Kỹ thuật nuôi Chim Cu Gáy sinh sản
Kỹ thuật nuôi chim cu gáy sinh sản by Thế giới SVC | Ky thuat nuoi chim cu gay sinh san
1. Chọn chim gáy ghép đẻ
- Màu sắc: Chọn được loại mã ngỗng, mã sáng, bất đắc dĩ mới dùng loại mã sẻ
- Vóc dáng: Ngực nở, chân mảnh, thấp; mắt to, lồi; tiếng chim gáy phải to, pha thổ là tốt hơn.
- Chim đực: Yêu cầu chim đực phải ơ thời kỳ khoẻ nhất, gáy mở mỏ to tối đa, biết xa cầu nhấp cánh, biết gáy dỗ mái…
- Chim mái: Yêu cầu ở thời kỳ sung sức, gáy rất nhiều, gụ như gáy đực, có hiện tượng theo trống.
- Chọn đôi gáy đối nhau: dù để ở đâu nghe tiếng gáy của nhau đều gáy đôi, gáy gọi, gáy dỗ, có biểu hiện theo nhau (như đi tìm hiểu). Khi ta để hai lồng gần nhau thì chim đực xa cầu nhấp cánh, chim mái ở lồng bên men đến rỉa mỏ đó là động tác ưng thuận có thể ghép được.
- Cần chú ý thêm: Nhất thiết chim mái phải đẻ ra hai lần hai trứng mới ăn chắc là loại gáy biết đẻ. Trước khi đẻ chim mái rất hăng vì tức trứng và gáy gọi chim đực. Tiến hành treo hai lồng gần nhau, một thời gian làm quen thấy quyến luyến nhau ta thả chim mái vào lồng đẻ trước, chuồng đẻ phải thoáng, tĩnh, nhưng phải gần người, tránh gió mùa đông, tránh nắng hướng tây, có mái che nắng mưa, tránh các công trình chăn nuôi khác, kích cỡ lồng 1,5m×2m×2m. Dưới nền trải cát phẳng, trong chuồng đặt cây tươi có cành bò ngang, hoặc cây khô cũng được để chim đậu, tiện bay nhảy lên xuống. Chuẩn bị ổ: đan rổ bằng tre, phải thưa thoáng.
- Một số điểm cần lưu ý:
+ Nuôi chim gáy đẻ không phải dễ, ổ phải đặt nơi kín đáo, không để lộ thiên, không được che bớt ánh sáng mặt trời ban ngày và ánh điện ban đêm. Tránh tiếng động làm chim sợ. Khi chim ấp, tránh người đi qua lại. Không được sờ tay lên trứng làm mất dấu ổ hoặc chuyển ổ chỗ khác. Đôi khi trống mái hay xung đột quậy phá để chim ấp không yên tâm, trứng sẽ bị ung, chim bỏ ấp là hỏng.
+ Chim đẻ từ hai đến ba ngày được hai trứng, ấp trong mười bốn đến mười lăm ngày là nở hết. Chu kỳ chim đẻ từ ba mươi lăm đến bốn mươi ngày một lứa. Quy luật chúng thay nhau ấp, chim đực ấptừ khoảng chín giờ sáng đến ba giờ chiều, chim mái thay từ ba giờ chiều đến chín giờ sáng hôm sau. Cũng có thể sẽ dịch chút ít thời gian, có khi chim đực ấp nhiều hơn, có khi chim mái ấp nhiều hơn.
2. Kỹ thuật chăm sóc gáy non
Chim non nở từ 4 – 5 ngày thì kiểm tra ổ xem có sâu bọ dưới đáy ổ không, nếu có thì khắc phục ngay. Gáy non được mười ngày thì bắt ra nuôi bộ để quen với người. Cho gáy non ăn gạo xay, lạc, vừng, cám tổng hợp. Nhai mớm cho chim ngày hai đến ba lần và cho uống nước sạch, thiếu nước chim sẽ yếu dần và lử đi, khi chim non biết mổ, ngày cho ăn thêm một lần, cần để gáy con tự mổ thức ăn, thường uyên kiểm tra khi nào ăn mạnh thì không phải bón nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét