Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Kỹ thuật trồng Cải Xà Lách Xoong

Kỹ thuật trồng Cải Xà Lách Xoong


Kỹ thuật trồng cải xà lách xoong by ST | Ky thuat trong cai xa lach xoong

1. Tổng quan
- Cải xà lách xoong có nguồn ngốc Châu Âu, ngày nay được trồng ở phía Tây Châu Á và nhiều nước trong vùng nhiệt đới như Mã Lai, Ấn Độ, Inđônêxia, Phi Luật Tân, Việt Nam,… và ở phía Bắc Châu Phi. Cải xoong giàu Calcium (64 mg), sắt (1,1 mg), vitamin A, C,…

- Ở Việt Nam cải xoong được trồng chủ yếu ở vùng cao, có khí hậu mát như miền Bắc, Đà Lạt, Bình Thuận. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long là nơi trọng điểm trồng xà lách xoong, có truyền thống từ lâu đời, không những cung cấp cho đồng bằng mà cả thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra tỉnh An Giang, Cần Thơ cũng có trồng nhưng diện tích không đáng kể.

2. Đặc tính sinh học
- Thân cải non, mềm, xốp dài 20 – 60 cm, mỗi lóng thân dài 1 – 5 cm tùy thuộc rất lớn vào thời tiết và sự chăm sóc, mỗi mắt có thể mọc một cành. Lá kép có 3 – 9 lá phụ, lá đỉnh to nhất, lá cải hình tròn nhỏ màu xanh đậm, rìa lá răng cưa. Cải xoong thuộc loại rễ chùm, có nhiều rễ phụ ở đốt thân có thể hút chất dinh dưỡng và nếu đem trồng sẽ thành cây độc lập.


- Cải xoong rất thích sống ở nơi nhiều đất bùn, sống dưới nước, độ ngập khoảng 4 – 5 cm nơi có dòng nước chảy như ở dưới chân của thác nước, mực nước sâu thì thân cải mọc dài. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15 – 200C, ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển (như vùng Đà Lạt). Độ pH của đất thích hợp nhất 6 – 7, không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát trong mùa nắng. Cây rất thích độ ẩm cao, cần nước tưới thường xuyên.

3. Kỹ thuật trồng cải xoong
a) Chọn giống
Các giống hiện đang canh tác là giống địa phương, qua chọn lọc cho thấy nó phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương như chống chịu sâu bệnh, chịu nhiệt cao, cho năng suất ổn định, phẩm chất rất ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

b) Thời vụ
Trồng được quanh năm, mùa thuận là trồng vào các tháng giáp Tết 11 – 12 dl, thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và cho năng suất cao.

c) Kỹ thuật làm đất
- Trồng mới:
+ Chọn đất giàu hữu cơ, nhiều mùn, không phèn mặn, độ pH = 6 – 7
+ Cây phát triển không thuận lợi trên đất cát hoặc phèn mặn
+ Lên liếp chìm, rộng 2 – 2,2 m, lối đi giữa liếp rộng 30 – 40 cm, cao hơn mặt liếp 10 – 20 cm, xung quanh liếp có rãnh thoát nước rộng 10 cm, sâu 15 cm, giúp thoát nước tốt trong mùa mưa.
+ Đất trồng phải được phơi khô 1 – 2 tuần để diệt mầm bệnh
+ Trước khi trồng cho nước vào ngập ruộng, làm cho đất tơi lên bùn, sau đó cấy cải hoặc rải đều lên liếp, đè nhẹ cho ngập nước, ngày hôm sau rút cạn nước cho rau phát triển.

- Cải gốc:
+ Sau thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ, vét mương tưới, sửa bờ và rãnh thoát nước.
+ Rải thêm đất mới (đất giàu hữu cơ được phơi khô, đập nhuyễn) lên luống nhằm cung cấp đất cho lứa cải sau phát triển.

d) Bón phân: Lượng phân sử dụng cho 1.000 m2
- Trồng mới:
+ Super lân (lót): 50 kg
+ Vôi bột: 50 kg
+ Phân chuồng hoai: 500 kg. (Có thể thay thế bằng phân dơi)

- Cải gốc:
+ Lân vi sinh: 20 kg
+ Phân tôm: 30 – 40 kg
+ Phân chuồng hoai: 200 kg
+ NPK 16-16-8: 30 – 40 kg
+ Phân Urê: 4 – 5 kg

- Cách bón:
+ Bón lót: Bón phân lân vi sinh khi vừa thu hoạch xong lứa trước.
. Lần 1: (10 – 15 ngày): Phân tôm 10 kg + phân chuồng.
. Lần 2 (17 – 20 ngày): Phân NPK 16-16-8 bón 10 kg
. Lần 3 (24 – 28 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng
. Lần 4 (30 – 35 ngày): NPK 16-16-8 bón từ 12 – 15 kg
. Lần 5 (37 – 40 ngày): Phân tôm 15 kg + phân chuồng
. Lần 6 (44 – 47 ngày): NPK 16-16-8 bón 15 kg
+ Giữa hai lần thúc phân có thể bổ sung phân bón lá + 01 kg Urê.

* Lưu‎ ý‎: Ngưng tưới phân hóa học tối thiểu 07 ngày trước thu hoạch

- Tưới nước: Cần tưới đủ ẩm (tưới sương lên lá nhiều lần trong ngày). Mùa nắng tưới bình quân 01 giờ/ lần (10 – 16 lần trong ngày)


- Làm cỏ:
+ Trồng cải xà lách xoong có thể diệt cỏ bằng thuốc hóa học.
+ Diệt cỏ tiền nảy mầm có thể dùng thuốc như Dual, Dual gold, Ronstar,.. dùng diệt cỏ ở đầu vụ.
+ Diệt cỏ hậu nảy mầm (diệt khi cây cỏ có 1 – 2 lá và đất đủ ẩm) dùng các loại thuốc trừ cỏ chọn lọc như: Nabu, Onecide,… các thuốc này rất an toàn cho các loại cây rau thuộc nhóm song tử diệp (hai lá mầm)
+ Diệt cỏ bờ: Sử dụng các loại trừ cỏ không chọn lọc

- Che mát: Cần làm giàn che mát cho cây cải xà lách xoong (cản 40 – 50 % lượng ánh sáng).


e) Phòng trừ sâu bệnh
- Thực hiện nghiêm ngặt qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).

- Các đối tượng gây hại đáng lưu ý như:
+ Sâu tơ, sâu xanh, sâu ăn tạp: Cần luân phiên các nhóm thuốc trong các lần phun xịt trên cùng một lứa cải. Nên phối hợp thuốc hóa học với thuốc trừ sâu vi sinh, ức chế sinh trưởng hoặc dầu khoáng (SK Enpray, D-C Tronplus)… để tăng hiệu lực diệt sâu.
+ Bệnh héo xanh (héo vi khuẩn): Không sử dụng quá thừa phân đạm, có thể phun ngừa các nhóm thuốc gốc đồng, nhóm thuốc kháng sinh (Kasumin, Kasuran, Starner,…)
+ Bệnh thán thư (nổ lá): Có thể phòng trị bằng các nhóm thuốc trừ nấm sau: nhóm thuốc gốc đồng, Mancozeb,Carbendazim, Antracol, Tilt Super, Score, Curzate,..
+ Bệnh đốm vằn: Dùng các loại thuốc đặc trị như: Validacin, Monceren, Rovral, Bonanza, Anvil,…

f) Thu hoạch
- Vào mùa nắng khoảng 60 ngày sau khi cắt lứa trước là thu hoạch.

- Trồng từ tháng 09 – 12 thì thu hoạch vào khoảng 35 ngày sau khi thu hoạch lứa trước.

- Thu hoạch bình quân 6 – 8 lứa trong năm. Năng suất trung bình từ 8 – 10 tấn/ ha/ vụ.

Nguồn: ThS. Trần Thị Ba - Bộ môn Khoa học cây trồng - Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng - Trường ĐH Cần Thơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến