Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Kỹ thuật trồng Dưa Leo

Kỹ thuật trồng Dưa Leo


Kỹ thuật trồng dưa leo by C.ty BKC | Ky thuat trong dua leo

Cây dưa leo phát triển thích hợp ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ ngày thích hợp cho dưa tăng trưởng là 30 độ C và nhiệt độ ban đêm 24 – 26 độ C. Ở các tỉnh miền Nam và miền Trung có thể trồng dưa leo quanh năm.


1. Thời vụ
Cây dưa leo phát triển tốt trong mùa mưa hơn mùa khô, các vụ trồng có những thuận lợi và khó khăn khác nhau:
- Vụ Hè Thu: gieo vào tháng 4, 5, 6 mùa này đễ trồng dưa cho năng suất cao, ít sâu bệnh, ít tốn công tưới nước.

- Vụ Thu Đông: gieo vào tháng 7, 8, 9 mùa này mưa nhiều, đậu trái kém dễ bị bệnh đốm phấn.

- Vụ Đông Xuân: gieo vào tháng 10, 11, 12 vụ này ít mưa, thường có dịch bọ trĩ, sâu vẽ bùa và bệnh đốm phấn nên phải có biện pháp phòng trừ tốt.

- Vụ Xuân hè: gieo vào tháng 1, 2, 3 mùa này không mưa, nhiệt độ cao, nếu tưới không đủ nước cây sinh trưởng kém, trái thường bị đắng, bọ trĩ sâu xanh thường xuất hiện nhiều, ảnh hưởng năng suất rất lớn.

2. Chuẩn bị đất
- Đất 3 năm trước đó không trồng họ bầu bí như dưa leo, dưa hấu, khổ qua, bí đỏ,… là tốt nhất, không trồng gần những ruộng dưa gần tàn vì nếu không sẽ bị nhiễm sâu bệnh làm thất thu năng suất.

- Đất trồng không bị phèn mặn, độ pH thích hợp từ 6 – 6,5, nếu độ pH thấp hơn 5,5 phải bón thêm vôi để tăng độ pH thích hợp. Cây dưa phát triển tốt ở đất pha cát, đất thịt nhẹ thoát nước tốt, có nhiều chất hữu cơ. Vì rễ dưa leo yếu có thể được phủ Plastic hay rơm rạ để giữ ẩm cho đất.

3. Khoảng cách trồng
- Tùy theo thời vụ, mùa mưa hay nắng

- Tùy theo giống lai F1, hay giống thường (giống thụ phấn tự do)

- Tùy theo giống ra chèo được nhiều hay ít.

a. Đối với các giống dưa leo lai F1:
- Trồng bò giàn: hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây trên hàng 50 – 55cm. Mật độ trồng từ khoảng 1.700 cây/1.000m2

- Trồng bò đất: hàng đôi cách hàng đôi 4,2 – 4,5m, cây cách cây trên hàng 50 – 55cm. Mật độ trồng từ khoảng 1.000 cây/1.000m2.

- Đối với giống dưa leo có nhiều nhánh (nhiều chèo) trồng vào mùa mưa thì khoảng cách cây cách cây trên hàng tăng thêm 10 cm.

b. Đối với các giống dưa leo chọn lọc (giống thụ phấn tự do):
- Trồng bò giàn: hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây trên hàng từ 40 – 45cm. Mật độ trồng từ khoảng 2.000 cây/1.000m2.

- Trồng bò đất: hàng đôi cách hàng đôi 4,2 – 4,5m, cây cách cây trên hàng 40 – 45cm. Mật độ trồng từ khoảng 1.200 cây/1.000m2.

4. Gieo hạt
- Lượng giống gieo trồng trên 1.000m2 cần phải có từ 70 – 100g, tùy thuộc vào độ lớn của hạt giống, khoảng cách trồng, mật độ trồng.

- Ngâm ủ hạt giống: ngâm hạt giống trong nước sạch không bị phèn mặn khoảng 4 giờ, sau đó vớt hạt, rửa sạch nhớt, để thật ráo nước, để hạt vào khăn ẩm gói vào bao nylon (polyethylene) cột kín miệng đem ủ hạt ở nhiệt độ từ 29 – 31 độ C, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm của hạt, 1 – 2 giờ sau ủ mở gói hạt lấy khăn ủ vắt lại cho ráo nước nếu dư nước hạt bị hư không nẩy mầm. Thông thường sau khi ngâm khoảng 24 – 30 giờ hạt bắt đầu nảy mầm. Chọn hạt nứt nanh (nẩy mầm đem gieo), ủ lại những hạt chưa nảy mẩm.

- Gieo giống: Có 2 cách gieo:
+ Gieo thằng ngoài đồng
. Ưu điểm: là cây mọc mạnh hơn, ít tốn công lao động hơn.
. Nhược điểm: khó chăm sóc quản lý hơn vì gieo ngoài đồng trên diện tích rộng nếu gặp mưa hoặc sâu bệnh thì không chủ động được. Phải chuẩn bị đất gieo tốt thì tỷ lệ cây chết sẽ ít. Dùng phân chuồng hoai mục bỏ vào lỗ gieo, đất phân giải được trộn đều để cây con mọc mạnh.
.Tuy nhiên cũng cần gieo hạt vô bầu, khoảng 10 – 15% so với tổng số cây để dự phòng, trồng giậm cây chết ngoài đồng.

