Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Kỹ thuật ký đá trên cây Sanh

Kỹ thuật ký đá trên cây Sanh


Kỹ thuật ký đá trên cây sanh by Cảnh Việt | Ky thuat ky da tren cay sanh

Đây là khâu quan trọng nhất nó đòi hỏi tính sáng tạo của người làm bởi mỗi viên đá một hình dáng mỗi cây giống một bộ rễ khác nhau(Tạm gọi phần lồi, nhô ra của đá là phần dương, phần hốc đá, chỗ lõm vào là âm) hãy chọn một phần nhô cao của viên đá và ốp cây vào, cố định thật chặt phần gốc cây vào đá bắng dây mềm đó là điểm nhấn gây ấn tượng nhất cho người xem (không nên nhét gốc cây vào hốc đá bởi khi lớn gốc cây ẩn vào trong không phô được vẻ đẹp của cây). Trên mỗi viên đá hãy phát hiện và lợi dụng những đường nét uốn lượn hết sức đa dạng của nó để cuốn rễ. Cây cảnh của bạn có gây được ấn tượng cho người xem hay không chính là điểm mấu chốt này.

1. Chuẩn bị cây giống, đá
- Cây giống: Việc chuẩn bị cây giống cực kỳ quan trọng nó quyết định tới 20 - 30% cho sự thành bại của tác phẩm. Cây giống phải có bộ rễ càng dài càng tốt. kinh nghiệm nhiều năm cho thấy cây có bộ rễ dài khoảng trở lên 1m, đường kính gốc khỏang 1,5 cm là đạt yêu cầu.

- Cách làm: có thể nhân giống từ hạt, cành chiết. Chọn cành có đường kính bằng điếu thuốc để chiết. Nếu muốn vào đá vào cuối năm hoặc mùa xuân thì phải chiết cành vào tháng 3 - 4 năm trước. Sau chiết ( 15 - 20 ngày ) cành ra rễ, cắt cành chiết cấy vào vỏ bao ximăng tháo chỉ 2 đầu nhồi đất dựng đứng, mỗi bao cấy 5 cây giống hoạc cấy vào ống nhựa, ống luồng bổ đôi cho đất vào trong… ta có thể sáng tạo ra nhiều kiểu làm cây giống miễn sao tạo bộ rễ dài.

- Đá: Những năm trước tôi hay dùng đá Tai bèo để ký cây bởi đá có nhiều hang hốc, mấu dễ dàng cho việc quấn rễ vào đá. Hiện tại tôi chuyển qua làm bằng đá trơ (Đá lũa ), đá bọt (loại đá có mầu vàng, nhẹ có nhiều ở Ninh Bình, Thanh Hóa ) và đá vôi loại to.

2. Kỹ thuật ký đá
- Thời gian: Thời gian phù hợp nhất cho việc ký đá từ tháng 11 âm năm trước đến hết tháng 3 âm lịch năm sau tất nhiên ta có thể ký các thời điểm khác trong năm nhưng vấn đề chăm sóc sẽ gặp nhiều khó khăn (áp dụng cho thời tiết Bắc Bộ).

- Kỹ thuật ký đá: đây là khâu quan trọng nhất nó đòi hỏi tính sáng tạo của người làm bởi mỗi viên đá một hình dáng, mỗi cây giống một bộ rễ khác nhau (Tạm gọi phần lồi, nhô ra của đá là phần dương, phần hốc đá, chỗ lõm vào là âm) hãy chọn một phần nhô cao của viên đá và ốp cây vào, cố định thật chặt phần gốc cây vào đá bắng dây mềm đó là điểm nhấn gây ấn tượng nhất cho người xem (không nên nhét gốc cây vào hốc đá bởi khi lớn gốc cây ẩn vào trong không phô được vẻ đẹp của cây). Trên mỗi viên đá hãy phát hiện và lợi dụng những đường nét uốn lượn hết sức đa dạng của nó để cuốn rễ. cây của bạn có gây được ấn tượng cho người xem hay không chính là điểm mấu chốt này.

- Sau khi tạo đường chạy cho rễ xong hãy buộc dây thật chặt (dùng loại dây hóa học mầu đen. Loại này rất phù hợp bởi rất bền, lâu mục ) nếu chưa quen có thể dùng phấn vẽ trước để điều chỉnh đường chạy của rễ cho phù hợp.

* Một số lưu ý:
- Để tạo ra cây dáng lạ, cây quái nên cuốn cây vào phần dương của đá, phải tạo nhiều đường gấp khúc đột ngột và không bị ràng buộc bởi một công thức nào, nếu ta bị lệ thuộc vào những thứ có sẵn hoạc theo đường mòn thì cây sẽ đơn điệu, tẻ nhạt.

- Nếu muốn cây có bộ rẽ dẹt hãy xếp nhiều rễ cạnh nhau chạy song song, khoảng cách các rễ tùy theo bạn định làm cây to hay nhỏ thông thường đặt chúng cách nhau khoảng 3 - 5cm.


Sau 2 năm


- Nếu bạn muốn lấy rễ làm thân thì cắt hết những rễ nhỏ chỉ để lại một hoặc hai rễ to xếp chúng cạnh nhau khi lớn chúng phình lên và dính vào nhau tạo thành một thân cây rất đẹp.

- Trong quá trình đưa cây vào đá để có đường chạy của rễ theo đúng ý có thể sẽ phải can thiệp bằng các dụng cụ cắt sửa đá.

- Căn cứ vào đường chạy của rễ hãy uốn thân cây cho ăn nhập với tổng thể rễ - thân - đá và cố định lại.

- Sau khi ký đá xong hãy đưa cây ra vườn nhào đất ướt vừa phải và đắp đến cổ rễ (để cây bằng mặt vườn, không đào hố đưa cây vào) sau đó lấy tấm ly nông cuộn chặt lại nhằm giữ độ ẩm khoảng một tuần ta mới phải tưới nước một lần. Sau cấy một tháng hãy tưới cho cây một chút phân đạm + lân (thật loãng ) để cây phát triển đâm rễ xuống đất.

* Một số lưu ý:
- Đất đắp bầu không được cho phân hữu cơ, không tưới phân hữu cơ vào bầu đất. Khi rễ đã xuống đất bạn hãy dùng các loại phân chăm sóc cho cây phát triển tốt, lúc này ngường hoàn toàn tưới phân cũng như nước trên bầu đất.

- Tùy theo sức chăm cũng như môi trường và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khoảng 6 - 7 tháng gốc cây có thể đặt đường kính 2,5 - 3cm lúc này ta dỡ bỏ bầu đất và tiến hành chỉnh lại rễ. Những rễ không đạt yêu cầu cắt bỏ, đoạn rễ mới mọc thêm từ rễ cũ ta đào lên và tiến hành quấn lại vào đá.

- Trong một cây bạn phải để nguyên 1 - 2 chiếc rễ, những rễ này có nhiệm vụ nuôi cây khi rễ mới chưa phát triển, hãy chọn chúng trong số rễ bỏ đi. Khi rễ mới đủ sức nuôi cây thì cắt chúng đi.

Cách làm tăng màu cho dòng cá Huyết Long

Cách làm tăng màu cho dòng cá Huyết Long


Cách làm tăng màu cho dòng cá huyết long by Diễn Đàn | Cach lam tang mau cho dong ca huyet long

Vì nhận được rất nhiều tin nhắn vào hộp thơ cá nhân của tôi về cách làm tăng màu của cá Rồng qua cách sử dụng thuốc kích thích làm tăng màu. Chúng tôi nhận thấy cách sử dụng thuốc kích thích cho cá Rồng không phải là biện pháp sử dụng lâu dài. Thay vào đó nên sử dụng tảo Spirulina mang lại kết quả tốt nhất nhưng lại rất khó áp dụng cho cá Rồng. Thay vào đó xin giới thiệu với các bạn cách dùng đèn để kích thích cá Rồng, đặc biệt là Huyết Long thì màu lên rất nhanh.


1. Các bước cần chuẩn bị cho cá Rồng
- Môi trường: Nên bỏ một ít nước lá Bàng vào hồ và bắt đầu tăng dần số giờ mở đèn cho cá Rồng theo từng bước sau: 3:6:9:12 và 24 giờ để cá Rồng làm quen dần với đèn, tránh một số cá có hiện tượng bị stress.

- Muối: Có thể cho một ít muối với hàm lượng 100g/100 lít nước, sẽ nhanh chóng làm tăng nhanh màu khi sử dụng đèn cho cá Rồng, đồng thời làm giảm stress cho cá.

- Rút bớt nước để dùng đèn kích thích hiệu quả hơn

2. Thời gian bắt đầu dùng đèn kích thích màu cho cá
- Kích thước cá Rồng: Không có kích thước nào hay độ tuổi nào là không thể dùng đèn kích thích màu, bất kì khi nào cá Rồng có biểu hiện lên màu, bằng cách quan sát Huyết Long.

- Loại đèn sử dụng để kích thích: Rất nhiều loại đèn bạn có thể dùng để kích thích lên màu của cá Rồng. Arcadia D3, PL lights, Dennerle plant tubes, T5HO, TFC, Flow Flux, NEC... Metal Halude. Nhưng sử dụng đèn cho cây thủy sinh loại ánh sáng trắng tím thì thích hợp nhất.

3. Kích thích lên màu và giữ cho màu giữ lâu
- Kích thích màu: Nếu bạn làm đúng qui trình thì màu sắc sẽ nhanh chóng thể hiện trên mang và vây cá và lan tỏa toàn thân. Sự nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào dải ánh sáng của loại đèn bạn sử dụng.

- Giữ màu cho Huyết Long: Sử dụng đèn để kích thích Huyết Long để tăng nhanh sản sinh chromatophores.. trong vây cá. Nền vây cá sẽ xậm hơn và tách bặt với màu sắc của viền vây. Dùng đèn kích thích cá lên màu không thể dừng giữa chừng, vì như thế màu sẽ nhanh chóng phai và quay lại như ban đầu. Nếu muốn ngừng dùng đèn kích thích thì bạn nên bắt đầu giảm dần cho đến khi ánh sáng dùng cho cá bắt đầu cân bằng với ánh sáng phòng, vì như thế màu sẽ giữ được lâu hơn và ổn định cho cá.

4. Những hiện tượng khi sử dụng đèn kích thích sai qui cách
- Cá bơi nghiêng: Khi bạn thấy cá của mình bắt đầu bơi nghiêng, bạn nên đặt đèn kích thích của đằng trước và đằng sau hồ, ánh sáng cân bằng sẽ giúp bơi lại bình thường.

- Mắt cá bị mờ: Hiện tựong này là do nước quá dơ, dẩn đến cá bị đục mắt. Bạn nên kiểm tra chất lượng nước thường xuyên.

- Bỏ ăn: Điều này thường xảy ra, khi ta dùng đèn với ánh sáng quá mạnh và ngay lập tức chiếu vào cá mà không theo qui trình từng bước. MỘt số cá ngay lập tức cảm thấy bị stress và bỏ ăn.

- Cá bị mù: Câu hỏi này rất thường hay gặp, nhưng theo tôi cá có một lớp màng đóng mở trong mắt cá. Do vậy sẽ không có vấn đề gì khi dùng đèn kích thích cho cá. Bạn không nên dùng quá nhiều đèn vì mong muốn kích thích cá mau lên màu.

5. Các chất bổ trợ
- Nước lá bàng hoặc black water: Sử dụng nước lá bằng có tanin acid sẽ tạo môi trường phù hợp với cá Rồng, giúp cá giảm stress và nhanh chóng phát triển màu.

- Vitamin S7: Là loại vitamin thường dùng cho cá Rồng, kích thích cá thèm ăn và cá Rồng cũng thường hay có hiện tượng bỏ ăn một thời gian hoặc ăn ít trong vài lần trong suốt quá trình phát triển của cá.

- Bong bóng hay các vện trên bề mặt nước thường đó là dấu hiệu nước dơ, bạn cần thay nước vài lần trong suốt quá trình dùng đèn kích thích cá nhanh lên màu.

- Muối ăn: Muối cũng giúp làm sạch ruôt cá và tạo một lớp mỏng trên bề mặt vây làm gia tăng khả năng chống lại cá bệnh kí sinh trùng. Do vậy rất cần thiết trong quá trình dùng đèn kích thích lên màu. Nhưng chỉ sử dụng lượng 100g/100 lít nước là tốt nhất.

6. Rút ngắn thời gian


- Lên màu chỉ trong 1 ngày: Điều này là không thể, thông thướng sẽ mất khoảng 3 - 4 tuần để cá bắt đầu lên màu, vì nếu như dưới lớp vây cá đã có sẵn một lượng chromataphores. Với ánh sáng thích hợp sẽ giúp các chất này nhanh chóng chuyển hóa và làm tăng màu ở cá Rồng.

- Cũng có nhiều trường hợp bạn sẽ thấy dùng đèn kích thích cả tháng, nhưng vẫn không mang lại hiểu quả nào cho cá Rồng thì khi đó có thể cường độ ánh sáng, loại sóng ánh sáng bạn sử dụng chưa hợp lý.

- Vì sao cá đỏ hơn khi dùng đèn kích thích: như bạn thất dùng ánh sáng giúp cho chất melaniphires (black pigments) trên vẩy được tiếp xúc với anh sáng, do vậy các vây sẽ xậm hơn, đỏ nhạt thì sẽ đỏ đậm hơn, xanh thì xanh xậm hơn, cũng như các bạn tắm nắng vậy. Nhưng bạn phải thực hiện việc này cho đúng với thời lượng.

- Nhiều đèn kích thích hơn có nhanh lên màu hơn: Rất nhiều người nghĩ rằng sử dụng càng nhiều đèn thì sẽ nhanh chóng kích thích màu cá phát triển hơn. Điều này sẽ làm cho cá nhanh bị stress hơn và sẽ giật nhảy lung tung và cuối củng thì làm cho qui trình lên màu chậm lại… Cũng gần giống với khi bạn tập thể hình, nâng tạ nặng hơn không chắc rằng cơ bắp của bạn phát triển khỏe mạnh hơn.

7. Nước và những mối liên hệ với cá Rồng
- Nước tốt: nước được xem là tốt khi: mặt nước không được tích các bong bóng và các váng mỡ, nước không có những gợn hay những vụn thức ăn lơ lửng… các yếu tố về môi trường, lý – hóa nằm trong giới hạn cho phép nên định kỳ kiểm tra.

- Sự lưu thông tuần hoàn của nước - hãy tìm ra những vùng nước không lưu thông tới được hay nước quá tĩnh đều không tốt cho cá Rồng, tuy nhiên nước thổi phù phù trên bề mặt cũng không phù hợp với cá.

- Bộ lọc: Hãy sử dụng bộ lọc vi sinh thật tốt, điều này sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong suốt quá trình dùng đèn kích thích cá Rồng lên màu, thay nước quá nhiều sẽ làm chậm tiến trình lên màu ở cá. Do vậy bộ lọc tốt là rất cần thiết. huyết long rất cần sự ổn định về nước.

8. Về ánh sáng
- Màu ấm áp: Nếu bạn muốn bắt trước ánh sáng mặt trời cho cá Rồng thì thực ra cá Rồng không phù hợp với loại ánh sáng như vậy. Một vài chú cá Rồng con khi được kích thích dưới ánh nắng mặt trời rất nhanh bị bệnh và có thể dẫn đến chết. Do vậy Rồng con chỉ nên dùng đèn kích thích lên màu.

- Ánh sáng mặt trời thì với đèn chỉ khoảng 6.000 - 7.000 Kelvin là đã đủ nhái lại ánh sáng đó. Nhưng như thế thì màu sẽ lên rất chậm, do đó nên sử dụng đèn có độ Kelvin > 10.000K, đèn cho hồ thủy sinh rất thích hợp

- Thời gian dùng đèn: Thường thì trong khoảng 3 - 4 tuần mở đèn 24/24 và không thích khoảng thời gian bạn tập cho cá Rồng làm quen với việc mở đèn liên tục. Mục tiêu của kích thích là làm gia tăng lượng hormone phát triển màu ở cá.

- Cách dùng đèn kích thích: bạn nên máng đèn bên hông hồ cách mặt nước từ 5 - 10 cm, hoặc để nơi cá Rồng của bạn thường hay bơi qua lại nhiều nhất.

- Sau khi kích thích khoảng 3 - 4 tuần, đỏ huyết. Sau khi kích thích khoảng 3 - 4 tuần, đỏ ớt, nhưng có thể kích thích nhiều lần nữa khi cá lớn hơn một chút để cá chuyển sang đỏ huyết.

9. Bắt đầu ngừng khi
- Nếu bạn thấy cá có hiện tượng stress, hãy dừng lại và bắt đầu lại từ đầu và xem mình đã thiếu xót công đoạn nào.

- Khi bắt đầu cá đã lên màu đậm và màu như bạn mong muốn, bạn hãy bước tới bước kế tiếp đó là giảm bớt lượng ánh sáng từ từ cho cá quen dần và giũ màu được lâu hơn. Bạn cũng có thể dùng công tắc xoay để giảm dần lượng ánh sáng.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Kỹ thuật chơi cây Cảnh

Kỹ thuật chơi cây Cảnh


Kỹ thuật chơi cây cảnh by Cây Cảnh | Ky thuat choi cay canh

Nghệ thuật chơi cây cảnh có tính quần chúng rộng rãi, tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc đáo, tính triết hoc sâụ sắc tính sáng tạo mới mẻ, tính kinh t"ế cao và làm vẻ vang cho truyền thống văn hóa của dân tộc.


- Chơi cây cảnh trồng cây cảnh bao giờ cũng phải coi trọng gốc cây - gốc co to có khỏe thì cây mới mạnh, gốc phải to hơn thân. Gốc càng to càng thể hiện cây đã sống lâu năm. Nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ sum suê càng đẹp. Cây trồng trong chậu phải là một gốc, trừ một số thế cây quần tụ có từ ba đến bốn gốc trở lên. Giữạ chiều cao và bề rộng của cây phải có sự tương xứng. Thân cây mềm mại duyên dáng, xiêu nghiêng hay đứng thẳng khỏe mạnh là tùy theo các thế cây. Cành cây phải được phân bổ hơp lý, cấu tạo so le chia ra các hướng lớn không trùng nhaụ, tránh gò bó. Từ gốc đến chỗ chia cành phải có khoảng cách ít nhất bằng một phần ba chiều cao của cây để nhìn rõ được thân cây khỏe đẹp và thoáng. Không nên để cành che lấp mất thân. Một cây nhiều nhất chỉ nên có bốn cành. Cành dưới cùng gọi là cành thân hay cành hồi âm, có giá trị tạo cảm giác cho phần gốc cây có hậu, vững chãi, bền lâu. Cành thứ hai và thứ ba là cành tả và cành hữu là hai cành chính của cây. Cành thứ tư là cành tế thân, cũng được gọi là "cành ức" hay "cành hầu", cốt để cho phần cổ đỡ trơ lộ, góp phần cho bố cục tổng thể toàn cây chặt chẽ. Các cành phải được xén tán lá cho ngang phẳng, gọn gàng, không để cho lá cây mọc tự nhiên, um tùm.


- Cây phải có ngọn, ngọn vươn cao hơn cành, không nên dùng cây gãy ngọn hoặc không có ngọn. Nếu ngọn thấp hơn cành cũng không được. Ngọn cây để tự nhiên, ngả theo hướng nào tuỳ thuộc vào thế cây.

- Tại sao cành và ngọn phải là năm tán? Ngày xưa con người quan niệm cuộc đời có bốn giai đoạn: sinh, trưởng,lão, tử (sinh ra, trưởng thành, già và chết), nếu qua "tử" rồi thì phải là "sinh". Cây cảnh là biểu tượng con người, thể hiện khát vọng, lý tựởng, lẽ sống, ý niệm thẩm mỹ của con người.

- Cây cảnh phải được bàn tay nghệ thuật của con người tác động vào để hình thành một thế cây. Đó là một dáng đứng, một điệu vươn của cây có bố cục chặt chẽ, đẹp đẽ - một tác phẩm nghệ thuật độc đáo có sức sống, toát lên một chủ đề, một ý tưởng nhất định.
Tuổi cây càng cao, càng quý. Cây cảnh đẹp phải là cổ thụ nhưng nhỏ gọn, để nói lên ý nghĩa trường tồn

- Tùy theo từng loại cây cảnh mà trồng vào các chậu cảnh thích hợp, tương xứng và đep. Chậu cảnh đẹp sẽ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ.
Chơi cây cảnh phải để đúng chỗ, cây to hoặc nhỏ, phụ thuộc nơi ở của mình rộng hay hẹp và bao giờ cũng có thể ngắm nhìn được.

- Có rất nhiều thế câv cảnh như: thế phượng vũ, thế ngũ phúc, thế huynh đệ, thế phụ tử, thế mẫu tử, thế long giáng, thế phượng vũ long đàn, thế bạt phong hồi đầu, thế trực liên chi, thế long ẩn, thế lão mai thế tam đa, thế tứ quý, thế nguyệt ảnh, thế địa đạo huyên nhi, thế phượng rồng sóng đôi, thế đón gió, thế chờ đợi, thế ngẫu tự, thế nhà hiền triết...

- Biết nhìn các thế của cây cảnh, đặc biệt là biết tạo ra các thế cây, hiểu ý nghĩa củạ các thế cây cảnh là một điều rất lý thú. Xin giới thiệu ba thế cây tiêu biểu:
Thế ngũ phúc: Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán đều phải xén phắng, ngang bằng, không tán nào được vổng, mỗi tán được chia ra một hướng. Dáng cây là biểu tượng của năm điều ước muốn giản dị mà vĩ đại của con người xưa, nay: Phúc Lộc, Thọ, Khang, Ninh.

- Thế phượng vũ (chim phượng múa): Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán. Cành hồi âm quặt phía sau tượng trưng cho đuôi chim. Hai cành tả hữu thành hình hai tán xòe như hai cánh chim đang xòe múa. Cành ức nhỏ hơn các cành khác, ngọn cây để dài ra vươn lên, tượng trưng cho đầu chim. Dáng cây có làn đi ngang, hơi chúc xuống làm biểu tượng con chim phượng hoàng đang múa đón con người, vui với những thành quả tốt đẹp.
Thế huynh đệ (hoặc huynh đệ đồng khoa): Cây một gốc, hai thân (có thể trồng ghép hai cây lại nhưng phải tạo thành một gốc). Hai thân có độ cao thấp, to nhỏ suýt soát nhau, kề sát nhau đẹp đẽ. Mỗi thân đều có 5 tán, các tán đan xen nhau. Ngọn cây nhỏ phải ngả hướng sang cây lớn như anh em, biểu lộ tình âu yếm ruột thịt.

- Con người tạo dựng và chơi cây cảnh cũng là tạo dựng cuộc đời, tâm hồn, trí tuệ, ước muốn của mình. Vì vậy, cây cảnh là mảnh tâm hồn của ta, làm cho ta hướng về cái đẹp, cái thiện, sống đẹp đẽ và tốt lành hơn. Đó là những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, có nhựa sống của thiên nhiên và con người làm cho con người hoà nhập với thiên nhiên vĩnh hằng và kỳ thú.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Các bước chuẩn bị cho bể nuôi cá cảnh biển

Các bước chuẩn bị cho bể nuôi cá cảnh biển


Các bước chuẩn bị cho bể nuôi cá cảnh biển by Cá Cảnh | Cac buoc chuan bi cho be nuoi ca canh bien

Trước hết là hồ cáLàm bằng vật liệu thuỷ tinh là phổ biến nhất, hồ và phụ kiện không được dùng loại có kim loại tiếp xúc với trực tiếp với nước, nước mặn có tác dụng ăn mòn rất mạnh sẽ làm hỏng thiết bị và bất cứ muối kim loại nào trong nước cũng đều gây độc hại cho cá.


Kích thước hồ cá biển có tính cách quyết định đến thành bại hơn là cá nước ngọt, vì cá nước ngọt có thể chống lại những thay đổi khác nhau trong môi trường nước khi mùa khô hay mùa mưa đến và đi mang đến những thay đổi về thành phần các chất hay PH...Cá biển thì không cần thích nghi như vậy, bởi vì biển cả là một môi trường bền vững nhất hành tinh này, vì vậy nên giảm tối đa những thay đổi về môi trường nước của hồ cá biển. Hồ càng lớn càng tốt, mặt tiếp xúc với không khí phải thoáng rộng, hồ cá nhỏ nhất nên có dung tích tối thiểu là 160 lít, nhưng càng lớn thì sẽ càng tốn nhiều tiền.

1. Nước nuôi cá biển
- Có thể dùng nước biển thiên nhiên hay nước biển nhân tạo.

- Nước thiên nhiên gồm đầy đủ các loại vi khoáng vi lượng bổ ích nhưng có nguy cơ ô nhiểm trừ khi được lấy xa bờ và được vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển thuần khiết.

- Nước biển nhân tạo được pha từ muối nhân tạo và nước tinh khiết, muối nhân tạo được pha chế chuyên nghiệp gồm muối và đầy đủ các loại khoáng chất cần thiết và được đóng gói có nhãn hiệu, sẽ hoàn toàn phù hợp để nuôi cá biển nhưng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi pha chế nên pha hết bịch để đảm bảo các chất khoáng vi lượng được phân phối đều, sau khi pha chế phải đựng trong hồ kiếng hoặc can nhựa thoáng khí và điều chỉnh chính xác bằng tỉ trong kế hoặc máy đo độ mặn điện tử ở nhiệt độ hiện tại. Tỉ trọng của nước nuôi cá biển thường khoảng từ 1.020 - 1.025.

2. Hệ thống nuôi cá biển
- Có hai phương pháp nuôi cá biển là hệ thống nuôi tự nhiên và hệ thống điều dưởng.

- Hệ thống tự nhiên lọc bằng cách nuôi san hô sống, bọt biển và cây trồng hoặc rong rêu để lọc nước, không cần bất cứ thiết bị nào trong hồ cá ngoại trừ vòi bơm oxy. Phương pháp này phải cấy vi khuẩn hoá đạn trên mặt đá và thành hồ cá.

- Hệ thống điều dưỡng sử dụng tối đa các phương tiện cơ khí và hoá học nhằm đạt được kết quả tối đa bằng máy lọc cực mạnh không để chút cặn bả nào dưới đáy hồ. Khử trùng toàn bộ các thiết bị và sỏi đá trước khi đặt vào hồ, sỏi đá đặt dưới đáy hồ nên ít hoặc bố trí hợp lý để tránh thức ăn dư thừa áăng đọng gây ô nhiểm nước.

- Phương pháp thứ nhất cần sự hiểu biết về các phương tiện sinh học, phương pháp thứ hai cần các thiết bị hiện đại, tuỳ theo điều kiện mà ta chọn lựa. May mắn thay một phương án bù trừ giữa hay hệ thống trên có thể thực hiện được mà không cần nhiều phương tiện kỹ thuật và tốn kém gọi là phương pháp bán tự nhiên.

- Phương pháp bán tự nhiên chủ yếu nhờ vào phương pháp lọc dưới sỏi có lẽ được dùng nhiều nhất trong ngành nuôi cá cảnh biển. Phương pháp này cần một lớp sỏi dá làm tầng đáy dày tối thiểu 7,5 Cm được đặt trong đáy hồ bên trên một tấm vĩ nhựa nhằm tạo khoảng trống bên dưới cho luồng nước di chuyển. tầng dáy gồm 3 lớp được phân chia như sau: lớp dưới cùng là vỏ sò ốc nghiền nát, lớp thứ hai là san hô vụn nát, lớp thứ ba là một lớp mỏng cát silica nằm trên cùng. Máy lọc được đặt sao cho dòng nước chảy tuần hoàn từ trên xuống dưới xuyên qua lớp sỏi rồi đi vào máy lọc.

- Đá và san hô trang trí được rửa sạch trước khi sử dụng. Một phương pháp rửa sạch là nấu lên kế đến là nhiều gian đoạn nhúng trong nước ngọt rồ đem phơi nắng dưới ánh mặt trời, có thể dùng mũi để thẩm định chất lượng.

3. Lắp đặt các trang thiết bị vào hồ cá
- Đầu tiên đặt tấm vỉ nhựa vào hồ, khoét lổ để đưa ống dẫn nước vào máy lọc, cho vào hồ lớp vỏ sò nghiền nát kế đến là lớp san hô chết rồi đến lớp cát mỏng. Sau đó là đá và san hô chết để trang trí và lam nơi trú ẩn cho cá, gắn máy lọc. Các vòi bơm không khí là không cần thiết trừ mục đích để trang trí vì bọt khí sinh ra từ máy lọc cũng đũ cung cấp khôn gkhí cho cá thở.

- Cho nước vào hồ từ từ trảnh dòng nước làm xáo trộn thứ tự các vật liệu, có thể đặt vào hồ một xô nhựa nhỏ rồi bơm nước vào sao cho nước chảy đầy xô rồi tràn ra ngoài sẽ ít gây ảnh hưởng đến các vật liệu nền và trang trí.

- Cũng như hồ cá nước ngọt, hồ cá biển khi được đổ đầy nước cũng phải bật máy lọc chờ một thời gian cho lắng động và ổn định, các vi khuẩn có lợi phát triển. Vì không có dấu hiệu rõ rệt sự phát triển hoàn tất nên ta cần phải đo đạt. Dùng máy đo PH, gấy quì hay dung dịch tesh kiểm tra PH cân bằng khoảng 8,3 là đủ.

- Bình thường thời gian chờ đợi kéo dài khoảng 5 tuần (còn gọi là chu kỳ Nitrogen) Việc sử dụng máy lọc sinh học đúng cách sẽ tạo ra các vi khuẩn có lợi triệt tiêu chất độc amoniac nitrat. Nếu không hai chất dộc này sẽ tăng nhanh và cá trong hồ sẽ chết vào tuần thứ 3 hoặc tuần thứ 4. Dù rằng sau khi kiểm tra tỉ trọng muối và PH thì hồ cá vẫn chưa sẳn sàng tiếp nhận cá biển trừ khi phải thực hiện một cuộc kiểm tra khác quan trọng hơn đó là thử nitrat, đấy là dấu hiệu của chứng cứ amoniac và các hợp chất đạm khác xuất hiện. Nồng độ nitrat ban đầu sẽ cao nhưng từ từ sẽ hạ xuống khi lớp lọc đáy sinh học phát triển.

- Một cách rút ngắn thời gian chờ đợi của phương pháp này là cấy lớp cát từ đáy sinh học của hột hồ cá khác đã hoạt động lâu rồi vào đáy hồ nuôi cá, đôi khi người ta thả loại cá năng động như cá rô biển nhằm thúc đẩy nhanh quá trình này. Khi mức nitrat giảm xuống và cân bằng ở mực thấp nhất hồ cá có thể được coi như sẳn sàng cho việc thả cá.

4. Quản lý nước nuôi
Trong thời gian lâu dài lớp vi khuẩn của máy lọc thải ra sẽ biến thành nitrat va amoniac trở lại, do đó một phương pháp duy trì môi trường nước trong sạch ít độc tố cũng như cặn bã là thay nước hồ cá thường xuyên từng phần khoảng 25% mỗi lần thay, chu kỳ thay khoảng 1 - 2 tuần. Điều quan trọng là phải thay nước cùng chất lượng và nhiệt độ như nước đã loại đi. Trước khi kết thúc quá trình thay nước là việc kiểm tra các thông số môi trường cho phù hợp.

- Trong hồ cá biển, sự thất thoát nước do bốc hơi phải được bù đắp bằng nước ngọt lọc sẳn chứ không phải nước muối, vì muối không bị thất thoát do quá trình bay hơi.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Kỹ thuật nuôi cá La Hán con

Kỹ thuật nuôi cá La Hán con


Kỹ thuật nuôi cá la hán con by SVC | Ky thuat nuoi ca la han con

Cá la hán có sức chịu đựng rất tốt và tương đối dễ nuôi. Tuy nhiên cũng có một số kỹ thuật và phương pháp cần được biết nếu như bạn muốn con cá la hán mình có vẻ đẹp như mong muốn.


1. Nhiệt độ của nước
Nhiệt độ từ 24 – 30 độ C, tốt nhất vào khoảng 26 – 28 độ C. Khi nuôi cá bột nên duy trì nhiệt độ tối ưu này trong hồ cá.

2. Độ pH
Độ pH trung hòa là từ 6 - 8. Khi nuôi cá bột nên duy trì độ pH từ 6,5 đến 7,2. Việc thay nước hồ đều đặn 1 lần/tuần là để giữ cho độ pH ổn định. Nếu không thay nước hồ thường xuyên được, có thể thả san hô, sỏi vào trong hồ giúp hạn chế sự thay đổi quá lớn của độ pH trong nước, vì sự dao động của độ pH sẽ bất lợi cho cá. Nên có thiết bị đo độ pH trong nước sẽ giúp kiểm tra được độ pH được thường xuyên hơn.

3. Thay nước hồ
Nước quá trong hay quá sạch cũng không tốt cho cá la hán, vì khó duy trì được nước trong mãi. Do vậy, không nên thay tất cả nước trong hồ một lần, mà hãy chừa lại một chút nước "cũ" trong hồ. Việc thay tất cả nước cùng một lúc sẽ làm cho môi trường sống bị thay đổi nhiều, cá bị stress vì phải luôn thích nghi với môi trường mới.

4. Thiết kế bể nuôi
Dùng tấm ngăn cách thủy tinh chia thành 6 khu vực, hai bên đầu lớn hơn 1 chút do đặt ống nước và máy lọc, phân thành 20cm và 15cm rộng, những khu vực khác rộng khoảng 12 - 13cm, mỗi khu vực nuôi 1 con. Hai bên đầu bể đặt 2 con lớn nhất. Tấm thủy tinh dùng giác mút hút vào thành bể, dưới đáy dùng miếng thủy tinh 3mm lót bên dưới, chất cặn bã sẽ được lọc sạch qua khe hở bên dưới tấm thủy tinh. Nhiệt độ luôn giữ khoảng 27 độ C. Để tăng dòng chảy mạnh và lọc sạch nên dùng máy lọc công suất lớn, mực nước trong bể là 34 cm (khoảng 1.200 lít), máy lọc nên dùng có công suất 1.000 lít/h. Mỗi giờ nước trong bể phải tuần hoàn ít nhất 7 lần. Lọc sinh hóa và lọc sinh học cũng rất quan trọng. Vật liệu trong máy lọc là 5 lớp bông lọc, 2 lớp bông sinh hoá, bông sinh hóa dày 4 cm, cát san hô, lớp hỗn hợp vòng gốm.

5. Thức ăn
- Thức ăn chính cho cá la hán con là tôm biển và thịt cá, tôm biển và thịt cá sau khi băm nát, trộn đều, đông lạnh. Phải đông lạnh là để tiêu diệt kí sinh trùng và vi khuẩn có khả năng tồn tại trong thức ăn. Không tùy tiện cho cá con ăn thức ăn sống chưa qua đông lạnh, tránh lây nhiễm kí sinh trùng. Khi cho ăn vo thức ăn thành từng miếng nhỏ, cho ăn đến khi http://www.blogger.com/img/blank.gifcá không muốn ăn nữa thì dừng. Khi cho cá con ăn xong mới mở máy lọc. Không được để chất thải quá nhiều, nếu máy lọc lọc không sạch phải dùng các biện pháp thủ công để tránh ảnh hưởng đến chất nước.

- Tùy theo sở thích và thói quen của mỗi người mà có thể cho cá ăn hai hoặc ba lần trong ngày. Đối với cá la hán nhỏ, nên cho cá ăn ba hoặc bốn lần trong ngày. Chú ý, không nên cho cá ăn quá no dẫn đến tình trạng cá không tiêu gây sình bụng về sau.

- Sau 1 tháng nuôi dưỡng (nếu chăm sóc tốt) cá la hán con sẽ khỏe mạnh, mập mạp, con lớn nhất có thể dài từ 5 - 8 cm (gồm cả đuôi), phần đầu tròn đầy, mọc lên 1 cái bướu nhỏ, bên trong trong suốt, phát sáng, tuy vẫn chưa lớn nhưng sẽ lên đều, đốm châu trên thân cũng rất đẹp. Những con khác tuy chưa lên đầu nhưng vẫn tăng trưởng rất nhanh và vô cùng khỏe mạnh, chỉ có khuyết điểm màu sắc chưa được tươi. Đợi đến khi cá khoảng 12 - 13 cm thì bắt đầu chọn từ 6 con ban đầu 2 con đẹp nhất về dáng đầu, hoa văn, dàn châu để nuôi dưỡng.

Kỹ thuật ương cá Dĩa bột nhân tạo

Kỹ thuật ương cá Dĩa bột nhân tạo


Kỹ thuật ương cá dĩa bột nhân tạo by Cá Cảnh | Ky thuat uong ca dia bot nhan tao



- Bước 1: Đặt vào bể cá bố mẹ 1 thanh PVC dầy 1,5 - 2” dài 14 - 16” để chúng đẻ trứng lên đó. Độ pH phải dưới 7 và nước trong suốt quá trình sinh sản này là nước mềm. Nó giúp cho trứng bám thật chắc.

- Bước 2: Chắc chắn rằng trứng phải được con đực thụ tinh, nếu không thì mọi nỗ lực đều vô hiệu

- Bước 3: Đợi thêm 2 giờ sau khi cá kết thúc đẻ trứng.

- Bước 4: Dùng 1 bình thủy tinh khoảng 1 gallon (1gallon ≅ 3,8 lit), đổ đầy nước lấy từ bể có cá bố mẹ ( & trứng). Đặt thanh PVC có trứng vào trong bình ( làm thật nhanh và nhẹ nhàng).

- Bước 5: Đặt bình thủy tinh này vào 1 bể nhỏ với dung tích khoảng 5 gallon được đổ đầy nước và có nhiệt độ là 29 độ C ( yêu cầu cây sưởi khoảng 50watt). Ngoài ra, lấy một cái hydrosponge ( cá nhân tôi thì dùng máy lọc có gắn đầu mút ) đặt vào bể và bật lên. Nó giúp cho bình được giữ ấm và nước trong bể chuyển động. Tôi luôn dùng máy lọc để làm cho nước trong cái bể 5 gallon kia chuyển động

- Bước 6: Đặt cục sủi khí vào trong bình, vặn ở mức vừa phải để tạo luồng nước nhẹ nhàng trong bình ( đừng vặn to quá kẻo bị bung trứng)

- Bước 7: Nhỏ vào 3 giọt methyl xanh, người khác thì khuyên nên cho nhiều hơn, nhưng tôi tin rằng nếu cho thêm sẽ làm cháy trứng mất (ung trứng). 3 giọt là quá đủ và cho phép bạn quan sát được trứng

- Bước 8: Hãy chờ đợi. Chúng sẽ bắt đầu nở ra ( nếu trứng đã được thụ tinh và các thông số của nước đạt yêu cầu) trong vòng 2 ngày (khoảng như vậy).

- Bước 9: Tiếp tục chờ, chúng sẽ bắt đầu bơi tự do trong khoảng 2 - 3 ngày (nhiều lắm là 3 ngày). Trong thời kỳ này chúng sẽ bu lại thành một bầy tụ lại 1 góc ở đáy bình và khi chúng đã khỏe và đã sẵn sàng thì sẽ tự tách ra

- Bước 10: Ngay khi thấy chúng đã bơi tự do được rồi, hãy cho chúng ăn bữa đầu tiên. Dùng a.p.r. (a. p.r. là viết tắt của Artificial Plankton and Rotifers: các loài sinh vật phù du được cho nở nhân tạo ) để cho ăn . Cho vào một lượng thức ăn có kích thước chỉ khoảng bằng gờ xoắn của cái ốc vít đồng hồ đeo tay của bạn.


- Bước 11: Khoảng 4 giờ sau, lấy bình ra khỏi bể 5 gals và đặt một cái khay nhựa ( hộp nhựa ) nhỏ cho nó nổi lơ lửng trong cái bể 5 gallon đó. Đặt cục sủi khí vào cái khay (nhưng trước tiên phải tắt nó đi đã). Lấy cái Baster để di chuyển cá bột sang cái khay nhỏ đó. Đổ gần đầy khay với nước lấy từ bình khoảng 75% và từ bể 5 gallon là 25% . Bật cục sủi nhỏ ở mức li ti ..li ti ... đủ để giữ bề mặt của nước trong khay “vỡ nhẹ” ra. Giữ cho cả bể và khay được kín đáo để tránh bị lạnh/ bốc hơi…

- Bước 12: Cho vào một lượng nhỏ thức ăn giống như trên.

- Bước 13: Khoảng 4 giờ sau đó, dùng cái Baster để thay 50% nước . Tôi đổ nước từ Baster vào một cái khay nhỏ khác để đề phòng trường hợp hút phải một vài con cá bột (vì thế tôi không đổ mất chúng ra ngoài ). Thay thế nước ở khay bằng nước ở bể ( Mà này, nhớ chú ý nước trong bể phải có cùng nhiệt độ như nước ở khay nhé!). Cho chúng ăn một lượng nhỏ thức ăn giống như trên.

- Bước 14: Từ 4 - 6 tiếng sau, thay 90% nước và thay đổi giống như cách thức ở trên.
Ghi nhớ: dần dân nước trong bể 5 gallon bắt đầu thấp dần xuống. Tuyệt đối “không được” đổ thêm nước vào bể 5 gallon cho đến khi nước trong khay đã được thay ra và đổ đầy lại. Nếu bạn đổ nước vào bể 5 gallon trước khi đổ nước vào khay, nhiệt độ sẽ không còn chính xác giống như cũ và khi bạn đổ nước đầy khay rồi sau đó bạn sẽ thấy rằng lũ cá con của bạn bị sốc...chúng sẽ không thể phục hồi.

- Bước 15: Lặp lại việc thay 90% nước và cho ăn cứ đều đặn 4 - 6 tiếng một lần. (8 tiếng là nhiều nhất vì bạn có thể ngủ, trước đây đã có lần tôi để đến 10 tiếng, nhưng không khuyến khích điều này trừ phi bạn gặp phải trường hợp bất khả kháng).

- Bước 16: Sau khi chúng có thể bơi tự do được hơn 2 ngày, cho vào một lượng rất nhỏ (rất rất ít) ấu trùng tôm “vừa mới nở (b.b.s viết tắt của Baby Brine Shrimp :ấu trùng tôm.) để cho ăn trong tất cả các lần ăn. Không nên dừng cho ăn a.p.r. tại thời điểm này. Tiếp tục thực hiện bước 15. A.p.r. giúp cho màu xám của cá căng lên, b.b.s. giúp cho màu hồng của cá căng lên.

- Bước 17: Tiếp tục cho ăn a.p.r. và b.b.s. trong vòng một tuần. Tất cả bụng cá sẽ là màu hồng vào cuối tuần.

- Bước 18: Khi tất cả bụng cá có màu hồng rồi thì không cho chúng ăn a.p.r. nữa và vẫn tiếp tục cho ăn b.b.s. Tiếp tục thực hiện lại bước 15.

- Bước 19: Một tuần sau đó bạn sẽ có nhiều cá bột với kích thước như cá thần tiên loại nhỏ. Hãy thả chúng vào bể 5gallon và cho chúng ăn ở đó từ giờ trở đi. Cần giữ bể sạch sẽ và chú ý sự thay đổi nhiệt độ của nước. Thay nước mỗi ngày một lần thì rất tốt.

Các lỗi màu ở cá Betta đỏ

Các lỗi màu ở cá Betta đỏ


Các lỗi màu ở cá betta đỏ by Cá Cảnh | Cac loi mau o ca betta do

Trường hợp cá màu đỏ bao gồm nền sậm và nền nhạt. Tuỳ theo màu sắc cá mà chúng được xếp theo đơn sắc hay đa sắc. Tuy nhiên có thể nhận biết được một số lỗi màu sau (tùy theo màu săc của cá):


1. Kỳ trắng (lỗi rất nhẹ).

2. Màu không lan đến vây ngực (lỗi rất nhẹ).

3. Vảy đen (lỗi nhẹ, nếu bị nhiều thì lỗi nặng; trọng tài nên cân nhắc việc tái phân loại vào lớp nhị sắc trong trường hợp nghiêm trọng).

4. Màu thân hơi nhạt hơn màu vây (lỗi nhẹ, nếu bị nhiều thì lỗi nặng; trọng tài nên cân nhắc việc tái phân loại vào lớp nhị sắc trong trường hợp nghiêm trọng).

5. Viền vây đen (lỗi nhẹ).

6. Đầu có màu kem hay màu thịt ((lỗi nhẹ, nếu bị nhiều thì lỗi nặng).

7. Viền vây trong suốt hay có sọc (lỗi nhẹ).

8. Hiển thị màu vàng hay cam (lỗi nặng).

9. Đốm, vạch hay mảng đen (lỗi nặng).

10. Hiển thị màu ánh kim (lỗi nặng nếu chỉ dính ở một vài tia vây hay vảy).

11. Hiển thị màu ánh kim (lỗi nghiêm trọng – nếu dính quá nhiều, trọng tài nên cân nhắc việc tái phân loại vào lớp đa sắc).

12. Hiển thị metallic (lỗi nghiêm trọng nếu chỉ dính ở một vài tia vây hay vảy).

13. Hiển thị opaque (bị loại; nếu chỉ dính ở kỳ thì lỗi nghiêm trọng).

Các phương pháp lên màu cho cá Rồng

Các phương pháp lên màu cho cá Rồng


Các phương pháp lên màu cho cá rồng by Diễn Đàn | Cac phuong phap len mau cho ca rong

Giá cả cao ngất và sự thiếu hiểu biết của người chơi trong việc xác định chất lượng cá rồng đã khiến các nhà lai tạo và kinh doanh gian trá tìm đủ mọi mánh khóe để kiếm lợi bằng cách làm cho cá rồng – một cách tạm thời – trông hấp dẫn và cuốn hút hơn đối với người chơi cá thiếu kinh nghiệm.


1. Sử dụng hormon
Phương pháp này thường được áp dụng với cá non từ 10 đến 18 cm vì cá trưởng thành với lớp vảy dày hơn sẽ ngăn cản màu sắc của lớp da bên dưới. Thông thường, thanh hồng (yellowtail) được kích bằng hormon lên màu đỏ và bán như là huyết long non.

2. Sử dụng chất kích màu
Phương pháp này nhắm vào màu sắc của lớp vảy và bộ vây nhằm gia tăng lớp màu ánh kim một cách tạm thời. Phương pháp kích màu này khiến lớp vảy cá rồng có bề ngoài rất hấp dẫn và tự nhiên. Tuy nhiên, màu sẽ bị phai dần sau từ 4 đến 6 tháng. Điều này khiến người chơi tưởng rằng cách nuôi dưỡng của mình không phù hợp làm cho cá bị mất màu.

3. Phơi nắng
Phương pháp này rất hiệu quả đối với huyết long và thanh hồng (yellowtail). Khi phơi nắng, màu của cá sẫm lại vì sắc tố được cải thiện. Với màu sẫm, chúng tương tự như cá rồng hảo hạng và được bán với giá tương đương. Tuy nhiên, khi cá được chuyển vào nuôi trong nhà và không có ánh nắng, màu của nó sẽ phai dần.

4. Bỏ đói
Phương pháp này chỉ cung cấp vừa đủ thức ăn để cá khỏi chết đói. Nó hạn chế tối đa sự tăng trưởng của cá nhằm đạt được màu sắc đậm và nổi bật hơn so với cá phát triển bình thường. Nhiều người đoán độ tuổi của cá qua kích thước bởi vì không còn dấu hiệu nhận biết cụ thể nào khác. Phương pháp này khiến người chơi tin rằng những con cá đẹt có chất lượng hảo hạng vì màu sắc đậm và nổi bật khi còn “rất non”. Những con cá như thế này thường có bề ngoài tệ hại chẳng hạn như mắt to và bụng tóp với thân hình thiếu cân đối khiến dáng bơi xấu xí.

5. Làm mù mắt có chủ đích
Đây là phương pháp độc ác nhất, mới xuất hiện gần đây. Cá mù chỉ thấy toàn bóng tối và bản năng biến màu tự nhiên khiến cho màu sắc của chúng trở nên đậm và nổi bật một cách nhanh chóng. Nguời chơi cá thiếu kinh nghiệm thường không có khả năng phát hiện cá đã bị mù bởi vì đây là cách lừa đảo tinh xảo.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Kỹ thuật ghép cây Khế cảnh

Kỹ thuật ghép cây Khế cảnh


Kỹ thuật ghép cây khế cảnh by Làm sao | Ky thuat ghep cay khe canh

Cũng giống như một số loại cây ăn trái, người ta đã có thể ghép giống mới lên gốc của những cây giống cũ để thay đổi giống, cây khế nhà bạn cũng có thể áp dụng cách làm này để ghép nhiều giống khác nhau lên cùng một gốc ghép đã có sẵn dáng thế đẹp mà bạn đã có để tạo cho cây khế có dáng thế cổ thụ, với nhiều loại trái đẹp và lạ mắt.


- Trước hết bạn phải cắt tỉa tạo cho cây khế nhà bạn có dáng thế của một cây cổ thụ, sau đó bứng trồng chúng vào trong một cái chậu có độ lớn phù hợp. Sau khi trồng, đưa cây vào chỗ mát, tích cực chăm sóc (tưới nước, bón thêm phân vô cơ,…) để cây ra tược non mới, khi nào những tược này đạt độ lớn theo yêu cầu thì ghép giống khế khác vào.

- Về giống hiện nay trong dân gian đang trồng có nhiều loại, có loại chua, có loại ngọt, có loại khi chín trái có màu vàng ươm, có loại khi chín trái lại có màu hơi trắng, cũng có loại trái nhỏ cỡ trứng gà, trứng vịt, nhưng lại có loại trái rất lớn có khi đến nửa ký, có loại lá to dài, nhưng cũng có loại lá nhỏ cho trái quanh năm (mà có người gọi là giống khế Nhật), có loại trái trắng, lá trắng,…Tùy theo bạn thích giống nào thì ghép giống đó lên gốc cây khế cũ của mình.

- Về ghép bạn có thể áp dụng nhiều cách, nhưng để vừa dễ ghép, vừa phù hợp với điều kiện phải lấy giống từ xa đem về bạn nên áp dụng một trong hai cách ghép sau đây:

1. Kỹ thuật ghép "Bo"
- Với cách ghép này bạn phải chờ cho những tược mới ra trên cây khế nhà bạn lớn cỡ điếu thuốc lá trở lên thì khi ghép mới dễ thành công (để cho dễ phân biệt mối tược mới ra này tạm gọi là một “gốc ghép”).

- Trên “gốc ghép” bạn dùng mũi dao nhọn rạch hai đường song song cách nhau khoảng 0,5cm, dài khoảng 1cm, phía dưới của hai đường này cắt một đường ngang nối liền hao đường này lại với nhau tạo thành hình chữ U (phần này gọi là “cửa sổ”).

- Trên cây cần lấy giống chọn một cành bánh tể có độ lớn tương đương với độ lớn của “gốc ghép”, lựa lấy một mắt mầm còn tốt (không bị sắt sạo, bầm giập), sau đó dùng mũi dao nhọn rạch 4 đường xung quanh mắt mầm tạo thành một hình chữ nhật sao cho khi lắp ráp chúng vừa khí với “cửa sổ” đã mở trên gốc ghép (phần này gọi là “Bo”).

