Những bệnh thường gặp trên hoa Lan
Những bệnh thường gặp trên hoa lan by AG | Nhung benh thuong gap tren hoa lan
I. Một số bệnh thường gặp trên hoa lan
1. Bệnh do vivus
- Bệnh do virus gây ra trên hoa lan thường xuất hiện ở 2 dạng sau: virus gây khảm lá và virus làm khằn cây.
- Virus gây khảm lá: gây hiện tượng biến vàng trên lá và hoa. Ở lá non có những sọc hay đốm màu xanh nhạt hay màu vàng xen kẻ với những vệt xanh đậm trên phiến lá. Trên những cây bị nhiễm nặng, cây không phát triển, bộ rễ còi cọc. Bệnh thường xuất hiện trong những vườn lan kém chăm sóc hoặc trên những cây lan bị tách chiết nhiều lần mà không khử trùng dụng cụ. Rầy rệp chích hút cũng là một trong những tác nhân làm lây lan dạng bệnh này.
- Virus gây khằn cây: làm cho cây không phát triển bình thường, lá trở nên dày hơn, có màu xanh đậm, mặt lá gồ ghề, phiến lá cứng.
- Bệnh do virus không có thuốc đăc trị. Khi thấy trong vườn có những cây lan có biểu hiện trên, cần phải cách ly để chăm sóc riêng nếu cây bị nhiễm nhẹ. Trong trường hợp cây bị nhiễm nặng cần phải đốt bỏ để tránh lây lan sang các cây khoẻ mạnh. Cần chú ý là phải khử trùng dụng cụ sau mỗi lần tách chiết 01 cây và quan tâm đến công tác phòng trừ rầy rệp, làm vệ sinh mặt chậu và vừơn lan thường xuyên.
2. Bệnh do vi khuẩn
- Bệnh thối nâu: Vết bệnh màu nâu nhạt, hình tròn, mọng nước, về sau chuyển sang màu nâu đen. Bệnh gây hại trên lá, thân, mầm gây nên hiện tượng thối (có mùi khó chịu). Nguyên nhân bệnh do khuẩm Erwinia carotovora gây ra.
- Bệnh thối mềm: Vết bệnh có dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của phiến lá. Trong điều kiện ẩm độ cao sẽ gây hiện tượng thốu úng. Trong điều kiện khô ráo, mô bệnh khô, teo tóp và có màu trắng xám. Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas Glagioli gây ra.
3. Bệnh do nấm
- Bệnh đen thân cây con: Vết bệnh xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ, có màu nâu, sau đó lan dần làm khô đoạn thân gần gốc và cổ rễ, vết bệnh chuyển sangmàu đen. Lá chuyển sang màu vàng, cong dị hình. Cây con bị bệnh thường chết sau 2 - 3 tuần, trong căn hành thường có vệt màu tím hay hồng nhạt. Bệnh do nấm Fusarium oxysporum gây ra.
- Bệnh đốm lá: Vết bệnh thường có hình thoi hoặc hình tròn nhỏ màu xám nâu, xuất hiện ở mặt dưới lá. Bệnh làm vàng lá, dễ rụng, cây sinh trưởng kém. Bệnh do nấm Cercospora sp. gây ra.
- Bệnh thán thư: Vết bệnh thường có hình tròn nhỏ, màu nâu vàng, xuất hiện từ mép lá, chóp lá hoặc giữa phiến lá, kích thước trung bình 3 - 6mm. Giữa vết bệnh hơi lõm có màu xám trắng, xung quanh có gờ nhỏ màu nâu đỏ, trên mô bệnh có nhiều chấm nhỏ màu đen. Bệnh do nấm Colletotrichicm gloeosrioides gây ra.
- Bệnh thối hạch: Xuất hiện trên gốc thân, vết bệnh màu vàng nhạt, chuyển dần sang màu vàng nâu, thân cây teo tóp, lá vàng, nhăn nheo, cây sinh trưởng yếu, bệnh nặng sẽ gây chết cây. Bệnh do nấm Sclerotium rolfsu gây ra.
- Bệnh đốm vòng trên cánh hoa: Vết bệnh nhỏ, màu đen hơi lõm, hình tròn có vân đồng tâm. Bệnh gây hại chủ yếu trên hoa làm hoa kém màu sắc và mau tàn. Trên mô bệnh thường có lớp nấm màu đen, gặp điều kiện nóng ẩm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến cả bộ lá. Bệnh do nấm Alternaria Ap gây ra.
- Bệnh đốm nâu trên cánh hoa: Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu nâu, hơi lồi, về sau lan rộng thành đốm lớn màu nâu nhạt. Bệnh làm hoa mất giá trị. Bệnh do nấm Curvularia eragotidis gây ra.
- Bệnh thối đen ngọn: Vết bệnh ban đầu là một điểm nhỏ, ủng nước, có màu nâu đen. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá non, ngọn và chồi cây lan làm cho đỉnh bị thối nhũn lan dần xuống dưới làm lá và cuống lá bị thối, dễ rụng. Bệnh có thể gây thành dịch trong điều kiện ẩm độ cao với nhiệt độ khoảng 20 độ C. Bệnh do nấm Phytopthora palmivora gây ra.
- Bệnh đốm lá: Ban đầu vết bệnh là một đốm nhỏ màu vàng hơi lõm, phát triển dần theo chiều dọc của lá và về sau có hình bầu dục, ở giữa có màu trắng xám, xung quanh có màu nâu đen. Giữa mô bệnh và mô lành có một quầng màu nâu đỏ. Bệnh do nấm Phyllosticta sp gây ra. Ngoài ra, trên cây hoa lan còn có một số dạng bệnh khác như bệnh tàn cánh hoa do nấm Botrytis cinerea, bệnh thối trắng rễ do nấm Rhizoctonia solani, bệnh đốm vàng do nấm Cercospora dendrobii gây ra….. Còn có một số bệnh gây ra bởi các nguyên nhân điều kiện môi trường hoặc dinh dưỡng khoáng.
4. Côn trùng gây hại
- Bọ trĩ: (Thripspalmi và Dichromothrips Corbetti): Là loại côn trùng nhỏ, có màu vàng nhạt. Chích hút trên trên lá non để lại những đốm vuông màu vàng sáng, sau chuyển dần sang màu nâu đen. Chích hút trên cánh hoa để lại những vết chích trong suốt và có một chấm vàng ở giữa .
- Nhện đỏ: Là một dạng ve ký sinh, di chuyển nhanh, lúc nhỏ có màu vàng cam, khi trưởng thành có màu đỏ. Khi chích hút chúng để lại trên lá, hoa những đốm nhỏ màu nâu. Thường phổ biến trong những vườn lan thiếu chăm sóc hoặc bị khô hạn kéo dài.
Rệp: Đây là loại côn trùng gây hại phổ biến trên nhiều vườn lan, thường tập trung chích hút ở lá non, chồi non, đầu rễ, phát hoa, chồi hoa, làm cho cây phát triển còi cọc, hoa bị rụng cuống hoặc không nở. Rệp chích hút tạo thành những vết vàng nâu hoặc thâm đen. Sản phẩm bài tiết của chúng tạo điều kiện cho nấm than đen phát triển, nhất là trong điều kiện mưa ẩm kéo dài. Phổ biến nhất là:
+ Rệp xanh đen: Pleotrichophorus chrysanthemi Theobald.
+ Rệp nâu đen: Macrosiphoniella sanbornici Gillette.
+ Rệp xanh: Coloradoa rufomaculata Wilson
- Sâu hại: Có nhiều loại sâu hại, nhưng thường gặp là sâu khoang (Spodoptera sp), thường cắn phá chồi non, phát hoa non.
- Ốc sên, ốc nhớt: là các loài nhuyễn thể, thường tập trung cắn phá vào ban đêm. Các đoạn rễ non, cây non, chồi, phát hoa là những mục tiêu cắn phá chính của các loài nhuyễn thể.
II. Biện pháp phòng trừ
- Khi phát hiện trong vườn lan bắt đầu có những cây bị nhiễm bệnh phải theo dõi và xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng chống thích hợp.
- Đối với các biểu hiện do nấm bệnh gây ra, tùy theo từng đối tượng gây bệnh mà chọn lựa phương pháp cũng như loại thuốc phòng trừ. Một số thuốc phòng chống có thể dùng như sau:
- Bệnh do nấm phấn trắng và gỉ sắt: Có thể dùng các loại
+ Score 250ND: 2 - 3 ml/bình phun 8 lít
+ Anvil 5SC: 3 - 4 ml/bình phun 8 lít
- Bệnh thối đen ngọn, đốm lá…: Có thể dùng các loại:
+ Aliette 80NP: 20 gr/bình phun 8 lít
+ Ridomil MZ 72 WP: 20 gr/bình phun 8 lít
+ Daconil 500 SC15 gr/bình phun 8 lít
- Bệnh thán thư, đốm lá, thối hạch, mốc xám hại hoa….Có thể dùng:
+ Topsin M 70 WP 5 - 10 gr/ bình phun 8 lít
+ Benlate20 gr/bình phun 8 lít
- Bệnh lở cổ rễ, nấm gây hại trong giá thể: Có thể dùng:
+Anvil 5 SC 3 - 4 ml/ bình phun 8 lít
+ Rovral 50 Wp10 gr/bình phun 8 lít
- Côn trùng gây hại:
+ Bọ trĩ: Dùng Decis;Danitol; BT….
+ Rệp: Dùng Supracide;Karate; Applaud-Mipe….
+ Sâu khoang: Dùng Decis ; Sumicidin ; Polytrin ;…
+ Ốc sên, ốc nhớt: Rãi vôi gần chậu hoa, đặt bã…
+ Các loại thuốc trừ sâu hại nên dùng theo liều lượng khuyến cáo. Đối với các loại nấm bệnh nên thường xuyên phun phòng bằng các loại thuốc phổ thông như Zineb, Boordeaux, Kasumin….theo định kỳ 7 - 10 ngày lần. Một số dạng bệnh do vi khuẩn gây ra có thể dùng thêm các loại kháng sinh như Streptomocin (100 - 150 ppm) để phòng trừ.
- Qua khảo sát một số vườn địa lan bị hư hại trong những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng giá thể dớn cây đã xay nhuyển, trộn với phân dê làm giá thể chính đang được sử dụng ở hầu hết các vườn địa lan tại Đà Lạt. Giá thể loại này nhanh phân hủy, kết vón và ngậm nước rất cao nên đã gây hư hại 100% bộ rể của cây lan, gây nên hiện tượng thối củ, thối đọt. Bên cạnh đó, một số vườn lan không bảo đảm độ thông thoáng ở đáy chậu nên tình trạng úng giá thể diễn ra càng mạnh mẽ hơn. Khắc phục tình trạng này, tốt nhất là thay mới toàn bộ giá thể sau khi đã tỉa bỏ những củ lan bị hư hại, tỉa rễ hư thối, xử lý bằng Benlate C (ngâm củ, rễ trong dung dịch benlate 25% trong 30 phút, để ráo, trồng và để nơi mát 7 - 10 ngày, sau đó chăm sóc bình thường).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét