Cách phòng trị bệnh sâu ruồi đục quả
Hỏi: Nhà tôi trồng mấy cây ổi quả rất sai, ăn ngon nhưng đến mùa thu hoạch thường bị thối rụng hàng loạt. Bổ trái ra thấy có nhiều con dòi màu trắng ăn rỗng ruột. Người thì nói là do sâu đục quả, người lại bảo do ruồi đục quả gây hại. Xin quí báo cho biết đó là loại sâu gì, cách phòng trị ra sao?
(Kiều Viết Chung - GV trường THPT thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh)
Trả lời: Đối tượng gây hại ổi làm rụng quả hàng loạt chủ yếu có 2 loài: sâu đục quả và ruồi đục quả. Cách thức gây hại và đẻ trứng để duy trì nòi giống của chúng cũng khác nhau do đó cần phân biệt rõ để có biện pháp phòng trị đúng mới có hiệu quả cao.
Cách phân biệt sâu đục quả với ruồi đục quả:
- Sâu đục quả: Con trưởng thành là một loài bướm nhỏ màu nâu. Con cái đẻ trứng rải rác ở gần cuống của những quả còn non, sau vài ngày trứng nở thành sâu non đục vỏ quả chui vào bên trong cắn ăn phần thịt quả. Đặc biệt sâu đục quả thích ăn phần hạt và những phần xung quanh hạt. Sâu đục quả ăn thịt quả và thải phân qua lỗ đục tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập gây thối quả rất nhanh, nhất là ở ngay trên các lỗ đục có màu nâu sẫm, dần dần chuyển sang màu nâu đen làm ổi rụng hàng loạt như bạn đã thấy.
Bổ những quả bị sâu đục ta sẽ thấy có nhiều sâu non (trung bình 4-5 con/quả) màu hồng hoặc hồng tím, đầu nhỏ màu nâu đen. Sâu thường gây hại từ khi quả còn non cho tới khi thu hoạch. Khi sâu đã ăn gần hết thịt quả, lớn đẫy sẽ chui ra khỏi lỗ đục buông mình rơi xuống đất tìm các kẽ nứt dưới đất hoặc kẽ lá, gốc cây để hóa nhộng. Sau một thời gian nằm dưới đất, nhộng sẽ vũ hóa, lột xác để trở thành con trưởng thành, tìm con đực kết đôi và đẻ trứng để hoàn thành một vòng đời của nó.
- Ruồi đục quả: Con trưởng thành là một loài ruồi nhỏ hơn ruồi nhà (Dacus dorsalis). Nhìn bề ngoài ruồi đục quả hơi giống con ong nhưng thân ngắn hơn, mình màu nâu vàng. Con cái dùng râu để chọn những quả sắp chín rồi quay đít cắm vòi đẻ trứng chích sâu qua vỏ quả để đẻ một ổ trứng (khoảng 5-10 quả) vào phần thịt quả. Sau ít ngày trứng nở thành các sâu non (hay còn gọi là dòi) có màu trắng ngà, không có chân đục ăn phần thịt quả xung quanh ổ trứng.
Càng lớn dòi càng ăn khỏe, ăn sâu vào giữa quả, kết hợp với sự xâm nhiễm của vi khuẩn và nấm làm cho vết thối lan rộng ra dẫn đến quả bị rụng hàng loạt. Cũng như sâu đục quả, khi đã lớn đẫy sức, dòi sẽ chui ra khỏi quả thối, tìm kẽ nứt ở đất hoặc gốc cây để chui vào hóa nhộng và sau đó sẽ vũ hóa để trở thành con ruồi trưởng thành như bố mẹ chúng.
Chú ý: do lỗ chích đẻ trứng của ruồi rất nhỏ so với lỗ đục của sâu đục quả do đó rất khó phát hiện. Nhìn kỹ trên mặt vỏ quả thấy vết thâm, bóp nhẹ tay thấy chảy nước thì đúng là ruồi đục quả. Ruồi đục quả gây hại trên nhiều loại quả khác nhau như: cam, quýt, táo, ổi v.v… và cũng chỉ bắt đầu gây hại từ khi quả bắt đầu chín cho tới khi thu hoạch.