+ Gieo vào bầu
. Ưu điểm: dễ chăm sóc cây con hơn, chủ động trong việc phòng trừ sâu bệnh và vật hại như chuột phá hại.
. Nhược điểm: tốn nhiều công lao động đem cây con trồng ngoài đồng, cây con phát triển chậm hơn gieo thẳng.
. Bầu làm nylon (polyethylene) hoặc lá chuối thành phần gồm đất mặt tơi xốp khoảng 60%, 30% phân chuồng hoai mục và 10% tro trấu, ở đất pha cát tùy theo mức độ cát pha mà ta giảm bớt tỉ lệ tro trấu lại. Riêng vùng đất Đồng bằng Sông Cửu Long thì phải sử dụng tro trấu ở tỉ lệ cao.

* Lưu ý: Khi gieo hạt thì cho đầu rễ hướng thẳng góc xuống đất, chiều cao lỗ gieo bằng chiều dài hạt cộng với chiều dài rễ mầm, nghĩa là đầu hạt ngang bằng với mặt đất. Sau đó dùng phân chuồng sàng kỹ lấp hạt, rải Basudin hạt phòng trừ kiến, dế, sâu đất…
Sau khi gieo thẳng ngoài đồng từ 5 – 6 ngày (hoặc 2 – 3 ngày sau khi trồng), cần tiến hành trồng giậm lại những cây đã chết, nên nhanh chóng trồng giậm liên tục để đảm bảo mật độ cây trồng.

5. Bón phân
- Kết hợp bón phân, làm cỏ, vun gốc lấp phân. Lượng phân bón tính trên diện tích 1.000m2 (áp dụng cho dưa leo bò giàn).

- Bón vôi nông nghiệp: lượng bón từ 30 – 50 kg tùy theo độ pH rải vôi đều trên mặt ruộng, kết hợp cày bừa đất tơi xốp. Bón vôi nên trước bón lót ít nhất 10 ngày.

- Bón lót: lúc làm đất, chôn toàn bộ phân chuồng và bỏ lỗ lúc gieo hạt, tổng cộng khoảng 2 – 3m3

- Bón thúc: tùy tình hình cây phát triển giữ 2 lần bón thúc và sau bón thúc lần 4, nên tưới phân DAP hoặc NPK 16 – 16 – 8, hoặc phun phân bón lá Báo Đắc bổ sung để cho cây phát triển tốt nhất. Dưới đây là loại bón và lượng bón cụ thể như sau: bón phân vào mùa mưa:
+ Bón thúc đợt 1: 10 ngày sau gieo: 3kg DAP + 2kg Urê + 1kg KCl
+ Bón thúc đợt 2: 15 – 20 ngày sau gieo: 19kg DAP + 12kg Urê + 7kg KCl
+ Bón thúc đợt 3: 30 ngày sau gieo: 20kg DAP + 12kg Urê + 8kg KCl
+ Bón thúc đợt 4: 40 ngày sau gieo: 10kg DAP + 6kg Urê + 4kg KCl
+ Bón thúc đợt 5: 50 ngày sau gieo: 10kg DAP + 6kg Urê + 4kg KCl

- Nếu trồng vào mùa khô, thời gian giữa 2 lần bón dài hơn và số lần bón ít hơn, tuy nhiên lượng phân bón không thay đổi.

- Nếu trồng dưa leo có trải bạt, ngoài bón lót có phân chuồng, phải bón thêm phân hóa học khoảng 40% lượng phân cả vụ, các lần bón thúc cần rải phân dưới đường mương sau khi dẫn nước vào.

6. Tưới nước
- Lượng nước tưới và số lần tưới tùy thuộc vào ẩm độ đất. Vào mùa nắng tưới nước 2 lần/ngày: buổi sáng và chiều mát. Nếu trồng dưa có trải Plastic một chu kỳ tưới có thể 2 – 3 ngày tưới 1 lần, cách tưới dẫn nước vào mương tưới thấm. Nếu cây thiếu nước cây phát triển kém, khó đậu trái, trái phát triển không bình thường, chất lượng thương phẩm kém có thể thịt trái bị đắng.

- Nếu thừa nước năng suất giảm, lá bị vàng, bị chết héo do bộ rễ không phát triển được.

7. Làm giàn cho dưa bò
Khi cây dưa bắt đầu vươn ngọn chuẩn bị bò khoảng 15 – 20 ngày sau khi gieo, có nghĩa là sau bón thúc lần thứ 2, nên tiến hành cắm le làm giàn, dùng cây le dài khoảng 2,5 – 3 m, cắm thành hình chữ A, chiều dài giàn tùy theo thiều dài của líp, dàn cây le thả lên nóc và 2 bên hông hình chữ A có cột dây, cần dùng cây cắm chéo gốc cắm đỡ 2 đầu líp để đề phòng gió, sau đó phủ lưới nylon mắt lưới rộng 20cm lên giàn để cho dưa leo bò.

8. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu hại quan trọng gốm có:

- Bệnh hại quan trọng gồm có:


9. Thu hoạch
Thời gian từ gieo đến bắt đầu thu hoạch tùy giống, thu hoạch lúc trái còn non, trái da láng có màu xanh non, có thể thu hoạch hàng ngày hoặc thu cách ngày một lần, tùy theo yêu cầu của thị trường cần kích thước trái nhỏ hay trái lớn. Số lần thu hoạch một trà dưa có thể từ 15 – 25 lần. Năng suất trái thông thường có thể đạt như sau:

- Giống thường (giống thụ phấn tự do): 2 – 3 tấn/1.000m2.

- Giống lai F1: 4 – 6 tấn/1.000 m2.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến