Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Nhìn lại trái cây đến từ Trung Quốc

Nhìn lại trái cây đến từ Trung Quốc 


Nhìn lại trái cây đến từ Trung Quốc by Yahoo | Nhin lai trai cay den tu trung quoc

Táo Trung Quốc trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu, nho Trung Quốc có hóa chất độc hại vượt ngưỡng 3 - 5 lần, ô mai Trung Quốc chứa chất ung thư… là những thông tin gây hoang mang dư luận nhất trong năm 2012. 

1. Nho Trung Quốc: hóa chất vượt ngưỡng 
- Từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3 - 5 lần.

- Nho này được nhập từ Trung Quốc, đựng trong những thùng xốp rồi vận chuyển qua cửa khẩu Lào Cai vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) sau đó được đổ xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ có điều này là do hóa chất bảo quản.

- Gần đây, ở Đồng bằng sông Cửu Long, nho Trung Quốc được bày bán nhiều ven đường dưới mác là "nho Mỹ" để đánh lừa người tiêu dùng, giá khoảng 20.000 - 40.000 đồng/kg. Giá nho xanh rẻ hơn nho đỏ 5.000 đồng. Trên thực tế, giá gốc trên hóa đơn từ đầu mối cung cấp hàng, theo kiểm tra của cơ quan chức năng, chỉ 6.000 đồng/kg.

2. Táo Trung Quốc: nhiễm độc 
 - Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm.

- Tuy nhiên, vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng. Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.

- Tháng 3/2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại trên và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Song một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.

- Được biết, trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước. Nhưng trên bao bì của túi nhựa ghi chú là "túi chỉ dùng bọc táo" chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.

- Nhận xét về công nghệ bọc táo từ khi còn non trên cây đến khi thu hoạch ở Trung Quốc, GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng: "Công nghệ bọc kín quả khi quả còn non ở trên cây để tránh sâu bệnh (bằng màng phủ trên bề mặt, bằng các loại chất dẻo) là một trong những công nghệ bảo quản hoa quả tiên tiến hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ bảo quản này sẽ không gây độc hại cho người nếu được nghiên cứu và kiểm duyệt quy trình chặt chẽ. Có những thuốc bảo vệ thực vật được các cơ quan chức năng cho phép, khi sử dụng đúng liều lượng và không ngấm sâu vào quả mà chỉ bảo vệ bề ngoài, trước khi ăn ngâm rửa và gọt vỏ thì sẽ không độc", TS Thịnh cho biết.

3. Lê Trung Quốc: hóa chất gây vô sinh 
- Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.

- Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.

- Sau khi có thông tin formaldehyde bị phun trên cải thảo ở Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã bổ sung hóa chất này vào danh mục các chất cần kiểm tra trên rau củ quả tươi nhập khẩu vào Việt Nam, nâng tổng số hóa chất cần kiểm tra lên 26.

- Tại TP.HCM, táo, lê là những loại trái cây ưa thích và chiếm phần đa lượng tiêu thụ trong các loại hoa quả. Đây cũng là mặt hàng được nhập về với số lượng lớn từ Trung Quốc. Theo ước tính, tại chợ đầu mối Thủ Đức, mặt hàng này chiếm hơn 40% tổng số trái cây nhập về chợ có nguồn gốc Trung Quốc. Theo đó, mỗi đêm, chợ đầu mối Thủ Đức nhập khoảng 60 tấn trái cây nhập ngoại, trong đó trái cây Trung Quốc chiếm phân nửa và táo là loại chiếm số lượng ưu thế.

4. Ô mai Trung Quốc: chứa chất ung thư 
- Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên mẫu xí muội và gửi đến Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM để kiểm tra. Kết quả cho thấy sản phẩm Preserved Fruits có chứa chất cấm cyclamate và loại đường saccharin với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam.

- Kết quả cho thấy, chất cyclamate có thể gây ung thư gan, thận, phổi và tiểu đường, từ lâu đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong thực phẩm cho người. - Cuối tháng 4 vừa qua, báo chí cũng đã thông tin về việc các cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện rất nhiều loại trái cây sấy khô như đào khô, xí muội, hồng khô... của nước này có sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư. Điều đáng nói là những loại trái cây sấy khô này cũng đang được bày bán tràn lan tại TP.HCM.

- Trên thị trường, các mặt hàng như đào khô, táo khô, xí muội... có nguồn gốc từ Trung Quốc được bày bán khá phổ biến ở các chợ đầu mối Bình Tây, An Đông... Ghi nhận tại chợ Bình Tây (TP.HCM) cho thấy, hầu hết các sạp đều có bán các mặt hàng như táo tàu, xí muội, đào khô...

- Đây được coi là những mặt hàng chủ đạo của ngành hàng trái cây sấy khô, đặc biệt là xí muội, với đủ cả xí muội có hạt, không hạt. Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng trên đều không có bao bì, ghi nhãn đầy đủ. Hàng bán theo ký. Do đó, cả bao khối lượng khoảng 10kg cũng chỉ dán nhãn giấy duy nhất đủ ghi tên mặt hàng và giá bán. Trên nhãn không thể hiện cơ sở sản xuất, xuất xứ hàng hóa, hạn sử dụng theo đúng quy định...

Tuyển dụng nhân viên thủy sản

Tuyển dụng nhân viên thủy sản 


Tuyển dụng nhân viên thủy sản by DK Cty | Tuyen dung nhan vien thuy san

1. Thông tin tuyển dụng 
- Vị trí tuyển dụng: NVKD thuốc trừ sâu sinh học, phân bón; thuốc và thức ăn thủy sản.

- Ngành/nghề: Kinh doanh các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học, phân bón vi lượng, phân bón lá, phân hữu cơ, thuốc và thức ăn thủy sản.

- Chức vụ: Nhân viên kinh doanh.

- Loại hình công việc: Toàn thời gian cố định.

- Địa điểm làm việc: Tại các tỉnh Miền Tây, Miền Đông, Miền Trung.

- Số lượng cần tuyển: 15 người, lương thỏa thuận.
+ Nhân viên kinh doanh thuốc trừ sâu sinh học và phân bón lá, phân hữu cơ.
. Số lượng: 10 người, có kinh nghiệm làm thị trường tối thiểu từ 01 năm trở lên tại các vị trí tương đương trong ngành kinh doanh thuốcThủy sản, thuốc BVTV, Phân bón, Nông nghiệp,…
. Yêu cầu chung: Tốt nghiệp ĐH, cao đẳng chuyên ngành Nông nghiệp, Kinh Tế Nông Nghiệp hoặc lĩnh vực khác có liên quan. Có kinh nghiệm kinh doanh, chấp nhận ứng cử viên là nữ, có khả năng làm thị trường, không vướng bận gia đình. Tại các tỉnh miền Tây, miền Đông, Miền Trung, Miền Bắc.

+ Nhân viên kinh doanh thuốc và thức ăn thủy sản.
. Số lượng: 05 người, có kinh nghiệm làm thị trường tối thiểu từ 01 năm trở lên tại các vị trí tương đương trong ngành kinh doanh thuốcThủy sản, thuốc BVTV, Phân bón, Nông nghiệp,…
. Yêu cầu chung: Tốt nghiệp ĐH, cao đẳng chuyên ngành Thủy Sản, Kinh Tế Thủy sản, Nuôi trồng thủy sản và các chuyên ngành liên quan thủy sản. Tại các tỉnh miền Tây, miền Đông, Miền Trung, Miền Bắc.

2. Mô tả công việc 
- Chăm sóc khách hàng đại lý, farm nuôi.

- Quản lý thị trường phụ trách.

- Thu thập thông tin thị trường.

- Mở rộng thị phần công ty.

3. Quyền lợi 
- Lương: Lương + Công tác phí: 8.000.000 đ/tháng + thưởng (theo doanh số từng tháng) + chi phí tiếp khách.

- Phúc lợi:
+ Được đảm bảo quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của Nhà nước như: BHYT, BHXH…
+ Các chế độ đãi ngộ theo chính sách công ty.

4. Hồ sơ tuyển dụng 
- Đơn xin việc viết tay (có dán ảnh).

- Sơ yếu lí lịch tóm tắt quá trình học tập và công tác của bản thân.

- Bản sao Hộ khẩu, CMND và các văn bằng liên quan.

- Phiếu khám sức khỏe (trong vòng 6 tháng).

5. Thông tin liên lạc 
- Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 28/02/2013.

- Nơi liên hệ và nhận hồ sơ: Số 76 Đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, tp. HCM hoặc E-mail: dienkhanhco@vnn.vn

- Điện thoại: 083.811 2002 – 083.811 2003 – 083.811 2004 (Ms. Hồng).

6. Giới thiệu nhà tuyển dụng 
- Tên công ty: Công ty TNHH TM DV Diên Khánh.

- Tổng quan về công ty: Qua hơn 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, Công ty TNHH TM DV Diên Khánh với đội ngũ trên 100 kỹ sư giàu kinh nghiệm (Do Michael Lang làm giám đốc), hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và Nông nghiệp, chúng tôi đã, đang và không ngừng phát triển thương hiệu.
+ Là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối các sản phẩm thuốc thú y thủy sản mang thương hiệu Kaset - Thái Lan, thức ăn tôm giống mang thương hiệu V8 - Mỹ và các sản phẩm chính hãng của tập đoàn Lesaffre - Pháp.
+ Công ty chúng tôi còn là nhà phân phối chính thức các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật mang thương hiệu G8, phân bón lá V8 và nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ… Mang đến chất lượng và niềm tin tuyệt đối cho người sử dụng.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2012

Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2012


 Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2012 by TCTS | Gia tri xuat khau thuy san nam 2012 Trong 11 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các nước trên thế giới giảm, ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. 

1. Tổng quan 
- Theo nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan và tổng hợp của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 11/2012, xuất khẩu thủy sản đạt gần 532 triệu USD (giảm 8,7% so với cùng kỳ), đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước 11 tháng đầu năm đạt hơn 5,64 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2011.

- Giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm sang EU và Nga vẫn tiếp tục sụt giảm với mức sụt giảm lên tới 2 con số, lần lượt là 14,4% và 11,6% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với giá trị xuất khẩu 1.044,420 triệu USD và 88,789 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang 5 nước nhập khẩu chính trong khối EU (Đức, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp) đều giảm từ 8,9 - 17,5% về giá trị so với cùng kỳ. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam với giá trị đạt 1.117,013 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2011.

2. Các mặt hàng chủ lực 
a) Về cá ngừ
 - Tuy giá trị xuất khẩu cá ngừ chỉ chiếm gần 9,4% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhưng đây là sản phẩm duy nhất có tăng trưởng cao trong tháng 11 và 11 tháng đầu năm trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

- Giá trị xuất khẩu cá ngừ trong tháng 11/2012 đạt 44,635 triệu USD, tăng 51,7% so với cùng kỳ năm 2011, nâng giá trị xuất khẩu 11 tháng lên 526,540 triệu USD, tăng 53,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam với giá trị nhập khẩu 11 tháng đầu năm là 232,121 triệu USD (tăng 44,1%), đứng thứ hai là EU với 101,6 triệu USD (tăng 43,2%). Trong tháng 11, Đức và Italy là hai nước thuộc khối EU đều tăng giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam lần lượt là 11,5% và 55% so với cùng kỳ năm ngoái. 

b) Về tôm 
Kể từ tháng 6 đến nay, xuất khẩu tôm từ từ đi xuống, giá trị xuất khẩu tôm tháng 11/2012 tiếp tục giảm nhưng vẫn khả quan hơn 3 tháng gần đây, đạt 207,007 triệu USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tôm chân trắng đạt 72,004 triệu USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau 4 tháng liên tiếp với giá trị xuất khẩu sụt giảm (kể từ tháng 7/2012), đây là tháng đầu tiên xuất khẩu tôm chân trắng tăng với mức tăng rất nhẹ. Xuất khẩu tôm sú cũng khả quan hơn với giá trị xuất khẩu chỉ giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái so với mức giảm từ 7,2 - 29% trong suốt 9 tháng của năm.

c) Về cá tra 
Trong 7 tháng gần đây, giá trị xuất khẩu cá tra tháng 11 tiếp tục giảm 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 141,941 triệu USD, giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 1,597 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2011. Xuất khẩu cá tra sang Mỹ đã có dấu hiệu sụt giảm kể từ tháng 9, giảm mạnh tới gần 21% vào tháng 10 và tiếp tục giảm mạnh hơn trong tháng 11 với mức giảm 23% và có nguy cơ tiếp tục giảm trong những tháng tới.

d) Về nhuyễn thể hai mảnh vỏ 
Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong tháng 11 đạt 6,068 triệu USD, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2011, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm lên 71,573 triệu USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết 11 tháng đầu năm, EU là thị trường lớn nhất chiếm gần 68% tổng giá trị NK nhóm hàng này khi đạt 48,603 triệu USD. Nhật Bản là thị trường NK lớn thứ 2 trên tổng số 47 thị trường NK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam, đạt 7,145 triệu USD, chiếm 10% tổng giá trị.

e) Về xuất khẩu mực, bạch tuộc 
Tuy trong tháng 11/2012 giảm tới 15,4% so với cùng kỳ năm trước nhưng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong 11 tháng đầu năm chỉ giảm chút ít 0,2%, đạt 463,739 triệu USD.

- Ước kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước tháng 12/2012 ước đạt 540 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2012 lên gần 6,2 tỷ USD, tăng 1,01% so với năm 2011 và bằng 95,12% so với kế hoạch năm 2012.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Mô hình nuôi rắn Ráo Trâu trong hộc làm giàu

Mô hình nuôi rắn Ráo Trâu trong hộc làm giàu 


Mô hình nuôi rắn ráo trâu trong hộc làm giàu by Nhà nông | Mo hinh nuoi ran rao trau trong hoc lam giau

Bước vào nhà anh Vũ, đập vào mắt tôi là những dãy tủ bằng gỗ có nhiều hộc nhỏ. Cứ tưởng đây là những tủ đựng thuốc nam hay thuốc bắc, hỏi ra mới biết, mỗi hộc tủ ấy là “nhà” của một con rắn ráo trâu...
 

1. Khởi nghiệp từ cái duyên 
- Người nuôi rắn ráo trâu (hay còn gọi là rắn hổ hèo) trong hộc tủ là anh La Minh Vũ- ở khu vực 1 (phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang). Anh thực hiện mô hình này từ năm 2008. Ban đầu anh chỉ nuôi 40 con, sau 5 năm, hiện anh Vũ đang sở hữu 400 rắn bố mẹ và gần 1.000 rắn con. Mỗi năm, anh Vũ thu nhập khoảng 1 tỉ đồng từ nghề nuôi rắn ráo trâu.

- Anh Vũ nhớ lại: “Trước đây tôi làm thợ mộc, cuộc sống khó khăn. Năm 2008, một lần lên TPHCM thăm người bạn thân, lúc ngồi lai rai, anh ấy khuyên tôi nên nuôi rắn hổ hèo, ít tốn công chăm sóc, giá bán lại rất cao. Tôi lưỡng lự vì không biết gì về kỹ thuật nuôi rắn và... rất sợ rắn! Song, để thử thời vận, tôi liền về quê mượn tiền mua 40 con rắn giống về nuôi.

- Anh Vũ cho biết: “Do lần đầu, chưa nắm rõ kỹ thuật nên rắn chậm lớn, cũng hơi nản. Nhưng đã phóng lao phải theo lao, tôi bắt đầu tìm tòi học hỏi kỹ thuật từ bạn bè. Lứa rắn thứ hai phát triển nhanh, bán được giá cao, tôi rất mừng”.

- Dù rắn phát triển tốt, nhưng anh Vũ vẫn trăn trở: Làm thế nào để rắn không bị mất sức do tranh mồi với nhau? Là thợ mộc, anh liền nảy sinh ý tưởng thiết kế chuồng rắn thành từng hộc riêng lẻ, mỗi hộc đều có cửa và lỗ thông hơi, đổ đất vào rồi bỏ rắn giống vào nuôi.

- Anh Vũ chia sẻ: “Rắn ráo trâu là loại rắn không độc nhưng rất hung dữ, nếu không hiểu đặc tính của nó thì người nuôi cũng bị cắn. Rắn hay mắc các bệnh tim, gan, phổi; đặc biệt là bệnh đường ruột, nếu cho ăn quá nhiều rắn sẽ ngã ngang chết liền. Vì thế, khi thấy rắn bỏ ăn mình phải chữa liền và cần phải nắm rõ các kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho rắn”. Thức ăn cho rắn phải là chuột, ếch, cóc, nhái còn sống, nhưng món yêu thích của rắn hổ hèo vẫn là ếch đồng. Rắn có thể phân biệt được ếch đồng và ếch nuôi công nghiệp.

- Để có thức ăn thường xuyên cho rắn, anh Vũ phải mua của những người chuyên đi bắt cóc, nhái với giá từ 50.000 - 80.000 đồng/kg. Rắn ráo trâu có thị trường tiêu thụ lớn. Nhiều thương lái đến đặt mua tại nhà anh Vũ. Rắn do anh nuôi đã có mặt tại các tỉnh Tây Ninh, Long An và xuất khẩu sang Trung Quốc. Thời điểm này, rắn thịt có giá 830.000 đồng/kg, có lúc giá bán lên đến 1,2 triệu/kg. Giá rắn ráo trâu ít dao động, dù giá thấp nhất người nuôi vẫn không bị lỗ.

2. Cùng nhau thoát nghèo 
- Khi đã nuôi một vài lứa, thấy “dễ ăn”, anh Vũ bắt đầu chia giống cho hàng chục thanh niên tại địa phương để cùng nhau thoát nghèo. Anh Dương Văn Tám - khu vực 5, phường Hiệp Thành - kể: “Cách đây một năm, khi ngồi uống cà phê với mấy anh em đang nuôi rắn, anh Vũ đưa ra ý tưởng liên kết những người cùng nghề lại thành một hội để hỗ trợ lẫn nhau. Quan trọng nhất là tập hợp được tiếng nói của những người nuôi rắn ráo trâu chuyên nghiệp để đưa tâm tư, nguyện vọng lên chính quyền địa phương, cơ quan kiểm lâm. Thế là câu lạc bộ thanh niên nuôi rắn ráo trâu ra đời”.

- Hiện CLB có 11 thành viên, mỗi năm xuất bán được khoảng 10.000 trứng, trên 3 tấn rắn thịt và hàng ngàn con giống cho khách hàng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thu bạc tỉ/năm. Anh Tám hồ hởi: “Trước khi đến với nghề nuôi rắn ráo trâu nhà tui nghèo lắm. Hằng ngày tui đi làm thợ hồ, thất nghiệp thì chạy xe ôm, trồng rau bán. Thấy vậy, anh Vũ gợi ý tui nuôi rắn, ảnh hỗ trợ con giống cho tui lứa đầu. Tui về bàn với vợ rồi mượn 20 triệu đồng để xây chuồng và mua 60 con rắn giống.

- Do chưa có kinh nghiệm nên lứa đầu chết hết phân nửa, hai vợ chồng ôm nhau khóc vì hết vốn. Nhờ anh em trong CLB động viên, giúp đỡ, hiện tui đang sở hữu vài trăm hộc rắn bố mẹ, có thể tự ấp trứng và nở con”. Thực tế, nhờ nuôi rắn nhiều gia đình trong vùng đã vươn lên thoát nghèo.

- Ông Từ Nhuần Hiệp - Phó Trưởng phòng Kinh tế TX.Ngã Bảy - cho biết: “Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, song rắn ráo trâu là loại động vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Vì vậy, việc nuôi, buôn bán còn gặp khó khăn trong khâu vận chuyển, phải có giấy phép của cơ quan chức năng. Nhờ CLB nuôi rắn ráo trâu có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, mô hình nuôi rắn ráo trâu đã giúp một bộ phận người dân địa phương vươn lên thoát nghèo...”.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Chọn cây cho khai vận đầu năm

Chọn cây cho khai vận đầu năm


Chọn cây cho khai vận đầu năm by PTH | Chon cay cho khai van dau nam
http://www.phongthuyhoc.com
Năm mới sắp đến, hãy lựa chọn cây cảnh trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp và mang đến nhiều may mắn hơn nữa cho mọi người trong gia đình. Theo quan niệm của phong thủy, một số cây cảnh có tác dụng phong thủy như hoa cúc, hoa đào, hoa lan… Trồng những loại cây đó trong nhà sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho gia đình trong năm mới.

1. Hoa mai
Hoa mai thích hợp với khí hậu ở miền Trung và miền Nam nước ta. Mai vàng tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang. Trong ngày Tết, mọi người thường mua cây (hoặc cành) mai vàng nhiều lộc bởi theo quan niệm của phong thủy, hoa mai nở đúng lúc giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc sẽ đến với gia đình trong năm đó.


2. Hoa đào
Nếu miền Nam chuộng hoa mai trong ngày Tết thì miền Bắc nước ta lại thường mua những cành đào để trang trí cho căn nhà vào những ngày đầu Xuân. Hoa đào không chỉ có tác dụng xua đuổi tà ma mà còn có thể mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh và bình an trong năm mới.


3. Hoa cúc
- Ngày Tết, người ta thường thấy xuất hiện hoa cúc trong nhà, đặc biệt là hoa cúc vàng và đỏ… Bởi vì theo phong thủy, hoa cúc là biểu tượng của sự sống, tăng thêm phúc lộc cũng như sự hoan hỉ đến nhà.

- Trồng những chậu cúc nhỏ hay cắm hoa cúc có thể giúp ổn định phúc khí trong nhà. Cũng lưu ý rằng, hoa cúc nên đặt nơi có nhiều ánh sáng trong nhà để sự may mắn thêm mạnh mẽ và rực rỡ. 

4. Cây quýt (quất)
Cây quýt (hoặc quất) tượng trưng cho sự thu hoạch và cũng là một khởi đầu tốt đẹp. Vì thế, vào đầu năm mới, ta thường thấy mỗi gia đình thường mua một cây quýt (quất) quả vàng xum xuê, lá xanh tốt với mong muốn khởi đầu một năm mới tốt đẹp, giúp gia tăng tiền tài và vận may cho các thành viên trong gia đình.


5. Hoa thủy tiên
Hoa thủy tiên được xem là loài hoa thanh tao, quyền quý. Trồng hoa thủy tiên có tác dụng khử tà, mang lại cát tường như ý cũng như tăng thêm tài khí cho gia đình. Hoa thủy tiên là loại hoa rất khó trồng, hoa thường được trồng trong nước, hình dáng giống như củ hành tươi. Trước khi mua về, bạn nên tìm hiểu cách chăm sóc để cây hoa có thể sống thật lâu trong nhà.


6. Cây sung cảnh
Cây sung là loại cây khá dễ trồng và dễ sống. Chọn một cây sung có dáng đẹp và nhiều quả trang trí trong nhà vào ngày Tết cũng có thể mang đến sự no đủ và nhiều điều tốt lành cho năm mới.


7. Hoa đồng tiền
Cây hoa đồng tiền còn gọi là cây kim tiền. Trong những dịp đầu xuân năm mới, nếu trồng hoa hoặc cắm hoa đồng tiền sẽ mang đến nhiều tài lộc và tiền của cho gia đình.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Đặc điểm sinh học của cá Măng

Đặc điểm sinh học của cá Măng


Đặc điểm sinh học của cá măng by KHNN | Dac diem sinh hoc cua ca mang

1. Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo
- Cá măng hay còn gọi là măng sữa, có tên tiếng Anh là milkfish và được phân loại như sau:
+ Lớp: Osteichthyes
+ Bộ: Gonorhynchiformes
+ Họ: Chanidae
+ Giống: Chanos
+ Loài: Chanos chanos

- Cá măng có thân dài và dẹp bên, đầu to, vừa, mõm tù và tròn, màng mỡ mắt dày, che kính mắt. Lỗ mũi cách xa nhau, miệng nhỏ ở phía trước, không có răng, không có râu. Hàm trên hơi thô. Khe mang rộng vừa phải. Màng nấp mang rời nhau và tách rời ức, lược mang nhiều, nhỏ.


- Cá có vẫy tròn, khó rụng, gốc vi lưng và vi hậu môn có vảy bẹ, gốc vi ngực và vi bụng có vảy nách, gốc vây đuôi có 2 vẩy đuôi dài, vẩy đường bên phát triển. Cá có 1 vây lưng, vây ngực thấp, vây bụng nhỏ, vây đuôi rộng chia 2 thùy sâu. Lưng có màu xanh lục, lường và bụng có màu trắng, mép vây lưng vây hậu môn và vây đuôi đều có viềng đen, vây ngực và vây bụng đen ở gốc. Chiều dài thân cá không kể đuôi gấp 3,5 lần chiều cao thân.

2. Đặc điểm phân bố
- Cá măng là loài cá rộng nhiệt, phân bố khắp vùng biển nhiệt đới, và á nhiệt đới, từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. Ở nước ta, cá phân bố ở phía đông vịnh bắc bộ và vùng biển trung bộ (Khánh Hòa đến Thuận Hải) cá lớn nhanh ở nhiệt độ 28 – 30 độ C, nhiệt độ dưới 15 độ C cá phải được trú đông.

- Cá măng rất rộng muối, cá trưởng thành và sống ngoài khơi, ấu trùng sau khi nở sẽ di chuyển vào bờ, và lớn lên ở vùng đầm, cửa sông nước lợ hay có thể vào sâu trong sông hồ nước ngọt, cá có thể chịu được độ mặn tới 158 ‰, tuy nhiên trên 45‰ cá sẽ chậm lớn, độ mặn tốt nhất cho sự tăng trưởng là 27- 28‰.

3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
- Trong tự nhiên, cá măng chủ yếu là ăn phiêu sinh thực. Vì thế cá cũng có cấu trúc mang với rất nhiều lược mang có tác dụng lọc và tập trung thức ăn. Tuy nhiên, cá con rất ít ăn phiêu sinh thực vật, phần lớn là mùn bã hữu cơ và các chất vẩn trong nước hay đáy thủy vực (Banno, 1980).

- Cá có tập tính ăn ban ngày và cao điểm vào lúc 7 giờ và 13 giờ (Banno, 1980) .Trong phòng thí nghiệm, cá con không ăn vào ban đêm, nhưng dần dần ăn được vào ban đêm khi thành cá giống. Tuy nhiên cá lớn chủ yếu vẫn ăn vào ban ngày, cá bắt đầu ăn bên ngoài từ ngày thứ 3 sau khi nở, khi đã hết noãn hoàng và giai đoạn 4 - 7 ngày tuổi là giai đoạn nguy kịch cho ấu trùng.

- Sau 3 tuần tuổi, cá măng có đặc tính ăn các loại lab-lab bao gồm các loại tảo lam, tảo lục, tảo khuê, giáp xác, ấu trùng côn trùng, giun đất và các chất vẩn, chủ yếu là: Spirulina, Microcoleus, Anthrospira, Lynbia, Anabaena, Oscillatoria, Nitzschia, Navicula, Amphiprora. Lumut mà chủ yếu là to lục dạng sợi như: Chaetomorpha, Cladophora, Enteromorpha cũng là thức ăn cho cá trong giai đoạn cá lớn, tuy nhiên không tốt cho dinh dưỡng như lab-lab. Ngoài ra trong điều kiện nuôi cá măng, cá cũng có thể thích nghi và sử dụng tốt các thức ăn nhân tạo.

- Cá măng là loài có kích cỡ trung bình, cỡ khai thác thông thường 2 - 3 kg, cỡ tối đa bắt gặp có thể 13 kg, cá có tốc độ lớn khá nhanh, trong điều kiện tự nhiên, 10 - 14 ngày sau khi nở cá đạt 2,5 - 3 cm, khi có nhiều lab-lab cá có thể đạt 0,3 – 0,4 kg sau 4 tháng nuôi.

4. Đặc điểm sinh sản
- Tùy từng vùng nuôi với điều kiện tự nhiên khác nhau, tuổi thành thục của cá măng cũng khác nhau. Cá cái thông thường thành thục ở 5 - 6 năm tuổi, cá đực ở 4 năm tuổi. Kích cỡ cá đực khi thành thục dài khoảng 0,9m, cá cái khoảng 1m, trọng lượng 2 - 3kg. Trong điều kiện thí nghiệm, cá nuôi vỗ trong bè ngoài biển sẽ thành thục sớm hơn cá nuôi trong ao hay bể. Khi còn nhỏ rất khó phân biệt cá đực và cá cái. Khi thành thục có thể phân biệt dựa vào các lỗ niệu sinh dục và hậu môn: cá cái có 3 lỗ, cá đực có 2 lỗ.

- Mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ khoảng tháng 4 - 5. Mùa vụ sinh sản có thể kéo dài và có thể đẻ nhiều lần trong năm. Đến mùa sinh sản, cá di cư ra vùng biển để bắt cặp và đẻ trứng. Bãi đẻ của cá là những rạng san hô, có độ sâu 20 - 40m, xa bờ 20 hải lý. Bãi đẻ có nhiệt độ ở 28 độ C và độ mặn ổn định 34‰. Cá thường di cư sinh sản vào những kỳ trăng non, lúc nước cường. Cá đẻ vào ban đêm. Trước khi đẻ, chúng ghép đôi với tỷ lệ 1 cá cái và 2 cá đực. Sự kích thích liên tục của 2 cá đực làm cá cái đẻ rốc.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Kinh nghiệm cho hoa Đào nở đúng Tết

Kinh nghiệm cho hoa Đào nở đúng Tết



Kinh nghiệm cho hoa đào nở đúng tết by NT Cty | Kinh nghiem cho hoa dao no dung tet

Thú chơi đào Tết của ông cha ta ở miền Bắc đã có từ rất lâu, đào có 3 loại: đào phai (hoa đơn, màu hồng nhạt), đào bạch phát nhiều tán (loại đào này hiếm, ít nơi có) và cành sum xuê, đào bích (hoa kép, to, cánh dày, màu hoa đỏ tươi). Đào bích là loại đào đẹp, được nhiều người ưa thích nhất. Song nhiều người do không biết được đặc tính của cây đào, kỹ thuật trồng, chăm sóc nên có năm đào nở sớm, có năm nở muộn không đúng vào dịp Tết hoặc có năm đào chỉ ra nụ rồi thâm đen không nở được.


- Để năm nào đào cũng ra nhiều hoa và nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền, người trồng đào và chơi đào cần nắm bắt được đặc tính của cây đào là chịu hạn hơn chịu nước. Nếu trồng đào nơi đất trũng và thừa nước, rễ sẽ thối và cây dễ bị chết. Nếu trồng trong bóng dâm, ít ánh nắng, đất ẩm, lá sẽ xanh tốt quanh năm, đến mùa rất ít hoa. Vì vậy để năm nào đến mùa đào cũng có nhiều hoa ta phải trồng đào ở nơi cao ráo, quang đãng. Hàng năm, sau mỗi mùa thu hoạch hoa, cần bón bổ sung thêm phân chuồng, NPK cho cây để cây phát nhiều tán cành sum xuê. Mùa hoa năm sau hoa to, sắc màu đẹp, năng suất cao hơn.

- Thông thường thì đào ra hoa rải rác từ trung tuần tháng chạp năm trước đến trung tuần tháng giêng năm sau. Song không phải năm nào cũng vậy, thực tế cho thấy năm thờitiết nắng ấm đến sớm, đào nở sớm hơn, năm thời tiết rét kéo dài, đào nở muộn hơn. Vì vậy nhiều năm Tết đến đào đã tàn hoa hoặc Tết song hoa đào mới nở, không có hoa đào chơi Tết, nên muốn có hoa đào nởđúng vào dịp Tết, người trồng đào, chơi đào phải biết điều chỉnh cho hoa đào nở theo ý muốn.

- Theo kinh nghiệm của những người trồng và chơi đào nhiều năm có một số biện pháp điều chỉnh cho đào ra hoa vào đúng dịp Tết như sau:
+ Vào trung tuần tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ toàn bộ lá đào trên cây để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Theo dõi năm nào thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm nào thời tiết rét thì tuốt lá đào sớm hơn thời điểm trên vài ngày. Sau khi tuốt lá đào xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, ta phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán, thân cây đào, hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu trời rét kéo dài, ta cũng phải làm giàn che cho đào và hàng ngày tưới nước ấm vào quanh gốc đào để đảm bảo đủ nhiệt độ kích thích cho đào ra hoa đúng kỳ hạn.
+ Với cách làm như trên năm nào đào trong vườn sẽ cho ra hoa nhiều, hoa to, màu sắc đẹp và đúng dịp Tết từ ngày 28 - 29 tháng chạp đến mồng 4 - 5 tháng giêng, đúng vào dịp đón Tết mừng Xuân.

Quy trình kỹ thuật trồng quýt bán Tết

Quy trình kỹ thuật trồng quýt bán Tết


Quy trình kỹ thuật trồng quýt bán tết by HNDHY | Quy trình kỹ thuat trong quyt ban tet

Nhằm giúp nông dân am hiểu thêm về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quýt, từ đó mạnh dạn đầu tư phát triển loại cây này, chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm trồng quýt. Phải mất ít nhất 3 năm để trồng được một cây quýt thương phẩm dạng trung bình cao khoảng 1m và đường kính tán 0,6m kể từ khi chiết cành trải qua 2 giai đoạn:


I. Giai đoạn trồng cây dự bị
1.1 Chuẩn bị cây giống
- Giống quất trồng dự bị được chiết từ cây lớn (quýt không trồng bằng hạt vì lâu ra quả hơn nhiều). Những gia đình trồng quýt thường có 2 - 3 cây quýt lớn (trồng lâu năm) để chiết ra được nhiều cây con, những hộ chưa có cây để chiết thì có thể đặt hàng tại những nhà vườn có cây chiết. Giá trung bình khoảng 10 - 15.000 đồng/cây.


- Nên chiết cây vào tháng 12 âm lịch (để trồng vào mùa xuân) cây sẽ phát triển tốt hơn. Sau 2 tháng rễ bắt đầu phát triển, lúc này ta có thể cắt tách cây đem trồng.

- Chọn cành để triết làm giống: chọn cành to bằng ngón tay út, không sâu bệnh, cành lá phát triển đều, da đang ở dạng màu xanh đậm. Mục đích là để cây phát triển tốt, rễ phát sau khi chiết nhiều.

- Cách chiết: cũng giống như các loại cây trồng khác như cam, bưởi,… chiết quýt cũng cần tiến hành khoanh vỏ dài 2cm, cạo hết lớp tượng tầng (lớp nhầy) xung quanh cành để tránh tái sinh vỏ, để cho khô (khoảng 1 - 2 ngày). Sau đó dùng xơ dừa ẩm bó lại bằng bao nilon trong, cột chặt 2 đầu không để thoát hơi nước ra ngoài tránh bị khô. Như vậy sau 1,5 - 2 tháng cây sẽ ra rễ, khi nhìn bên ngoài thấy rễ trắng mọc ra là có thể cắt và đem trồng.

1.2 Chuẩn bị đất trồng
- Hố trồng cần bón 1 - 2kg phân vi sinh hoặc 3 - 5kg phân chuồng hoai mục để bón lót.

- Khoảng cách trồng cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 1m.

- Tùy thuộc vào khu vực đất cao hay trũng để có thể lên líp hay không. Nếu đất trũng thì cần phải lên líp để tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa. Vì đây là cây kiểng và đòi hỏi nhiều kỹ thuật nên đất trồng phải được chuẩn bị thật tốt. khu vực đất trồng rau màu, đất trồng cây ăn trái đều có thể trồng được quýt.

1.3 Chăm sóc
- Để cây phát triển tốt trong giai đoạn đầu cần chăm sóc và quản lý tốt như: bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh, …

- Hàng năm sửa tán 3 - 4 lần, mục đích là làm cho tán phát triển đều và theo hình chóp nón. Chú ý khi sửa tán xong thường xuyên xử lý thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh mà đặc biệt là sâu vẽ bùa hại lá.

- Bón phân 3 lần/năm loại phân là DAP, NPK và phân vi sinh. Bón rải theo gốc, cách gốc 15cm kết hợp vun gốc lấp phân. Lượng phân 120g – 150g NPK 20-20-15 kết hợp 1kg phân vi sinh/gốc/năm.

- Vào mùa khô tưới mỗi ngày 1 lần tưới nước ướt đều mặt đất. Vào mùa mưa phải có rãnh thoát nước.

- Mỗi lần cây ra hoa và trái non phải vặt bỏ hết hoa và quả (mục đích là để nuôi thân và cành).

II. Giai đoạn chuẩn bị cây trồng thương phẩm
- Cây kết hợp trồng dự bị 2 - 3 năm là có thể cho quả để phục vụ tết.

- Để xử lý cho cây kết hợp ra quả đúng dịp tết cần có nhiều kinh nghiệm. - Kỹ thuật kích thích quả quýt chín đúng dịp Tết:
+ Nếu tính theo lịch âm thì thời kỳ làm quả bán tết là đầu tháng 5. Lúc này phải bứng cây chuyển chỗ, mục đích là làm đứt rễ, kích thích sinh trưởng phát triển trái. Sau 1 tháng cây sẽ phân hóa mầm hoa và tạo quả. 20 ngày sau trồng bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh (hạn chế sử dụng phân hóa học). Cụ thể mỗi tháng nên bón 2 lần phân 250 gốc bón 10 kg hạt đậu nành tươi, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố để ngâm tưới kết hợp 5kg DAP.


+ Mỗi tuần phun xịt 1 lần thuốc phòng trừ sâu bệnh hại hoa và quả non. Đặc biệt là thuốc chống ghẻ quả và kết hợp phân bón lá dưỡng trái. Chú ý là phải luân phiên, thay đổi thuốc để tránh tình trạng lờn thuốc của sâu bệnh. Khi trái bằng đầu ngón tay thì hạn chế sử dụng thuốc sâu. Lúc này đặc biệt sử dụng phân bón lá để tạo trái to, bóng và đẹp. Đồng thời kích thích cho cây tiếp tục ra trái và phóng đọt non sẽ làm cho cây vừa có trái già, trái xanh, trái non, hoa và đọt.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Kỹ thuật trồng Mai Vàng

Kỹ thuật trồng Mai Vàng


Kỹ thuật trồng mai vàng by YCC | Ky thuat trong mai vang

I. Tổng quan
- Trồng mai kiểng là một thú chơi của nhiều người. Tuy nhiên, trồng như thế nào là đúng cách, trồng như thế nào để có được chậu mai kiểng đẹp? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Những tư liệu dưới đây giới thiệu khá chi tiết về cách trồng, chăm sóc để có được một chậu mai kiểng đẹp vào dịp Tết.


- Mai là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng nhất. Nó không quá kén đất trồng. Bằng chứng là trên các loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi…mai vẫn phát triển tốt. Tuy nhiên, mai kỵ đất bị úng thuỷ, thường xuyên ngập lụt. Rễ mai dài bởi vậy nước ngập lâu dài sẽ khiến cây bị héo úa và chết dần. Trong rễ mai, rễ bàng (mọc quanh đoạn cổ rễ) có sức sống mạnh nhất. Bị chặt đứt, chúng lại mọc ra. Vì vậy, bộ rễ bàng đóng vai trò quan trọng với việc sinh trưởng và phát triển của cây mai.

- Điều quan trọng nhất với mai kiểng là dáng cây và việc ra hoa đúng kỳ.Cành lá quá tốt sẽ gây ra ức chế với việc trổ hoa. Cây còi cọc quá thì hoa ít, không đẹp. Mai kiểng được trồng trong chậu với lượng đất giới hạn, nên việc bón phân, chăm sóc cho mai hết sức cần thiết.

- Người trồng mai kiểng còn chú ý đến môi trường sống của mai. Mai là loại cây thích hợp với khí hậu nóng ấm, từ 25 – 30 độ C, có thể chịu được nhiệt độ cao trong nhiều ngày, nhiều tháng. Tuy nhiên, ở những nơi nhiệt độ thấp (dưới 10 độ C), mai sinh trưởng kém.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai
Mỗi giống cây đều có một cách trồng riêng. Có giống đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao, (trồng đúng kỹ thuật cây mới cho năng suất cao). Nhưng nhiều loại cây có cách trồng giản dị. Mai là một loại cây như vậy. Tuy nhiên, đó là cách trồng để cây mai sống và ra hoa. Còn trồng theo cách ghép cành, uốn thế để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai tuyệt đẹp thì lại là một việc khác. Nó đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật, hiểu biết về loài cây này.

1. Lên luống và mương rãnh thoát nước
Cây mai không hợp với những vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Nếu trồng mai ở thế đất như trên, cần lên luống. Thông thường, bề ngang luống rộng từ 1 - 1,2m. Luống này sẽ dùng để ương mai con, khi lướn bứng trồng vào chậu. Giữa hai luống mai sát nhau nên có mương, rãnh thoát nước, tránh ngập úng cho vườn mai.


2. Nhân giống
a) Nhân giống hữu tính: Đây là cách trồng mai bằng hạt. Cách trồng này có ưu điểm là số lượng mai con nhiều, không tốn kém, mất ít công sức. Tuy nhiên, cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ...).

b) Nhân giống vô tính: Đây là cách trồng mai được tiến hành bằng việc chiết cành, ghép cành, hoặc giâm cành. Cách nhân giống này giúp cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ. Tuy vậy, với cách nhân giống này, mai không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.


- Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3 - 4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.

- Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ. Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.

- Ghép tam giác:
+ Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.
+ Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.
+ Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.

- Ghép nêm:
+ Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt.
+ Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn.
+ Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.

3. Chăm sóc mai
a) Tưới nước:
- Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.

- Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).

- Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.

b) Bón phân:
- Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.

- Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40 - 50 g/chậu chứa 50 - 60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2 - 3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

- Vào mùa mưa từ tháng 6 - 10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40 - 50g/chậu chứa 50 - 60kg đất, 15 - 20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3 - 4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.

- Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.

c) Diệt cỏ dại, bắt sâu:
Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.

4. Trẩy (lặt) lá mai
- Đây là việc làm giúp mai nở hoa đúng vào dịp Tết. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, tiến hành xong trong ngày mới tốt. Nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày. Muốn cây mai trổ hoa nhiều, người trồng mai cần trẩy hết là non, lá già, chú ý không làm gẫy ngọn cành.

- Có 2 cách trẩy lá mai: Cách thứ nhất, ta cầm lá trẩy ngược ra sau. Cách này tốn ít sức, nhưng dễ kéo theo một đoạn dài vỏ, dễ làm hư hại đến cành hoa và nụ hoa. Cách thứ hai, ta cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá. Cách này không làm xước vỏ, nhưng tốn nhiều công sức. Hơn nữa, đối với những đọt non, cách này dễ gây ra đứt đọn do kéo quá sức.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Kỹ thuật hạn chế mai vàng trổ bông sớm

Kỹ thuật hạn chế mai vàng trổ bông sớm

Các nhà vườn Đồng bằng sông Cửu Long đang rất lo lắng vì mai vàng năm nay (2012) đang có dấu hiệu trổ bông sớm, với tình trạng này thì khi vào dịp tết mai sẽ không còn bông để trổ nữa như vậy sẽ làm tổn thất lớn cho các nhà vườn.


Đã có rất nhiều cách, giải pháp để khắc phục, hạn chế việc mai vàng trổ bông sớm nhưng không mang lại kết quả. việc mai vàng trổ bông sớm nguyên nhân là do thời tiết thất thường, làm cho cơ chế sinh học trong thân cây mai nhầm tưởng đã đến tết nên trổ bông như mọi năm. Như vậy việc tác động của con người đến việc hạn chế mai vàng trổ bông là rất khó, vì chúng ta không thể tạo ra thời tiết hoặc làm thay đổi thời tiết để hạn chế mai vàng trổ bông.

Một số giải pháp các nhà vườn đã áp dụng nhưng chưa thành công như, bón nhiều phân đạm để cho cây ra nhiều lá hạn chế trổ bông, hạn chế tưới nước... nhưng hầu như không mấy khả quan. Tốt nhất nhà vườn không nên bón phân nhiều vì như vậy cây dư đạm dễ bị bệnh, có lẽ hạn chế tưới nước là cách làm tương đôi khả thi, vì khi thiếu nước cây sẽ làm chậm việc chuyển đổi chất trong cây từ đó có thể hạn chế được mai trổ bông.

Nếu các bạn nào có kinh nghiệm trong việc hạn chế mai vàng ra bông, trổ bông sớm xin để lại nhận xét bên dưới.

Giải pháp cho nghề nuôi cá Tra

Giải pháp cho nghề nuôi cá Tra


Giải pháp cho nghề nuôi cá tra by Vasep | Giai phap cho nghe nuoi ca tra

- Có thể nói, chưa bao giờ ngành công nghiệp cá tra ĐBSCL lại rơi vào tình cảnh khốn khó như hiện nay, dù thực chất, cá tra Việt Nam đang rất có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.


- Thời gian gần đây, ngành thủy sản nói chung và cá tra nói riêng liên tục kêu cứu, cho thấy hiện đang là giai đoạn vô cùng khó khăn của lĩnh vực này. Ngoài câu chuyện nổi đình nổi đám của Thủy sản Bình An Bianfisco còn là hàng loạt các vụ việc đổi chủ của các doanh nghiệp thủy sản, việc công bố các khoản nợ khổng lồ của những doanh nghiệp vẫn được coi là đại gia của ngành thủy sản. Bên cạnh đó còn là những dòng kêu cứu lớn trên các báo như “Giải cứu ngành thủy sản” “thủy sản kêu cứu” “doanh nghiệp thủy sản phá sản” hay “nguy cơ chết dây chuyền”… Trong đó, có việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra.

- Đâu là tác nhân gây ra tình trạng hỗn độn hiện nay trong ngành công nghiệp cá tra? Các chuyên gia nói nhiều đến doanh nghiệp như là 1 tác nhân chính, nhưng trong đó, chúng ta cũng có thể thấy trách nhiệm của chính quyền địa phương và quản lý ngành trong việc để ngành cá tra phát triển quá nóng như hiện nay.

- Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc Video Giải pháp cho nghề nuôi cá tra đến với đọc giả.

                        

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Cẩm nang nuôi chim Chích Chòe Lửa (phần 1)

Cẩm nang nuôi chim Chích Chòe Lửa (phần 1)


Cẩm nang nuôi chim chích chòe lửa (phần 1) TVBT | Cam nang nuoi chim chich choe lua (phan 1)

Cũng như nuôi chim chích chòe Than, nuôi chim chích chòe Lửa đòi hỏi người nuôi phải chăm sóc, theo dõi thật tin tế, tỷ mỹ. Chúng tôi xin giới thiệu đọc giả xem chi tiết về Cẩm nang nuôi chim chích chòe lửa.

Mời đọc giả xem chi tiết Cẩm nang nuôi chim chích chòe lửa (phần 1).

 

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Kỹ thuật nuôi Trâu thịt

Kỹ thuật nuôi Trâu thịt


Kỹ thuật nuôi trâu thịt by DĐNN | Ky thuat nuoi trau thit
1. Tổng quan
- Cũng như bò, trâu cũng có khả năng sản xuất thịt khá cao, thịt trâu ngày càng được đánh giá cao trên thị trường thế giới và được nhiều người ưa chuộng, kể cả một số nước châu âu và Mỹ vì nhiều nạc, ít mỡ, lượng cholesterol ít hơn thịt bò 41%. Trâu có khả năng tăng trọng bình quân 500 - 800 g/ngày nuôi vỗ béo có thể tăng trọng 800 - 1.000 g/ngày, có thể so sánh với các giống bò thịt cao sản. Tỷ lệ thịt xẻ của trâu cũng khá cao (43 - 48%), còn chất lượng thì không thua kém thịt bò.


- Chúng ta chưa chú trọng thịt trâu vì còn những thành kiến và hiểu biết chưa đúng về thịt trâu. Thật ra chúng ta cũng chưa có trâu chuyên nuôi thịt, thịt trâu thường là từ trâu cày kéo bị loại thải. Vì vậy cần chú ý cải tạo đàn trâu và áp dụng các kỹ thuật vỗ béo nhằm tăng sản lượng và phẩm chất thịt trâu trong tiêu thụ thực phẩm.

2. Cải tạo đàn trâu theo hướng nuôi thịt
Trâu nước ta chủ yếu được sử dụng để cày kéo, có nhược điểm chung là tầm vóc bé, sinh trưởng chậm, tỷ lệ thịt không cao, nếu không được cải tạo và vỗ béo. Cải tạo trâu theo hướng nuôi thịt là nâng cao tầm vóc, tăng tốc độ sinh trưởng, rút ngắn thời gian nuôi lấy thịt, tăng năng suất thịt trên 1 đầu trâu đồng thời nâng cao chất lượng thịt trâu. Có thể áp dụng mấy biện pháp sau:
- Chọn lọc những trâu đực và cái có tầm vóc to làm giống là một biện pháp góp phần nâng cao tầm vóc đàn trâu địa phương.

- Dựa vào ưu thế lai, sử dụng trâu đực giống ngoại cho lai với đàn cái nội đã chọn lọc và tạo con lai có tầm vóc lớn hơn.

- Tăng cường chế độ dinh dưỡng, nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý vỗ béo ở độ tuổi thích hợp tăng khả năng sinh trưởng, tăng năng suất thịt.

3. Nuôi vỗ béo trâu tơ lỡ
- Dựa vào đặc điểm sinh trưởng và chỉ số trao đổi chất của trâu, người ta xác định tuổi giết thịt hợp lý của trâu là trong khoảng 2 năm tuổi. Trước khi giết thịt cần một thời gian ngắn vỗ béo nhằm tăng số lượng và chất lượng thịt. Thời gian nuôi sữa và giai đoạn tơ lỡ từ 7 - 18 tháng tuổi nuôi như trong phần nuôi nghé con và nghé hậu bị. Đối với nghé đực thì có thể thiến lúc 1 năm tuổi để bớt tiêu hao cho hoạt động sinh dục và tạo điều kiện cho nghé tích luỹ sớm thịt mỡ.

- Tuổi vỗ béo của nghé thích hợp là khoảng 2 năm tuổi, thời gian vô béo khoảng 2 - 3 tháng. Trong thời gian vỗ béo nghé, sử dụng thức ăn gian năng lượng như cám, ngô, khoai... hàm lượng prc'tein bình thường, tiêu tốn cho 1kg tăng trọng trung bình khoảng 6,8 - 8,5kg VCK tương đương 15.000 - 19.000 Kcal NLTĐ. Như vậy trong thời gian vỗ béo, cho trâu mỗi ngày được ăn 1-2kg thức ăn tinh và 20 - 22kg cỏ tươi. Có thể dùng cỏ khô và củ quả thay một phần cỏ tươi theo tỷ lệ 1kg cỏ khô tương đương 3 - 4kg cỏ tươi, 1kg củ quả tươi tương đương 1,1 - 1,2kg cỏ tươi.

- Trước khi vỗ béo, trâu được tấy giun sán, nuôi tập trung thành nhóm tiện việc chăm sóc và quản lý. Phương thức nuôi vỗ béo nghé tơ lỡ có thể chăn thả ở những nơi có bãi chăn tốt và nguồn thức ăn xanh dồi dào, nghé được thả cho ăn tự do cả ngày thậm chí cả đêm, bổ sung thêm thức ăn tinh tại chuồng. Giảm đi lại cho trâu để bớt hao phí năng lượng cho vận động. Nếu có lao động thì nên cắt cỏ nuôi trâu tại chuồng, cung cấp thức ăn tinh bổ sung và nước uống đầy đủ, cho vận động hạn chế.

4. Nuôi vỗ béo trâu già
Nuôi vỗ béo trâu già là phương pháp truyền thống, đối tượng là những trâu đã loại thải không còn khả năng làm việc hoặc sinh sản, cho sữa và nhìn chung là gầy yếu. Nếu đem giết thịt những trâu này ngay thì khối lượng và chất lượng thịt thấp. Đem vỗ béo trong một thời gian ngắn có thể tăng được khối lượng thịt và cải tiến chất lượng thịt. Người ta chia trâu vỗ béo thành nhóm để tiện chăm sóc và quản lý. Thời gian vỗ béo trâu già cần 3 tháng, trong đó tháng đầu chủ yếu làm quen với thức ăn vỗ béo. Cũng như trâu tơ, trước khi vỗ béo tẩy giun sán cho trâu. Phương thức nuôi cũng tương tự như trên có thể chăn thả, bán chăn thả hoặc nuôi tại chuồng, sử dụng thức ăn xanh là chính, thường cho ăn tự do tối đa, giảm vận động, bổ sung thức ăn tinh. Thức ăn tinh thường dùng là các loại rẻ tiền như khoai, sắn, cám, khô dầu bông, rỉ mật ... để hạ giá thành vỗ béo. Nếu thức ăn xanh đảm bảo số lượng và chất lượng tốt cho trâu thì mỗi ngày bổ sung thức ăn tinh từ 1 kg/con/ngày ở tháng thứ nhất, tăng dần lên 2 kg/con/ngày ở tháng cuối cùng.

5. Thời gian vỗ béo
Thời tiết nước ta có bốn mùa không rõ rệt mà thể hiện rõ ở hai mùa nóng ẩm và khô lạnh. Mùa nóng ẩm thì mưa nhiều nên nguồn thức ăn xanh dồi dào, các phế phụ phẩm nông nghiệp cũng sãn nên vỗ béo trâu thuận tiện, còn mùa khô lạnh ít mưa, nguồn thức ăn xanh khan hiếm, việc vỗ béo trâu khó khăn hơn. Trong sản xuất chúng ta có thể vỗ béo trâu quanh năm, trong mùa khô hanh vẫn có thể tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến như rơm khô ủ urê, bã bia rượu, dây lang, dây lạc, bã và ngọn mía... để vỗ béo trâu với số lượng hạn chế. Tuy vậy thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và mức độ tích luỹ của trâu, nóng quá hoặc lạnh quá đều không tốt, vì vậy mùa thu thời tiết mát mẻ và nguồn thức ăn dồi dào là thời kỳ vỗ béo tốt nhất. ở vùng lạnh (miền núi phía Bắc) nên kết thúc vỗ béo trước khi mùa đông tới (cuối thu) để giảm tiêu hao dinh dưỡng trong mùa rét.

Kỹ thuật nuôi vỗ cá Chẽm

Kỹ thuật nuôi vỗ cá Chẽm
 

Kỹ thuật nuôi vỗ cá chẽm by Viện NCTS | Ky thuat nuoi vo ca chem

Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ là một trong những khâu quan trọng đầu tiên trong qui trình sản xuất giống, cá bố mẹ có chất lượng tốt sẽ cho tỷ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh. Cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ thường có trọng lượng từ 3 - 4kg, tuổi cá từ 1,5 - 3 năm và có thể được tuyển chọn từ nguồn cá nuôi thương phẩm hoặc cá đánh bắt ngoài tự nhiên. Sau khi tuyển chọn, cá bố mẹ được vận chuyển về trại sản xuất để thuần dưỡng trước khi đưa cá vào nuôi vỗ.
1. Kỹ thuật vận chuyển cá bố mẹ 
Cá chẽm là loài cá dữ, kích thước lớn nên việc vận chuyển sống gặp nhiều khó khăn. Cá thường bị sốc, giãy giụa rất mạnh thường dẫn đến mất nhớt, xây xát ảnh hưởng đến sức khoẻ, đây là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh cơ hội xâm nhập vào cơ thể cá. Tùy từng vị trí trại sản xuất mà chúng ta có thể chọn cách vận chuyển khác nhau như vận chuyển hở đối với nguồn cá bố mẹ gần trại sản xuất, vận chuyển bằng phương pháp gây mê đối với những trại sản xuất ở xa nguồn cung cấp cá bố mẹ, thông thường nhiệt độ khi vận chuyển nên duy trì ở mức 18-20oC, như vậy chúng ta có thể hạn chế đến mức tối đa các yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá bố mẹ trong quá trình vận chuyển.

2. Thuần dưỡng cá bố mẹ 
Cá bố mẹ trước khi đưa vào nuôi vỗ cần có thời gian thuần dưỡng để cá dần dần thích nghi với điều kiện sống nhân tạo đặc biệt đối với cá có nguồn gốc ngoài tự nhiên. Cá được thuần dưỡng trong bể ximăng có dung tích từ 10–20m3, nước biển trong bể nuôi thuần dưỡng cần được điều chỉnh độ mặn tương đồng với môi trường tự nhiên, trong quá trình thuần dưỡng khí được cung cấp đầy đủ, hàng ngày nước được thay 100 - 200% bằng phương pháp cho nước chảy vào ra và thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá. Mật độ nuôi thuần dưỡng là 1 con/m3. Hàng ngày cho cá ăn bằng các loại cá tạp có chất lượng tốt. Khi cá hồi phục sức khoẻ và thích nghi với điều kiện nuôi nhân tạo thì tắm cá bằng nước ngọt trong vòng 10 – 15 phút để phòng bệnh trước khi chuyển sang bể nuôi vỗ cá bố mẹ. Thông thường thời gian thuần dưỡng cá bố mẹ khoảng 7 - 15 ngày tùy theo từng nguồn cá đã tuyển chọn.

3. Nuôi vỗ cá bố mẹ 
Nuôi vỗ cá bố mẹ là một trong những khâu quan trọng trong quyết định sự thành công trong sản xuất giống nhân tạo.
a) Nuôi vỗ cá bố mẹ bằng lồng trên biển 
- Vị trí đặt lồng: Lồng nuôi vỗ cá bố mẹ thường được đặt ở những nơi kín gió, có dòng chảy nhẹ và liên tục, xa nguồn nước thải, mực nước thuỷ triều lên xuống ổn định và gần trại sản xuất giống. Ngoài ra còn chú ý đến vị trí thuận tiện giao thông để thuận tiện quá trình vận chuyển.

- Lồng có hình vuông, tròn thông thường sử dụng những lồng có kích thước: 3x3x3m, 4x4x4m, 5x5x5m, kích thước mắt lưới 2a = 4cm, mật độ nuôi vỗ 1 – 2 con/m3 Quản lý và chăm sóc. 

- Thức ăn: Tốt nhất là sử dụng các loại thức ăn như cá tạp, mực... còn tươi, định kỳ bổ sung vitamin và khoáng chất, hàng ngày cho ăn 1 lần vào buổi chiều. Khẩu phần cho ăn là 3-5% trọng lượng thân.

- Theo dõi hoạt động của cá hàng ngày để kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bất thường, khi cho cá ăn phải kiểm tra đáy lồng để loại bỏ thức ăn dư thừa. Định kỳ kiểm tra lưới lồng và vệ sinh xung quanh lồng, đảm bảo nước lưu thông. Khi có gió bão cần di chuyển lồng đến nơi an toàn, kín gió.

- Phòng bệnh: Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá trong quá trình nuôi vỗ để biết được tình trạng sức khoẻ cá, định kỳ 1 tháng tắm cá bằng nước ngọt để phòng bệnh. Khi phát hiện cá có dấu hiệu bất thường phải bắt ra xử lý riêng, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, sau đó cách ly cá bệnh cho đến khi cá hoàn toàn khoẻ mạnh.

b) Nuôi vỗ trong bể ximăng 
- Nguồn nước: Nguồn nước cung cấp vào bể cá bố mẹ được lọc qua hệ thống lọc cơ học, sinh học để loại bỏ các chất vẩn và mầm bệnh. Nước được cung cấp vào bể phải đảm bảo các thông số môi trường như: Nhiệt độ 27 – 28 độ C, độ mặn 30 - 32‰, NH3 < 0,1mg/l, NO2< 0,05mg/l , pH 7,5 - 8,2.

- Chuẩn bị bể nuôi vỗ: Bể nuôi vỗ thường có kích thước lớn, hình tròn hoặc hình vuông tuỳ theo thiết kế. Dung tích bể thường từ 100 – 200m3. Bể được vệ sinh sạch, khử trùng bằng chlorine nồng độ 40ppm sau đó rửa sạch lại bằng nước ngọt trước khi cấp nước biển sạch vào. Mật độ nuôi vỗ thông thường từ 1 - 2kg/m3 hoặc 1 con/2m3.

- Quản lý và chăm sóc: Hàng ngày cho cá ăn bằng các loại thức ăn như cá trích, cá nục, cá ngân, mực… có bổ sung vitamin và các chất khoáng. Khẩu phần cho ăn hàng ngày khoảng từ 3 - 5% trọng lượng thân. Cho ăn vào chiều muộn (16 -17h). Sau khi cho ăn 2 giờ tiến hành kiểm tra, nếu còn thức ăn thừa trong bể phải vớt ra để đảm bảo cho môi trường nuôi thường xuyên sạch, không gây ra dịch bệnh cho cả đàn cá trong bể. Hàng ngày thay từ 100 - 200% nước trong bể bằng phương pháp cho nước chảy vào ra. Định kỳ 15 ngày vệ sinh bể nuôi vỗ bằng cách chà rửa, mục đích là loại bỏ những mầm bệnh từ bên ngoài.

- Phòng bệnh và trị bệnh: Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ của cá, khi phát hiện cá có dấu hiệu bị bệnh, thì phải cách ly để xử lý kịp thời, sau khi cá khoẻ mạnh chuyển cá lại bể nuôi vỗ. Trong khi đó phải phòng bệnh cho những con còn lại bằng cách tắm cá trong nước ngọt, thời gian tắm cá khoảng từ 10 - 15 phút.

4. Kiểm tra sự thành thục của cá 
Định kỳ 15 ngày kiểm tra sự thành thục của tuyến sinh dục bằng que thăm trứng (đường kính 0,8 – 1,2mm) đối với cá cái và vuốt tinh dịch đối với cá đực. Khi cá đạt tiêu chuẩn về sự thành thục thì tiến hành kích thích sinh sản.

Kỹ thuật nuôi Hươu sinh sản

Kỹ thuật nuôi Hươu sinh sản


Kỹ thuật nuôi Hươu sinh sản by Báo Nông Nghiệp | Ky thuat nuoi huou sinh san

Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có nghề nuôi hươu sao truyền thống lâu đời và người nông dân Việt Nam đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý giá và nắm trong tay kỹ thuật nuôi hươu sao.

1. Phân bố
- Hươu Việt Nam bắt nguồn từ các khu rừng nhiệt đới, hiện nó phân bố rộng rãi ở các vùng trên đất nước ta. Có điều là hươu sao sống hoang dã không còn lại là bao bởi chúng bị con người săn bắn quá mức. May sao nghề nuôi hươu sao đã phát triển khá mạnh trong nông hộ của một số vùng với một đàn hươu sao có lúc lên tới chục ngàn con. Nghệ Tĩnh là nơi nuôi nhiều hươu sao nhất.

- Những năm đầu của thập kỷ 90 nghề nuôi hươu bột phát kéo theo một cơn sốt giống tai hại. Rất nhiều hươu sao được mua đi bán lại và phân bổ ra rất nhiều tỉnh trong nước. Nhưng Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn là quê hương của nghề nuôi hươu sao.

- Chỉ riêng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong thời điểm phát triển nhất, đàn hươu đã có tời 10.000 con. Nếu tính trên phạm vi toàn quốc thì đàn hướng sao có khoảng 22.000 con.

2. Các đặc điểm sinh học
- Đặc điểm tiêu hoá:
+ Cũng như trâu bò,hươu thuộc loài nhai lại, dạ dày của hươu có cấu tạo phức tạp gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Dạ cỏ có dung tích từ 6 - 10 lít, là một túi lên men lớn, ở đó có tới 50% các chất khó tiêu được tiêu hoá.
+ Mỗi ngày hươu nhai lại từ 6-8 lần và thời gian dùng cho nhai lại mỗi ngày bình quân là 7 giờ. Hươu có thể ăn rất nhiều loại lá cây. Đặc biệt lá xoan là loại lá đắng (có tác dụng tẩy giun sán) mà hươu lại rất thích ăn.

- Đặc điểm hình thái:
+ Hươu sao như tên gọi của nó là trên nền màu vàng của thân có hai hàng chấm trắng như những ngôi sao chạy song song từ vai đàn hai bên thân của hươu. Hươu sao có thân hình thon chắc, nhanh nhẹn, cổ dài, đầu nhẹ, tứ chi cao giúp hươu chạy nhanh. Toàn thân màu vàng, phía bụng vàng nhạt hơn.
+ Chỉ hươu đực mới có sừng, sừng non ta gọi là nhung (hay còn gọi là lộc). Nhung mọc mỗi năm một lần. Có một số con cho 2 lần mọc nhung sau khi cắt, nhưng lần thứ hai trong năm nhung mọc nhỏ hơn.

- Tập tính của hươu sao:
+ Nhút nhát là bản tính nổi bật của hươu sao, hễ nghe tiếng động lạ là bỏ chạy. Có lẽ do sức vóc nhỏ nên hươu đã chọn cách chạy trốn làm thượng sách và tứ chi cao khoẻ giúp nó chạy nhanh thoát hiểm. Được nuôi ở nhà, hươu sao quen người và tỏ ra thân thiện, nuôi càng lâu biểu hiện này càng rõ. Người ta có nhận xét đàn hươu nuôi nhà ở vùng Hương Sơn dễ gần hơn, không sợ sệt cảnh giác như đàn hươu nuôi ở Quỳnh Lưu, có lẽ cũng vì Quỳnh Iưu so với Hương Sơn là quê hương mới của hươu sao.
+ Sống trong rừng hươu sao hoạt động nhiều về đêm, ban ngày tìm nơi trú ẩn để nhai lại. Hươu sao ăn được nhiều loại thức ăn xanh. Đặc biệt nông dân thường cho hươu sao ăn lá xoan, một thứ lá đắng thường dùng làm thuốc tẩy giun, nhưng hươu lại rất thích ăn.

3. Khả năng sản xuất
- Khả năng sinh trưởng: So với các gia súc nhỏ nhai lại khác thì hươu sao có tốc độ sinh trưởng tương đối khá và tầm vóc cũng lớn. Có những hươu đực nặng tới 90 - 100 kg.

- Mùa động dục, mùa sinh sản:
+ Mùa động dục của hươu tập trung cao điểm vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Có lẽ sau mùa mưa, được ăn nhiều cỏ lá xanh đã kích thích hoạt động tính dục của hươu. Như vậy mùa sinh sản của hươu tập trung vào các tháng 3, 4, 5. Lúc bấy giờ khí hậu đã ấm áp, cỏ lá cũng bắt đầu sinh sôi và do đó hươu con được nuôi tốt, tỷ lệ nuôi sống cao hơn.
+ Các biểu hiện động dục của hươu cũng giống như ở các con vật khác, bồn chồn không yên, cơ quan sinh dục bên ngoài xung huyết, có niêm dịch chảy ra. Thời gian động dục của hươu cái là từ 1 - 3 ngày, trung bình 2 - 30 giờ. Khi hươu cái động dục thì cũng kích thích hươu đực động tình, bấy giờ nó có vẻ hung dữ hơn ăn ít hơn, luôn tìm cách gần hươu cái. Động tác phối giống của hươu chỉ xảy ra trong vòng 20 - 30 giây.

- Tuổi thành thục sinh dục:
+ Tuổi thành thục sinh dục của hươu đến vào khoảng 12 - 16 tháng tuổi, thời gian còn tuỳ thuộc vào nuôi dưỡng, ánh sáng,... Được nuôi tốt, có ánh sáng sân chơi đầy đủ thì sự thành thục đến sớm hơn. Cũng do các nguyên nhân khác nhau mà đôi khi có những con hươu sự thành thục sinh dục đến muộn, sau hai năm tuổi mới động dục. Chu kỳ động dục của hươu trung bình là 20 ngày, biến động trong khoảng từ 15 - 30 ngày. Không nên cho hươu phối ngay sau lần động dục đầu tiên bởi vì hươu cái tơ cơ thể còn yếu và chưa có kinh nghiệm nuôi con. Những người nuôi có kinh nghiệm và ở các trại giống thường cho hươu phối lúc 1,5 - 2 năm tuổi. Thời gian mang thai của hư(nl là từ 220 - 225 ngày.
+ Thời gian động dục lại sau khi đẻ của hươu là từ 102 - 116 ngày (Trần Mạnh Đạt, 1999). Khoảng cách giữa hai lứa đẻ dao động từ 339 - 350 ngày, trung bình là 345 ngày. Như vậy có nghĩa là hươu sao đẻ mỗi năm một lứa.

- Tỷ lệ thụ thai:
+ Tỷ lệ thụ thai đối với hươu đã thành thục (trên 20 tháng) theo khảo sát trong sản xuất đạt 76%. Tỷ lệ nuôi sống của hươu đạt 93% (Trần Mạnh Đạt, 1999). Đây là các tỷ lệ đạt cao trong sản xuất đối với con hươu; một loài còn mang rất nhiều tính chất dã sinh. Tất nhiên các tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nuôi dưỡng và mùa sinh sản.
+ Hầu hết các bộ phận trên cơ thể hươu đều có thể sử dụng cho việc chữa trị các bệnh con người. Thịt hươu có tác dụng bổ trung, ích khí, mạnh gân cốt (Đỗ Tất Lợi, 1982). Thịt hươu còn được dùng để nấu cao toàn tính (cùng với xương, da,...) dùng bồi bổ khí huyết. Xương hươu, da hươu thường được nấu cao. Các bộ phận cơ thể khác của hươu cũng rất bổ ích: huyết hươu, thận, dịch hoàn, dương vật, gân hươu,... đều được dùng trong các bài thuốc dân gian và rất được tán thưởng.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm Thẻ vùng nước ngọt

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm Thẻ vùng nước ngọt 


Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ vùng nước ngọt by Viện NCNTTS | Quy trinh ky thuat nuoi tom the vung nuoc ngot

1. Cải tạo ao và diệt tạp 
- Đối với ao mới xây dựng đưa vào nuôi lần đầu, cần san bằng nền đáy, kiểm tra lại bờ và dùng vôi Ca(OH)2 để vệ sinh, khử chua nền đáy.

- Đối với ao đã nuôi, sau mỗi vụ nuôi cần làm vệ sinh đáy ao. Tháo cannj nước vớt sạch lớp bùn đáy dơ lên mặt ao, phơi nắng đáy ao để diệt tạp và mầm bệnh và dùng vôi Ca(OH)2 để vệ sinh, khử chua nền đáy.

- Có 2 phương pháp tẩy dọn ao tùy thuộc vào tình trạng ao có thể phơi khô được hay không.
a) Phương pháp dọn khô: 
+ Áp dụng cho những ao có thể tháo khô nước hoàn toàn.
+ Ao được tháo cạn, chất thải bùn đáy được đưa ra ngoài bằng nhân công hoặc bằng máy đến khu vực xử lý nước thải.
+ Đáy ao dọn sạch được rải vôi và tiếp tục phơi nắng.

b) Phương pháp dọn ướt: 
+ Áp dụng cho những nền đáy không thể làm khô được.
+ Dùng trâu bò bừa trục hoặc kết hợp bơm tháo để tẩy dọn.

- Bón vôi: vôi bột được rải đều trên khắp mặt đáy ao và tả ly bờ, liều lượng vôi rải tùy thuộc vào độ pH của nền đáy, được qui định theo Bảng 1.

- Nên rải vôi vào sáng sớm để tránh gió và tận dụng ánh sáng trong ngày cho khử trùng và diệt tạp.

- Sau khi bón vôi, phơi ao từ 3 – 5 ngày và cho nước vào ao tới độ sâu 30 – 40 cm, giữ nước 1 – 2 ngày, sau đó tháo cạn nước trong ao. Tiếp tục lấy nước rửa ao 2 – 3 lần để loại các chất còn lắng đọng trong cát, diệt tác nhân gây bệnh, đồng thời giảm bớt lượng vôi trong ao, giúp cho pH môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định.

2. Gây màu nước cho ao nuôi 
- Nước sẽ được cấp cho các ao nuôi tôm qua túi lọc (lưới lọc có thể dùng bằng lưới nilon dạng hình ống mắt lưới 2a = 2 mm), đến độ sâu 0,8 – 1 m thì tiến hành gây màu nước.

- Phương pháp gây màu nước: có 2 phương pháp sử dụng: phân vô cơ và phân hữu cơ, được qui định theo Bảng 2.
- Sau 4 – 7 ngày, nước lên màu tảo (xanh hay vàng đọt chuối non), đạt độ trong 40 – 50 cm thì tiến hành thả giống. - Cần thiết bón thêm các chế phẩm sinh học xử lý đáy, nước ao. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Thả tôm giống 
- Trước khi thả giống phải kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi đạt yêu cầu môi trường thả nuôi như Bảng 2. Trước khi thả tôm 1 – 2 giờ phải rải muối NaCl với liều lượng 200 kg/1.000 m2 ao.


- Tôm giống trước khi thả nuôi phải được kiểm dịch và kiểm tra chất lượng đạt qui định tạm thười về yêu cầu kỹ thuật tôm thẻ chân trắng giống của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Giống phải được thuần dưỡng về độ mặn 0 – 0,5 ‰. - Mật độ thả giống: > 30 con PL/ m2 - Phương pháp thả giống: thả túi tôm xuống ao, ngâm từ 5 – 10 phút, sau đó từ từ cho tôm ra ao. Thả tôm vào lúc trời mát, tốt nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều tối để tiện theo dõi hoạt động của tôm sau khi thả ra ao.

4. Chăm sóc nuôi dưỡng 
- Thức ăn và cho tôm ăn: khối lượng thức ăn cho tôm ăn trong một ngày đêm tùy thuộc vào lượng tôm hiện có trong ao, tình trạng sinh lý tôm (chuẩn bị lột, mới lột) và các yếu tố khí hậu thời tiết.

- Phương pháp tính lượng thức ăn cho tôm ăn: lượng thức ăn cho tôm ăn hàng ngày (g) = số lượng tôm trong ao ( con) x trọng lượng thân tôm trung bình (g/con) x % thức ăn theo trọng lượng.

- Dựa vào lượng thức ăn trong ngày mà phân bố lượng thức ăn vào các bữa ăn.

- Cần theo dõi sát sao để điều chỉnh lượng thức ăn giữa các bữa ăn cho phù hợp.

- Nhá kiểm tra thức ăn: số lượng nhá quy định trong ao 4.000 - 5.000 m2 thường là 4 nhá thay đổi tùy theo diện tích ao. Vị trí đặt nhá nên đảm bảo tính khách quan. Tránh đặt ở những nơi đáy bẩn hoặc lưu tốc dòng chảy lớn để đảm bảo việc kiểm tra chính xác. Quy cách nha thường có diện tích 0,8 x 0,8 m. Có gờ cao 15 - 20cm.

- Phương pháp cho ăn : Cho tôm ăn 4 lần vào các thời điểm : 6h,11h,17h, và 22h. Trong giai đoạn đầu (tôm dưới 1 tháng tuổi), thức ăn có kích cỡ rất nhỏ nên rất dễ bị thổi bay nếu cho ăn khô, do đó trước khi cho ăn cần trộn với một phần nước và dùng ca tạt đều các cạnh ven bờ - cách bờ 1 - 2m. Từ tháng thứ 2 trở đi thức ăn có thể cho ăn khô hoặc trộn với các chất bổ sung để ráo, rồi rải cách xa bờ 2 - 3m, có thể rải thành 2 đương cho ăn để tôm ăn hết thức ăn trong thời gian ngắn nhất. Trong quá trình nuôi cần cho tôm ăn thêm các chất bổ sung như: vitamin, prexix-khoáng, chất bổ sung canxi…(liều lượng theo hướng dẫn cảu nhà sản xuất). Nếu có đập nước, trước khi cho tôm ăn phải ngừng đập nước trước 3 phút để tôm ăn và tránh thất thoát thức ăn do dòng chảy cuốn thức ăn vào chỗ dơ ở giữa ao.

- Quản lý lượng thức ăn cho ăn: Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày ngoài quy định theo hướng dẫn chung còn phải căn cứ vào lượng thức ăn còn trên nhá cho ăn (sàn cho ăn) để điều chỉnh cho thích hợp. Nếu trong giờ kiểm tra nhá lượng thức ăn trên nhá hết thì tăng thêm 10%lượng thức ăn vào ngày hôm sau. Ngược lại, nếu còn 20% lượng thức ăn còn trên nhá thì giảm 10% lượng thức ăn vào ngày hôm sau.

5. Quản lý nước ao nuôi 
- Việc quản lý chất lượng nước ao nuôi thông qua theo dõi điều kiện thủy lý, thủy hóa của ao nuôi hàng ngày, hàng tuần.

- Sự phát triển ổn định của tao trong ao nuôi tôm có vai trò quan trọng trong việc giữ vững môi trường nước ổn định. Việc duy trì và quản lý màu tảo ao nuôi được biểu thị qua bảng 4.

- Nước được bổ sung cho ao khi cần thiết và việc thay nước cho ao nuôi được tiến hành khi: độ sâu trong ao nhỏ hơn 25cm; sau khi xử lý Formalin 6 - 8h; tôm bắt mồi yếu.

- Trường hợp tảo phát triển quá mạnh và pH lớn hơn 8.5, cần thay 20 - 30% lượng nước trong ao nuôi hoặc có thể bón đường với liều lượng 3 - 5kg/1.000m2.

6. Quản lý đập nước, sục khí 
Bảo đảm thời gian quạt nước trong ngày, trong trường hợp khẩn cấp tôm thiếu oxy vào ban đêm, có thể bổ sung trực tiếp nước ngọt hoặc bổ sung nước giàu oxy theo liều lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất.Thời gian đập nước được quy định theo bảng 5.

7. Quản lý sức khỏe của tôm 
- Việc quản lý sức khỏe của tôm nuôi phải được chú ý trong tất cả các khâu của quy trình kỹ thuật nuôi, từ chất lượng tôm giống thả nuôi, mật độ thả nuôi phù hợp với phương thức nuôi, thức ăn cho tôm ăn phải đảm bảo đủ cả lượng và chất, và đặc biệt quan tâm theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường nước để có sự điều chỉnh kịp thời. Đó là các giải pháp tổng hợp để tăng cường sức đề kháng , giúp tôm nuôi tăng trưởng nhanh,ít phát sinh bệnh.

- Hàng ngày, thường xuyên quan sát hành động của tôm vào sau giờ kiểm tra thức ăn trên nhá, cần quan sát màu sắc, phụ bộ, mang và sợi phân của tôm nhằm phát hiện sớm các sự cố bất thường về sức khỏe của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Định kỳ 10 ngày kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm một lần. Tôm nuôi dưới 2 tháng tuổi dùng nhá để thu mẫu tôm, tôm nuôi trên 2 tháng tuổi dùng chài để thu mẫu. Mỗi mẫu thu từ 30 - 50 con.

8. Các hoạt động quản lý khác 
Thường xuyên kiểm tra bờ ao, hệ thống cấp tiêu nước, hệ thống sục khí và quạt nước. Thường xuyên vệ sinh lưới lọc nước, sàng ăn của tôm, vớt váng tảo, rong rêu có trong ao.

9. Thu hoạch tôm 
- Kiểm tra tôm trước khi thu hoạch: Dùng chài thu mẫu tôm để kiểm tra khối lượng và tình trạng sức khỏe của tôm để quyết định thời gian thu hoạch. Trọng lượng tôm có thể cho thu hoạch có thể là 10g/con. Không nên thu hoạch trong trường hợp tôm mềm vỏ với số lượng lớn, cần kéo dài thêm 4 - 6 ngày cho tôm cứng vỏ.


- Thời gian, biện pháp và dụng cụ thu hoạch: Trên cơ sở theo dõi kiểm tra hàng ngày, dự tính sản lượng có thể thu được để bố trí nhân lực, dụng cụ, biện pháp bảo quản và vận chuyển sản phẩm cho phù hợp. Thời gian thu hoạch tôm vào buổi sáng là tốt nhất.

- Thu tôm bằng lưới điện nhằm đảm bảo tôm sạch, chất lượng tốt, thời gian nhanh và chủ động. Sau khi thu tôm bằng lưới điện với số lượng lớn, phần ít còn lại trong ao được thu bằng tay sau khi tháo cạn nước. Tôm sau khi thu hoạch được rửa sạch, phân cỡ sơ bộ, được ướp đá trong thùng cách nhiệt rồi vận chuyển đến cơ sở chế biến. Thu hoạch và vận chuyển tôm cần yêu cầu thao tác nhanh, dụng cụ vận chuyển phải sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tôm nguyên liệu.

Bài đăng phổ biến