Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Kỹ thuật trồng Sầu Riêng

Kỹ thuật trồng Sầu Riêng


Kỹ thuật trồng Sầu Riêng by Tài Liệu VN | Ky thuat trong sau rieng

I. Kỹ thuật chọn giống
- Sầu Riêng trước đây được trồng nhiều bằng hột và là cây thụ phấn chéo nên có sự phân ly rất lớn ở thế hệ sau.

- Hiện nay ở miền Nam có đến 59 dòng/Giống Sầu Riêng được trồng với nhiều dạng trái, trọng lượng và phẩm chất khác nhau. Sau đây là một số giống được ưa chuộng và có triển vọng để phát triển:
1. Sầu Riêng cơm vàng hạt lép


- Tán khá tròn đều, năng suất cao hơn 100 trái/cây /năm, phân bố trái đều, ít nhiễm sâu bệnh nguy hiểm, trọng lượng trái trung bình từ 3 - 3, 5kg, dạng trái cân đối, cơm vàng đều, tỷ lệ cơm 29, 6%, tỷ lệ hạt lép 60%, vị béo, ngọt, thơm. Giống này có nguồn gốc ở Cái Mơn - Chợ Lách - Bến Tre.

2. Sầu Riêng Cơm Vàng Hạt Lép (RI - 6)


- Tán cây tròn đều, năng suất cao khoảng 150 trái/cây/năm và ổn định liên tục trong nhiều năm.

- Trái phân bố đều trên cây, ít nhiễm sâu bệnh nguy hiểm. Trọng lượng trái trung bình 3 - 3, 5kg, dạng trái cân đối thon dài hơi nhọn đầu.

- Cơm có màu vàng rất hấp dẫn, ráo, tỷ lệ cơm trên trái khoảng trên 30%.

- Giống này có nguồn gốc ngoài nước, được trồng nhiều ở Vỉnh Long và Cái Mơn, Chợ Lách - Bến Tre.

3. Sầu Riêng Monthong


Đây là giống được thị trường Thế Giới chấp nhận, Cây trồng ở Việt Nam sinh trưởng phát triển khá mạnh, tán thoáng, cành thưa và vuông gốc với thân, trái có mũi hơi nhọn, cơm rất dày màu vàng, bảo quản được lâu. Tuy nhiên hơi ít trái. Đặt biệt khi trồng ở miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL nếu quy trình chăm sóc không đúng thì phẩm chất trái không đạt.

4. Sầu Riêng Kanyao


- Cũng như giống Monthong, Kanyao là giống của Thái Lan được du nhập vào Việt Nam bằng con đường phi mậu dịch, trồng nhiều ở huyện Chợ Lách, đạt giải nhì ở Hội Thi trái ngon do huyện Chợ Lách phối hộp với Sở Nông nghiệp- PTNT Bến Tre và viện NCCAQ Miền Nam tổ chức vào tháng 7 năm 2002. Trái có hình tròn, cuống dài , rất dày cơm và có màu vàng sáng, hột lép trên 80%, chưa thấy hiện tượng bị sượng khi trồng ở Bến Tre.

- Ngoài ra, còn rất nhiều giống được nông dân trồng lâu đời như : Sầu Riêng Khổ qua xanh, Khổ qua vàng ( làm gốc ghép), Bí rợ….

II. Kỹ thuật trồng sầu riêng
1. Mùa vụ
ĐBSCL có thể trồng được quanh năm nếu bảo đảm được nước tưới, nhưng trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa.

2. Khoảng cách trồng
Do Sầu Riêng là cây lâu năm, cho nên có thể bố trí khoảng cách 8 - 10m/cây hoặc 10 - 12m/cây, với khoảng cách này vườn rất thông thoáng, cây sẽ phát triển tốt.

3. Chuẩn bị đất trồng
Nên chuẩn bị đất trồng Sầu Riêng theo nguyên lý đấp mô và đào hố trồng trên mô. Mô có thể đấp với đường kính 1m, cao tùy địa hình nhưng càng cao càng tốt, sau đó bón lót vào mô khoảng 5- 10kg phân hữu cơ + 200g phân N:P:K =15 - 15- 6 - 4 hoặc mổi hố chỉ cần bón khoảng 3 kg phân gà KOMIX + 2Kg phân KOMIX chuyên dùng cho Sầu Riêng là đủ.

4. Trồng cây chắn gió
Sầu Riêng là loại cây cao to nhưng gỗ giòn, dễ gãy, do đó cần chọn cây có độ cao hợp lý, khó đổ ngã và chắc gỗ để trồng xung quanh làm cây chắn gió cho vườn.

5. Kỹ thuật canh tác và chăm sóc sầu riêng
a) Đặt cây con
Sau khi đã chuẩn bị mô xong, từ 7 - 10 ngày tiến hành đặt cây con ào hố đã đào trên mô. Nếu trồng bằng cây ghép mắt nên xoay mắt ghép về hướng gió chính trong năm. Khi đặt cây xuống nên lấp đất lại ngang mặt bầu, cắm cây giử chặt đừng cho gió làm lung lay, sau đó che bóng cho cây và tưới nước.

b) Che bóng cho cây lúc còn nhỏ
Đối với Sầu riêng, sau khi trồng cần che bớt ánh sáng mặt trời trực tiếp cho cây, nhưng không nên che quá 50% ánh sáng.

c) Trồng xen
- à cây lâu năm, trồng với khoảng cách rất thưa, do đó những năm đầu đất rất trống, nên cần trồng xen một số cây ngắn ngày, nhẳm mục đích để che phủ đất và lấy ngắn nuôi dài như các loại cây họ đậu, cây rau màu. Không trồng xen các loại cây như : đu đủ, ca cao, dứa…. vì đây là những cây nhiễm Phytophthora rất nặng có thể lây sang sầu riêng. Cũng có thể trồng các loại cỏ để chăn nuôi bò và che phủ đất.

- Nói chung, Sầu riêng có thể trồng xen được trong vườn dừa, nhưng cần phải áp dung các biện pháp canh tác hợp lý và khi cần thiết là phải mạnh dạng đốn dừa. Ngoại ra sầu riêng có khả nămg tự thụ phấn được nhưng cho trái nhỏ, các trái to là do thụ phấn chéo. Do đó nên trồng vài giống trên cùng một đơn vị diện tích để đạt năng suất tối đa.

d) Tỉa cành tạo tán
Nên tỉa cành cho cây ngay sau khi thu hoạch xong và còn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

- Các cành cần tỉa:
+ Cành mọc đứng, cành beb6 trong tán
+ Cành ốm yếu, cành sâu bệnh
+ Cành mọc quá gần mặt đất

- Các cành cần giử lại:
+ Cành mọc ngang
+ Cành khõe mạnh
+ Cành ở độ cao 1m so với mặt đất.

- Nói chung công tác tỉa cành cần tiến hành sớm để khỏi lãng phí dinh dưỡng, tỉa sao cho cây có tán cân đối (đứng xa nhìn có hình bông vụ) thì sẽ cho nhiều trái hơn.

e) Tỉa hoa, tỉa bớt trái trên cây
Sầu riêng là loại cây cho rất nhiều hoa, do đó phải tỉa bỏ bớt hoa, chỉ giử lại từng chùm hoa xa nhau trên cành. Khi đậu trái cần tỉa bỏ những trái méo mó, trái bị sâu bệnh…. số trái giử lại tùy vào sức khõe của cây. Đối với những cây có đường kính từ 8 - 10m, mạnh khõe chỉ giữ lại từ 80 - 100 trái/cây, như thế cây mới có đủ dinh dưỡng nuôi trái phát triển hoàn toàn, chất lượng cao.

f) Nước tưới
Cây rất cần nước, bởi vì đây là môi trường phải có để các phản ứng sinh hóa xảy ra.

- Giai đoạn cây con:tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây phát triển mạnh, nhanh cho trái.

- Giai đoạn cây cho trái: lúc ra hoa Sầu Riêng cần tưới nước cách ngày để cho hạt phấn khõe mạnh, nhưng cần phải giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới vào thời điểm 1 tuần trước khi ra hoa. Sau khi đậu trái tiến hành tưới tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại giúp trái phát triển khõe, chất lượng tốt.

g) Bón phân
- Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái: Bón từ 3 - 5kg phân lân hữu cơ vi sinh Komix/gốc, kết hợp với phân N:P:K=18 - 11 - 3 hoặc 15 - 15 - 6 - 4 với liều lượng và số lần bón như sau:


- Giai đoạn cây cho trái ổn định :Đối với các loại cây có đường kính tán 5 - 6m có thể bón như sau:

* Ngay sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cành, bón phân lân hữu cơ vi sinh Komix 10- 15 kg/cây và phân N:P:K=18 - 11 - 5 - 3 hoặc 15 - 15 - 6 - 4 (2 - 3 kg/cây).

+ Cách pha trộn để được 2kg phân hổn hợp có tỷ lệ: N:P:K:Mg = 18 - 11 - 5 - 3


+ Cách pha trộn để có 2 kg phân hổn hợp N:P:K = 15 - 15 - 6 - 4


*Trước khi ra hoa 30 - 40 ngày bón phân N:P:K = 10 - 50 - 17 (2 - 3 kg/cây) để giúp quá trình ra hoa dễ dàng hơn.

+ Cách pha trộn để được 2kg phân hổn hợp N:P:K = 10 - 50 - 17.


* Trước khi trái chín 1 tháng bón 1 - 1,5 kg K2SO4 để tăng chất lượng trái. Ngoài ra có thể sử dụng phân bón Komix chuyên dùng cho cây Sầu Riêng để bón cho cây với liều lượng như sau:

- Giai đoạn cây con và lúc bắt đầu cho trái: đầu mùa mưa mổi gốc 3 - 4 kg phân Lân hữu cơ vi sinh Komix và 20 kg phân Komix chuyên dùng cho Sầu Riêng, với lượng phân chuyên dùng này ta có thể chia làm 4 lần bón trong năm.

- Giai đoạn cây cho trái ổn định: bón hoàn toàn bằng phân Komix chuyên dùng cho Sầu Riêng, với liều lượng và số lần bón như sau:
+ Sau thu hoạch bón: 5 - 10kg phân Lân hữu cơ vi sinh Komix + 10kg phân chuyên dùng cho cây Sầu Riêng.
+ Trước khi cây ra hoa: bón 10 kg phân Komix chuyên dùng cho cây Sầu Riêng.
+ Khi trái Sầu Riêng to bằng trái chôm chôm : bón 10 kg phân Komix chuyên dùng cho cây Sầu Riêng.

- Ngoài ra trong giai đoạn cây nuôi trái, có thể phun phân bón lá Komix SuperZinc-K khoảng 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần và bắt đầu phun từ tuần lễ thứ 5 sau khi đậu trái đến tuần thứ 9.

* Chú ý: Vào thời điễm cây đang nuôi trái không nên phun các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao, vì sẽ kích thích cây ra lá non, cạnh tranh dinh dưỡng với trái đang phát triển, làm giảm phẩm chất trái như cơm bị sượng hoặc nhão…có thể ngăn ra lá non bằng cách phun KNO3 liều lượng 300g/8lít nước hoặc Komix SuperZinc- K, không sử dụng phân bón lá có chứa Clo, vì chất nấy cũng làm cho trái dễ bị sượng.

h) Xử lý ra hoa
- Nếu để cây ra hoa tự nhiên theo mùa thì bán giá không cao, do đó cần phải áp dụng một số biện pháp để xử lý cho cây ra hoa sớm hơn vụ chính.

- Sau khi thu hoạch xong, bón phân tưới nước giúp cây phục hồi nhanh, khi cây ra ít nhất được 2 lần đọt, đọt cuối cùng đã chuyển sang giai đoạn thuần thục và đã bón phân lần 2 được 30 - 40 ngày, lúc này tiến hành tạo khô bằng cách: Quét dọn tất cả các vật liệu tủ gốc, ngưng tưới nước, rút cạn tất cả nước trong mương vườn ra để vùng rễ cây khô nhanh. Sau đó tiến hành phủ bạt khi đất dưới tán cây đã khô ráo, mục đích là không cho nước đến được vùng rễ lúc trời mưa hoặc sương mù nhiều. Ngoài ra có thể áp dụng biện pháp hóa học như phun Paclobutrazol với các nồng độ từ 7,5 - 15ml/10 lít nước (nồng độ thấp cho giống dễ ra hoa và ngược lại ). Thời điểm phun là khi phủ bạt được ít nhất 14 ngày, quan sát lá đả già hoàn hảo, đất vùng rễ thật khô ráo.

* Lưu ý : Muốn cho Sầu Riêng ra hoa phải có giai đoạn khô từ 7- 14 ngày, chỉ phun
Paclobutrazol 1 lần trong năm và phun trên cây khõe mạnh từ 7 năm tuổi trở lên.

l) Thụ phấn trợ lực
Sầu rieng là loài có hoa thụ phấn vào ban đêm, các trái bị méo mó là do quá trình thụ phấn không hoàn toàn. Do đó để làm tăng quá trình thụ phấn cho Sầu Riêng và khắc phục hiện tượng trái bị méo mó. ta có thể thụ phấn bằng tay cho cây vào lúc 21- 22 giờ, ngoài ra việc trồng xen nhiều giống trong vườn ( đặc biệt giống khổ qua ) cũng làm cho quá trình thụ phấn tăng rất lớn.

III. Thu hoạch
Thông thường nông dân để trái chín tự rụng, nhưng nên thu hoạch trái già từ trên cây là tốt nhất, không nên để trái tiếp xúc với mặt đất. Riêng đối với một số giống Sầu Riêng khi chín cơm nhão như giống cơm vàng sữa hột lép thì nên thu hoạch vào lúc trái đã già hoàn hảo, như vậy khi trái vừa chín ăn sẽ không còn nhão như để chín tự nhiên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến