Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Kỹ thuật sửa Mai cảnh

Kỹ thuật sửa Mai cảnh



Kỹ thuật sửa mai cảnh by Diễn Đàn Cây Cảnh | Ky thuat sua mai canh


Tùy theo dáng cây, ta có thể sửa theo thế đứng, thế nghiêng, thế nằm; bằng cách cắt gọt, đục đẽo cho lồi lõm, làm lão hóa, tăng thêm giá trị của cây mai… Chơi kiểng, chơi bonsai thì phải luôn luôn cắt tỉa, uốn sửa cho đẹp. Kỹ thuật sửa mai bao gồm: cắt tỉa uốn nắn, căng kéo, quấn dây đồng, neo, cảo, đục, khoét, làm lão hóa...



1. Kỹ thuật sửa thân





- Thân là thành phần to cứng sau gốc, muốn sửa phải có nòng sắt, cảo, cây nêm, dây kẽm, dây đồng. Trước tiên, phải để thân cây trước mặt, xoay qua xoay lại, nghiên cứu tìm thế uốn cho đúng.



- Lấy nòng bằng sắt đã uốn sẵn, cặp ôm sát vào thân cây, lấy dây kẽm buộc từ từ từng ruột một, từ gốc cây trở lên siết thật chặt, ép cho thân cây ôm lấy nòng sắt. Lâu ngày, thân cũng sẽ cong queo theo thế của nòng sắt.



- Muốn uốn cong một đoạn thì cần cột kẽm hai đầu rồi căng xoắn dây kẽm lại, thân cây sẽ cong nằm xuống như thế thác đổ. Còn thân nhỏ, nhánh nhỏ chỉ cần lấy dây kẽm đủ to, quấn thưa dọc theo thân, nhánh, rồi hai tay kềm uốn vặn xoắn theo chiều khu ốc, dây kẽm giữ lại theo hình mình đã uốn.



- Cây bonsai rất ngắn, rất giòn, phải uốn từ từ, mỗi ngày một chút, lâu ngày cũng sẽ đúng theo hình ta muốn. Thân cây bắt buộc phải đầu voi đuôi chuột, nghĩa là gốc lớn, thân cây nhỏ dần dần lên đến ngọn mới đẹp. Gốc đẹp mà thân cây bị cưa cắt ngang đứt đoạn có thẹo to, mất ngọn là làm mất giá trị của cây mai.



2. Kỹ thuật sửa rễ
- Rễ là thành phần nằm sâu dưới đất, rất cứng, giòn, khó sửa. Muốn sửa phải moi rễ lên, lấy đá chêm, căng kéo, sắp xếp cho xòe ra bốn phía, theo kiểu chân nôm, hoặc cho ngoằn ngoèo lồi lõm, nằm trên miệng chậu mới đẹp.



- Bộ rễ rất quan trọng, góp phần làm đẹp cho cây kiểng, nhất là cây bonsai, bộ rễ phải nổi hẳn lên trên mặt khay, chậu, dĩa.



- Kiểng cổ còn để lại nhiều cây có bộ rễ kỳ lạ, uốn thành hình chân thú: Long, Lân, Quy, Phụng trông rất đẹp mắt.



3. Kỹ thuật sửa gốc





- Cây mai thường là cây đơn thân, nên gốc rất to, phải sửa ngay từ lúc cây còn nhỏ, nếu để lớn quá khó sửa. Tùy theo dáng cây, ta có thể sửa theo thế đứng, thế nghiêng, thế nằm; bằng cách cắt gọt, đục đẽo cho lồi lõm, làm lão hóa, tăng thêm giá trị của cây mai.



- Kiểu xưa còn để lại nhiều gốc hóa long, hóa hổ vô cùng quý giá. Ngày nay cây bonsai có gốc xù xì, lồi lõm, uốn nắn hài hòa giữa cây với chậu. Gốc còn dùng để đánh giá tuổi của cây, càng già càng quý.



4. Kỹ thuật sửa cành





- Cây mai có rất nhiều cành, cành kết hợp với thân uốn thành thế, kết hợp với tàn lá uốn thành tay. Sửa nhánh tương đối dễ bằng cách cắt tỉa hoặc quấn dây uốn xoắn:



- Cắt tỉa là công phu nhất, muốn cho nhánh xoay về hướng nào thì cắt đọt ở nách lá về hướng đó, ngay nách lá đó sẽ mọc một chồi non xoay về hướng ta muốn. Cách này đẹp, nhưng phải đợi lâu mới thành nhánh đủ lớn.



- Quấn dây đồng, dây kẽm: chỉ cần một dây kẽm đủ lớn, dài gấp đôi nhánh cây để quấn cho đủ, ngày nay có dây nhôm bọc chỉ chung quanh, rất tiện vì không ăn khuyết vô vỏ cây. Quấn dọc theo nhánh muốn uốn, theo chiều kim đồng hồ cho đồng nhất, hai tay nắm lấy nhánh. Không nên để quá lâu ngày vì có dấu dây kẽm ăn khuyết vào nhánh uốn, sẽ không đẹp bằng phương pháp cắt tỉa. Quấn kẽm có lợi là nhanh và có thể uốn kéo một nhánh từ bên này qua bên kia thân cây, khi ở mé đó thiếu tàn nhánh.



- Theo kiểng cổ, uốn tàn bình thường bên nào theo bên đó gọi là tàn văn, còn uốn tàn từ mé bên này kéo sang qua mé bên kia gọi là tàn võ. Còn nhánh lớn quá không quấn dây kẽm bẻ được thì phải dùng nòng sắt cặp, như uốn thân cây vậy.



5. Kỹ thuật tỉa lá
- Cây mai trồng ngoài vườn để chơi hoa thì ít có ai tỉa lá. Cây mai trồng trong chậu thành kiểng, thành bonsai mới tỉa lá cho thông thoáng để thấy rõ thân, nhánh, nhất là mai bonsai phải tỉa cho thật thoáng để thấy cả gốc rễ, cành nhánh cho đẹp. Tỉa lá chỉ cắt bỏ các lá dư thừa, các đọt non mới mọc ra dài quá, che khuất cả mặt chính của cây.



- Nhưng bất cứ cây mai trồng ở đâu, trồng theo kiểu nào, đến Tết đều phải lảy hết lá, để kích thích ra hoa trong 3 ngày Tết.



6. Kỹ thuật lão hóa
- Ngày xưa muốn có cây mai kiểng già phải đợi nhiều năm, ngày nay có nhiều phương tiện như: dụng cụ đục khoét và chất hóa học để làm lão hóa cây nhanh hơn. Muốn làm cho thân cây phù lên, thì dùng cây đập dài theo chỗ đó cho bầm dập phù lên, hoặc dùng kim châm thật mạnh, đều chung quanh thân cây (nhưng nên nhớ phải chừa một đường rãnh nhỏ trên vỏ, để cho cây có thể dẫn nhựa lên nuôi cây). Cây phản ứng nứt da thành sẹo. Bôi thuốc vào, khi cây lành sẹo, sẽ thấy chỗ đó phù lên, sần sùi có vẻ già nua.



- Thuốc hóa học để làm lành sẹo cho cây kiểng thông dụng nhất là vaseline. Nếu không mua được thuốc trên, thì có thể tự chế bằng cách nấu mỡ bò với thuốc ký ninh vàng và thuốc trừ nấm.



- Để làm bóng những chỗ lột da tạo lão hóa, thì sau khi lột vỏ một đoạn thân hoặc một đoạn nhánh xong rồi, phải lấy giấy nhám đánh cho trơn, mới thoa thuốc như oxy đồng hoặc acid citric hay sulfur calci, chỗ đó sẽ trở nên trắng và bóng láng.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Chọn hoa ngày Tết

Chọn hoa ngày Tết


Chuẩn bị cho ngày Tết, ngoài bánh chưng, thức ăn ngon để cúng ông bà tổ tiên và đãi khách... trong mỗi gia đình đều không thể thiếu các loại hoa. Không chỉ để trang hoàng cho không gian đón Tết của gia đình thêm tươi mới và ấm cúng, hoa trong ngày Tết còn được nhiều người coi như một thú chơi tao nhã.


- Nếu như người miền Nam ưa chọn hoa mai vàng rực rỡ thì người miền Bắc và đặc biệt là người Hà Nội thường không thể thiếu hoa đào. Tuy nhiên hoa đào để cắm ở trong bình thường là hoa đào Bích, thứ hoa đào có màu sắc đậm đà và nhiều hoa, tượng trưng cho sự may mắn. Hoa đào nhưng là đào phai thường được uốn theo các thế, để trồng ở hiên hay sân làm cảnh. Một cành đào nhỏ hoặc một bó nhánh đào dùng để ngắm trên bàn thờ khoảng 20.000 - 30.000đ/cành.


- Một cành đào lớn, loại cành mập mạp, nụ hoa to, thường dùng để cắm ở trước bàn thờ hay cạnh bàn uống nước, giá từ 50.000 - 100.000đ/cành. Tuy nhiên, hiện nay do ưa thích sự độc đáo, nhiều gia đình người Bắc cũng chơi hoa mai trong ngày Tết. Một cây mai thế, tuỳ loại to hay nhỏ mà có giá từ 1.000.000 - 3.000.000đ/cây...


- Bên cạnh các loại hoa đào, hoa mai, một số người vẫn ưa thú chơi của người Hà Nội xưa, trên bàn ngày Tết bao giờ cũng có một bình hoa thuỷ tiên. Hoa thuỷ tiên hiện nay được các nhà vườn giữ cho nở đúng trong ngày Tết và thường được bán kèm với bình hoặc ly bằng thuỷ tinh. Đây là loại hoa màu trắng cùng với mùi hương rất dịu nhẹ, tạo cho không gian một vẻ thuần khiết. Một bình hoa thuỷ tiên giá từ 80.000 - 200.000đ/bình.


- Ngoài các loại hoa trên, nhiều người còn ưa chơi hoa lan trong ngày Tết. Hoa lan có hai loại là phong lan và địa lan. Hoa phong lan thường được treo ngoài hiên hay cửa sổ. Hoa có rất nhiều loại với màu sắc khác nhau như: vàng, tím, trắng, đỏ... do đó, tuỳ theo không gian, bạn có thể chọn một loại hoa phù hợp. Hoa địa lan cũng có sự phong phú không kém, song, theo xu hướng hiện đại thì mọi người thường thích địa lan Đà Lạt có bông to, hoa nhiều và có nhiều loại màu sắc như: hồng phấn, vàng...

- Hoa địa lan Đà Lạt thích hợp với những phòng khách lớn, một chậu địa lan Đà Lạt, tuỳ loại, giá có thể từ vài triệu đồng/chậu. Còn những chậu địa lan bình thường, có từ 1 đến 3 nhánh lan giá từ 150.000 - 300.000đ/chậu.


- Ngoài sử dụng các loại hoa trong bình trong chậu bạn có thể tự tay trổ tài cắm hoa để trong nhà có một bình hoa theo phong cách đặc biệt nào đó mà bạn muốn. Bạn có thể tham khảo các ý tưởng cắm hoa trong các sách và tạp chí hướng dẫn, sau đó đi chọn mua hoa nguyên liệu. Hoa ngày Tết thường đắt hơn chút đỉnh so với những ngày bình thường, một cành hồng nhung, loại hồng Pháp giá từ 5.000 - 15.000đ/cành, một cành ly giá khoảng 50.000đ/cành, một bó ly-bê-ru giá 35.000 - 40.000đ/bó, hoa lay ơn giá khoảng 30.000 - 50.000đ/10 cành, hoa violet giá 5.000 - 0.000đ/bó...


- Ngoài hoa tươi bạn có thể trang trí cho căn phòng với các loại hoa giả. Hiện có hai loại phong cách là: Cổ điển, độc đáo và sinh động, tươi mới. Ưu điểm của các loại hoa giả là có thể dùng lâu, không tốn thời gian chăm sóc, có thể để trên ti vi, trong tủ...

- Tại Hà Nội, bạn có thể mua hoa tươi tại các cửa hàng hoa và chợ hoa, còn mua hoa giả bạn có thể đến các cửa hàng ở phố Hàm Long. Giữ hoa tươi lâu trong ngày Tết, bạn có thể cho thêm B1 vào bình nước hoặc có thể cho một đoạn dây ngắn đồng đã rửa sạch vào trong bình. Hàng ngày bạn nên tưới nước cho hoa bằng bình xịt có tia nước nhỏ, dạng phun sương, và cũng không nên tưới quá nhiều nước cho hoa... Không nên để hoa tươi lên trên những đồ điện tử như ti vi, loa, dàn, đồ gỗ... vì hoa tươi thường có độ ẩm cao và nước tưới hoa có thể làm hỏng các thiết bị này.

Chọn hoa ngày Tết, Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp.

Một số kinh nghiệm chăm sóc Mai Vàng

Một số kinh nghiệm chăm sóc Mai Vàng



Trồng mai là để thưởng thức vẻ đẹp của mai khi cây nở hoa. Dù vóc dáng có đẹp đến đâu đi nữa cũng phải có hoa, mới thật là cây mai đẹp! Ở thành phố đất chật hẹp, phải trồng trong chậu do đố phải chăm sóc cho thật kỹ.

- Chăm sóc cây mai rất dễ, hai ba ngày mới tưới nước một lần. Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là chúng ta tưới nước, dù có tưới nhiều nước cũng không sao, nhưng phải đục thêm lỗ thoát nước dưới đáy chậu cho to khi tưới là nước phải rút ra hết. Cây mai rất ưa nước, cắt cành chưng trong lục bình cũng sống rất lâu, chỉ khi nào chậu không thoát nước, làm úng nước trong chậu, sanh ra khí độc thối rễ, cây mai mới chết.

- Còn khi không, tự nhiên cây mai khô héo hết lá rồi chết một phần cây? Hãy xem cho kỹ, đó là sâu đục thân, phải tìm chung quanh thân cây xem có chỗ nào chảy nhựa ra không, để moi bắt sâu, hoặc dùng thuốc nội hấp lưu dẫn như Basudin có tác dụng là bỏ dưới gốc cây, từ 3 đến 5 gram cho mỗi chậu mai, thuốc sẽ đem chất độc từ rễ qua thân, cành, lá giết được các loại sâu bọ ở trong thân cây trên lá cây. Cây mai không nở bung 5 cánh ra được là do có lột loại sâu bé li ti, chui vào trong nụ hoa mai cắn phá làm cho nụ mai không nở được, cho nên chúng ta phả xịt thuốc phòng ngừa trước khi nụ mai sắp nở. Còn cây mai mua về chưng Tết mà hoa không nở bung ra được là do mua nhầm cây mai mới bứng lên trồng vô chậu, để thiếu nước, không đủ sức nở bung ra, trường hợp này phải tưới nước cho thật nhiều. Thật ra nên mua cây mai đã trồng khoẻ mạnh trong chậu, trong giỏ, chớ mua cây mai mới bứng lên trồng thường hay bị trường hợp này. Do để chưng cây mai ngay dưới quạt trần, quạt làm khô hết nước nụ mai nên không nở được, nên tránh để ngay dưới quạt trần. Do cây mai có sâu tơ li ti chai vào trong nụ hoa cắn phá không nở được, trường hợp này phải rãi thuốc Basudin trước khi cây mai có nụ hoặc phun ngừa một lần thuốc trừ sâu rẫy trên tàn lá cây mai, trước khi láy lá mai. Một trường hợp đặc biệt là cây mai có nhiều kiến và rầy bông. Rẫy bông và kiến là hai loại sinh vật sống hỗ tương lẫn nhau. Kiến tha rệp bông đem lên ngọn cây để rệp hút nhựa cây mà sống. về sau đó tiết ra một chất sữa ngọt để nuôi lại kiến. Nên kiến với rầy bông là hai bạn vô cùng mật thiết, sống tương hỗ lẫn nhau. Các bạn cứ thử để ý xem: hễ thấy trên bất cứ cây gì mầ thấy có kiến thì trên ngọn cây đó cồ rầy bông, nếu rầy bông nhiều quá hút hết nhựa, cây kiểng sẽ khô héo và chết. Trường hợp này phải xịt thuốc rầy mạnh (Bi 58, supracide như trên, và thêm chất keo dính, vì loại rầy này không thấm nước, và phải xịt nhiều lần mới hết).
Cây mai khô héo một phần lá do nhiều nguyên nhân:
+ Bị sâu đục thân đục một bên rể
+ Đất hay nước tưới có phèn
+ Để chỗ có nhiều nắng gắt
+ Thiếu nước
+ Thiếu phân
+ Bị rầy bu dưới lá
+ Do chuyển dời đến vùng có khí hậu, thời tiết không phù hợp.

Một số kinh nghiệm chăm sóc Mai Vàng, Nguồn: Theo ông Huỳnh Văn Thới Chủ tịch hội sinh vật cảnh Tân Bình.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Giống Đậu Tương năng suất cao

Giống Đậu Tương năng suất cao


Giống đậu tương năng suất cao by NNVN | Giong dau tuong nang suat cao

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam vừa chọn và giới thiệu 5 giống đậu tương phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở miền Bắc cho năng suất cao gồm: Đ 8; ĐT 22; ĐT 2000; ĐT 26 và Đ 2101.


- Đậu tương Đ 8 có thời gian sinh trưởng (TGST) 85 - 90 ngày, năng suất 22 - 26 tạ/ha. Thời vụ: xuân hè, hè thu và thu đông. Không nhiễm bệnh gỉ sắt và bệnh phấn trắng; chịu rét tốt.

- Đậu tương ĐT 22 có TGST 85 - 90 ngày; chống chịu sâu bệnh khá, chống đổ tốt, năng suất từ 15 - 27 tạ/ha; có thể trồng trong vụ xuân, vụ hè và vụ đông.

- Đậu tương ĐT 2000 có TGST 100 - 110 ngày, kháng bệnh gỉ sắt và phấn trắng, chống đổ tốt. Năng suất từ 20- 30 tạ/ha. Thời vụ trồng thích hợp: Vụ xuân và vụ thu đông.

- Đậu tương ĐT 26 có TGST 95- 100 ngày vụ xuân, 85 - 90 ngày vụ đông. Năng suất đạt 21 - 28 tạ/ha, có khả năng chống chịu khá với bệnh gỉ sắt, đốm nâu; đặc biệt là khả năng phục hồi sau khi bị dòi đục thân, chống đổ tốt.

- Đậu tương Đ 2101 có TGST trung bình từ 90 - 100 ngày, chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh và chịu rét khá. Giống có tiềm năng cho năng suất cao, đạt từ 20 - 36 tạ/ha. Đ 2101 thích hợp với điều kiện gieo trồng vụ xuân và vụ đông các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ; vụ hè thu cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

Kỹ thuật nuôi Bồ Câu Pháp

Kỹ thuật nuôi Bồ Câu Pháp




1. Nhu cầu dinh dưỡng
- Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tuỳ theo giai đoạn phát triển của chim. Sau đây là nhu cầu cần thiết cho chim sinh sản:
- Năng lượng (kcal/ME): 2.900 – 3.000
+ Protein thô (%): 13,4 - 14,4%
+ Ca (%): 2 - 3%
+ P (%): 0,6 - 0,8%
+ NaCl (%): 0,3 - 0,35
+ Methionin (%): 0,3
+ Lizin (%): 0,3 - 0,7
- Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, do đó phải thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do.

2. Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim
- Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo... và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin.
+ Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,...Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.
+ Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,..trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.
- Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5 - 0,8mm, đường kính 0,3 - 0,4mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).

3. Cách phối trộn thức ăn
- Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): Khoáng Premix: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%
- Bổ sung liên tục trong máng cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải. Không nên để thức ăn bổ sung quá nhiều trong một thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.
- Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ sung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên nguyên? liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25 - 30%; ngô và thóc gạ 750 - 75%.
- Sau đây là 2 khẩu phần đang được ứng dụng nuôi chim bồ câu Pháp:


4. Cách cho ăn
- Thời gian: 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8 – 9 giờ, buổi chiều lúc 14 - 15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.
- Định lượng: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể:
- Chim dò (2 - 5 tháng tuổi): 40 - 50g thức ăn/con/ngày:
- Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi).
+ Khi nuôi con: 125 -130g thức ăn/đôi/ngày
+ Không nuôi con: 90 -100g thức ăn/đôi/ngày
- Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45 - 50kg

4.1 Chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi)

Sau khi được nuôi tập trung ở giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, mỗi đôi đó được chuyển sang 1 ô chuồng riêng đã được chuẩn bị sãn sàng về máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung như đã hướng dẫn ở trên. Giai đoạn này có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng.

a. Thời kỳ đẻ và ấp trứng
Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. ở những lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện 1 vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ.
- Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.
- Theo dõi ngày chim đẻ bằng sổ sách ghi chép cụ thể hoặc nếu máng ăn được làm bằng tôn thì dùng bút dạ ghi trực tiếp lên máng. Nhờ vậy chúng ta có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2 - 3 ngày (số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ổ)
- Khi chim ấp nên định kỳ kiểm tra: xem trứng có thụ tinh không (soi trứng khi ấp được 7 ngày) trứng không được thụ tinh thì loại? ngay. Có thể dựa vào kinh nghiệm để nhận biết được trứng có phôi hay không thông qua màu sắc của vỏ trứng.
Khi chim ấp được 18 - 20 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu? mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng.
Những đôi chỉ nở 1 con thì chúng ta cũng có thể ghép nuôi con vào những ổ 1 con khác với ngày nở chênh lệch nhau 2 - 3 ngày (có cùng ngày nở là tốt nhất), số lượng con ghép tối đa: 3 con/ổ

b. Thời kỳ nuôi con

- Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2 - 3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus.
- Khi chim non được 7 - 10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo.

4.2 Chim dò (2-5 tháng tuổi) nuôi hậu bị sinh sản
Sau khi được 28 - 30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ.
Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, các chất kháng sinh...vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác. Trong giai đoạn đầu có một số con chưa quen cuộc sống tự lập không biết ăn, uống do đó người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim non.

4.3 Nuôi vỗ béo chim lấy thịt
- Tiến hành tách mẹ lúc 20 - 21 ngày tuổi (khối lượng cơ thể đạt 350 - 400g/con) dùng nhồi vỗ bé
- Địa điểm: Nhà xây, lán trại, khu nuôi riêng, dùng lồng như chuồng cá thể đã trình bày ở trên cần đảm bả sạch sẽ, thoáng mát, tuyệt đối yên tĩnh, chỉ có ánh sáng khi cho chim ăn, uống.
- Mật độ: 45 - 50 com/m2 lồng, không để không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn,uống thì thời gian ngủ là chính.
- Thức ăn dùng để nhồi: Ngô: 80%, đậu xanh 20%
- Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô đảm bảo tỷ lệ thức ăn/nước: 1:1
+ Định lượng: 50-80 g/con
+ Thời gian: 2 - 3 lần/ngày
+ Phương pháp:
- Khoáng vẫn được bổ sung tự do, các loại vitamin, thuốc bổ khác được bổ sung trong nước uống.

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp, Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Danh sách trái cây giàu canxi nhất

Danh sách trái cây giàu canxi nhất 


Danh sách trái cây giàu canxi nhất by Tin EVA | Danh sach trai cay giau canxi nhat

Cần nắm chắc danh sách trái cây giàu canxi dưới đây để bổ sung vào chế độ ăn của bạn. Phần lớn những loại quả chứa canxi không phải là những thứ chúng ta vẫn ăn hằng ngày… Hãy nắm chắc danh sách trái cây giàu canxi dưới đây để bổ sung vào chế độ ăn của bạn. 

1. Vai trò và các nguồn cung cấp canxi 
- Canxi là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì sự chắc khỏe cho xương và răng. Việc thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến bệnh loãng xương, một căn bệnh khiến cho xương trở nên xốp, giòn và dễ gẫy.

- Điều này cũng giải thích lý do tại sao loại khoáng chất thiết yếu này thật sự cần thiết đối với người lớn tuổi. Bên cạnh việc ngăn ngừa sự suy yếu của xương, can-xi còn hỗ trợ cho những hoạt động của hệ thần kinh và các cơ, giúp ích cho quá trình đông máu cũng như sự hoạt động ổn định của tim. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, việc cung cấp nhiều canxi cho cơ thể sẽ có tác dụng làm giảm mức huyết áp và ngăn ngừa một số căn bệnh ung thư phổ biến.

- Canxi có nhiều trong sữa và những sản phẩm từ sữa như sữa chua, phó mát. Các loại rau có màu xanh đậm, cây họ đậu và một số loại hạt cũng có chứa canxi. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng này lại rất hiếm có ở trái cây. Phần lớn những loại trái cây có chứa canxi lại không phải là những thứ chúng ta vẫn ăn hằng ngày, có thể dễ dàng tìm thấy ở chợ hay cửa hàng rau quả… Để cơ thể có thêm nhiều canxi có nguồn gốc từ thực vật, hãy chú ý đến những loại trái cây giàu canxi dưới đây.

2. Danh sách loại trái cây cung cấp nhiều canxi 
a) Tắc (quất) vàng 
Tắc là thành viên của “gia đình” trái cây có họ cam, quít. So với các anh em cùng dòng họ, tắc có kích thước khá nhỏ bé, tròn, khi chín có màu vàng tươi. Ngoài hàm lượng canxi, trong tắc còn chứa nhiều vitamin C, A, B2, chất xơ, mangan, sắt, magiê và đồng.


b) Me 
- Nhờ có vị chua ngọt và phần thịt có chứa nước, me có thể ăn sống, hoặc dùng để tạo độ chua cho các món ăn cũng như được chế biến thành món mứt me hay những viên kẹo me khá thơm ngon.

- Mặc dù chứa khá nhiều đường nhưng me cũng giàu các vitamin B1, B3, magiê, chất xơ, kali, chất sắt và phốtpho. Hàm lượng canxi trong 100g thịt me là 74 mg.

c) Cam 
Cam nổi tiếng với lượng vitamin C dồi dào. Đây cũng là loại trái cây có chứa canxi khá dễ tìm, cứ mỗi 100g cam sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 40mg khoáng chất “thân thiết” của xương. Những chất dinh dưỡng quan trọng khác hiện diện trong cam gồm chất xơ, folate, viatmin B1 và kali.


d) Dâu tằm 
Những trái dâu tằm bé nhỏ là nguồn nguyên liệu cho các món bánh trái cây, rượu, mứt hoặc nước ép. Trong trái dâu tằm, ngoài lượng vitamin C phong phú còn có thêm vitamin K, B2, sắt, chất xơ, kali và canxi.


e) Trái sung 
Sung là trái cây có hạt, dùng để ăn sống hoặc phơi khô đều được. Chúng thường được sử dụng để làm mứt. Ngoài hàm lượng canxi, quả sung còn có thể cung cấp chất xơ, kali, viatmin K, B6 và magan. f) MítLoại trái cây nhiệt đới mang vị ngọt và mùi hương thơm ngát này có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu như canxi, vitamin A, C cùng những khoáng chất như mangan, magiê, đồng, kali và chất xơ. g) KiwiKiwi là một loại quả mọng với lớp da bên ngoài màu nâu sẫm và những chiếc lông tơ mượt mà, phần thịt nên trong có màu xanh lá cây nhạt hoặc vàng. Bên cạnh canxi, kiwi cũng cung cấp nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa xuất sắc. Ngoài ra, kiwi còn có vitamin K, chất xơ, kali, folate, đồng và vitamin E.
h) Quít
Quít cũng là một nguồn cung cấp canxi từ tự nhiên. Trong loại quả này còn có nhiều chất chống oxy hóa hiệu nghiệm là vitamin A và C. Quít sẽ giúp bạn “đánh bại” chứng táo bón nhờ vào lượng chất xơ dồi dào, hạ huyết áp nhờ sự giúp đỡ của kali, “tiêu diệt” sự căng thẳng.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Kỹ thuật nuôi ba ba thịt trong ao và trong bể xi măng

Kỹ thuật nuôi Ba Ba thịt trong ao và trong bể xi măng


Ba ba thuộc lớp bò sát, họ Rùa. Ba ba có nhiều loài nhưng ở nước ta thường gặp 4 loài: hoa, gai, cua đinh và lẹp suối. Hiện nuôi ba ba đang được xem là hướng làm giàu của nhiều bà con nông dân. Xin giới thiệu kỹ thuật nuôi ba ba lớn nhanh của Trại giống ba ba HAI VÂN để bà con tham khảo. 


                              

1. Nuôi trong ao

- Diện tích: 100 - 600m2. Độ sâu: 1 - 1,5m. Độ trong: 30cm

- Nước sạch, cấp thoát nước chủ động, yên tĩnh, gần nhà để dễ bảo vệ. Xung quanh ao, hay một phần của ao nên để một phần đất làm vườn trồng cây bóng mát, cây ăn quả có giá trị. Vườn là điều kiện sinh thái rất thích hợp với đời sống của ba ba nuôi trong ao. Đáy ao có lớp bùn dày 10 - 20cm.

- Quanh ao, vườn xây tường cao 0,7 - 0,8m, đỉnh tường có gờ ngang rộng 10cm (ở phía lòng ao) để ba ba khỏi bò đi mất. Khoảng cách giữa ao và tường bảo vệ tốt nhất để rộng 1 m và trồng cây mướp, bầu bí, cây ăn quả làm bóng mát.

- Bờ ao dốc thoải, hay bắc cầu, tạo 1 - 2 lối cho ba ba dễ lên xuống phơi mình tắm nắng.

2. Nuôi trong bể xi măng
a) Thiết kế ao nuôi
Diện tích: trên 10m2. Nước sâu: 0,6 - 1m. Có cống tràn (miệng cống ngăn bằng lưới sắt) để giữ mức nước cố định ở mức cao nhất, có cống tháo ở đáy thuận lợi để bớt công bơm, tát nước. Quanh bể cũng nên để một khoảng đất trồng cây bóng mát, bắt cầu cho ba ba lên xuống, thềm để ngập nước và thả kín bèo tây. Trường hợp nuôi nhiều ba ba cỡ khác nhau phải làm nhiều ao, hay ngăn ao phân loại lớn bé để nuôi riêng.

b) Thả giống
- Trước khi thả giống phải tẩy dọn ao, bể cho nước vào và thử nước ao như đối với ao nuôi cá thịt.

- Cỡ giống nuôi không dưới 50g/con, tốt nhất là cỡ trên 100g/con. Giống thả nên đồng cỡ, và thả vào tháng 2 - 3 dương lịch. Thời gian nuôi trong năm tháng 4 - 11 dương lịch.

c) Mật độ nuôi
- Cỡ giống 50 - 100g thả 10 - 15 con/m2. Cỡ giống 200 g thả 4 - 7 con/m2.

- Thả mật độ dày khi ao (bể) có nước lưu thông tốt, dồi dào thức ăn, trường vốn. Nếu mua chủa người bắt tự nhiên cần chọn những con khỏe (khi lật ngửa có thể tự xấp lại ngay), con không bị ốm yếu. Không chọn ba ba câu hay bị đánh điện vì loại này dễ bị thương hay bị liệt dễ chết. Chọn ba ba có ngoại hình hoàn chỉnh, không bi xây xát, chảy máu.

3. Thức ăn
- Bể, máng đựng thức ăn cho ba ba đặt ổn định. Bệ được xây bằng gạch lát xi măng, trong ao nên có 2 - 4 bệ máng đựng thức ăn (máng được đóng bằng gỗ có thành cao 5 - 10cm).

- Bệ, máng chìm ngập sâu 20cm. Có thể dùng mẹt, nia treo ngập nước 20cm. Thức ăn chủ yếu là động vật (sống hay đã chết) như: giun, ốc, hến, chua, cá, mỡ trâu bò, ruột, sà lách... phế phẩm các lò mổ...

- Thức ăn phải vừa cỡ miệng ba ba, cho ăn đều. Có thể chủ động gây thức ăn bằng cách nuôi cách nuôi cá mè, rô phi, ốc vặn v.v... Chế biến thức ăn tổng hợp từ chất bột, cám bột cá,bột đậu tương sao cho đạm tổng số 40 - 43%.

- Chú ý không dùng bột cá mặn hay cá tép đã ướp mặn.

- Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 5 - 8% trọng lượng ba ba có trong ao. Trước khi cho ăn phải dọn sạch sàn bệ, maág cho ăn. Điều chỉnh thức ăn theo thời tiết để tránh bị lãng phí ảnh hưởng đến chất nước. Ba ba ăn khỏe, hoạt động mạnh khi nhiệt độ nước từ 22 - 32 độ C, trên 35 độ C ít ăn hoặc ngừng ăn, dưới 12 độ C ngừng ăn.

- Ở miền Bắc, trước khi vào mùa đông cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và có độ béo cao như mỡ trâu, mỡ bò... để nó tích lũy mỡ dùng trong mùa đông. Ao nuôi ba ba với độ thưa có thể kếp hợp nuôi cá mè, trôi, trắm, chép... nuôi ốc trong ao làm thức ăn cho ba ba, sẽ không gây hại với ba ba mà còn tăng hiệu quả kinh ết của ao nuôi.

4. Quản lý, chăm sóc
- Chống bắt trộm, đề phòng ba ba đi mất nhất là những ngày mưa to, gió lớn, lúc mới thả giống, nước chảy dễ kích thích, dễ cắn câu... chỉ cần sơ xuất là mất cả đàn.

- Đặc biệt phải đảm bảo yên tĩnh, hạn chế tháo nước, đánh bắt gây hoảng sợ.

- Nước ao sạch, không để bị thối bản.

- Nuôi ba ba trong mùa đông tháng 12 - 3 năm sau, ngoài biện pháp cho ăn tích cực trước màu đông và trong những ngày nắng ấm, cần có biện pháp chống rét như dân cao mực nước, thả bèo tây 1/2 diện tích ao.

5. Thu hoạch và vận chuyển
- Thu tỉa: Có thể xuống ao mò bắt, keé lưới, cất vó hay chặn lối từ vườn xuống ao trực tiếp bắt. Thu toàn bộ: Tháo cạn, tát ao để bắt. Mùa thu hoạch chủ yếu vào tháng 11 - 12 và tháng 1 dương lịch, mùa này nhiệt độ thấp, tỉ lệ sống cao.

- Vận chuyển ba ba: Vận chuyển gần có thể chứa chúng vào bao tải thưa, dùng xe đạp, xe máy. Khi đi xa cần chứa vào sọt hay thùng gỗ thoáng, lót bèo giữ ẩm, xếp một lượt bèo một lớp ba ba tốt nhất là cho vào sọt, thùng chia làm nhiều ô, dùng ô ô hay máy bay, tàu hỏa. Quá trình vận chuyển thao tác cần nhẹ nhàng, tráng xây sát.

Kỹ thuật nuôi ba ba thịt trong ao và trong bể xi măng - Theo Trung tâm khuyến nông Quốc Gia, KHKTNN,

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Kỹ thuật trồng Nấm Mèo

Kỹ thuật trồng Nấm Mèo


Kỹ thuật trồng nấm mèo by Hội NDTN | Ky thuat trong nam meo

I. Tổng quan
- Nấm mèo là một loại nấm nhiệt đới, có cấu trúc đặc biệt mềm mại như vành tai nên gọi là “tai mèo”. Nấm mèo là loại thực phẩm quý, ngoài ra còn là một dược liệu có thể chữa bướu cổ, máu xấu, tóc bạc sớm. Kỹ thuật trồng nấm mèo hết sức đơn giản, dễ làm.


- Nhiệt độ thích hợp cho nấm mèo phát triển từ 28 – 32 độ C, nếu cao 35 độ C và dưới 15 độ C nấm kém phát triển và năng suất thấp.

- Ẩm độ thích hợp nhất trong chất trồng nấm mèo từ 60 – 65%. Ẩm độ trong không khí thích hợp 90 – 95%.

II. Kỹ thuật trồng nấm mèo
1. Nguyên liệu
Có nhiều vật liệu dùng làm nấm và mạt cưa các loại gỗ được xem là vật liệu tốt nhất để trồng nấm (trừ các loại gỗ chứa chất dầu, chất thơm).

2. Kỹ thuật trồng
- Mạt cưa mới làm ẩm với nước vôi 1,5% và ủ qua đêm đem trồng là cho năng suất cao nhất.

 - Cần bổ sung dinh dưỡng vào mạt cưa như cám gạo 6%, bắp 4%, bánh đậu nành 3%, bánh đậu phộng 3%, urê 5%, DAP 5%, NaNO3 3%, KCl 1%, P2O5 2% trước khi trồng.

- Đối với những nơi không có điều kiện chỉ cần trộn vào mạt cưa urê hay DAP 5% cũng làm cho nấm phát triển được. Mạt cưa sau khi làm ẩm phải ủ đống trong vòng 12 giờ, nguyên liệu phải thấm nước đều. Nhiệt độ trong đống ủ 50 – 70 độ C nhằm diệt một số mầm bệnh tự nhiên có sẵn trong nguyên liệu. Mạt cưa sau khi ủ phải sàng lọc kỹ, vứt bỏ các mảnh gỗ vụn, răm bào.

- Cho mạt cưa vào bịch nilon (PE) hay bao giấy kiến (PP). Sau khi đóng túi mạt cưa xong phải khử trùng bằng cách cho vào thùng phuy hay nồi lớn hấp cách thủy trong vòng 10 – 12 giờ, nhiệt độ 95 - 100 độ C.

3. Kỹ thuật cấy giống
- Có 02 cách cấy giống vào bịch:
+ Cách thứ nhất: Nếu sử dụng giống trên hạt (như hạt lúa) dùng que sắt khều hạt giống từ lọ thủy tinh hoặc túi nilon sang bịch mạt cưa và lắc đều trên bề mặt túi. Tỷ lệ giống 1,2% so với trọng lượng bịch mạt cưa nghĩa là bịch mạt cưa có trọng lượng từ 1,2 – 1,4kg thì cấy 12 – 15gr giống nấm hoặc một chai giống cấy từ 30 – 40 bịch.
+ Cách thứ hai: Nếu giống cấy làm trên que gỗ (thân cây khoai mỳ) dùng panh vô trùng kẹp nhẹ từng que giống chuyển sang các lỗ đã dùi trước trong bịch mạt cưa (một bịch mạt cưa cấy một que giống).

- Quá trình cấy giống phải làm trong phòng kín, sạch sẽ và thao tác trên ngọn đèn cồn. Sau khi cấy giống xong, nút miệng bịch lại bằng bông gòn không thấm nước, chuyển vào phòng ươm sợi. Nơi ươm sợi nấm tốt nhất là phòng sạch sẽ có cửa ra vào, có giàn nhiều tầng để tăng diện tích sử dụng. Nhiệt độ phòng thích hợp là 25 – 30 độ C không cần ánh sáng. Thời gian ươm từ 20 – 25 ngày. Quan sát thấy các sợi nấm màu trắng lan đều từ trên xuống hoặc từ trong ra là tốt. Khi bịch đã đầy sợi tơ, chuyển vào nhà trồng xếp theo kệ đã làm sẵn, mỗi bịch cách nhau 20cm để nấm ra hay dùng dây kẽm sâu các bịch treo lên.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Mô hình nuôi chim Bồ Câu làm giàu

Mô hình nuôi chim Bồ Câu làm giàu


- Trước đây, người ta thường nuôi chim bồ câu để làm cảnh, ngày nay việc nuôi bồ câu lấy thịt đã dần trở nên phổ biến. Nuôi chim bồ câu không đòi hỏi đầu tư nhiều mà lại nhanh thu hồi vốn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều người đã thành công với mô hình còn khá mới mẻ này. Trong đó, có cựu chiến binh Nguyễn Văn Hoặc, ở ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách.



- Ban đầu, anh Hoặc nuôi thử nghiệm 40 cặp chim bồ câu, sau thời gian chăm sóc và nhân giống, đến nay, trong chuồng nuôi của anh đã có 200 cặp chim bồ câu sinh sản, cùng hơn 200 chim bồ câu nuôi để bán. Bồ câu anh đang nuôi thuộc giống bồ câu Pháp, là giống chuyên nuôi lấy thịt, mỗi năm mỗi cặp có thể đẻ từ 8-9 lứa, mỗi lứa đẻ 2 trứng, trọng lượng chim xuất chuồng bán lấy thịt đạt từ 350-400g, giống chim này có ưu điểm là thích ứng tốt với điều kiện khí hậu địa phương và tỷ lệ nuôi sống cao.

- Anh Hoặc cho biết, để nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả, khâu chọn giống là quan trọng nhất, nên chọn chim bồ câu giống có lông bụng dày mượt, không có dị tật, lanh lợi. Bên cạnh đó, chuồng nuôi cần phải thông thoáng, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái che, có ổ cho chim mái đẻ trứng, cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Nếu nuôi chim để làm giống thì tiến hành tách chim non khỏi chim mẹ khi chúng được 30 ngày tuổi, đối với nuôi chim lấy thịt là 18 ngày tuổi. Mật độ nuôi chim sinh sản 6 con/m2, chim trưởng thành 10 con/m2. Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có thể dùng nhiều loại thức ăn như: đậu, lúa, gạo; cần cho chúng ăn thêm thức ăn công nghiệp, nhằm bổ sung khoáng chất và vitamin; cho chim ăn 2 lần trong ngày, buổi sáng lúc 8h và buổi chiều khoảng 15h; nước uống của chim phải sạch sẽ và thay hàng ngày. Vào đêm có thời tiết lạnh, có thể lắp thêm đèn để sưởi ấm cho chim. Chim bồ câu ít bị bệnh, cần chú ý tẩy giun cho chim 2 lần/năm.

- Theo anh, chim bồ câu dễ nuôi, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chi phí nuôi thấp, mà lợi nhuận thu về rất khả quan. Sau 18 ngày nuôi, mỗi cặp bồ câu nuôi bán lấy thịt có giá khoảng 70.000đ, còn đối với bồ câu nuôi bán làm giống, thời gian nuôi là trên 30 ngày, mỗi cặp có giá từ 120.000 đ trở lên. Tính từ thời điểm nuôi vào tháng 10 năm 2009 đến nay, sau khi trừ chi phí, gia đình anh đã lãi hơn 35 triệu đồng từ việc bán bồ câu thịt và bồ câu giống. “ cũng nhờ nuôi chim bồ câu nên tôi mới có điều kiện sửa sang lại căn nhà, cuộc sống gia đình bây giờ đã ổn định hơn trước rất nhiều. Sắp tới, tôi sẽ mở rộng chuồng trại, tăng số lượng nuôi, phát triển nghề nuôi bồ câu theo hướng công nghiệp”, anh Hoặc nói.

- Anh cho biết thêm, hiện nay, mặt hàng bồ câu thịt đang hút hàng, sản lượng cung ứng không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Do đó, việc nhân rộng mô hình này ở xã, nhất là trong hội viên cựu chiến binh đang được quan tâm thực hiện, bước đầu kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận. Ông Nguyễn Đức Thành, chủ tịch hội cựu chiến binh xã Sơn Định, cho biết: “ hội đang khuyến khích hội viên tham gia mô hình nuôi bồ câu lấy thịt, đặc biệt hội viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các hộ sẽ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Đây là một hướng đi phù hợp cho những hộ nghèo muốn thoát nghèo bền vững ”.

- Chọn hướng phát triển kinh tế phù hợp với nhu cầu của thị trường; dám nghĩ, dám làm, cần mẫn trong lao động đã giúp cho cựu chiến binh Nguyễn Văn Hoặc vươn lên làm giàu chính đáng.

Mô hình nuôi chim bồ câu làm giàu, Nguồn: Đài truyền thanh Chợ Lách – Bến Tre.

Những nghiên cứu về công dụng của Tảo Spirulina

Những nghiên cứu về công dụng của Tảo Spirulina


Những nghiên cứu về công dụng của tảo Spirulina by Sưu tầm | Nhung nghien cuu ve cong dung cua tao spirulina

- Mustafas và ctv. (1994) báo cáo: Spirulina platensis được thêm vào làm thức ăn bổ sung cho Pagrus major với tỷ lệ 5% đã làm tăng tốc độ tăng trưởng của cá, hiệu quả chuyển đổi thức ăn và hiệu suất sử dụng Protein mà thành phần Protein có trong thịt cá không bị ảnh hưởng xấu. Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Silver sea beam khác nhau không có ý nghĩa giữa nghiệm thức có bổ sung 50% Spirulina platensis trong khẩu phần ăn với nghiệm thức đối chứng 100% cá bột ( El-(1994)).

 

- Chow và ctv.(1991) nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng, tính ăn ngon miệng, hoạt động của enzyme tiêu hóa Protein và men tiêu hóa tinh bột nêu lên : không có sự khac nhau có ý nghĩa giữa các nhóm cá cho ăn thức ăn đối chứng và thức ăn bổ sung Spirulina platensis. Spirulina platensis cũng được đề nghị thay thế một phần bột cá trong chế độ ăn của cá Rô Phi O.mossambicus.

- Spirulina platensis ảnh hưởng đến tích lũy mỡ của cá và chỉ nên bổ sung Spirulina platensis ở mức 5% để duy trì sự sinh trưởng bình thường của cá (Watanabe và ctv.,1990).

- Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nguồn Protein khác nhau lên khẩu phần ăn của tôm thẻ, Ali ( 1992) phát hiện : Spirulina platensis và đậu phộng cho sức tăng trưởng của tôm tốt hơn có ý nghĩa so với bánh dầu dừa và gingerly cakes; hiệu quả sử dụng Protein thô và giá trị sinh học của Spirulina platensis cao hơn có ý nghĩa so với đậu phộng.

- Khi ương ấu trùng tôm He bằng tảo Spirulina apletensis và S.platensis cộng với bột đậu nành từ giai đoạn Zoae 1 đến Mysis 2, tôm đạt kích cở 663 – 757um, dài hơn có ý nghĩa so với thức ăn đối chứng chỉ dùng bột đậu nành (Gu và ctv.,1989).

- Nghiên cứu của Benjamas Chuntapa (2003), tảo lam Spirulina platensis được nuôi trong bể tôm sú (Peneus monodon) để kiểm soát chất lượng nước nuôi tôm. Nội dung của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của: (1) Ba điều kiện nuôi tảo (không có tảo, có nuôi tảo nhưng không thu hoạch và thu hoạch bán liên tục) lên hàm lượng nitơ vô cơ ở cùng một mật độ tôm nuôi. (2) Hai mật độ nuôi tôm lên hàm lượng nitơ vô cơ trong điều kiện có tảo và không có tảo. Kết quả ở nghiệm thức thu hoạch bán liên tục ở cùng một mật độ tôm nuôi thì hàm lượng nitơ vô cơ (NH4+, NO3-, NO2-) giảm có ý nghĩa (P<0,05). Ở nghiệm thức không có tảo hàm lượng NH4+, và NO3-, dao động từ 0,5 - 0,6 mg/L trong khi hàm lượng NO2- biến động từ 16 - 18 mg/L ở ngày thứ 44. Với nghiệm thức không thu hoạch tảo thì hàm lượng nitơ biến động đáng kể. Ở nghiệm thức thu hoạch tảo bán liên tục hàm lượng nitrate giảm xuống còn 4 mg/L, ammonium là 0,0mg/L còn nitrite là 0,15 mg/L. Ở nghiệm thức có nuôi tảo dù mật độ tôm nuôi cao hay thấp thì các hợp chất có chứa nitơ vẫn giảm đáng kể trong các bể nuôi và không có mối tương quan rõ rệt với mật độ tôm nuôi. Đối với nghiệm thức không có tảo, hàm lượng các hợp chất có nitơ tăng cao và tỉ lệ sống của tôm giảm có ý nghĩa ở nghiệm thức có mật độ nuôi tôm cao.

- Đề tài do tác giả Hoàng Sỹ Nam, Đặng Diễm Hồng (Viện Công nghệ sinh học) thực hiện đánh giá khả năng sinh trưởng và chất lượng của các chủng tảo trong 3 môi trường nước khoáng thuộc 3 địa điểm. Đồng thời đánh giá các chỉ tiêu hóa lí của môi trường trước và sau khi nuôi tảo làm cơ sở cho việc thiết lập qui trình nuôi đại trà làm giảm chi phí đầu tư, kéo dài thời gian và thu sinh khối tảo tối đa giữa các đợt nuôi. Vật liệu để tiến hành thí nghiệm bao gồm: Nguồn nước khoáng được lấy từ các nguồn nước khoáng thuộc 3 tỉnh Thạch Thành - Thanh Hóa, Thanh Tân- Thừa Thiên Huế, Thanh Liêm – Hà Nam được kí hiệu tương ứng là TH, HU,HN. Các hóa chất có độ tinh sạch cao được dùng để pha môi trường Zarrouch. Phân hóa học N:P:K của nhà máy sản xuất phân bón Lâm Thao. Các hóa chất chuyên dùng như: axeton, clô-rô-phooc, metanôn… Ngoài ra, còn dùng một số loài thuốc thử để phân tích hàm lượng các chất có trong môi trường nuôi tảo. Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong 3 loại nước khoáng TH, HU, HN được sử dụng để nuôi trồng tảo S.platensis, nước khoáng TH có thành phần dinh dưỡng tốt nhất để nuôi trồng tảo. Hai loại nuớc khoáng này có thành phần thông số lý hóa tương tự nhau. Cả ba loại nước khoáng TH, HU và HN đều có thể sử dụng để nuôi trồng tảo S.platensis, trong đó nước khoáng nước khoáng TH cho tốc độ sinh trưởng của tảo cao nhất. Như vậy, có thể sử dụng nước khoáng TH, để nuôi trồng cả hai chủng tảo S.platensis CNT và C1 với công thức môi trường MT2. Với môi trường này chi phí cho nuôi tảo có thể giảm được ½ mà chất lượng tảo vẫn đảm bảo so với nuôi bằng môi trường Zarrouch chuẩn. Trong 2 chủng CNT và C1, chủng CNT có tốc độ sinh trưởng cao gấp 5 lần so với chủng C1. Thành phần hóa của hai chủng tảo CNT và C1 khi được nuôi trồng trong các môi trường khác nhau có khác nhau song vẫn đảm bảo được chất lượng để làm thực phẩm cho con người và động vật nuôi.

- Theo Nguyễn Huỳnh Quang Thái, 2008, bổ sung tảo Spirulina platensis a vào thức ăn làm tăng tỷ lệ sống của cá Chép Nhật từ 46,8% (NTĐC) lên 62,2% (NT1), 83,3% (NT2) và 80% (NT3). Tuy nhiên, tảo Spirulina platensis bổ sung vào thứ ăn không ảnh hưởng đến sự phát triển về trọng lượng của cá Chép Nhật, trong khi 6 - 9%g/kg sẽ giúp cho cá nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn so với thức ăn có hàm lượng tảo Spirulina platensis thấp hoặc không có tảo trong thức ăn.

- Ngoài ra, do tảo Spirulina platensis có nhiều giá trị dinh dưỡng và giá trị sinh hộ cao tên tảo được coi là một loại thực phẩm chức năng như nguồn thức ăn bổ dưỡng cho con người, cho vật nuôi, nguồn hoá chất và vật liệu phân bón vi sinh... Hiện tảo được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và phát triển."

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Mô hình làm giàu từ nuôi Bồ Câu Pháp

Mô hình làm giàu từ nuôi Bồ Câu Pháp


1. Xây dựng mô hình


- Chúng tôi tìm đến tham quan mô hình nuôi bồ câu giống Pháp của chàng thanh niên trẻ Nguyễn Ngọc Thức (27 tuổi) giữa trưa hè tháng 7. Trang trại Ngọc Điền của anh nằm giữa cánh đồng rộng mát với tiếng gù huyên náo của bầy chim bồ câu. Trước khi chuyển qua nuôi chim bồ câu, anh Thức là tài xế cho một công ty tại Bình Dương. Lúc này gia đình anh cũng nuôi chim bồ câu sẻ nhưng hiệu quả kinh tế không cao.

- Với ý nghĩ không muốn làm thuê mãi cho người khác, bằng số vốn tích lũy được, năm 2008 anh đã đầu tư xây dựng chuồng trại và bắt tay lập nghiệp từ nuôi loài chim bồ câu giống Pháp. Lúc đầu anh chỉ nuôi 400 cặp chim nhưng đến nay anh đã có trong tay 1.000 cặp chim bố mẹ. Trong câu chuyện trao đổi, anh không ngần ngại kể với chúng tôi về những khó khăn thời gian đầu khi mới lập nghiệp. Trong một lần lên mạng anh tình cờ tìm được thông tin về nuôi bồ câu giống Pháp – loại chim có giá trị kinh tế cao hơn so với chim bồ câu sẻ. Anh lần mò xuống tận Vũng Tàu tìm mua giống bồ câu này và bắt đầu từng bước xây dựng chuồng trại, làm lồng nuôi chim. Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm anh cho bồ câu ấp cả 2 lứa trứng đầu nên khi nở ra chúng yếu, trọng lượng nhỏ. Nguyên nhân là do lúc này bồ câu đực chưa “thuần” và bồ câu mẹ chưa đủ sức khỏe để ấp trứng tốt. Rồi có khi đàn bồ câu của anh cũng bị mắc một số chứng bệnh mà chưa có sách vở nào nhắc đến như bệnh đường hô hấp. Với loại bệnh này anh cũng phải tự mày mò tìm thuốc về điều trị cho đàn bồ câu của mình.

- Đến nay đàn bồ câu của anh đã phát triển ổn định. Bồ câu giống Pháp có trọng lượng lớn hơn, sản lượng cũng đạt cao hơn so với bồ câu sẻ. Giá trị của thịt chim bồ câu Pháp cũng cao và được nhiều người chuộng mua. Theo anh Thức nuôi bồ câu rất khỏe do sức đề kháng của chúng cao nên ít bệnh tật; thiết kế chuồng trại cũng khá đơn giản và cũng không hao tốn nhiều công chăm sóc. Chuồng trại cần xây cho kín để tránh sự xâm hại của các loài vật gây hại cho chim như mèo, chuột. Ngoài ra chuồng trại cũng cần sạch, thoáng mát, khô ráo. Với mỗi lồng 9 tấc vuông chia làm 4 ngăn là có thể nuôi được 4 cặp chim bố mẹ. Mỗi ngày cho bồ câu ăn 2 lần và 2 ngày thay nước uống để phòng bệnh cho chim. Hiện nay anh Thức vẫn phải lấy cám gà trộn với gạo lức theo tỉ lệ 2 cám 1 gạo cho bồ câu ăn vì chưa có thức ăn chuyên cho bồ câu. Bên cạnh đó anh còn bổ sung thêm khoáng để tăng sức đề kháng cho chim. Chim bồ câu con sau khi nở cho ở chung với bố mẹ 1,5 tháng thì tách ra cho ở riêng và nuôi khoảng 1 tháng nữa thì có thể xuất chuồng. Nuôi thêm khoảng 4,5 tháng nữa thì bồ câu đẻ. Bồ câu tự bắt cặp, tự đẻ, tự ấp trứng. Con cái thường đẻ trứng vào thời điểm đầu tháng và cuối tháng. Một năm bồ câu đẻ được hơn chục lứa trứng và có thể cho 8 - 9 cặp chim con. Nếu được chăm sóc tốt, cặp bồ câu mẹ có thể cho trứng kéo dài trong 5 - 6 năm.

2. Hướng mới cho mô hình làm giàu
- Hiện nay trung bình mỗi tháng trang trại của anh cung cấp cho thị trường khoảng 600 – 700 cặp chim với giá bán khoảng 110.000 đồng/cặp. Ngoài ra, anh còn làm đầu mối thu mua bồ câu của các hộ xung quanh để cung ứng đầy đủ cho khách hàng. Đây là những cơ sở mà anh cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật. Với các đầu mối này cộng với số chim trong trại, hàng tháng anh cung ứng cho khách hàng khoảng 1.500 cặp chim. Với 1.000 cặp chim bố mẹ hiện nay hàng tháng sau khi trừ hết chi phí anh Thức thu về hơn 50 triệu đồng.

- Trang trại bồ câu của anh thường xuyên có khách từ các địa phương khác đến tham quan học hỏi cũng như mua con giống. Với những thắc mắc của khách anh đều nhiệt tình hướng dẫn không giấu nghề, ngay cả những bí quyết riêng của mình tự mày mò, tìm hiểu lâu nay. Anh cho biết: “Nếu chịu đầu tư thì đây là mô hình làm giàu cho nông dân. Nuôi bồ câu không khó. Trong quá trình nuôi chủ yếu cần chú ý đến việc phòng chống bệnh tật cho chim. Trong quá trình chim sinh sản cần chú ý theo dõi chim để loại bỏ các trứng không đạt chất lượng cũng như kịp thời cung cấp thêm chất bổ cho chim mẹ để phục hồi sức khỏe”. Cũng theo anh Thức, anh không lo đầu ra cho con chim bồ câu vì nhu cầu tiêu thụ của thị trường là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu này, hiện nay anh đang tiếp tục cho xây thêm 1 trại nuôi bồ câu nữa với quy mô 1.500 - 2.000 cặp. Anh cũng đang tự mày mò tìm công thức chế biến thức ăn riêng cho chim bồ câu. Nếu thành công giá trị của con chim bồ câu anh nuôi sẽ còn tăng lên nữa.

Mô hình làm giàu từ nuôi bồ câu Pháp, Nguồn: Báo Bình Dương.

Kỹ thuật chọn Dừa giống

Kỹ thuật chọn Dừa giống


Kỹ thuật chọn dừa giống by Sở NNBT | Ky thuat chon dua giong

I. Tổng quan 
- Dừa thuộc lớp đơn tử diệp, họ Arecaceae (Palmae), chi Cocos, loài Cocos nucifera. Hiện nay, trên thế giới diện tích dừa có gần 12,5 triệu ha, có mặt tại 93 quốc gia, tập trung nhiều ở các nước cận đường xích đạo, nhất là châu Á và Thái Bình Dương. Việt nam có khoảng 147.000 ha dừa.

- Mỗi quốc gia, tuỳ theo vùng khí hậu địa lý, cây dừa đã tự thích nghi và tồn tại lưu niên nên có những giống dừa rất đặc trưng nơi đó mà đem đến nơi khác để trồng và sinh trưởng có khi không được hoặc cho sản phẩm thu hoạch không như mong muốn. Ví dụ: như lấy một số giống dừa từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) mang về Bến Tre trồng sẽ có những kết quả không như mong đợi: không trái, trái ít, trái nhỏ, cây chậm phát triển… Vì cây không thích hợp khí hậu, đất đai, thời gian chiếu sáng trong ngày, trong năm, cường độ ánh sáng từng mùa tại Bến Tre… nhưng có thể các giống tại Philippines, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Thái Lan thì rất gần gũi, cùng vĩ độ với Bến Tre nên có thể cây dừa phát triển được tốt.

- Bến Tre hiện có 52.500 ha dừa, là tỉnh có quần thể giống dừa khá phong phú do tập hợp các nguồn giống từ gần 200 năm qua ở trong nước và các nước láng giềng nên các giống dừa tại đây được đánh giá là thích nghi, năng suất, chất lượng cao. Điều đó khẳng định chúng ta nên tuyển chọn các giống dừa đã có tại địa phương Bến Tre để trồng là tốt nhất.

- Dừa là loại cây lâu năm, có thể sinh trưởng tại vùng đất cát ven biển đến đất phù sa nhiễm mặn nhẹ. Vùng nước lợ tỉnh Bến Tre cây dừa phát triển 50 - 60 năm, giống dừa dâu cho thu hoạch khoảng 90 - 120 trái/năm, dừa ta thu hoạch khoảng 70 - 100 trái/năm. Nếu chọn giống dừa từ cây dừa mẹ không tốt, ít trái, trái nhỏ, mặc dù cây dừa mẹ cho trái khá nhưng nằm trong quần thể vườn dừa có nhiều cây ít trái lân cận, nó đã thụ phấn chéo, bị lai và cho trái vẫn ít.

II. Chọn giống dừa 
- Khi trồng dừa việc đầu tiên phải nghĩ đến là chọn giống, khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại khi trồng dừa trên mảnh vườn của mình, gắn liền gần suốt một đời người.

- Qua thực tế nhận thấy, nhiều nơi vùng trọng điểm trồng dừa của tỉnh (vùng lợ), hàng năm bị nước mặn 4‰ xâm nhập 3 - 4 tháng nhưng nhiều giống dừa phát triển rất tốt, năng suất cao, chứng tỏ các giống dừa thích hợp nhiều ở vùng nước lợ. Do đó, khi chọn giống chúng ta cần phân biệt có hai nhóm giống dừa: dừa cao, dừa lùn.

- Giống dừa cao gồm: dừa ta (xanh, vàng); dừa dâu (xanh, vàng); dừa bung, dừa sáp.
+ Dừa ta, dừa bung thường gốc to, đường kính gốc 0,6 - 0,7m, thân to khoảng 0,30m, cây cao 20 - 25m, tuổi thọ 50 - 60 năm hay hơn nữa, cho trái to hơn dừa dâu, cơm dừa dày, thường 8-12trái/tháng, hàm lượng dầu từ 63 - 67%, đến khi dừa lão vẫn cho trái ổn định, gốc rễ chắc chắn, chống chịu tốt, có thể chịu được gió bão. Nhóm dừa này thụ phấn chéo hoàn toàn nên khi ra trái cũng bị lai hoàn toàn.
+ Dừa dâu thường gốc nhỏ, đường kính gốc 0,5 - 0,6m, thân nhỏ khoảng 0,25m, cây cao 10 - 15m, tuổi thọ 35 - 45năm, cho trái nhỏ hơn dừa ta, cơm dừa mỏng hơn dừa ta, hàm lượng dầu ít hơn dừa ta, thường 12 - 15trái/tháng, nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi, dừa dâu có thể giảm năng suất, tuổi cao dừa nhỏ đọt, lá ngắn, trống cổ. Nhóm dừa này (trên thực tế gần như nhóm trung gian giữa dừa cao và dừa lùn) vừa có thụ phấn chéo nhưng vừa có tự thụ phấn, khi ra trái vẫn cho trái giống bị lai, rõ ràng khi trồng ra từ một giống nhưng cho các cây trái màu xanh, màu vàng.

- Giống dừa lùn gồm: dừa Xiêm (xanh, đỏ, lục, núm); dừa ẻo (xanh, vàng); dừa Tam Quan; dừa Mã Lai, dừa dứa (loại trái nhỏ),… thường đường kính gốc khoảng 0,35m, cây cao 10 - 12m, tuổi thọ 25 - 35 năm, trái nhỏ, thường 12 - 15trái/tháng, tính chống chịu kém, nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi, nhóm dừa này cũng cho trái nhỏ, tuổi cao dừa nhỏ đọt, lá ngắn. Nhóm dừa này tự thụ phấn, rất ít khi bị lai.

- Tỉnh Bến Tre hiện có các giống dừa lai nhân tạo do Trung tâm nghiên cứu dừa Đồng Gò (xã Lương Hòa - huyện Giồng Trôm) sản xuất như:
+ PB 121: dừa lùn vàng Mã Lai x cao Tây Phi.
+ PB 141: dừa lùn xanh Ghiné Xích đạo x cao Tây Phi.
+ JVA 1: dừa lùn vàng Mã Lai x cao Hijo.
+ JVA 2: dừa lùn đỏ Mã Lai x cao Hijo.
+ Các giống này sau khi trồng 3 năm cho trái, năng suất 100 - 150trái/cây/năm, cây thấp dễ thu hoạch, chịu hạn tốt, có khả năng kháng sâu bệnh. Không nên để giống đời F2 vì sự phân ly (bị lai) rất nhiều.
+ Giống dừa sọc (trái dừa, bẹ dừa có sọc) uống nước ngọt, trồng nhiều tại Trung tâm nghiên cứu dừa Đồng Gò. Dừa sọc dễ bị lai, sau khi trồng cho trái giống rất ít cây còn giống như dừa mẹ; dừa bông còn gọi dừa ngọt, vỏ trái khi khô, bóc ra xơ dừa tơi xốp như bông, dễ thấm nước, lúc non ăn cả vỏ ngọt, có ở xã Phong Nẫm.
+ Các giống dừa khi trồng tại Bến Tre khuyến cáo nên cân nhắc kỹ: dừa bung trái rất to nhưng ít trái; dừa sáp tỷ lệ cây có trái sáp khoảng 50%, tỷ lệ trái sáp trên quày 10 - 20%; dừa Xiêm lửa (màu đỏ hơn dừa Tam Quan, màu đẹp nhưng uống nước ít ngọt); dừa bông (dừa ngọt) chuột, sóc ăn phá; dừa vua cuống dài, lạc bẹ, ít ngọt.
+ Ngoài ra, tại Trung tâm nghiên cứu dừa Đồng Gò có 4 cây dừa cấy phôi đã trồng năm 1993, nay đã lớn cho ít trái. Dừa cấy phôi được người ta dùng kỹ thuật cao lấy từ cái mộng dừa đem vào trong một chậu chứa hỗn hợp nhân tạo để trong điều kiện môi trường thích hợp, phôi phát triển ra lá, thành cây rồi đưa ra trồng ngoài vườn, nghĩa là không trồng bằng trái mà trồng bằng mộng dừa. Sau khi trồng khoảng 7 - 8 năm cho trái, chậm hơn trồng từ trái dừa. Dùng phương pháp cấy phôi tạo cây dừa giống rất tốn kém, chậm cho trái, hiệu quả kinh tế kém.

III. Nguyên nhân dừa lai do thụ phấn chéo tự nhiên 
Khi mo nang trổ hoa, trong phát hoa có nhiều gié hoa, hoa đực và hoa cái nằm trên cùng một gié.
1. Đối với nhóm dừa cao 
Khi phát hoa trổ ra, hoa đực nở tung phấn ra trước bay đi, trong lúc hoa cái chưa nở nhụy để thụ phấn, sau đó hoa cái nở nhụy lại trùng vào lúc hoa đực của cây dừa khác nở tung phấn bay đến và thụ phấn. Vì vậy, nhóm dừa cao có khả năng bị lai chéo hoàn toàn.

2. Đối với nhóm dừa trung (dừa dâu) 
Khi phát hoa trổ ra, một phần hoa đực nở tung phấn cùng lúc hoa cái nở nhụy để thụ phấn, một phần hoa cái nở nhụy sau thì trùng vào lúc hoa đực của cây dừa khác nở tung phấn bay đến và thụ phấn. Vì vậy, nhóm dừa lùn khả năng bị lai chéo ít hơn nhóm dừa cao.

3. Đối với nhóm dừa lùn (dừa uống nước) 
Khi phát hoa trổ ra, hoa đực nở tung phấn cùng lúc hoa cái nở nhụy để thụ phấn trùng thời điểm hoàn toàn. Vì vậy, nhóm dừa lùn khả năng ít lai chéo hơn nhóm dừa trung và dừa cao.

Phát hoa dừa có hoa đực và hoa cái
Hoa dừa đực chưa tung phấn
Hoa dừa cái chưa nở nhụy
Hoa dừa cái đã thụ phấn thành trái

- Một số lưu ý khi chọn giống:
+ Chọn cây dừa sai trái.
+ Trong quần thể vườn dừa sai trái.
+ Không nên chọn cây dừa quá lão.

IV. Hiện nay có 3 phương pháp lai tạo giống mới 
1. Thụ phấn nhân tạo 
Hoa đực ở cây mẹ được loại bỏ, hoa cái bao cách ly. Cây cha, hoa đực cũng được bao cách ly, sau đó thụ phấn, xử lý và phun lên hoa cái của cây mẹ.

2. Định hướng thụ phấn tự nhiên 
Trong vườn trồng xen kẽ dừa cao và dừa lùn. Tới thời điểm cho trái, người ta loại hoa đực của cây dừa lùn, các hoa cái của cây mẹ sẽ được thụ bằng phấn của cây dừa cao để tự nhiên.

3. Thụ phấn có trợ lực 
Tương tự như thụ phấn nhân tạo, người ta trồng các cây dừa lùn (làm mẹ) và cây dừa cao (là cha) ở những nơi riêng biệt, được cách ly đảm bảo, sau đó loại bỏ hết hoa đực ở vườn cây mẹ và thu hoạch hoa đực ở vườn cây cha để phun lên hoa cái ở vườn cây mẹ.

V. Chọn cây dừa mẹ 
- Tuổi cây mẹ: Giống dừa cao: từ 15 - 20 năm; giống dừa lùn: từ 10 - 15 năm.

- Năng suất: Dừa cao từ 70 - 100 trái/cây/năm; dừa lùn từ 100 - 120 trái/cây/năm.

- Thân phát triển bình thường, không dị dạng, sẹo lá khít, thân khỏe, mọc thẳng.

VI. Chọn trái giống 
Tuổi trái: khi vỏ trái đã khô. Trái giống đều đặn, không dị dạng, không bị sâu bệnh. Trái giống được chọn từ cây dừa mẹ được bình tuyển.

VII Cách để giống trái dừa 
- Vạt vỏ trên đầu trái cho dễ thấm nước.

- Để trái nằm ngang cho nước dừa dễ tiếp xúc với mộng dừa, cung cấp dinh dưỡng chp phôi. Dăm dừa xuống đất, tủ mụn dừa và tưới ẩm thường xuyên. Khi trái lên 4 - 5 lá đem trồng ra vườn.

Vạt vỏ trái khi ươm
Cây dừa giống thương phẩm


Kỹ thuật chọn Dừa giống by Đỗ Văn Công - Sở NN&PTNT Bến Tre.

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Mô hình ương tôm Càng Xanh giống trên bể bạt hiệu quả

Mô hình ương tôm Càng Xanh giống trên bể bạt hiệu quả


Mô hình ương tôm càng xanh giống trên bể bạt hiệu quả by Sở NNBT | Mo hinh uong tom cang xanh giong tren be bat hieu qua

Trong những năm gần đây phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông dân. Nhận thấy nhiều nông dân đầu tư nuôi tôm càng xanh ngày càng nhiều do đó nhu cầu về con giống là rất cần thiết nên nhiều năm nay anh Anh Nguyễn Kỳ Viên ở ấp An Hòa xã An Thạnh huyện Mỏ Cày Nam đã tìm hiểu học hỏi và ương thành công tôm giống trong bể bạt phục vụ nguồn con giống cho bà con nuôi tôm tại địa phương.
 
- Trong khoảng 5 năm về trước thông qua lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngư và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình ương các loài thủy sản trong và ngoài huyện. Anh Viên đã bắt đầu thử nghiệm làm vèo ương tôm giống. Đã 5 năm kinh nghiệm trong thực hiện quy trình ương tôm giống, anh Viên trở thành chủ cơ sở sản xuất tôm giống cung cấp giống cho những hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện.

- Anh Viên cho biết: trước đây, anh ương tôm giống trong vèo lưới nhưng qua nhiều năm thực hiện anh thấy đạt hiệu quả không cao và khó khăn trong khâu chăm sóc. Anh ương 6 vèo lưới, mỗi vèo có diện tích 8 m2 với 80.000 con tôm post. Do ương ở vèo ảnh hưởng bởi nguồn nước khó kiểm soát nên tỷ lệ tôm hao hụt cao, tỷ lệ sống chỉ đạt từ 60 - 70%. Lợi nhuận không khá, khoảng 2 năm sau, anh tiến hành đào ao chuyển sang mô hình ương tôm giống trong bể bạt. Vụ đầu anh ương thành công và thời gian sau anh chuyển hoàn toàn các vèo lưới sang nuôi trong 3 bể bạt với diện tích 70 m2 mỗi ao. Sau khi cải tạo ao đất, anh Viên mua tôm post từ các trại giống về thả ương.

- Chia sẻ kĩ thuật ương tôm giống, anh Viên cho biết: “Ban đầu khi mua tôm post về ương, tôi đã không thả trực tiếp xuống bể mà cho vào một cái thao nhỏ thả tôm post vào thao sau đó cho nước vào từ từ nhằm hạ độ mặn và điều hòa nhiệt độ, tránh tôm khi thả trực tiếp xuống nguồn nước nhằm làm thuần nhiệt và độ mặn tránh tôm bị sốc khi thả thẳng ra môi trường nước ngọt.

- Theo anh Viên, kĩ thuật ương tôm giống tương đối dễ. Mật độ thả nuôi 1000 con/m2, trong bể nuôi cần thả vài tàu lá dừa làm giá thể cho tôm con trú ngụ. Tôm con chỉ ăn thức ăn công nghiệp, mỗi ngày anh cho tôm ăn 5 lần. Cứ cách 4 giờ anh tiến hành cho tôm ăn một lần. Trong suốt thời gian nuôi trong khoảng 2 tuần đầu anh không thay nước nhằm giữ màu nước ổn định, tôm mới thả ra môi trường tự nhiên tránh cho tôm khỏi bị động nước. Ở những lần sau cứ mỗi tuần anh thay nước hai lần đảm bảo nguồn nước sạch cho tôm phát triển và giảm rủi ro tôm chết do nguồn nước bị ô nhiễm.

- Anh đầu tư 3 bể bạt, mỗi bể có diện tích 70 m2, chi phí đầu ao và cả con giống khoảng 8 triệu đồng mỗi bể. Khi mua tôm post giá chỉ 160 đồng/con, qua thời gian nuôi dưỡng, sau 30 ngày ương tôm đạt trọng lượng 3cm/con. Thị trường tiêu thụ tôm giống rất thuận lợi. Giá tôm giống hiện nay từ 600 - 800 đồng/con. Mỗi năm anh tiến hành ương từ 3 đến 4 vụ. Mỗi năm anh xuất bán từ 120.000 - 150.000 con tôm giống chủ yếu cung cấp tôm giống cho các hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện. Sau thu hoạch anh lãi từ 50 - 60 triệu đồng mỗi năm.

- So sánh hiệu quả từ ương tôm giống trong vèo lưới và trong bể bạt anh Viên cho biết: Nuôi trong bể bạt tỷ lệ sống đạt cao hơn so với ương trong vèo lưới. Nuôi trong bể bạt tỷ lệ tôm sống đạt từ 85 - 90%. Để đạt hiệu quả cao, bể nuôi cần đảm bảo nguồn nước phải sạch. Trước khi thả tôm post anh xử lí nước bằng clor hoặc thuốc tím để diệt đi mầm bệnh trong nguồn nước nhằm giảm tỷ lệ hao hụt tôm giống.

- Nhạy bén trong sản xuất, ham học hỏi kinh nghiệm, thành công từ mô hình ương tôm giống trong bể bạt anh Viên phấn khởi nói: “ương tôm giống trong bể bạt không phải tốn nhiều diện tích đất, nông dân có thể làm kinh tế hiệu quả, lợi nhuận thu nhập tương đối khá. Nhiều năm qua gia đình tôi khá lên nhờ mô hình này”.

- Hiện nay, phong trào nuôi tôm càng xanh trong mương vườn phát triển mạnh, hiện ngành nông nghiệp huyện đang khuyến khích người dân nuôi tôm càng xanh xen canh trong mương vườn góp phần tăng thêm thu nhập. Thành công từ mô hình ương tôm giống của anh Viên sẽ góp phần tạo ra nguồn tôm giống tại chỗ đáp ứng nhu cầu nuôi tôm của người dân địa phương.

Bài đăng phổ biến