- Lấy mũi dao nhọn bóc tách lớp vỏ trên “cửa sổ” rồ đặt “Bo” giống vào “cửa sổ”, sau cùng dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt chỗ vừa ghép, khoảng 2 tuần sau mở dây nilon kiểm tra, nếu thấy “Bo” còn sống thì dùng kéo cắt bỏ đoạn ngọn của “gốc ghép” (cắt phía trên chỗ ghép khoảng 2 - 3cm). Sau một thời gian mắt mầm sẽ nhẩy tược tạo ra một cánh khrrs là giống mới được ghép vào.

2. Kỹ thuật ghép chẻ ngọn
- Cách ghép này tương đối đơn giản và dễ thành công hơn cách ghép trên. Ở cách này chỉ cần chờ cho tược mới ra trên gốc cây khế cũ nhà bạn có độ lớn cỡ ruột cây bút bi là có thể ghép được. Khi tược đạt yêu cầu về độ lớn dùng lưỡi dao lam (dao cạo râu) cắt bỏ một đoạn ngọn của tược dài khoảng 3 - 4cm, đoạn còn lại gọi là “gốc ghép”.

- Trên cây cần lấy giống cũng chọn một tược có độ lớn tương đương với “gốc ghép”, dùng dao lam cắt lất một đoạn ngọn của tược này cũng dài khoảng 3 - 4 cm (đoạn này gọi là cành ghép) cắt bỏ hết lá trên cành ghép sau đóa cắt vạt hai bên gốc cành ghép tạo thành một hình nêm (chỗ cắt vạt dài khoảng 1cm). Lấy dao chẻ đôi “gốc ghép” (chẻ dâu xuống khoảng 1,5cm), sau đó khéo léo luồn phần vạt nêm trên cành ghép cào chỗ vừa chẻ trên “gốc ghép” rồi dùng dây nilon mềm quấ vừa đủ chặt, sau cũng dùng một bao nilông nhỏ (loại trong) bao trùm hết cành ghép và chỗ ghép.

- Đưa cây ghép vào chỗ mát hoặc che nắng cho cây. Hai tuần sau nếu thấy cành ghép còn sống thì tháo bỏ bao nilon, hai tuần sau đó có thể tháo dây nilon quấn xung quanh chỗ ghép. Sau một thời gian cành ghép sẽ ra lá mới và phát triển thành một cây khế giống hoàn toàn với cây mà bạn chọn để lấy giống.

- Muốn cây khế nhà bạn mang nhiều giống khế khác trên mình bạn chỉ việc ghép thêm những giống mà mình ưa thích. Trân đây chỉ là những hướng dẫn có tính chất cơ bản, muốn có tỷ lệ thành công cao bạn nên làm thử sao cho động tác thật thuần thục khi đó mới tiến hành ghép thật.

Kỹ thuật chiết cành Mai Vàng

Kỹ thuật chiết cành Mai Vàng


Kỹ thuật chiết cành mai vàng by Diễn Đàn| Ky thuat chiet canh mai vang

Khi chúng ta cần nhân giống 1 loại cây nào đó, hoặc thấy 1 đọan của 1 cây nào không có giá trị thẩm mỹ lắm, có thể lấy ra 1 đọan để làm 1 cây con, thì chúng ta có thể dùng phương pháp chiết cây


- Tại điểm muốn chiếc ta khoanh 1 vòng tròn quanh thân, sâu sát đến phần gỗ luôn,

- Sau đó xuống phía dưới khỏang 2 - 3cm ta khoang thêm 1 vòng giống như vòng trên, rồi rạch 1 đường từ vòng trên nối xuống vòng dưới, dùng luỡi dao tách phần vỏ giữa 2 vòng bỏ đi, dùng dao hoặc giẻ khô lau sạch chất nhờn trong phần gỗ vừa bóc. Có thể bó bầu đất ngay nhưng sau này người ta thuờng để vài ngày cho đến khi nào thấy mép của 2 vòng cắt bị sùi lên rồi mới bó bầu đất vô như vậy hiệu quả cao hơn.


- Bầu đất chuẩn bị bó có thể dùng đất xốp hoặc xơ dừa, hoặc rễ lục bình, hoặc “dến” loại dùng cho phong lan… miễn là lạo dễ thấm nước nếu tốt hơn có thể xịt thuốc kích thích ra rễ vào bầu đất cho mau ra rễ.

- Bọc quấn bao bầu đất dùng lại nylon, dây buộc thì dùng lọai nào có thể buộc chặt được.


- Dùng đất xốp(xơ dừa, rễ lục bình, dến…) quấn quanh phần gỗ đã cạo vỏ sau đó dùng bao nylon bó lại, cột chặt bằng dây ở 2 đầu. Phần trên bao nylon có thể cột lỏng để hứng nước, phần dưới dục 1 – 2 lỗ nhỏ để thóat nước.


- Không nên nóng vội mở bao bầu đất quá sớm, phải đợi thấy rễ mọc nhiều trong bầu đất và rễ phải đổi màu từ trắng sang tối rồi hẵng cắt nhánh chiếc ra.



- Khi cắt nhánh chiếc ra trước khi trồng vô chậu hoặc trồng xuống đất có thể tỉa bớt một số nhánh hay đọan thân thấy không cần thiết để cây tập trung nuôi các phần chính.



Kỹ thuật ghép cây Huỳnh hoa

Kỹ thuật ghép cây Huỳnh hoa


Kỹ thuật ghép cây huỳnh hoa by Làm sao | Ky thuat ghep cay huynh hoa

Cây Huỳnh hoa thường thấy có hai loại, một loại lá lớn hoa lớn, màu vàng, một loại lá nhỏ, hoa nhỏ cũng màu vàng, loại này rất siêng hoa. Gần đây thấy xuất hiện thêm hai loại nữa: một loại lá lớn, hoa lớn, màu tím, loại này thường ít hoa và một loại lá nhỏ, hoa mày hường, loại này thường có nhiều hoa.


Do cả bốn loại này đều có cùng họ hàng với nhau nên chúng đều có thể ghép được với nhau trên cùng một gốc ghép. Muốn cây ghép có thế đẹp việc trước tiên bạn phải kiếm được một cây Huỳnh hoa làm gốc ghép tương đối lớn một chút (cỡ cổ tay trở lên) cây này thường được bà con trồng trước cổng trước sân hoặc ở bờ rào trước nhà.

- Khi đã có gốc ghép thì dùng cưa , dao cắt tỉa tạo thế cho cây theo ý muốn của mình rồi trồng vào trong chậu lớn có trộn sẵn phân mục, chăm sóc, tưới nước đầy đủ cho cây.

- Sau khi trồng khoảng một tháng thì cây đâm chồi mạnh, chọn những chồi ưng ý ở đúng vị trí muốn ghép loại hoa thì cây đâm chồi mạnh, chọn những chồi ưng ý ở đúng vị trí muốn ghép loại hoa khác vào (để cho dễ hiểu tạm gọi mỗi chồi này là một “gốc ghép”). Khi “gốc ghép” có độ lớn cỡ đầu cây đũa ăn cơm là có thế ghép được.

- Trên “gốc ghép” cắt bỏ một đoạn ngọn dài khoảng 5 - 7cm, rồi dùng lưỡi dao lam chẻ đôi “gốc ghép” một đoạn dài khoảng 1,5 - 2cm để tạo miệng ghép.

- Trên cây cần lấy giống chọn những tược có độ lớn tương đương với “gốc ghép”, cắt lấy một đoạn dài 5 - 7 cm (có khoảng 2 - 3 mắt lá), mỗi lá cắt khoảng 2/3 đến 1/2 lá, để cành ghép đỡ bị mất nước sau khi ghép (phần này gọi là “cành ghép”)

- Tại phần gốc của “cành ghép” dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên tạo thành một hình nêm (vết cắt vạt cũng dài khoảng 1,5 - 2cm), nhanh chóng đưa phần vạt nêm vào miệng ghép rồi dùng dây nilông quấn vừa đủ chặt, sau cùng dùng một bao nilon loại trong suốt chùm kín lên “cành ghép” và chỗ ghép để “cành ghép” không bị khô, che nắng cho chỗ ghép hoặc đưa cây ghéo vào chỗ mát

- Sau khi ghép khoảng 15 đến 20 ngày nếu thấy “cành ghép” còn sống thì thào bỏ bao nilông và sau đó cũng khoảng 15 - 20 ngày thì tháo bỏ dây nilon quấn chỗ ghép.

- Sau khi ghép một thời gian tại chỗ nách lá của “cành ghép” sẽ nẩy tược mới, khi lớn những tược mới này sẽ ra hoa. Muốn cho cây có thế đẹp nên sửa tạo tán cho cây giống như việc tạo tán cho những cây kiểng khác.

Kỹ thuật tạo tán cho cây cảnh

Kỹ thuật tạo tán cho cây cảnh


Nghệ thuật tạo tán cho cây cảnh by Diễn Đàn | Ky thuat tao tan cho cay canh

Trong tạo dựng nghệ thuật tạo cho cây cảnh có nhiều tán để trưng bày, thưởng ngoạn là cách làm lâu đời của người Việt và truyền lại cho ngày hôm nay. Loại hình cây cảnh cổ của nước ta và loại hình cây Bon sai của thế giới đã được cải biến không ngừng nhằm nâng cao giá trị cây cảnh nghệ thuật. Nếu như cây cảnh cổ lâu đời thường chỉ đơn điệu một kiểu hình thể bông tán thì ngày nay có rất nhiều kiểu khác nhau.


Có rất nhiều cách tạo tán cây cảnh mà mỗi nghệ nhân làm theo ý tưởng riêng mình, tuy vậy kiểu nào cũng đáng trân trọng và tùy theo nơi cần trưng bày, tùy theo ý thích của người chơi mà chọn hình thể phù hợp cho dù quy vào các kiểu tán trên. Và chắc chắn rằng, mỗi vùng miền, mỗi nghệ nhân sẽ còn tiếp tục sáng tạo nên các hình tán trong nghệ thuật cây cảnh, nhằm phát huy không ngừng thú chơi sinh vật cảnh của mọi người.

1. Tạo tán cổ
Từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang. Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm cho phát triển lá để có hình mâm xôi; tất cả các bông tán đều phải nằm ngang đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất. Chú ý là không được nghiêng ngã; đường kính các tán phù hợp với cỡ cây, tán cách nhau đều không loãng và túm tụm, tán trên cùng phải tròn đều không nhọn như chọc lên trời sẽ làm cho cây phân tán trở nên thô vụng và sai kỹ thuật của cây có tán cổ. Hình thể cây có tán cổ ở mỗi vùng mỗi khác, phía Bắc đa số các cây tán cổ cành nhánh gần như áp sát còn phía Nam thì thoáng hơn có vẻ như phản ánh về đất đai và lối sống thoáng đãng. Tuy nhiên về hình thể kiểu tạo tán cổ đều cho nội dung về sự nề nếp, nét trang nghiêm thích hợp với đình chùa, công sở…Cây tạo tán cổ thường là các loại cây có mủ như Sanh, Si, Gừa, Sộp, Bồ đề và những cây cho hoa như Bông Giấy, Mai Chiếu thủy, Tùng…

2. Tạo tán cách tân
- Kiểu tán thưa thoáng: Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày mà cắt tỉa cho thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.

- Kiểu hình tròn: Cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng, lá nhỏ và ít tạo nên chi tiết mềm mại dưới mắt người thưởng ngoạn. Cách này thường dùng phương pháp quấn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây, nẹp cành.

- Kiểu tán đa dạng: Dạng cây tán này thường phá cách, không cần phải một cành nhánh hình tròn hay phân đều theo từng tầng một với tán lẻ từ 3, 5, 7 tán tròn theo tên gọi (Ông bà, Cha mẹ, Con cái- Sinh; Lão; Bệnh; Tử; Sinh…). Loại tán đa dạng chơi cành là chủ yếu, có cành tạo nhánh vươn dài, nhánh buông, nhánh vươn ngắn và không đỉnh ngọn. Loại cây tạo tán thường là Sam, Trắc, Mai, Liễu…Nét cấu tạo tán loại này cần sự tự do, ít dùng dây thép buộc hay nẹp sắt. đường nét tán đa dạng có vẻ đẹp tự do, mang tính nghệ thuật hội họa phù hợp vườn cảnh tư gia, quán cà phê vườn.

Kinh nghiệm nuôi cá Tra thịt trắng

Kinh nghiệm nuôi cá Tra thịt trắng


Kinh nghiệm nuôi cá tra thịt trắng by Sở NN Đồng Tháp | Kinh nghiem nuoi ca tra thit trang

1. Tiềm năng nuôi cá tra
- Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là đối tượng nuôi thuỷ sản nước ngọt được nuôi chủ lực của các tỉnh Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðây là loài cá có tính thích nghi rộng, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Nó có thể nuôi trong môi trường nước chảy (lồng, bè, đăng, quầng ) với mật độ rất cao : 100 - 150 con/m3 nước; đồng thời có thể sống trong môi trường nước tĩnh (ao, hầm, mương vườn, ruộng lúa,), năng suất nuôi có thể đạt tới 300 tấn/ha.

- Ðồng Tháp có diện tích mặt nước có thể đạt trên 2.000 bè nuôi cá (ba sa, tra) và đất bãi bồi 1.412 ha được phân bố ở 9 huyện, thị dọc theo sông Tiền và sông Hậu. Với tiềm năng nuôi như trên, hiện nay Ðồng Tháp mới triển khai nuôi 200 bè và 300 ha diện tích đất bãi bồi thì sản lượng cá thương phẩm khoảng 72.000 tấn.

- Phần lớn đất đai của tỉnh Ðồng Tháp nằm giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu với nhiều bãi bồi, ao hầm, có nguồn nước ngọt dồi dào và được nước lũ bồi bổ, nuôi dưỡng, làm sạch môi trường nên hoàn toàn có thể tin tưởng Ðồng Tháp là tỉnh có tiềm năng lớn trong việc phát triển nuôi cá tra có chất lượng phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Tuy nhiên, việc phát huy tiềm năng đó không chỉ nằm ở nuôi trồng, sản xuất mà phần quyết định chính là ở khâu thị trường tiêu thụ và năng lực chế biến xuất khẩu.

- Những năm qua, nghề nuôi cá tra có những bước thăng trầm, giá cả không ổn định, việc lời lỗ không quyết định ở năng suất mà quyết định do giá cả, thị trường. Rồi vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa, các đòi hỏi về kỹ thuật, về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày một khắt khe hơn. Ðặc biệt các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Do đó sản phẩm cá tra thịt trắng có nhu cầu ngày càng cao và là vấn đề bức xúc đối với các nhà doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản và người nuôi.


2. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến màu thịt cá tra
- Từ thực tiễn sản xuất cho thấy, có thể phân loại màu thịt cá tra từ cao đến thấp như sau: trắng, vàng chanh, hồng, vàng.

- Theo nhận định của một số nhà khoa học màu thịt cá có thể quyết định bởi 3 yếu tố : di chuyển; chế độ dinh dưỡng (thức ăn); điều kiện sống (môi trường, thời tiết). Trong đó, thành phần các loại thức ăn của cá có tác động rất lớn đến màu thịt của cá tra nuôi. Dù nuôi cá bất cứ ở hình thức nào (bè, ao), bất cứ môi trường nào (nước chảy, nước tĩnh) nếu sử dụng những loại thức ăn xanh (rau muống), chất kết dính (bột gòn) thì chắc chắn thịt cá sẽ có màu vàng.
Một số hộ nuôi cá bè khác còn cho biết các loại thức ăn như bắp, bí đỏ, cua đồng, cũng là nguyên nhân làm cho thịt cá tra không được trắng (vàng chanh, hồng).

- Cùng một thành phần thức ăn (rau muống, cám tấm nấu, cá tạp xay nhuyễn) nếu được ủ lên men bằng hèm rượu sau 24h mới cho cá ăn thì thịt cá sẽ trắng đẹp do quá trình ủ lên men đã phân huỷ một số thành phần diệp lục tố trong rau muống. Còn ngược lại, nếu cho cá ăn trực tiếp không qua ủ lên men thì thịt cá sẽ có màu vàng. Trong năm 2.000, cá thịt trắng bán cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản với giá 14.000 đ/kg trong khi cá thịt vàng bán tiêu thụ nội địa chỉ được 10.000 đ/kg. Qua đó cho thấy cá tra thịt trắng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm, là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế trong việc nuôi cá tra thương phẩm. Hộ anh Nguyễn Văn Hà ở xã Mỹ An Hưng A - huyện Lấp Vò - Ðồng Tháp thả nuôi 120.000 con cá tra trên diện tích 2.000 m2, thu hoạch được trên 100 tấn cá thương phẩm có chất lượng thịt trắng (Ðây là vụ nuôi thứ ba liên tiếp anh thu hoạch từ 100 - 120 tấn cá trong 01 vụ). Với thành phần thức ăn 45% cám chuối, 45% cá biển xay, 15% bả hèm rượu, phối thêm một ít vitamin, premix. Ngày trung bình thay nước 5 giờ (khoảng 15% nước ao). Tảo trong ao vẫn phát triển rất mạnh, độ trong thấp (<15cm). Qua kinh nghiệm của anh Hà và một số hộ nuôi khác, có thể sơ bộ kết luận : Bả hèm rượu với một lượng vừa phải từ 10 - 15% được bổ sung liên tục vào thành phần thức ăn nuôi cá tra sẽ giúp cá có sức đề kháng tốt, ít bệnh và quan trọng hơn hết là thịt cá có màu trắng (tỉ lệ cao) và một tỉ lệ thấp vàng chanh, hồng.

- Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, thời tiết
+ Cá nuôi ao nước tĩnh ít thay nước, hệ số thức ăn thấp, tỉ lệ sống cao, cá ít bệnh, thịt cá có màu vàng.
+ Cá nuôi ao bãi bồi có chế độ thay nước thường xuyên, hệ số thức ăn cao hơn, tỉ lệ sống thấp hơn, thịt cá màu trắng, vàng chanh đến hồng.
+ Cá nuôi bè, đăng quầng nước chảy, hệ số thức ăn cao hơn hết, tỉ lệ sống thấp nhất (chỉ đạt khoảng 70 - 75%), thịt cá trắng đẹp, tỉ lệ vàng chanh thấp. Mô hình này cá thường bị bệnh do phải phụ thuộc thường xuyên vào môi trường nước bên ngoài thay đổi.
+ Như vậy là nếu giữ được môi trường nước trong sạch, không để tảo phát triển, có chế độ thức ăn hợp lý (nên dùng thức ăn viên công nghiệp và định kỳ dùng các sản phẩm xử lý đáy ao để giảm thiểu vấn đề thích tụ chất thải và giảm ô nhiễm nguồn nước, đáy ao). Nếu làm tốt những yêu cầu trên thì chúng ta sẽ tạo ra được sản phẩm cá tra chất lượng cao, thịt cá trắng đẹp, bán có giá hơn.

- Ngoài ra, cũng cần chú ý vào thời điểm nước quay (đầu tháng 5 âl) là lúc nước có màu đỏ son khiến cá tra nuôi bè hoặc đăng quầng bị ảnh hưởng thịt cá bị đổi màu, nếu thu hoạch lúc này thì giá bán rất thấp.

- Ðặc biệt trong những ngày nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nước sông trên 29 độ C và nhiệt độ nước ao nuôi trên 38 độ C cũng có thể làm cho màu thịt cá tra kém chất lượng.

- Rút được kinh nghiệm trên, trong thời gian qua ngư dân Ðồng Tháp đã thực hiện các biện pháp nuôi như sau :
+ Về mô hình nuôi : chuyển đổi từ nuôi trong ao sang nuôi đăng quầng và nuôi trong ao ven sông để chủ động thay nước.
+ Về thức ăn : Chuyển từ sử dụng thức ăn tự chế biến sang sử dụng thức ăn công nghiệp.
+ Về con giống : Chuyển từ việc sử dụng con giống tự nhiên sang con giống sinh sản nhân tạo.

Kỹ thuật khắc uốn thân cây cảnh

Kỹ thuật khắc uốn thân cây cảnh


Kỹ thuật khắc uốn thân cây cảnh by Cây Cảnh | Ky thuat khac uon than cay canh

- Không thể nào uốn được những cây già đào được ở nơi hoang dã. Chúng cần được khắc, tô điểm nếu chúng thiếu vẻ đẹp. Khi cây già được đem trồng trong mâm, sự tăng trưởng của chúng bị dừng lại, mọi vết thương đều khó lành sau khi bị cắt cành.


- Nếu được khắc, chúng sẽ mang dáng dấp dãi nắng dầm mưa của cây sống lâu năm nơi hoang dã. Để tạo bề ngoài già nua cho cây non, ta khắc phía trước của thân nhưng tuyệt đối không được khắc một đường vòng quanh lớp vỏ của thân.


- Vì như thế, ta đã cắt đứt những ống dẫn nhựa và ống bọc trong vỏ cây. Sau khi khắc, những cây non trông dày dạn, gian khổ, mang nét giản dị cổ kính, và sự quyến rũ mỹ thuật.

- Nếu một thân cây quá mảnh mai, không già cỗi, ta có thể đính một miếng gỗ già, gân guốc vào trước thân nó, để những cành và lá non sẽ trông như mọc từ một cây già cỗi.

- Nếu một thân cây cần được uốn cong, trước hết ta quấn nó bằng dây gai dầu, hoặc đặt một sợi dây gai dầu bên ngoài nơi ta định uốn trước khi nó cốt để nâng đỡ cây không gãy khi bị uốn. Nếu thân cây hơi lớn, ta sẽ rất khó uốn.

- Hãy dùng dao khắc đề mở một đường khe nơi ta định uốn, sâu khoảng hơn 2/3 ' vào trong thân gỗ rồi quấn thân cây bằng dây gai dầu. Vết cắt phải xiên theo chiều uốn nếu không thì vết thương sẽ toác ra khi bị uốn. Buộc chặt cây lại bằng dây điện sau khi uốn. Vết thương sẽ lành trong vòng hai tháng.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Kỹ thuật nuôi tôm Thẻ thâm canh vùng cát

Kỹ thuật nuôi tôm Thẻ thâm canh vùng cát


Kỹ thuật nuôi tôm thẻ thâm canh vùng cát by CCTS Bình Định | Ky thuat nuoi tom the tham cang vung cat

I. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
1. Nguồn gốc
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ biển Pê-ru đến Nam Mêhycô và được di giống đến nhiều nước: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Inđônexia, Malaixia, Việt Nam…

2. Tập tính sống
- Có thể sống trong môi trường: Độ mặn: 5 - 50 ‰, thích hợp: 25 - 32 ‰, pH nước: 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp: 25 – 32 độ C

- Hình thái cấu tạo:Vỏ mỏng, màu trắng đục, bình thường màu xanh lam, chân bò màu trắng ngà.

3. Đặc điểm sinh trưởng – dinh dưỡng
- Lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g ( mật độ khoảng 80con/m2),

- Khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần.

- Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực.

- Không cần thức ăn có lượng protein cao như tôm Sú.

II. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát
1. Điều kiện ao nuôi
- Nguồn nước cung cấp từ nguồn nước biển, không bị ô nhiễm.

- Đáy ao được trải tấm nhựa HDPE. Bờ ao được phủ tấm nhựa HDPE hoặc bằng những tấm xi-măng.


- Ao nên xây dựng cống xả ở phía cuối gió và hệ thống thoát nước phải được xây dựng bằng cống ngầm.

- Rào lưới quanh ao để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh bên ngoài như: cua, còng, rắn….

- Diện tích ao nuôi từ 0,3 – 0,5ha, mức nước đạt 1,4 – 1,6m .

- Phải có ao chứa lắng diện tích chiếm 15 -20 % tổng diện tích ao.

- Gần đường giao thông, có hệ thống điện để thuận lợi trong quá trình sản xuất.

2. Chuẩn bị ao nuôi
2.1. Cải tạo ao: Theo phương pháp cải tạo khô.
- Phơi khô đáy ao 3-4 ngày. Thu gom bùn đến nơi qui định, tránh xa vùng nuôi.

- Xịt rửa đáy sạch sẽ, tiến hành phơi đáy để diệt trùng đáy ao.

- Lấy nước vào ao qua lưới lọc, đạt mức 1,4 - 1,6m.

2.2. Xử lý nước
- Khử trùng nước: Có thể sử dụng một trong các loại sau: BKC, hợp chất của Iod, thuốc Tím...với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Trường hợp ao nuôi tôm bị bệnh ở vụ trước, nên khử trùng nước bằng Chlorine nồng độ 20 - 30 ppm.

2. 3. Bổ sung vi sinh có lợi và gây màu nước
- Sau 2-3 ngày, phải cấy vi sinh và gây màu với liều lượng cao hơn thông thường để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm giống.

- Gây màu nước nên được thực hiện trong thời tiết nắng ấm. Thường sử dụng phân NPK (loại 20 – 20 - 0) với Urê theo tỷ lệ 1:1 với lượng 1 - 2 kg/1000m3 trong 2 - 3 ngày. Đối với ao gây màu khó cần bổ sung thêm hỗn hợp nấu chín với tỷ lệ bột cá: đậu nành: cám gạo là 4:1:1 với lượng 1 - 2 kg/1000m3.

- Thời gian gây màu khoảng 4 - 5 ngày, khi màu nước trong ao lên tốt thì mới tiến hành thả giống. Màu nước tốt là màu nâu hoặc màu xanh lá chuối non, độ trong từ 30 - 40 cm.

- Cần kiểm tra pH, độ kiềm...để điều khiển các yếu tố này nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi.

2.4. Các chỉ tiêu lý hoá nước ao nuôi cần đạt trước khi thả giống
Ôxy hoà tan trên 4 mg/l; pH 7,5 - 8,5; Nhiệt độ nước 28 – 30 độ C; Ðộ kiềm: 80-120 mg/l; NH3: < 0,1mg/l; H2S: < 0,03mg/l; Ðộ trong 30 – 40 cm; Ðộ mặn 5 – 35‰ thích hợp nhất 10 - 25‰. 3. Thả giống
3.1. Chọn tôm giống
a. Nguồn gốc:
- Tôm giống chân trắng PL12 phải được sản xuất từ tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo Quy định.

- Nếu tôm chân trắng giống được nhập khẩu thì cỡ phải từ PL12 trở lệ, có xuất xứ rõ ràng và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.

b. Chỉ tiêu cảm quan:
- Trạng thái hoạt động: tôm bơi thành đàn ngược dòng liên tục quanh thành bể ương hoặc chậu, có phản xạ tốt khi có tác động đột ngột của tiếng động mạnh hoặc ánh sáng.

- Ngoại hình: các phụ bộ hoàn chỉnh, các đốt bụng hình chữ nhật; đầu và thân cân đối, không có dị tật; chân đuôi mở rộng dạng chữ V khi bơi.

- Màu sắc: màu tự nhiên của loài.

- Chiều dài thân: chiều dài thân lớn hơn 9 mm, tôm đồng đều về kích cỡ, tỉ lệ chênh lệch đàn không lớn hơn 10%.

c. Mức độ nhiễm bệnh:
- Bệnh do vi khuẩn: không có mầm bệnh.

- Bệnh do nấm: không có mầm bệnh.

- Bệnh nguyên sinh động vật: dưới 10% số cá thể trong mẫu nhiễm.

- Bệnh virus: không có mầm bệnh virus (TSV, WSSV, YHV, IHHNV, BP,…).

3.2. Thả giống
- Thả tôm vào ao khi ao đã được gây màu nước tốt đủ thức ăn tự nhiên cho tôm. Trước khi thả tôm cần kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độ mặn...giữa trại giống và ao nuôi. Nếu có sự khác biệt thì phải điều chỉnh thích hợp để tránh sốc cho đàn giống.

- Thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, nhiệt độ thấp trong ngày. Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời có mưa. Cần ngâm túi giống trong ao nuôi khoảng 10 -15 phút sau đó thả tôm vào ao nuôi.

- Mật độ thả từ 80 - 100 con/m2.

4. Chăm sóc quản lý
4.1. Quản lý thức ăn
- Thời gian đầu rất khó ổn định màu nước, nguồn thức ăn tự nhiên rất ít. Nên sau khi thả giống phải cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, chia làm 4 - 5 lần/ngày. Bổ sung thêm khoáng, men, vitamin C, E, dầu mực là cần thiết.

- Cho ăn 0,6 - 0,8 kg thức ăn/10 vạn post/ ngày, sau đó 2 ngày tăng 1 lần với lượng tăng 0,2 - 0,3kg/10 vạn. Nếu thức ăn tự nhiên ít ( độ trong của nước cao), có thể tăng lên 10 - 20 %.

- Đến ngày thứ 30 nên có sàn thức ăn (nhá) và dùng các biện pháp kỹ thuật khác (định kỳ chài tôm để theo dõi quá trình tăng trưởng, trọng lượng trung bình, lượng thức ăn trong ruột; quan sát diễn biến màu nước...) và kinh nghiệm (ví dụ: diễn biến thời tiết; vỏ tôm lột, cát xuất hiện trong nhá, tôm nhảy lên khỏi mặt nước khi có tiếng động hoặc ánh ánh sáng vào ban đêm,…là dấu hiệu để nhận biết sức khỏe của tôm nuôi tốt) để kiểm tra tình hình sức khỏe và khả năng sử dụng thức ăn mà điều chỉnh theo từng lần cho ăn phù hợp. Nên tham khảo bảng sau:


4.2. Quản lý môi trường ao nuôi
- Thường xuyên theo dõi các diễn biến màu nước, biến động của các chỉ số môi trường, sức khỏe tôm nuôi mà có biện pháp xử lý kịp thời.

- Một số điểm cần lưu ý:
+ Định kỳ bổ sung men vi sinh để hạn chế ô nhiểm môi trường.
+ Nâng cao mực nước đạt tối đa để ổn định nhiệt độ.
+ Thức ăn tự nhiên ít nên màu nước ít ổn định trong thời gian đầu, cần theo dõi để xử lý kịp thời.
+ Khi lấy nước cần tham khảo thông tin quan trắc môi trường của Chi cục Nuôi trồng Thủy Sản Bình Định. Hạn chế lấy nước từ giếng đóng (nước ngầm), nên kiểm tra hàm lượng kim loại nặng như Cu, Zn, Fe,.. và các loại khí độc H2S, NH3, SO2.
+ Đặc điểm của loại tôm này là phát triển đồng đều và được thả với mật độ cao nên lột xác đồng loạt, dẫn đến độ kiềm dễ bị dao động cần thường xuyên bổ sung vôi nông nghiệp để ổn định độ kiềm.

5. Thu hoạch


Khi tôm đạt ích cỡ 70 - 100 con/ kg, nên tiến hành thu hoạch. Trước khi tiến hành thu hoạch cần theo dõi chu kỳ lột xác, hạn chế tình trạng tôm mềm vỏ vào thời điểm trên.

Bài đăng phổ biến