Biện pháp phòng trừ: Để hạn chế thiệt hại, bạn cần áp dụng một số biện pháp tổng hợp sau đây:
- Thu hoạch quả chín sớm hơn bình thường, không nên để quả chín lâu trên cây hấp dẫn ruồi đến tìm quả đẻ trứng (do mùi thơm của quả).
- Thu gom hết các quả rụng đem chôn sâu cùng vôi bột để diệt hết trứng, dòi và nhộng để tránh lây lan cho các lứa, vụ sau. Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa cho cây thông thoáng hạn chế nơi trú ngụ của bướm và ruồi trưởng thành.
- Biện pháp sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học để phun phòng và phun trừ chỉ có tác dụng trước khi sâu đục quả và ruồi đục quả đẻ trứng. Đối với sâu đục quả nên sử dụng một số loại thuốc trừ sâu như Regent 800 WG, Fastac 5EC, Dipterex 90 SP… pha nồng độ 0,2% (15-20cc/bình 8 lít) phun kỹ trên cành, cuống và quả khi quả còn non nhằm làm ung thối trứng mới đẻ hoặc sâu non trước khi chúng đục vào bên trong. Không phun thuốc khi quả đã lớn vì sâu đã đục vào bên trong nên không còn tác dụng diệt trừ nữa, đồng thời tránh gây ngộ độc cho người sử dụng.
Đối với ruồi đục quả có thể dùng Basudin 10H, Regent 3G hoặc Furadan 3H rải xung quanh gốc cây để diệt nhộng còn nằm dưới đất chờ vũ hóa. Dùng thuốc Vizubon D, bẫy Pheromone để dẫn dụ và diệt ruồi đực nhằm hạn chế việc duy trì nòi giống của ruồi rất tốt (khi ruồi cái đẻ trứng nhưng không được thụ tinh thì trứng không nở thành dòi gây hại được). Các loại thuốc này đều có bán tại các công ty, đại lý và cửa hàng thuốc BVTV trên toàn quốc.
Nuôi cá vàng là một thú chơi tao nhã của nhiều người, không phải ai nuôi cá vàng cũng biết cách chăm sóc cá phát triển khỏe mạnh và đẹp.
Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012
Cách phòng trị bệnh sâu ruồi đục quả
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Kỹ thuật nuôi chích chòe Than - Chích chòe Đất Chích chòe đất hay còn gọi là sẻ bụi đen, thuộc bộ sẻ, phân họ chích chòe (Turdidae), sống ng...
-
Thông tin về chim Chích Chòe Lửa Thông tin về chim chích chòe lửa by Chim cảnh | Thong tin ve chim chich choe lua 1. Về tên gọi và tập tín...
-
Kinh nghiệm cho hoa Đào nở đúng Tết Kinh nghiệm cho hoa đào nở đúng tết by NT Cty | Kinh nghiem cho hoa dao no dung tet Thú chơi đào Tết củ...
-
Tổng quan về chim Chích Chòe Lửa Tổng quan về chim chích chòe lửa by Chim cảnh | Tong quan ve chim chich choe lua 1. Nguồn gốc - Chích chòe...
-
Kinh nghiệm nuôi rắn Ráo Trâu, rắn Hổ Mang Kinh nghiệm nuôi rắn Ráo Trâu, rắn Hổ Mang by KNVN | Kinh nghiem nuoi ran rao trau, ran ho mang ...
-
Cẩm nang nuôi chim Chích Chòe Lửa (phần 2) Cẩm nang nuôi chim chích chòe lửa (phần 2) TVBT | Cam nang nuoi chim chich choe lua (phan 2) Cũn...
-
Đặc điểm sinh học Gà Sao Đặc điểm sinh học gà sao by AG | Dac diem sinh hoc ga sao Những năm gần đây, tại một số tỉnh Thanh Hoá, Tiền Giang...
-
Bệnh trắng mang – trắng gan ở cá Tra Bệnh trắng mang – trắng gan ở cá tra by Cty VMD | Benh trang gan - trang mang o ca tra Trong vài năm g...
-
Quy trình kỹ thuật nuôi chim Bồ Câu Pháp 1. Nhu cầu dinh dưỡng - Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tuỳ theo giai đoạn phát triển của chi...
-
Kỹ thuật trồng Khoai Mì Kỹ thuật trồng khoai mì by BVCT | Ky thuat trong khoai mi 1. Thời vụ - Sắn là cây trồng của vùng nhiệt đới ẩm. Sắn ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét