệ và sử dụng nguồn nước hợp lý, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở mọi người cùng thực hiện, bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường sống chung cho thuỷ sản và cho con người. Coi nhẹ việc bảo vệ nguồn nước, nhất định sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ương nuôi cá, nhất là cá giống, vì chất lượng nước thường thay đổi do ô nhiễm chất độc hoá học, lượng chất tích tụ hoặc phì dưỡng. Từ đó sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất, hiệu quả của ngành thủy sản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến