Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Kỹ thuật nuôi chim cú mèo

Kỹ thuật nuôi chim cú mèo,

Cú mèo là loài chim to, mắt tròn như mắt còn mèo và nó cũng sáng trong bóng tối như mắt mèo nên người ta gọi nó là chim cú mèo. Chim cú mèo chủ yếu hoạt động về đêm, ban ngày nó ngủ trong các lùm cây và thị giác của nó bị hạn chế nên chỉ bay gần từ cành này sang cành khác không bay xa được.




Có nhiều người không thích cú mèo mỗi khi nó keu cú cú âm thanh nghe ghê rợn ma quáy, có người còn nói khi nghe nó kêu chắc hẳn có điềm giữ nên dùng đất, đá ném cho nó bay đi nới khác.

Còn dân chơi thì khoái chí vì nó độc, lạ không mê tính như người già, nên rất nhiều dân chơi xì teen tìm mua cú mèo về nuôi chơi.
Cú mèo cũng rất dễ nuôi, chúng là loài ăn thịt, thức ăn chủ yếu của chúng là chuột, dơi, các loài chim nhỏ, côn trùng... Nếu bạn ở thành thị thì mua thịt heo cho nó ăn thì quá tốt rồi, mua một ít để tủ lạnh cho nó ăn từ từ.
Anh em nào muốn chơi cú mèo thì để lại số điện thoại bên dưới nhận xét nha, khi nào có hàng mình gọi cho giá 1 con 1 triệu thôi.

Tuyển nhân viên Thủy Sản

Tuyển nhân viên Thủy Sản


Tuyển nhân viên Thủy Sản by Sưu tầm | Tuyen nhan vien thuy san

1. Thông tin tuyển dụng 
- Nam/Nữ tuổi từ 21 – 28;
- Tốt nghiệp Công nghệ thực phẩm hoặc Nuôi trồng thủy sản;
- Trung thực, cẩn thận, nhanh nhẹn trong công việc;
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm.

2. Mô tả công việc 
- Nơi làm việc: Công Ty Cổ Phần Thủy sản Cổ Chiên cần tuyển công nhân kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Kiểm tra chất lượng từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm;
- Các công việc khác được trao đổi trực tiếp trong buổi phỏng vấn;
- Làm việc theo ca.

3. Quyền lợi 
- Lương: từ 2,000,000 - 3,500,000 VNĐ trở lên tùy theo năng lực.
- Phúc lợi:
+ Được hưởng đầy đủ chế độ BHYT, BHXH, BHTN;
+ Nhận lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ theo chính sách công ty.
+ Môi trường làm việc thân thiện, năng động;
+ Hỗ trợ ăn ở cho nhân viên ở xa.

4. Hồ sơ tuyển dụng 
- Đơn xin việc (có dán ảnh);
- Sơ yếu lí lịch tóm tắt quá trình học tập và công tác của bản thân;
- Bản sao Hộ khẩu, CMND và các văn bằng liên quan;
- Phiếu khám sức khỏe (trong vòng 6 tháng).

5. Thông tin liên lạc 
- Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 07/05/2012 đến 12/05/2012. Ưu tiên hồ sơ đến sớm.
- Nơi liên hệ và nhận hồ sơ: Phòng Công tác sinh viên, học sinh – Trường Đại học Trà Vinh.
- Điện thoại: 0743 855735 (gặp anh Nguyễn Duy). E-mail: vieclamctsvtv@tvu.edu.vn

Kỹ thuật ương cá Chẽm ao đất

Kỹ thuật ương cá Chẽm ao đất


Kỹ thuật ương cá chẽm ao đất by TSTB | Ky thuat uong ca chem ao dat

Cá chẽm là loài cá dữ, phàm ăn và thích ăn mồi động vật. Kết quả phân tích thưc ăn trong dạ dày của cá từ các mẫu thu ngoài tự nhiên cho thấy, cá dài 20 cm trong dạ dày 100% thức ăn là mồi động vật. Trong thực tế khi ương cá chẽm từ cá hương lên cá giống trong diện tích hẹp, mật độ dày, chế độ chăm sóc không chu đáo, giữa chúng có sự cạnh tranh thức ăn, cạnh tranh không gian sống, cá lớn không đều và chúng tấn công lẫn nhau để ăn thịt làm cho tỷ lệ sống sau khi ương nuôi rất thấp. Ương cá chẽm ao đất từ hương lên giống đến nay được xem là mô hình ương đạt hiệu quả nhất so với việc ương cá ở lồng ngoài biển hay trên bể xi măng.

I. Ương trong ao đất
1. Chuẩn bị ao ương
- Ao ương phải đảm bảo các điều kiện sau: Ao được xây dưng ở nơi không bị phèn, đất có thành phần sét đ6ỳ đủ để giữ được nước, biên độ thuỷ triều vừa phải (khoảng 2 - 3 m) để tháo cạn được nước khi thuỷ triều rút và cấp đủ nước cho ao khi thuỷ triều lên.

- Nước ao ương sạch bảo đảm các thông số cho phép như sau:
+ pH: 7,5 - 8,5
+ Oxy hoà tan: 4 - 9mg/l
+ Nồng độ muối: 10 - 30 phần ngàn
+ Nhiệt độ: 26 - 30 độ C
+ NH3: < 1mg/l
+ H2S: < 0,3mg/l
+ Độ đục của nước: < 10mg/l

- Diện tích ao ương từ 500 – 2.000 m2 dễ quản lý chăm sóc; mực nước trong ao từ 0,8 - 1m, đáy ao bằng phẳng. Mỗi ao có 2 cống có lưới mắt mau (mắt lưới 1mm) để tránh sinh vật hại cá xâm nhập vào ao theo nước và ngăn không cho cá theo nước ra ngoài.

- Trước khi thả cá, ao được cải tạo diệt tạp, tháo cạn nước ao cũ , phơi đáy ao cho se lớp bùn mặt hoặc phơi nứt chân chim để đất xốp, loại được các khí độc, oxy hoá các chất khoáng. Ao mới đào phải thay nước nhiều lần để môi trường ổn định. Bón lót gây màu ao bằng phân gà với lượng 5 kg/m2 ao. Dẫn nước vào ao và thả artemi để gây thức ăn ban đầu cho cá với lượng 10g trứng khô/100m2 ao. Sau 10 - 15 ngày artemi đạt giai đoạn trưởng thành, tiến hành thả cá vào nước.

2. Chọn cá giống và mật độ ương
- Cần chọn cá hương đồng cỡ, thả đủ mật độ trong thời gian ngắn để hạn chế sự cạnh tranh thức ăn và không gian sống của chúng.


- Cần phân cỡ cá trước khi thả ương: Dùng chậu nhựa hoặc khai nhựa, đục nhiều lỗ như mắt rổ ở đáy và xung quanh thành. Lỗ cỡ kích thước đồng đều theo quy cỡ đã chọn. Để chậu (khay) trên mặt bể co chứa nước sạch, cho cá vào rổ, khay. Cá nhỏ lọt xuống bể, chọn những cá khoẻ, không bị dị hình đem thả nuôi. Tuỳ theo cỡ cá, thả mật độ khác nhau. Cỡ cá 2 - 2,5cm thả mật độ 20 - 30 con/m2 ao; cỡ cá lớn thả thưa hơn.

3. Nhu cầu dinh dưỡng
- Ngoài thức ăn và artemi cung cấp ban đầu, trong quá trình ương sử dụng cá tạp xay nhuyễn làm thức ăn cho cá.

- Cách cho ăn: Tuần lễ thứ nhất, lượng thức ăn hàng ngày bằng 100% khối lượng cá nuôi. Mỗi ngày tăng 1 - 2 % lượng thức ăn cho cá (cần theo dõi khả năng sử dụng thức ăn để qurn lý tốt lượng thức ăn cung cấp cho cá).

II. Các hình thức ương khác
1. Ương trên bể xi măng
Ương cá trên bể xi măng hiệu quả thấp vì chất thải của cá, thức ăn thừa sẽ tích tụ trong bể nhanh làm cho môi trường nước dễ bị ô nhiễm. Cá hoạt động trong bể thường cọ xát vào thành bể, thân bị xây sát dẫn đến cá bị nhiễm bệnh vi khuẩn chết. Ngoài ra, ương trong bể thể tích hẹp cá dễ tấn công lẩn nhau để ăn thịt.

2. Ương cá trong lồng lưới
Tuy ương cá trong lồng lưới có ưu điểm lợi dụng được điều kiện môi trường nước chảy tự nhiên, cá sống khoẻ, lớn nhanh, song lồng lưới thường bị các sinh vật biển bám làm cản trở dòng nước lưu thông cá thường thiếu oxy, lồng mau hư hỏng và trong thể tích hẹp cá dễ tấn công lẫn nhau để ăn thịt.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Cách hạn chế Mía trổ cờ

Cách hạn chế Mía trổ cờ


Cách hạn chế mía trổ cờ by Sưu tầm | Cach han che mia tro co

Trổ hoa là một quá trình phát triển sinh lý của cây trồng nói chung, cây mía nói riêng. Đối với người làm công tác lai tạo giống phải xử lý cho mía ra hoa (trổ cờ) mạnh, có khả năng sinh sản. Tuy nhiên, trong sản xuất mía đường thì việc trổ cờ lại là một bất lợi vì nó hạn chế chiều cao và làm giảm hàm lượng đường.
Ở khu vực vĩ độ thấp thì thời gian mía trổ cờ vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 dương lịch. Để tránh mía trổ cờ làm giảm năng suất, người trồng mía phải chọn giống không ra hoa hoặc hãm mía ra hoa bằng các biện pháp sau:
- Về thời vụ canh tác: Mía mọc mạnh hay yếu không liên quan gì đến trổ cờ. Nhưng muốn ra hoa, mía phải trải qua một giai đoạn sinh trưởng tối thiểu (trải qua giai đoạn vươn lóng). Sau giai đoạn này, mía bắt đầu cảm ứng ra hoa. Chính vì thế, mía trồng lấy đường cần bố trí thời vụ thích hợp để tránh trổ cờ, tùy từng vùng mà bố trí cho thích hợp:
+ Vụ Đông Xuân: trồng tháng 11 đến tháng 12.
+ Vụ Hè Thu: trồng tháng 6 đến tháng 7.

- Về biện pháp canh tác:
+ Chọn giống: chọn những giống ít hoặc không trổ cờ: VN 84 – 4137, ROC 16, ROC 20, R570, Sufanburi – 7, K93 – 291.
+ Rút nước gây hạn: thiếu nước vào thời kỳ cảm ứng, mầm hoa sẽ không hình thành được. Việc rút nước gây hạn ngăn chặn mía ra hoa là vấn đề cần được xem xét cụ thể, phải nắm được tập tính ra hoa của từng giống và xác định thời kỳ xử lý thích hợp. Qua thời gian xử lý phải tưới nước chăm sóc ngay để mía tiếp tục sinh trưởng cho năng suất.
+ Tăng hàm lượng phân đạm vừa phải: bón nhiều đạm có thể ức chế mía ra hoa, do tác dụng kích thích sinh trưởng của đạm. Tuy vậy, nếu kéo dài thời gian bón và với lượng đạm quá dư sẽ làm giảm phẩm chất, hàm lượng đường và độ tinh khiết. Đạm được bón trước cảm ứng mầm hoa ít nhất 10 - 15 ngày. Tăng đạm kết hợp với gây hạn trước và trong thời kỳ cảm ứng ra hoa và sau đó tưới trở lại để mía tiếp tục sinh trưởng có thể hãm mía ra hoa mà không ảnh hưởng tới sản lượng.
+ Cắt lá ngọn: phần ngọn và lá xanh trên ngọn là bộ phận cảm ứng mạnh với chu kỳ ánh sáng, kích thích hình thành mầm hoa. Chính vì thế, chặt bớt lá ngọn và lá xanh vào giữa tháng 8 và tháng 9 cũng làm giảm trổ cờ. Trên đây là những thông tin kỹ thuật cơ bản, khi áp dụng cần chú ý tùy từng nơi, từng vùng, đất đai, thời tiết khí hậu, giống, cách chăm sóc,...mà xử lý cho thích hợp đề đảm bảo năng suất, chất lượng mía.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Mua bán các loài đặc sản

Mua bán các loài đặc sản 


Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được người mua hoặc bán sản phẩm của bạn một cách nhanh nhất và giá tốt nhất.

 
Vùi lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới

Kỹ thuật trồng Mía

Kỹ thuật trồng Mía


Kỹ thuật trồng mía by Hội Nông Dân | Ky thuat trong mia

I. Các loại mía trồng
1. Giống mía chín sớm (10 tháng)
Giống mía VN 84-4137, thân trung bình, vỏ màu xanh vàng ẩn tím ,năng suất khá, chử đường CCS đạt 10-11% . Giống mía VN 84-422: thân to trung bình, vỏ có màu xanh ẩn vàng, năng suất khá, chử đường CCS đạt trên 12%.


2. Giống mía chín trung bình (11 - 12 tháng)
a) Giống mía ROC 10
- Giống to trung bình, vỏ có màu vàng lục.

- Năng suất cao, chử đường CCS đạt>10%

b) Giống mía ROC 16
- Thân to thẳng đứng, vỏ có màu xanh ẩn tím

- Năng suất cao, chử đường CCS đạt 12 - 13%

c) Giống mía Quế đường 11
- Thân trung bình nhỏ, vỏ có màu tím mốc

- Năng suất cao, chử đường khá.

3. Giống mía chín muộn (13 - 14 tháng)
a) Giống mía R 570
- Thân to, vỏ có màu xanh vàng, ít trỗ cờ

- Năng suất cao, chử đường CCS đạt 10-11%

b) Giống mía K 84-200
- Thân to thẳng đứng, vỏ có màu xanh vàng

- Năng suất cao, chử đường CCS đạt trên 10%

- Các giống trên đều tái sinh mạnh và lưu gốc tốt.

II. Kỹ thuật trồng mía
1. Chuẩn bị đất
Cần làm vệ sinh ruộng mía để diệt trừ cỏ dại và các mầm mống sâu bệnh, mương liếp bằng phẳng thoát nước tốt mía sẽ cho năng suất cao đặc biệt là vụ mía gốc.

2. Thời vụ trồng mía
- Vụ cuối mùa mưa: trồng từ tháng 11 - 12 dương lịch.
+ Thời gian sinh trưởng mía dài, cho năng suất cao và khắc phục nhược điểm mía trỗ cờ.
+ Nhược điểm mía bị hạn giai đoạn sau.

- Vụ đầu mùa mưa: trồng từ tháng 4 - 5 dương lịch.
+ Đất đủ ẩm, mía sinh trưởng và phát triển thuận lợi giai đoạn sau.
+ Nhược điểm mía bị hạn giai đoạn đầu.
+ Mía thường trỗ cờ, nên chọn giống ít hoặc không trỗ cờ.

3. Kỹ thuật trồng mía
a) Chuẩn bị hom giống
- Phải chọn hom tốt đạt các chỉ tiêu sau:
+ Mỗi hom có 3 mắt mầm, mầm không quá dài.
+ Hom đạt độ lớn cần thiết (tùy theo giống)
+ Hom không mang mầm mống sâu bệnh quan trọng, không lẫn giống, sây sát hoặc quá già (nên chọn ruộng mía giống 6 - 7 tháng tuổi).
+ Hom chuẩn bị xong đem trồng ngay là tốt nhất.

- Chỉ xử lý hoặc ngâm ủ trong trường hợp sau:
+ Một số giống mía nẩy mầm chậm.
+ Ở những vùng có mầm bệnh nấm quan trọng.

- Cách xử lý hom giống:
+ Ngâm trong nước sạch hoặc vôi 1% từ 8 - 24 giờ.
+ Hoặc ngâm 5 -15 phút một trong các dung dịch sau:
o Sunfat đồng 1%: 1kg phèn xanh/100 lít nước
o Rovral 2 - 4%: 200 - 400gr/100 lít nước
o Benlat 2 - 4%: 200 - 400gr/100 lít nước

- Lượng hom giống: Tùy thuộc vào khoảng cách trồng
+ Khoảng cách hàng dưới 1 m: 38.000 hom
+ Khoảng cách hàng 1 - 1,2m: 34.000 - 36.000 hom.

b) Khoảng cách hàng và độ sâu trồng
- Khoảng cách hàng tùy thuộc vào điều kiện đất đai và chế độ canh tác:
+ Khoảng cách hàng từ 0,8 - 1m: cho vùng trồng mía - lúa hay mía một vụ.
+ Khoảng cách hàng từ 1 - 1,2m: cho vùng trồng mía chuyên canh.

- Độ sâu tùy thuộc vào tầng đất canh tác: thường độ sâu từ 15 - 20 cm, rãnh rộng 20 - 30 cm.

c) Đặt hom
- Những kiểu đặt hom phổ biến:


+ Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom để giữ ẩm cho mầm và rễ phát triển.
+ Đối với nền đất khô đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó không để phơi hom. Đất lấp có độ dày khoảng 3 - 5 cm để cố định hom và giữ ẩm.

d) Bón phân: cho 1 ha mía (10.000 m2)
- Phân hữu cơ: 10 - 20 tấn/ha

- Vôi: 0,5 - 1 tấn/ha (khi đất có pH = 4 - 5)

- Phân hóa học:


- Cách bón: mía tơ
+ Bón toàn bộ vôi trước khi làm đất
+ Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ, super lân hoặc ½ kg ADP và 1/3 kg kali.
+ Bón thúc 1 (1tháng sau khi trồng): bón ½ kg DAP còn lại, ½ kg Urê và 1/3 kg kali.
+ Bón thúc 2 (3 tháng sau khi trồng): bón ½ kg Urê và 1/3 kg kali còn lại.

- Ngoài ra có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh chuyên dùng cho mía do Cty Mía đường Cần Thơ sản xuất để bón cho mía đạt năng suất cao và ổn định. Phân do Cty sản xuất có hai loại:
+ Loại bón lót: lượng bón 1.000 kg/ha
+ Loại bón thúc: lượng bón 1.500 kg/ha.

4. Kỹ thuật chăm sóc
a) Trồng dặm: sau khi trồng 25 - 30 ngày nếu trên hàng có khoảng trống 50 cm trở lên thì bứng nơi trồng dày hoặc hom giâm sẵn dự phòng trồng dặm lại ngay.

b) Làm cỏ: ở thời kỳ cây con, mía thường bị cỏ dại lấn át, cần phải tiến hành làm cỏ sớm.
- Đối với diện tích trồng ít nên làm thủ công lúc mía được 1-1,5 tháng.

- Đối với diện tích trồng nhiều nên sử dụng thuốc trừ cỏ lúc mới đặt hom. Có thể sử dụng Sencor 70 WP (0,75 kg/ha) hoặc Gesapax 500DD (4 - 5 lít/ha).

c) Vô chân: kết hợp với các lần bón phân làm cỏ.
- Lần 1: vun nhẹ vào gốc khi mía 7 - 8 lá (30 - 5 ngày) hoặc xới xáo để phá váng làm cho đất tơi xốp để giữ ẩm, mía ra rễ tốt.

- Lần 2: vun khi mía đẻ nhảy chồi rộ (60 - 70 ngày), bóc lá vun cao 10 cm khống chế chồi muộn.

- Lần 3: vun khi mía 3 - 4 lóng (100 - 120 ngày) lên vồng cao 20 - 25 cm kết hợp thúc phân lân 2.

d) Tưới nước: mía là cây cần nước nhưng sợ úng.
-Nếu trồng đầu mùa khô, cần tưới giữ ẩm giai đoạn cây con để mía nhảy chồi tốt (sau đặt hom mía đến 1,5 tháng tuổi).

- Trồng đầu mùa mưa cần đào rãnh thoát nước để tránh bị thối hom.

e) Đánh lá: có thể chia làm 2 lần đánh lá
- Lần 1: lúc mía được 3-3,5 tháng tuổi

- Lần 2: lúc mía được 6-7 tháng tuổi

* Chú ý: Đối với mía giống không cần đánh lá chỉ dọn sạch lá chân lúc vô chân.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Đây là một số giống mới kháng một số loại sâu bệnh quan trọng tương đối mạnh, chỉ lưu ý một số loại sâu đục thân, dế phá hoại ở giai đoạn cây con nên rãi Basudin 10H (10-15 kg/ha) theo rãnh lúc đặt hom hoặc vào ngọn mía ở giai đoạn nhảy chồi để hạn chế sâu đục thân ngọn mía.

6. Thu hoạch
- Thu hoạch đúng thời gian chín của mía là tốt nhất (khoảng 11-12 tháng tuổi).

- Quan sát thân mía trở nên bóng sậm, ít phấn, lá khô nhiều. Đo độ ngọt ở gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được.

- Dùng dao thật bén chặt sát gốc tất cả các cây để sau ruộng tái sinh đều hơn.

- Thu hoạch đến đâu vận chuyển ép đường đến đó, để lâu quá 2 ngày lượng đường sẽ giảm.

7. Vụ mía lưu gốc
- Sau khi thu hoạch xong, dọn vệ sinh ruộng mía và xử lý mía gốc ngay.

- Dùng cuốc thật bén cuốc ngang phần trên cùng những cây chết khô, những mầm non chưa chặt chỉ để lại phần gốc cần thiết ở phía dưới có chứa từ 3 - 5 mầm ẩn là đủ.

- Ngoài ra có thể dùng cuốc xã hai bên gốc mía theo chiều dài hàng mía để làm đứt các rễ già và các hàng mía đâm ra ngoài để cho mía mọc thẳng đều sau đó bón phân, lấp đất lại.

- Khi mầm gốc mọc đều nên kiểm tra xem chỗ bị thưa hoặc chết thì trồng dặm lại cho đủ mật độ.

- Sau đó tiến hành các bước còn lại như vụ trồng mía tơ. Lượng phân bón có thể tăng thêm 15%. Mía vụ gốc có thể tiết kiệm 30% chi phí và năng suất tăng 15 - 20% so với vụ mía tơ.

Nuôi tôm trái vụ nên hay không!

Nuôi tôm trái vụ nên hay không!


Nuôi tôm trái vụ nên hay không! By ST | Nuoi tom trai vu nen hay khong!

Nuôi tôm trái vụ tỷ lệ thành công rất thấp và người nuôi thường phải chuốc lấy những hậu quả thất bại nặng nề, đây là bài học không mới đối với người nuôi tôm. Tuy vậy, vụ tôm năm 2012 này một số bà con nuôi tôm ở ĐBSCL dường như vẫn bất chấp rủi ro dẫm chân vào “vết xe đổ”, và cuối cùng cả cộng đồng người nuôi tôm phải gánh chịu những hậu quả khó lường mà họ để lại.


1. Rủi ro khi nuôi trái vụ
- Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh, toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 895 hộ thả nuôi trước lịch thời vụ trên diện tích 1.397,2 ha với 80,19 triệu con tôm giống trong tổng số 6.866 ha của 6.047 hộ đang thả nuôi. Trong đó, tính đến thời điểm này đã có có 399 hộ bị thiệt hại trên diện tích 545,4 ha (gần 40% diện tích thả sớm) với 26,19 triệu con tôm giống, tập trung ở huyện Duyên Hải và Cầu Ngang.

- Tại Sóc Trăng, ông Nguyễn Văn Khởi - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng - cho biết năm nay, toàn tỉnh có hơn 700 ha ao tôm thả giống sớm. Dù trong lịch thời vụ nuôi tôm năm 2012, tỉnh khuyến cáo nông dân chỉ nên thả bắt đầu thả tôm nuôi từ tháng 3/2012 trở đi. Kết quả là những ngày qua đã có hơn 100 ha tôm nuôi (hơn 14% diện tích thả sớm) ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên bị chết.

- Năm 2012 này, tình trạng vi phạm chỉ thị ngắt vụ trong nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giảm mạnh so với năm ngoái. Theo kết quả báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện chỉ thị ngắt vụ nuôi tôm năm 2012 của các địa phương, toàn tỉnh có khoảng 40 ha ao tôm thả nuôi sớm so với thời gian cho phép của chỉ thị ngắt vụ (được phép thả giống sau ngày 15/1), giảm gần 90% so với 342,6 ha của năm 2011. Trong đó, diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh chết chiếm hơn 50% diện tích ao tôm thả giống sớm.

- Trên đây là những con số thống kê được, thực tế diện tích tôm nuôi bị thiệt hại có thể còn cao hơn nhiều. Ông Trần Thanh Phong là chủ đại lý kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản đồng thời cũng là hộ nuôi tôm ở xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết: “Hơn 70% hộ nuôi tôm “trái vụ” ở xã Phước Trung này bị “rớt giữa đường” (tôm bệnh chết) do bị hoại tử gan, đốm trắng nhưng người nuôi tôm sợ nhiều người biết nên không báo với cơ quan chức năng.

2. Chưa chắc bán được giá
- Nhiều người nuôi tôm đã quan niệm rằng, nuôi tôm vụ nghịch để bán được giá, có lợi nhuận cao nên không nghĩ đến hậu quả. Đến khi tôm nuôi bị bệnh chết, họ hối hận thì cũng đã muộn rồi. “Cũng vì muốn có tôm bán sớm hơn những hộ nuôi khác để được giá cao chứ tôi đâu nghĩ rằng kết quả lại ra nông nổi này”, ông Nguyễn Văn Rô có ao tôm 4.000 m2 thả sớm hơn chỉ thị ngắt vụ 10 ngày và bị thiệt hại do bị bệnh gan ở xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) buồn bã nói.

- Trên thực tế, phần lớn tôm nuôi không được tiêu thụ trong nước mà được chế biến xuất khẩu vì vậy giá tôm nguyên liệu trong nước phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới. Điều này đã được ông Mai Thành Lộc - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang khẳng định với bà con nuôi tôm trong một cuộc hội nghị lấy ý kiến Chỉ thị ngắt vụ nuôi tôm được tổ chức gần đây.

- Theo ông Lộc, tôm Việt Nam chủ yếu xuất khẩu và Việt Nam cũng chỉ là một nước có thế mạnh về xuất khẩu tôm bên cạnh các nước sản xuất tôm lớn trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc… nên giá tôm trong nước bị ảnh hưởng bởi cán cân cung cầu tôm trên thị trường thế giới chứ không phụ thuộc nhiều vào nguồn cung trong nước.

- Số liệu thống kê giá cả tôm nuôi năm 2011 của Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang cho thấy, thời điểm thu hoạch vụ nghịch (tháng 10 - 12) tôm sú loại 40 con/kg chỉ có giá 145 - 155 ngàn đồng/kg, tôm sú loại 30 con/kg có giá 175 - 190 ngàn đồng/kg, giảm 20 – 25 ngàn đồng/kg so với vụ thuận (tháng 6 - 8); tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg có giá 68 - 75 ngàn đồng/kg, giảm 12 - 17 ngàn đồng/kg.

3. Hậu quả khó lường
- Chẳng phải tự nhiên cơ quan chức năng “bày ra” chỉ thị ngắt vụ, lịch thời vụ, rồi dựa vào đó mà không cho người dân thả tôm nuôi, hạn chế khả năng làm giàu của người dân, mà vấn đề chính ở đây chính là lợi ích của chính người nuôi tôm, của cả cộng đồng nuôi tôm.

- Đại diện Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, cho biết có trường hợp chủ xe vận chuyển tôm giống vi phạm thời gian thả nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo chỉ thị ngắt vụ của UBND tỉnh nhưng người này chẳng những không biết lỗi mà còn lớn tiếng cho rằng: “Nhà nước làm khó dân, không giúp người dân làm giàu thì thôi chứ sao lại cấm”. Đây quả là một số ít người dân thiếu ý thức, kém hiểu biết làm tăng hiểm họa cho cả cộng đồng người nuôi tôm.

- Thật vậy, theo các tài liệu khoa học, thời gian ngắt vụ là nhằm để ao nuôi có thời gian nghỉ, để cải tạo ao cho tốt, cắt đứt mầm bệnh giữa 2 vụ nuôi liên tiếp nhau, từ đó từ đó duy trì hiệu quả giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững. Ngược lại, nếu vì lợi ích trước mắt mà thả nuôi liên tục thì các vụ tôm càng về sau rủi ro càng cao. Thêm vào đó, ao nuôi nhanh chóng bị lão hóa, mầm bệnh nhiều và vùng nuôi tôm đó nhanh chóng trở thành “vùng nuôi tôm chết”.

- Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, nguyên nhân dẫn đến rủi ro cao trong những ao nuôi tôm thả nuôi trong thời gian ngắt vụ có rất nhiều. Đầu tiên là chất lượng con giống, bởi trong thời gian ngắt vụ, điều kiện khí hậu không thuận lợi cho hoạt động sản xuất giống. Do đó, chất lượng giống sản xuất ra khó đáp ứng cho nhu cầu nuôi thâm canh và bán thâm canh, nhất là thời điểm điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sự phát triển của tôm nuôi. Lúc này, khả năng mầm bệnh phát triển là rất cao và đương nhiên là tỷ lệ thành công của những ao tôm nuôi trái vụ là rất thấp.

- Hơn nữa, trong điều kiện sản xuất nhỏ lẻ, hầu hết bà con nuôi tôm không có hệ thống ao lắng, xử lý nước thải, hoặc tận dụng cả ao lắng để nuôi tôm nên nước thải và bơm bùn đáy ao sau thu hoạch sẽ được bơm thẳng ra kênh rạch mà không qua xử lý đã làm cho hệ thống kênh rạch bị bồi lắng, môi trường nước tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc xả thải liên tục, không có thời gian ngắt vụ đồng loạt để môi trường được phục hồi, mầm bệnh bị cắt đứt sẽ dẫn đến tình trạng mầm bệnh tràn lan, ao nuôi nhanh lão hóa, nguồn nước trong hệ thống kênh rạch trở nên ô nhiễm.

- Tiếp theo, vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả và sự bền vững của nghề nuôi tôm mà rất ít bà con chú trọng, đó là chất đất trong ao nuôi tôm. Đất thường xuyên ngập mặn sẽ làm thay đổi tính chất vật lý và hóa học của đất khiến đất rất chặt, khó thoát nước và dễ nứt nẻ sâu khi phơi khô dẫn đến chua đất khi có nước. Hàm lượng Natri trong nước mặn sẽ dễ bị hấp thu vào trong đất, từ đó các ion Natri này sẽ đẩy các chất dinh dưỡng có lợi trong đất ra ngoài dẫn đến dễ bị rửa trôi. Bên cạnh đó, ion Clo sẽ tồn tại trong đất và tích lũy dần theo thời gian dẫn đến sự suy thoái khó phục hồi của môi trường đất thường xuyên ngập mặn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho đất nuôi tôm liên tục nhiều năm sẽ không còn có hiệu quả nếu không có chế độ cải tạo hợp lý.

- Để nghề nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh phát triển một cách bền vững thì hơn ai hết, chính người nuôi phải thấy rõ trách nhiệm của mình, phải nghiêm túc thực hiện những quy định của pháp luật về thời gian ngắt vụ nuôi tôm, bảo vệ môi trường, quản lý dịch bệnh và tuân thủ khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn về mùa vụ thả nuôi để nghề nuôi tôm biển phát triển bền vững.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Kỹ thuật nuôi rắn Ráo Trâu

Kỹ thuật nuôi rắn Ráo Trâu




- Rắn Ráo trâu thuộc loài rắn hổ, tên khoa học là Ptyas Mucosus, là loài rắn nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Tên gọi của nó tùy vào nơi nó sống. Ở miền Đông người ta gọi nó là rắn Long Thừa, miền Tây gọi là hổ hèo, miền Trung gọi là ráo trâu và miền Bắc là hổ trâu. Rất nhiều tên gọi nhưng tên chung của loài rắn này là hổ dện vì trên mình nó có nhiều vằn vện.

- Đây không phải là loài rắn độc, nguy hiểm mà có nhiều công dụng trong y học, nhất là sản xuất thuốc chữa bệnh nên rắn Long thừa đang được bán trên trị trường với mức giá bình quân 450.000 đồng/kg.


I. Kỹ thuật nuôi

1. Chuông nuôi






- Chuồng nuôi rắn có nhiều dạng, chuồng xi măng hoặc chuồng lưới.

- Diện tích chuồng nuôi: 2m x 1m x 1,2m (Dài X Rộng X Cao).

- Cửa chuồng làm ngang bên hông để tiện vệ sinh.

- Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi.

- Đáy chuồng tráng một lớp xi măng mỏng, sau đó đắp lên một lớp đất khoảng 2cm

- Chuồng rắn có thể đặt ở vị trí đầu nhà nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào. Mỗi chuồng có thể nuôi được 50 con rắn.

- Theo kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi rắn, loài rắn rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt khi cho rắn ăn phải mang đủ các thiết bị phòng hộ như: kính, găng tay, ủng cao su và nhất là không uống rượu trước khi vào chuồng rắn tránh bị lạ hơi gây sự phản ứng của rắn.

- Trước đây, việc cho rắn ăn là đưa mồi vào chuồng một lúc, không kiểm tra được khẩu phần ăn của từng con nên dễ xảy ra tình trạng dư thừa thức ăn gây tốn kém và lãng phí. Điều này làm rắn chán ăn và gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng rắn, rắn trưởng thành không đồng đều.

- Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên phân loại rắn, phát hiện kịp thời và cách ly rắn bệnh để điều trị, ngăn ngừa dịch bệnh cho rắn, tránh thất thoát trong quá trình chăn nuôi.


2. Thức ăn




- Rắn là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Chúng rất kỹ tính, thức ăn chính của chúng là cóc, nhái … và chúng ăn rất sạch, con mồi phải còn sống. Hơn nữa, rắn chỉ ăn khoảng 2-3 lần trong 1 tuần.

- Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái nhỏ, cá, tép…Cứ 3-5 ngày lại cho rắn ăn một lần, số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi.

- Thức ăn của rắn trưởng thành chủ yếu là chuột, cóc, ếch, nhái…Rắn bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm, răng cong vào trong nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn.

- Thức ăn cho rắn không được cho vào tràn lan như trước, mà phải đựng vào trong thùng để khi đói rắn có thể vào ăn, những thức ăn thừa sẽ không bị rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng rắn.

- Nước uống: tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do. Trong chuồng cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống, phải thay nước hàng ngày. Nên đặt bóng đèn trong chuồng rắn, nhằn tạo cho rắn thích nghi với ánh sáng và tạo nhiệt độ ấm cho rắn (nếu vào mùa đông).


II. Kỹ thuật sinh sản

Việc chọn giống rắn làm bố mẹ rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng con rắn sau này.


1. Chọn và chăm sóc rắn sinh sản

- Chọn rắn đực, rắn cái làm giống phải dựa trên ngoại hình, rắn từ khi sinh ra đến trưởng thành không có lần nào bị nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi, rắn chóng lớn, da rắn mượt, thân hình dài cân đối.

- Rắn đực và rắn cái phải khác dòng để khi lai tạo tránh nhiễm trùng huyết.

- Quá trình sinh trưởng phát triển của rắn phải trải qua những lần lột da. Đối với loài rắn Long Thừa, thời gian rắn thay da khoảng 15-20 ngày và tiếp tục thay da trong suốt quá trình rắn lớn, một con rắn cái từ lúc nở đến lúc sinh sản từ 9-10 tháng tuổi. Sau khi thay da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.

- Bên cạnh việc chọn lựa rắn giống thì vấn đề đảm bảo tỷ lệ trứng rắn nở cao cũng cần được quan tâm. Để đảm bảo tỷ lệ trứng nở cao chúng ta có thể nuôi ghép 2 con rắn đực với 10 con rắn cái.

- Thời gian rắn đẻ sau khi phối giống khoảng 30 đến 35 ngày. Một con cái có thể đẻ từ 12 – 21 trứng.


2. Kỹ thuật ấp trứng




- Dụng cụ ấp trứng rắn của nông dân hiện nay rất đơn giản (một cái lu), lấy đất có độ ẩm 25-30 độ bỏ vào ½ lu, sau đó xử lý thật chặt, tiếp theo rãi thêm 01 lớp cát trải mỏng rồi bỏ trứng rắn vào, dùng bao diêm hoặc vải bịt miệng lu lại, khoảng 75 ngày sau rắn tự nở.

- Trong điều kiện chăn nuôi, khi ấp trứng cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo là trứng tốt, những quả vỏ xỉn vàng là trứng hỏng phải loại bỏ ngay.


3. Kỹ thuật nuôi rắn con






- Rắn con mới nở thả vào chuồng cho uống nước khoảng 7 ngày sau rắn thay da, khi rắn thay da thả nhái nhỏ vào để rắn ăn, trung bình 50 con rắn con 01 tháng tuổi mỗi ngày ăn khoảng 0,5kg nhái con.

- Rắn con để nuôi hiện có giá từ 50.000- 70.000đ/01con. Rắn 8 tháng tuổi có trọng lượng từ 1,2kg trở lên thì mới đẻ nhiều trứng.


III. Quản lý chăm sóc, phòng trị bệnh

- Công việc quản lý vệ sinh chuồng trại cũng là yếu tố quyết định đến kết quả nuôi. Nếu quản lý không tốt dễ dẫn đến thiệt hại. Thường ngày phải dọn phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân thường khô, ít mùi hôi.

- Rắn là động vật hoang dã, ít bị bệnh. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho rắn là biện pháp tốt nhất: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, không có mùi lạ, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng khác gây hại cho rắn.
Rắn Long Thừa là loài rắn ít bị bệnh hơn các loài rắn khác, song trong quá trình nuôi đôi lúc rắn cũng bị bệnh tiêu chảy.

→ Khi rắn bị tiêu chảy, cách nhận biết như sau:
Hàng ngày dọn vệ sinh chuồng cho rắn, khi quan sát thấy số lượng phần ăn của rắn giảm, có hiện thượng phân hôi, nhão đó là bệnh tiêu chảy.

→ Để điều trị bệnh này ta áp dụng biện pháp sau:
Cho rắn ăn ít lại và cho uống men tiêu hóa chống tiêu chảy. Hàng ngày, quét dọn đáy chuồng, rửa máng nước, loại bỏ phần thức ăn thừa. Đồng thời phải đảm bảo chế độ và số lượng thức ăn theo nhu cầu của rắn trong từng thời kỳ (dựa theo trọng lượng của rắn).


IV. Thông tin giá thành

- Trước đây, nhiều người dân đi bắt rắn hoang dã để bán không những vi phạm Luật bảo tồn động vật hoang dã, mà hiệu quả kinh tế cũng thấp, do rắn hoảng sợ, giảm sức khỏe, tổn thương khi bị đuổi bắt, rắn chậm lớn, thất thoát cao. Nhưng thông qua mô hình nuôi rắn sinh sản này, người dân không còn bắt rắn con ngoài tự nhiên đem về nuôi, mà người nuôi trước nhân giống, chuyển giao kỹ thuật và bán giống cho người sau. Nghề nuôi rắn đã làm cho nhiều hộ chuyển sang bắt chuột để bán làm giảm đáng kể nạn “giặc chuột” phá hoại mùa màng tại địa phương, đồng thời đây lại là biện pháp giúp người dân có thêm nguồn thu nhập trong lúc nông nhàn.

- Nếu như trước đây đối với đa số người dân rắn là nỗi sợ hãi thì hiện nay thông qua việc nuôi rắn, chúng như những người bạn trong mỗi gia đình. Với việc nuôi rắn trong chuồng, tiếp xúc với rắn hàng ngày tạo cho rắn thân thiện với con người. Có thể nói, con rắn đối với người dân rất quan trọng, bởi vì ngoài giá trị làm thuốc để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, rắn còn có giá trị kinh tế đem lại nguồn thu nhập cao, tạo công ăn việc làm cho người dân.

- Hiện nay, thị trường tiêu thụ rắn rất phong phú và đa dạng. Rắn thương phẩm đang được cung cấp cho nhiều nhà hàng, khách sạn trong nước và một phần phục vụ cho xuất khẩu.

- Trọng lượng rắn nuôi trong một năm bình quân khoảng 1,3kg/01 con, với giá thị trường 450.000đ/kg, trừ đi chi phí ban đầu thì với 100 con rắn thương phẩm lợi nhuận mang về khoảng 40- 50 triệu đồng /01 năm.

* Đối với việc bán giống: rắn con (khoảng 01 tuần tuổi) được xuất chuồng dưới dạng rắn giống với giá thành từ 50.000- 70.000đ/01con. Như vậy, nếu nuôi 100 con rắn giống cái, sau một lứa đẻ có thể mang về cho người nuôi khoảng 84 triệu đến 119 triệu (chưa trừ chi phí ban đầu).

Kỹ thuật nuôi rắn ráo trâu, Nguồn: Khuyến nông Việt Nam.

Kỹ thuật nuôi Artemia trên ruộng muối

Kỹ thuật nuôi Artemia trên ruộng muối


Kỹ thuật nuôi Artemia trên ruộng muối by TB | Ky thuat nuoi artemia tren ruong muoi

1. Thời vụ sản xuất Artemia
- Trùng hợp với thời vụ sản xuất muối khác nhau ở từng địa phương, chẳng hạng ở khu vực Vĩnh châu Bạc liêu mùa vụ sản xuất Artemia bắt đầu từ cuối tháng 11 và kết thúc vào đầu tháng 6 dương lịch hàng năm, trong khi quá trình này kéo dài từ đầu tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 8 ở khu vực Cam ranh.


- Tuy nhiên, mùa vụ có thể kéo dài nếu nước mặn được chuẩn bị sớm và độ mặn trong ao được duy trì ở các tháng đầu của mùa mưa.

2. Xây dựng ao nuôi Artemia
- Chọn điểm: Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật trong lựa chọn địa điểm cấy thả, trước khi xây dựng kế hoạch cần lưu ý các điểm sau:
+ gần nguồn nước biển (khắc phục tình trạng thiếu nước nhất là trong mùa khô).
+ thuận lợi trong giao thông (để vận chuyển nguyên liệu, phân bón...).
+ an ninh (tránh trộm cắp, mất mát).

- Diện tích: Để dể quản lý, diện tích ao nuôi khoảng 0.5 đến 1 ha là thích hợp nhất. Ao thường có dạng hình chử nhật với chiều dài gấp 3 đến 4 lần chiều rộng.

- Hướng ao: Trục dài hoặc đường chéo của ao nằm xuôi theo hướng gió chính của địa bàn, để giúp cho việc thu trứng sau này được thuận lợi, vì trứng nổi trên mặt nước sẻ được gió thổi tấp vào bờ cuối gió.

- Kỹ thuật xây dựng công trình: Ao nuôi thường được xây dựng theo hai dạng: riêng rẽ họăc trong cùng một hệ thống, ở ao riêng rẽ thường tốn kém hơn vì bờ ao cần được xây dựng chắc chắn và có hệ thống cấp tháo nước riêng biệt, ở hệ thống kết hợp chỉ cần chú ý tu sửa đê bao của toàn hệ thống còn kênh cấp tháo thì được phân bổ chung cho các ao nên giảm được chi phí.

- Các chỉ tiêu cần lưu ý trong xây dựng:


* Lưu ý: ở những nơi đất mới khai thác, hoặc dể thẩm lậu, bờ ao cần được xây dựng gia cố chắc chắn (đầm nén, tô láng bờ...)

- Công trình phụ: Để đáp ứng cho yêu cầu quản lý, ao nuôi cần được lắp đặt các công trình phụ sau:
+ Lưới lọc cá: Dùng lưới nylon (cở mắc lưới từ 1 – 1,5 mm) để làm khung lọc nước hoặc may theo dạng vèo để hứng nguồn nước cấp vào ao.
+ Đập tràn: đập đất hoặc phai gổ lắp ở cống cho phép lớp nước nhạt tầng mặt (mùa mưa) được tháo bỏ nhằm duy trì độ mặn cho ao nuôi.
+ nơi bón phân: được bố trí ngay nguồn nước cấp vào ao nuôi, thường được rào lại bằng tre hoặc lá dừa nước để tránh phân bị trôi dạt.
+ Rào phá sóng: được lắp đặt ở bờ cuối gió bằng các vật liệu rẻ tiền (tre, lá dừa nước...), nhằm phá sóng để trứng dể tập trung nơi thu hoạch.
+ Vách ngăn trứng: thường dùng nylon để lót bờ nơi thu hoạch nhằm tránh trứng thất thoát vào bờ đất, tuy nhiên cách này khá đắt tiền nên người dân thường dùng bùn nhão để tô láng góc bờ chỗ thu hoạch.

3. Quá trình thu gom nước mặn để thả Artemia
Nước mặn được chuẩn bị theo kỹ thuật làm muối, theo nguyên tắc bốc hơi nước biển để tăng độ mặn, để rút ngắn thời gian này nhiều biện pháp đã được sữ dụng như: nuôi nước mỏng, bừa trục, sang ao... để có đủ lượng nước và độ mặn theo yêu cầu, thường phải mất từ 2 đến 3 tuần ở khu vực Vĩnh châu Bạc liêu.

4. Các yêu cầu tối thiểu cho ao trước khi xuống giống
- Lượng nước và độ mặn: Lúc đầu vụ do nhiệt độ môi trường còn thấp, chỉ cần mực nước ngập trảng (đáy ao) vài phân (một đến hai lóng tai) là có thể xuống giống, tuy nhiên cũng cần tính toán sao cho lúc cá thể đạt cở trưởng thành mực nước phải đủ sâu để Artemia lẩn tránh sự săn bắt của chim.

- Mặc dù Artemia có thể sống ở độ muối thấp, ta không nên cấy thả Artemia ở độ muối dưới 80 phần ngàn (8 chữ), vì lúc này còn hiện diện rất nhiều: Fabrea, copepod, tảo độc...hoặc tôm cá dữ làm hạn chế tăng trưởng hoặc tiêu diệt hoàn toàn số Artemia mới thả.

- Phòng ngừa địch hại: Địch hại thường gặp và cách phòng ngừa


- Chuẩn bị thức ăn cho ao nuôi Artemia: Bước này chỉ cần thiết cho những ao nghèo tảo thức ăn (nước ao không màu hoặc màu nhạt), để gây màu thường dùng các loại phân vô cơ (urea, lân...) hoặc hữu cơ (phân heo, phân gà, phân bò, phân dê, phân cút...) với liều lượng.
+ Phân hữu cơ: 500 đến 1000 kg/ha
+ Phân vô cơ: 50 đến 100 kg/ha

5. Thả giống
a) Kỹ thuật ấp nở
- Dụng cụ: cân, xô, chậu, lưới lọc, ống dẫn khí, đá bọt, máy thổi khí, đèn huỳnh quang...

- Điều kiện ấp nở:
Á+ nh sáng: thắp đèn huỳnh quang cách mặt nước bể ấp khoảng 2 tấc.
+ Nhiệt độ: 25 - 30 độ C.
+ Độ muối : nước biển 35 ppt (ba chữ rưỡi) được dùng để ấp trứng.
+ pH: 8,1 – 8,3
+ Mật độ ấp: không nên nhiều hơn 5g trứng cho mỗi lít nước

- Thao tác: Nước được lọc sạch trước khi cho vào bể ấp; cân trứng theo đúng mật độ qui định cho vào bể ấp, kết hợp sục khí để đảo trộn nhằm thúc đẩy quá trình hút nước của trứng để kích thích sự phát triển phôi. Sau 20 - 24 giờ trứng nở tập trung, sẳn sàng cho việc cấy giống.

b) Những điểm cần lưu ý trong thao tác thả giống
- Cở giống thả: Cấy thả bằng giống mới nở (Naupli): hình thức này rất phổ biến, đặc biệt ở những nơi mới bắt đầu thử nghiệm nuôi Artemia. Cấy giống cở nhỏ (Naupli giai đoạn I) có trở ngại là rất khó quan sát cá thể ở những ngày đầu, nhưng chúng có thể chịu đựng sự sai khác lớn về nhiệt độ và độ muối giữa nơi ấp nở và nơi cấy thả; do đó nếu kéo dài thời gian ấp nở ấu thể sẻ phát triển đến giai đoạn lớn hơn (Naupli giai đoạn II; tuỳ điều kiện nhiệt độ trong bể ấp, thường thời gian để chuyển từ Naupli giai đoạn I sang giai đoạn II mất khoảng 5 - 8 giờ), khả năng trên sẻ giãm đi làm gia tăng tỉ lệ tử vong lúc cấy thả. Cấy thả bằng giống lớn: khi cấy thả theo phương pháp này cần lưu ý là phải thuần hoá giống thả (cho một phần nước ao định thả vào thùng giống vừa chuyển đến) để chúng thích nghi dần với nhiệt độ và độ muối trước khi cấy thả vào ao.

- Thời gian thả thích hợp: Thích hợp nhất là thời gian lúc sáng sớm (6 - 7 giờ) hoặc chiều tối (17 - 19 giờ), điều này cần nắm để tính toán kế hoạch ấp nở cho hợp lý.

- Mật độ thả: Thường mật độ thả ở ao đất được đề nghị là 50 cá thể cho mỗi lít, tuy nhiên theo quan sát thực tế nếu ao nuôi được cấy thả ở mật độ lớn hơn 100 cá thể trên lít thì sau 2 tuần ao nuôi bắt đầu cho trứng, trong khi ở ao có mật độ thưa, quần thể phải trải qua giai đoạn tăng gia mật độ trước khi tham gia cho trứng.

- Vận chuyển giống: Nếu nơi cấy thả khá xa (thời gian vận chuyển từ một giờ trở lên) nơi ấp nở hoặc ao cung cấp giống, giống nở cần được xan thưa, đóng oxy và hạ nhiệt độ của môi trường vận chuyển để giãm thấp tỉ lệ hao hụt.

- Nơi thả giống: Thích hợp nhất là bờ ao phía trên hướng gió, hoặc đầu nguồn nước cấp nhằm đãm bảo cho giống được phân bố đều trong ao.

- Nơi thu mẫu để đánh giá: Đối với giống lớn thì dể dàng quan sát sự tồn tại của chúng trong ao vừa cấy thả, ngược lại nếu cấy giống ấp nở thì rất khó phát hiện chúng trong hai ba ngày đầu; tuy nhiên chúng có tập tính phân bố ở nơi trên hướng gió, hoặc góc bờ. Dùng vợt bằng lưới mịn để thu và quan sát mẫu.

- Quan sát mẫu: Ấu thể Artemia có màu trắng sữa hoặc trắng hồng, chúng bơi lội theo đường zig-zăg nhưng đường di chuyển ngắn hơn của Copepod, có tập tính hướng quang dương (tập trung nơi có nhiều ánh sáng).

- Những dấu hiệu xấu cho ao nuôi: Với sự xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp của các yếu tố sau đây: fabrea, copepod, cá dữ, lab-lab, độ trong thấp, nhiệt độ cao, chim xuất hiện...các biện pháp khắc phục như đã nêu trên.

6. Những biện pháp chính trong quản lý ao nuôi
- Cấp - tháo nước: Nhằm bù đắp sự thất thoát cột nước do thẩm lậu hoặc bốc hơi, mặt khác để cung cấp tảo thức ăn (nước xanh), lượng nước cấp vào ao phải thoả mãn việc duy trì độ muối (90 - 120 phần ngàn) và độ đục (25 - 35 cm) trong phạm vi tối hảo. Tương tự, để đãm bảo chất lượng nước trong ao, thường thì sau một tháng rưỡi đến hai tháng tính từ lúc xuống giống, nên tiến hành thay từ 30 - 50% lượng nước trong ao.

- Bón phân - cho ăn:
+ Bón phân (phân gà) 500 – 1.000 kg/ha/tháng, Urea 50 -100 kg/ha/tháng. Phân gà (hữu cơ) được bón trực tiếp vào ao Artemia (chúng lọc các chất dinh dưỡng hoặc vi khuẩn có trong phân) hoặc ao bón phân để kích thích tảo phát triển trước khi đưa vào ao nuôi; đối với Uréa (vô cơ) chỉ nên bón ở ao bón phân. Để đơn giản trong việc đánh giá cơ ở thức ăn tự nhiên của ao bón phân và ao nuôi, ngoài độ đục cần thiết như đã nêu trên, thang màu đề nghị dưới đây dùng để đánh giá thành phần tảo trong ao:


+ Cho ăn: thỉnh thoảng cám gạo được bổ xung (từ 10 đến 20 kg/ha/ngày) khi ao nuôi thiếu thức ăn, tuy nhiên hiệu quả sử dụng cám gạo của Artemia rất thấp (từ 10 đến 20%), nên phần lớn cám gạo kết lắng xuống đáy gây ô nhiễm môi trường (có thể khắc phục bằng cách sàng lọc kỹ trước khi đưa xuống ao), vì giá đắt nên việc dùng cám gạo không kinh tế lắm.

- Chế độ bừa trục: Vừa có tác dụng đão trộn phân bón trong ao, vừa có tác dụng diệt các mầm rong đáy (lab-lab), khi độ đục thích hợp có thể giãm chế độ bừa trục để hạ giá thành trong chi phí sản xuất.

- Gia cố công trình: Hàng ngày bên cạnh các hoạt động nêu trên, trong quản lý ao cần phải thường xuyên chăm sóc bờ bọng tránh rò gỉ thẩm lậu, kiểm tra lưới lọc để tránh sự xâm nhập của cá dữ...

7. Thu Hoạch và sơ chế sản phẩm
Tuỳ theo yêu cầu mà sản phẩm thu hoạch từ ao Artemia có thể là trứng bào xác hoặc sinh khối.
- Trứng bào xác (cyst): Tuỳ theo cách quản lý ao và tình hình phát triển của quần thể, thường sau 2 tuần hoặc hơn tính từ lúc xuống giống, con cái bắt đầu mang trứng: trứng trắng (đẻ con), hoặc trứng nâu (trứng bào xác). Sau vài ngày ở ao có con cái mang trứng bào xác, ta có thể quan sát trứng nổi trên mặt của góc ao cuối gió có màu vàng sậm đến vàng nâu.
Dùng vợt lưới mịn hoặc ca để vớt trứng, do trứng có lẩn rác bẩn nên cần tách trứng bằng các lưới có các cở khác nhau:
+ Lưới I: 1.000 um (1mm)
+ Lưới II: 400 um (0,4mm)
+ Lưới III: 100 - 150 um (0,1 – 0,15mm)
Sau đó rữa sạch lại nhiều lần bằng nước trong ao, đoạn ngâm trứng trong nước muối bảo hoà (300 ppt = 25 -30 chữ), hàng ngày nên đảo trộn trứng và rút bỏ cặn dưới đáy vật chứa. Định kỳ hàng tuần nên chuyển trứng cho sấy khô và bảo quản.

- Sinh khối (biomass): Được dùng làm thức ăn phổ biến trong các trại giống và trại ương tôm cá. Để duy trì quần thể Artemia, một phần sinh khối trong ao nuôi được thu hoạch theo định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng). Sinh khối được thu bằng cách kéo lưới trực tiếp trong ao nuôi hoặc tháo một phần nước trong ao nuôi và dùng lưới để chặn sinh khối lại. Trong sử dụng có thể dùng sinh khối tươi trực tiếp hoặc chế biến hay đông lạnh để dùng dần về sau.

8. Một số hiện tượng thường gặp trong ao nuôi và cách phòng ngừa
- Địch hại: cá, tôm, copepoda, chim (xem thêm phần địch hại trong phần chuẩn bị ao).

- Một số hiện tượng khác:
+ Đốm đen (Leucotrix/black spots).
+ Đốm trắng.
+ Đuôi dài ("thả diều" = long tail pellet).
+ Chậm lớn: Môi trường sống không thích hợp (thiếu thức ăn, nhiệt độ, độ muối không phù hợp...).
+ Không tham gia sinh sản (không đẻ hoặc túi ấp rổng): Thiếu ăn không đủ năng lượng cho tái phát dục hoặc để phóng trứng.
+ Chết hàng loạt do chênh lệch độ muối hoặc nhiệt độ: Hiện tượng này dể thấy, đặc biệt khi cấy thả sinh khối cở lớn vào ao mới.
+ Hiện tượng co cụm (boiling effect): Quần thể khoẻ mạnh, đặc biệt là những ngày nắng nhiều.
+ Nổi đầu vào sáng sớm: Khi ao bẩn, hoặc tảo phát triển dày đặc và ngày hôm trước có mây hậu quả làm thiếu oxy về đêm nên Artemia nổi đầu vào sáng sớm hôm sau.

Đặc điểm sinh học Artemia

Đặc điểm sinh học Artemia


Đặc điểm sinh học artemia by Nhóm NC ĐHCT | Dac diem sinh hoc artemia

I. Đặc điểm hình thái phân loại và phân bố
1. Vị trí phân loại
- Ngành: Arthropoda
- Lớp: Crustacea
- Lớp phụ: Branchiopoda
- Bộ: Anostraca
- Họ: Artemiidea
- Giống: Artemia

2. Đặc điểm về hình thái
Artemia phát triển trải qua các giai đoạn:
- Ấu trùng mới nở (instar I =nauplius, có chiều dài 400-500 µm) có màu vàng cam, có một mắt màu đỏ ở phần đầu và ba đôi phụ bộ. Ấu trùng giai đoạn I không tiêu hóa được thức ăn vì bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Lúc này, chúng sống dựa vào nguồn noãn hoàng.

- Sau khoảng 8 giờ từ lúc nở, ấu trùng lột xác trở thành ấu trùng giai đoạn II (instar II). Lúc này, chúng có thể lọc và tiêu hóa các hạt thức ăn cỡ nhỏ có kích thước từ 1 đến 50 µm và bộ máy tiêu hóa đã bắt đầu hoạt động. Ấu trùng tăng trưởng và trải qua 15 lần lột xác trước khi đạt giai đoạn trưởng thành. Các đôi phụ bộ xuất hiện ở vùng ngực và dần dần biến thành chân ngực. Mắt kép xuất hiện ở hai bên mắt

- Từ giai đoạn 10 trở đi, các thay đổi về hình thái và chuyên hóa chức năng của các cơ quan trong cơ thể bắt đầu, chúng có sự biệt hóa về giới tính. Ở con đực anten của chúng phát triển thành càng bám, trong khi đó anten của con cái bị thoái hóa thành phần phụ cảm giác (râu cảm giác). Các chân ngực được biệt hóa thành ba bộ phận chức năng: Các đốt chân chính, các nhánh chân trong (vận chuyển và lọc thức ăn) và nhánh chân ngoài dạng màng (mang).

- Artemia trưởng thành (dài khoảng 10-12 mm) có cơ thể kéo dài với hai mắt kép, ống tiêu hóa thẳng, râu cảm giác và 11 đôi chân ngực. Con đực có đôi gai giao cấu ở phần sau của vùng ngực (vị trí sau đôi chân ngực thứ 11) và con cái rất dễ nhận dạng nhờ vào túi ấp hoặc tử cung nằm ngay sau đôi chân ngực thứ 11.

- Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos và ctv.., 1980)


3. Phân bố
Ngày nay, sự phân bố của Artemia được chia làm hai nhóm:
- Những loài thuộc về Cựu thế giới (Old World) là những loài bản địa đã tồn tại từ rất lâu trong các hồ, vịnh tự nhiên.

- Những loài thuộc về Tân thế giới (New World) là những loài mới xuất hiện ở những vùng trước đây không có sự hiện diện của Artemia. Sự có mặt của chúng do người, chim hoặc là gió tạo ra mà tiêu biểu là loài Artemia franciscana (đại diện cho loài Artemia ở Tân thế giới) đã được sử dụng rộng rãi để thả nuôi ở nhiều ruộng muối trên khắp các lục địa.

II. Đặc điểm sinh học
1. Đặc điểm môi trường sống
- Artemia chỉ có thể tìm thấy ở những nơi mà vật dữ (cá tôm, giáp xác lớn) không thể xuất hiện (cao hơn 70 ppt). Ở độ mặn bão hòa (≥250 ppt) Artemia chết đồng loạt do môi trường vượt ngưỡng chịu đựng (trở nên gây độc) và việc trao đổi chất cực kỳ khó khăn.

- Các dòng Artemia khác nhau thích nghi rộng với sự biến đổi môi trường khác nhau đặc biệt là nhiệt độ (6 - 35 độ C), độ muối (độ mặn của nước) và thành phần ion của môi trường sống. Ở các thủy vực nước mặn với muối NaCl là thành phần chủ yếu tạo nên các sinh cảnh Artemia ven biển và các sinh cảnh nước mặn khác nằm sâu trong đất liền, chẳng hạn hồ Great Salt Lake (GSL) ở Utah, Mỹ. Các sinh cảnh Artemia khác không có nguồn gốc từ biển nằm sâu trong lục địa có thành phần ion khác rất nhiều so với nước biển: Vực nước sulphate (Chaplin lake, Saskatchewan, Canada), vực nước carbonate (hồ Mono Lake, California, Mỹ), và các vực nước giàu lân (rất nhiều hồ ở Nebraska, Mỹ).

- Artemia được nuôi rộng rãi ở Việt nam thuộc dòng Artemia franciscana, mặc dù có nguồn gốc từ Mỹ (San Francisco Bay, USA) nhưng sau thời gian thích nghi dòng này gần như đã trở thành dòng bản địa của Việt nam và chúng có nhiều đặc điểm khác xa so với tổ tiên chúng đặc biệt là khả năng chịu nóng. Hiện tại chúng có thể phát triển tốt trong điều kiện:
+ Độ mặn: 80 - 120 phần ngàn
+ Nhiệt độ: 22 - 35 độ C
+ Oxy hoà tan: không thấp hơn 2 mg/l
+ pH từ trung tính đến kiềm (7.0 - 9.0)

2. Đặc điểm về dinh dưỡng
- Artemia là loài sinh vật ăn lọc không chọn lựa, chúng sử dụng mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào và vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 50µm. Các sinh cảnh tự nhiên có Artemia hiện diện thường có chuỗi thức ăn đơn giản và rất ít thành phần giống loài tảo. Artemia thường xuất hiện ở những nơi có nồng độ muối cao, vắng mặt các loài tôm, cá dữ và các động vật cạnh tranh thức ăn khác như luân trùng, giáp xác nhỏ ăn tảo. Ở các sinh cảnh này nhiệt độ, thức ăn và nồng độ muối là những nhân tố chính ảnh hưởng đến mật độ của quần thể Artemia hoặc ngay cả đến sự vắng mặt tạm thời của chúng.

- Trong nghề nuôi Artemia trên ruộng muối nông dân thường sử dụng phối hợp phân chuồng (chủ yếu là phân gà) kết hợp với phân vô cơ (Urea, DAP...) để gây màu trực tiếp (trong ao nuôi Artemia) hoặc gián tiếp (ngoài ao bón phân) trước khi cấp nước “màu” (nước tảo) vào trong ao nuôi. Phân gà khi được bón trực tiếp vào ao nuôi, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng kích thích tảo phát triển, phân còn là nguồn thức ăn trực tiếp cho Artemia. Ngoài ra, khi lượng nước tảo cung cấp vào ao hàng ngày thiếu hụt, nông dân còn sử dụng cám gạo, bột đậu nành hoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp khác...để duy trì quần thể Artemia.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Thông tin về bệnh Đốm Trắng ở Thẻ Chân Trắng

Thông tin về bệnh Đốm Trắng ở Thẻ Chân Trắng


Thông tin về bệnh đốm trắng ở thẻ chân trắng by TSTB | Thong tin ve benh dom trang o the chan trang

1. Nguyên nhân
Theo các nhà khoa học bệnh này do 1 loại virus có tên Baculovirus. Virus này có acid nucleic là DNA, kí sinh trong nhân. Virus có độc lực cực mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau: thường trên tế bào biểu mô da. WSSV gây chết trên tất cả các giai đoạn phát triển của tôm từ ấu trùng đến tôm giống và tôm trưởng thành.
2. Triệu chứng
- Bệnh xảy ra trong giai đoạn tôm thương phẩm sau 2 tháng trở lên. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện sớm hơn từ vài 3 tuần đến 1 tháng. Vì kích thước tôm nhỏ nên đôi khi không thấy đốm trắng mà chỉ thấy đỏ thân, hay đôi khi độc lực của virus rất mạnh, chưa thấy đốm trắng tôm đã chết.

- Khi tôm bị bệnh, quan sát chúng ta thấy tôm giảm ăn đột ngột (đối với tôm thẻ chân trắng hay ăn nhiều hơn trước khi giảm ăn). Tôm lờ đờ, tấp vào bờ và chết, cơ thịt hơi đục. Đốm trắng xuất hiện ở giáp đầu ngực, đốt bụng cuối trước và lan khắp cơ thể. Đốm trắng nằm trong vỏ kitin. Bệnh thường xuất hiện lúc trời lạnh.

3. Phân bố bệnh trên thế giới
- Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh), Châu Mỹ La tinh và Hawaii). Hiện nay, tôm thẻ được nuôi ở rất nhiều nước trên thế giới như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam... Trong quá trình nuôi, tôm thẻ cũng mắc 1 số bệnh truyền nhiễm như bệnh đốm trắng, bệnh Taura, bệnh còi, bệnh đầu vàng, … Đây là những bệnh nguy hiểm do virus gây ra nên khả năng điều trị rất khó.

- Bệnh đốm trắng (tên tiếng anh là White spot disease – WSSD) là loại bệnh được xác định đầu tiên năm 1990 - 1991. Bệnh này xuất hiện ở Đông Bắc Á (Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), từ đó lây sang các nước Châu Á Thái Bình Dương. Năm 1995, lần đầu tiên xuất hiện bệnh ở Tây bán cầu do Châu Mỹ nhập tôm sú Châu Á về nghiên cứu (những con tôm này có thể đã mang mầm bệnh).

- Ở Việt Nam, bệnh bùng phát lần đầu vào các năm 1994 - 1995 tại các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung.

- Bệnh có thể lây truyền theo chiều dọc tức là virus đốm trắng (WSSV) từ bố mẹ truyền sang tôm con. Hoặc bệnh lây truyền theo chiều ngang tức là WSSV lây lan trực tiếp từ nước qua các vết thương tổn hay niêm mạc ống tiêu hóa. Tôm bố mẹ ăn giáp xác nhỏ có mang WSSV. Tôm có tập tính ăn đồng loại nên chúng có thể ăn các con tôm bệnh. Virus trong môi trường nước có thể lây trực tiếp cho tôm thẻ qua các tế bào biểu mô che phủ trên mang. Con bị nhiễm lây sang con chưa bị nhiễm khi nuôi chúng trong cùng ao.

4. Cách phòng bệnh
Bệnh đốm trắng do virus gây ra nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị, vì vậy, người nuôi cần phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh sau để phòng bệnh:
- Thả tôm giống sạch bệnh (có chứng nhận kiểm dịch của địa phương).

- Hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, nên cấp qua ao lắng đã xử lý và nâng mực nước trong ao nuôi đạt 1,0 – 1,2m.

- Kiểm tra thường xuyên màu sắc, khả năng bắt mồi, tình trạng sức khỏe của tôm để kịp thời phát hiện và xử lý.

- Cách ly ao nuôi với các tác nhân có thể lan truyền bệnh (giáp xác).

- Bổ sung vitamin C vào ao hoặc thức ăn cho tôm.

- Đối với ao tôm bệnh, người nuôi nên vớt tôm chết ra khỏi ao. Sau đó dùng Chlorin với liều lượng 30 kg/1.000 m3; hoặc formol 200 lít/1.000m3 hòa nước tạt đều ao, ngâm 7 ngày rồi tiến hành xổ ra môi trường. Khi phát hiện bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay để giảm thiệt hại.

Kỹ thuật nuôi cá Rồng

Kỹ thuật nuôi cá Rồng


- Theo văn hóa Trung Quốc, nuôi cá rồng đỏ trong nhà sẽ mang lại sự may mắn và thịnh vượng, chính vì thế mà giá của nó thường rất cao.

- Cá rồng có chiều dài lên đến gần một mét và sống tới 25 năm. Những gia đình giàu có và nổi tiếng ở Trung Quốc thường thích loài cá này.


- Phong tục của Trung Quốc, cho rằng họ chính là con cháu của loài rồng, nhiều người đã trả một khoản tiền lớn để sở hữu một con cá cho riêng họ. Cũng giống như các loại rượu, những con cá có tuổi thọ cao thường đắt hơn.

- Theo phong thủy, cá rồng đỏ mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Các rồng có màu đỏ vàng, tạo nên một biểu tượng của sự giàu có.Hầu hết, các bể cá rồng đều được giữ bí mật trong nhà và tránh xa những con mắt tò mò, chúng như những báu vật mà chỉ chủ nhân mới được tận hưởng sự may mắn đó.


1. Bảo dưỡng
(Arowana) Cá Rồng là loại độc tôn lãnh địa và hiếu thắng, do đó không bao giờ nuôi 2-3 chú chung trong 1 hồ, chỉ có 2 lựa chọn, hoặc nuôi riêng 1 con 1 hồ hoặc 6-10 con 1 hồ thật lớn. Vì khi sống trong môi trường tập thể thì tính hiếu thắng của chúng có vẻ thuần hậu hơn. Cá Rồng nổi tiếng về nhảy tùng phèo rất giỏi, phải có nắp đậy hồ và luôn luôn nhớ đặt 1 vật nặng lên trên để tránh bị hất tung ra, Cá Rồng đã được chứng minh ở vùng hoang đã lớn và dài trên 90 Cm và cân nặng đến 7 Kg. Chúng thích sống trong nước lắng có độ pH 6.5 - 7.5, nước hơi có độ acid, và nhiệt độ từ 28-32 độ C, tùy theo kích thước của hồ, thường thì tốt nhất là thay 25% mực nước 2 lần 1 tuần. Không bao giờ được thay 100% nước vì độ Chlorine từ nước máy thường rất cao và có lẫn nhiều hóa chất nhạy cảm đối với cá. Có thể cho ăn tôm/tép sống hoặc chết nhưng phải tươi. Cá 3 đuôi, dán, nhái con, v.v… 1 hoặc 2 lần 1 ngày. Để thuận tiện, bạn có thể mua ½ Kg tôm ngoài chợ bứt đầu chia làm nhiều gói nhỏ bỏ vào tủ đông lạnh rồi rã đá cho ăn mỗi ngày. Là 1 loài cá thích bơi nổi trên mặt nước, chiều cao của hồ không hẳn là yếu tố bắt buộc so với chiều dài và rộng, thí dụ, cá nhỏ khoảng 15Cm thì 1 hồ dài 120 dài x 45 rộng x 45 cm cao, nếu khoảng 30cm trở lên nên có hồ dài 180 x 60 rộng x 45 cm cao là lý tưởng.

2. Hồ cá
- Kích cỡ của hồ là rất quan trọng khi chính nó sẽ quyết định về sự trưởng thành của cá sau này, nó cho phép cá bơi thẳng thớm với 2 cánh duỗi thoải mái hoặc bơi một cách bệnh hoạn, ngơ ngáo hoặc gù! Hồ càng to càng tốt, quy luật tối thiểu là bề dài hồ phải gấp 3 lần bề dài của cá, bề rộng bằng hoặc lớn hơn 1.2 bề dài của cá.


- Địa điểm đặt hồ phải là nơi vắng vẻ ít người qua lại để tránh stress cho cá, áp lực chung quanh dễ ảnh hưởng đến màu nền của cá, đặc biệt là loại Kim Long Quá Bối, ánh sáng mặt trời cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng cho cá lên màu, tốt nhất là đặt hồ cá chỗ nào có tiếp thu ánh sáng mặt trời tự nhiên vào buổi sáng hoặc chiều, nên để ý, nếu quá nhiều ánh nắng sẽ làm cho hồ tạo rong nhanh, và nhiệt độ thay đổi nhanh cho những hồ nhỏ. Vào buổi tối, không nên tắt điện quá nhanh, tốt nhất là bật đèn phòng vài phút trước khi tắt đèn hồ, sau đó hãy tắt đèn phòng sau, nếu sự tối đến nhanh quá sẽ làm cho cá hoảng hốt đôi khi nhảy lung tung và gây thương tích.

3. Nhiệt độ
Nên giữ giữa 28 - 32 độ C, trừ trường hợp chữa bệnh thì tăng lên 34 độ C. Nhiệt độ thấp sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển và nhiệt độ cao sẽ giúp loại trừ vi khuẩn, tuy nhiên, nhiệt độ cao quá sẽ làm cho những tế bào mềm chung quanh đầu nhăn nhiều hơn, nên giữ cho nhiệt độ thật điều hòa vì sự thay đổi nhiệt độ nhanh giữa ngày và đêm hoặc thay đổi thời tiết sẽ rất có hại cho cá, đồng thời có 1 ưu điểm khác là làm tăng sự biến thái của cơ thể (thúc đói), khiến cho cá thèm ăn nhiều hơn, khi ăn nhiều sẽ nhanh lớn .


4. Độ pH
Nên giữ độ pH giữa 6.5 đến 7.5, Cá Rồng thích nước nhạt và hơi đục, do đó, độ pH phải thấp hơn, nên pha thêm 'nước đen' (một hóa chất bán sẵn tinh chế từ lá peat - lá xồi trong rừng cây của Indo). Mực độ thay đổi đột ngột của pH là điều tối nguy hiểm cho các loài cá. Vì thế khi thay nước nên kiểm tra độ pH cẩn thận, bạn có thể ra tiệm cá cảnh để mua những bộ đo độ pH.

5. Độ Nitrate và Amonia
Đây là những chất thải từ phân và nước tiểu của cá, Nitrate là biến chất của Nitrite sau phản ứng vi khuẩn trong hồ có tên là Nitrobacters. Hóa chất này rất có hại cho cá từ nhiều hướng, thí dụ: nó sẽ tạo ra những căn bệnh như lật mang cá, bỏ ăn, mờ mắt, vi - đuôi lở loét ung thối, do đó, phải kèm những chất này thật thấp. Đề nghị bạn nên sử dụng 1 bộ lọc thât tốt để cân bằng sinh thái bổ xung thêm 'quy trình nitrogen'. Không bao giờ giao phó trọn gói công việc tẩy uế này cho bộ lọc của bạn, để hạn chế chất độc này chính bạn phải nhớ thay nước đều đặn, Máy bơm oxy cũng là khí cụ hữu ích giúp tăng oxygen trong nước và làm sạch vi khuẩn trong ống lọc.

6. Thay nước
- Có thể thay 1 hoặc 2 lần 1 tuần, tùy theo cỡ cá, 30% cho cá nhỏ và 50% cho cá lớn, tùy thuộc cả vào số cá nuôi trong hồ, thể tích của nước và dung lương của hồ, nói chung, theo quy tắc: nhiều cá trong hồ, dung lượng hồ nhỏ, thì phải thay nước đều hơn, Thần Long rất nhạy cảm với các 'hóa chất ngoại lai' như Chlorine, một thói quen tốt là khi thay nước nên pha thêm chất trừ Chlorine và các hóa chất thuộc sắt, nếu nhà bạn rộng rãi thì tốt nhất là nên chứa nước lắng trong vòng 24 giờ trước khi thay. Thường thì độ pH ở nước máy cao hơn 7.0, theo đề nghị khi thay nước mới nên thỉnh thoảng pha thêm 'nước đen' (Black Water Extract) để làm dịu độ pH cũng như tạo môi truờng quen thuộc thiên nhiên của nước tự nhiên như trong rừng Đông Nam Á mà các chú rồng này sinh ra.


- Ngoài ra, các tay 'chuyên gia' cũng chế tạo loại 'nước đen' riêng của mình bằng cách dùng lá Ketapang, loại lá có màu nâu xậm này còn 'xịn' hơn các loại hóa chất 'nước đen' bán ở tiệm. Tuy nhiên lá này chỉ có ở 1 vài nước Châu Á, lá khô cũng có bán ở các tiệm cá cảnh ở Singapore, Malaixia và Indonexia. Sử dụng từ 4-8 lá rửa sạch ngâm trong hồ nhỏ riêng với ít muối hột, xong cho máy oxy chạy, khoảng 2-3 ngày, màu nâu trên lá phai mờ và nước sẽ chuyển thành màu nâu xậm như là phẩm nhuộm, như vậy có thể chiết vào chai và dùng từ từ. Vứt lá Ketapang đi và khi thay nước, bạn có thể châm thẳng nước đen này vào hồ cho đến khi nào thấy hồ có 1 màu nâu nhạt như trà thì dừng lại, phương pháp này được sử dụng rộng rãi tại các trại nuôi cá chuyên nghiệp.

7. Nắp đậy
Nắp hồ là bộ phận không thể thiếu của hồ cá cá Rồng, Nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất của các cá rồng là do sự khinh xuất của các chủ chơi không dùng hoặc có nhưng lơ là không đậy. Cá Rồng nổi tiếng là tay nhảy cao vô địch, ở vùng hoang dã, cá rồng thường hay săn những loài sâu bọ trên các nhánh cây chìa ra sông hồ, và độ nhắm rất cao và chính xác, nếu có chừa khoảng trống thì phải nhỏ hơn cỡ đầu của cá, đối với các con bự hơn thì nên lấy vật nặng như cục gạch chẳng hạn đè lên nắp để tăng thêm sức nặng của nắp. Rất nhiều chú Rồng lớn đã đột tử vì nhảy ra khỏi hồ mà chủ nhân không hay.

8. Thả cá lúc mới mang về
Nguyên nhân chính là độ thay đổi đột ngột pH, (pH Shock) mặc dù cá rồng rất 'lì lợm', tuy nhiên, cách thả cá lúc mới mang về rất quan trọng, bởi vì nước từng nơi không giống nhau. Trong thời gian di chuyển tùy theo lâu hay mau, độ pH sẽ giảm dần theo nguyên lý sinh học, vì thế sẽ buộc chúng ta phải cẩn trọng trong khi thả cá ra hồ lần đầu, bạn phải từ từ làm cho độ pH của bịch chứa cá có cùng độ pH của hồ.· Lắng nước tối thiểu là 48 giờ trước khi thả cá vào hồ.· Bỏ muối hột 1% so với dung tích nước và tăng máy Oxy chạy tối đa.· Nếu có nước đen thì hòa vào khoảng 20cc.· Chỉ số chất lượng nước trong hồ là: Ammonia = 0, Nitrites > 10 và pH = 6.5-7.5.Nghi lễ nghênh đón 'Thần Long' Khoảng 45 đến 60 phút để làm việc này.· Tắt đèn hồ.· Để cân bằng nhiệt độ, bỏ bịch cá vào hồ (chưa tháo ra) từ 15-20 phút.· Mở bịch, có thể dùng dao để cắt thun buộc.· Lấy 1 ly nước hồ đổ vào bịch, mỗi 5 phút lại đổ 1 lần cho đến khi nào bịch đầy nước.· Đổ nửa phần nước trong bịch ra hồ.· Lặp lại mỗi 5 phút đổ 1 ly nước hồ vào bịch cho đến khi đầy bịch.· 5 phút sau nhúng cả bịch vào hồ và thả thần long ra hồ.· Theo dõi xem chú Thần Long có phản ứng như thế nào trong vòng vài tiếng đồng hồ đầu.· Không cho ăn trong ngày đầu hoặc 24 giờ sau đó.· Nghi lễ nên cử hành trong bóng tối/mờ không được để ra ánh sáng, để thần long trong bóng tối vài tiếng để giảm stress. Không nên bơm oxy vào bịch nếu cá có vẻ khỏe mạnh, vì làm thế sẽ đẩy độ pH lên cao bất ngờ và làm cho cá bị shock.

9. Những bí mật để làm cho cá lên màu đẹp
Thật tuyệt vời và sảng khoái khi chiêm ngưỡng toàn thân 'mỹ nhân ngư' với màu sắc sặc sỡ bơi lội lượn lờ tung tăng trong hồ, Không nghi ngờ chủng loại cá là yếu tố quan trọng nhất, tuy nhiên đó chỉ là nền tảng. Để xây dựng 1 tòa nhà lộng lẫy nguy nga trên nền tảng đó, cá rồng cần 1 chất lượng nước thật tốt, và thức ăn phù hợp để đạt được chất lượng tối ưu, để có được nước với chất lượng cao nên dùng 1 hệ thống lọc thật tốt và thay nước đều. Mỗi ngày nên dùng vợt hốt chất thải (phân cá) ra đều đặn, kiểm tra độ pH và độ kềm, phèn trong nước. Cá Rồng rất cần carotene để phát triển đường nét và màu sắc, do đó cho ăn tôm/tép với nguyên vỏ sẽ giúp cho màu của cá lên tươi hơn, mặt khác cho ăn thêm cá 3 đuôi sẽ giúp tăng cường khoáng chất (minerals), vitamine và chất béo (proteins) cần thiết để cá tăng trưởng.

10. Cách cho ăn
- Cho ăn đúng cách là yếu tố tối quan trọng trong việc nuôi cá rồng cho khỏe mạnh, chúng tôi tin tưởng 80% màu sắc tự nhiên của cá là do gene từ cha mẹ, tuy nhiên nếu cung cấp cho cá đầy đủ thức ăn bổ dưỡng sẽ không hạn chế sự phát triển vẻ đẹp của cá, nhiều loại thức ăn thay đổi như tôm nhỏ ở chợ, tép tươi, dế, gián, trùn sữa, nhái con, cá xiêm, con rít, thức ăn khô là những thức ăn tốt cho cá rồng. Nếu muốn phát triển màu đỏ, nên cho ăn tôm nhỏ hoặc tép nguyên vỏ (vỏ có chứa chất carotenoid kích thích màu) là bữa ăn chính. Riêng tôm chợ nên chia thành gói nhỏ để giữ được sự tươi sống của nó.



- Chỉ nên mua dế và gián do người nuôi để tránh cá bị ngộ độc bởi thuốc diệt côn trùng mình thường hay dùng trong nhà. Những loại cá nhỏ như cá xiêm, 3 đuôi, nhái con phải chắc chắn là đã nuôi riêng khoảng 1 tuần trước khi làm mồi cho cá rồng vì những loại này có chứa những loại giun sán độc sẽ lây nhiễm qua cá dễ dàng. Điều quan trọng là nên cho cá ăn những thức ăn có độ dinh dưỡng cao để đảm bảo cho sự trưởng thành.

- Cá Rồng con lớn mau hơn các chú bác đã trưởng thành, do đó chúng mau đói hơn và ăn nhiều hơn, nếu đáp ứng không đủ chúng sẽ gầy gò, ốm yếu. 70% thực phẩm phải là thực phẩm tươi sống, thì sự phát triển mới đạt được hoàn toàn. Cho cá dưới 25 cm ăn 1 ngày 2-3 lần. Lớn hơn nữa thì 1 lần trong ngày là. Đừng cho ăn no quá, chỉ nên cho ăn khoảng 70% thì cá sẽ không bị ớn đồ ăn. Máy Sưởi, nên để ở 28-32 độ C, độ ấm của nước sẽ kích thích cá ăn ngon miệng hơn, dĩ nhiên là sẽ lớn nhanh hơn. đừng bao giờ để đọng đồ ăn trong hồ lâu vì nó sẽ làm ô nhiễm môi trường nước nhanh chóng. Nên dùng vợt vớt những đồ ăn thừa và phân cá trong hồ ra càng sớm càng tốt ngay sau mỗi bữa cho ăn.


Kỹ thuật nuôi cá rồng by Arowana.

Bài đăng phổ biến