Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Kinh nghiệm nuôi Chim Trĩ

Kinh nghiệm nuôi Chim Trĩ


Kinh nghiệm nuôi chim trĩ by Nhà Nông | Kinh nghiem nuoi chim tri

Chim trĩ là loại gia cầm có kỹ thuật nuôi đơn giản nhưng lại cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, kinh nghiệm chăn nuôi các loài đặc sản cho thấy muốn giành thắng lợi lớn thì phải tranh thủ đầu tư phát triển mô hình và nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi ngay từ những ngày đầu. Câu chuyện nuôi chim trĩ của ông Đỗ Văn Na ở Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam sẽ là một bài học kinh nghiệm hay cho những bà con quan tâm đến chim trĩ.


1. Thông tin chung
- Giá chim trĩ trên thị trường hiện nay, dao động khoảng 100.000 đ/ 1 con chim trĩ giống, 500.000 – 600.000 đ/ con chim hậu bị. Chim trĩ thương phẩm xuất bán thường đạt khoảng từ 1 - 1,5 kg đối với chim mái, và 1,5 – 1,7 kg đối với chim trống. Với giá bán dao động khoảng 350.000 – 400.000 đ/kg thì bình quân mỗi con chim trĩ được ông Na bán với giá từ 600.000 – 700.000 đồng.

- Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi chim trĩ, Ông Na cho rằng người ta thường bắt chim trống để làm quà biếu. Sỡ dĩ như vậy là bởi, những con chim trĩ trống có ngoại hình đẹp, lông 7 màu, mình thon, lông đuôi dài, thịt thơm và chắc hơn chim trĩ mái.

2. Ngày đầu nuôi chim trĩ
- Năm 2008, ông Na bắt tay vào nuôi chim trĩ, ông Na cho biết: “Tôi đi tham quan khắp nơi, thấy chim trĩ dễ nuôi mà lại năng suất cao. Chim trĩ cũng là vật nuôi mới, được ưa chuộng nên tôi quyết định nuôi chim trĩ”.

- Chim trĩ được xếp vào danh sách những loài động vật quý hiếm. Vì vậy muốn nuôi loài vật nuôi này thì việc đầu tiên ông phải làm là xin được giấy cấp phép chăn nuôi.

- Sau khi thủ tục, giấy tờ chăn nuôi được hoàn tất, ông bắt tay vào xây dựng chuồng trại theo mô hình chuồng nuôi khép kín, sử dụng các vật liệu đơn giản như, gỗ, tre, lưới sắt vừa đơn giản, vừa tiết kiệm được chi phí.


- Chim trĩ là loài có đặc tính khá hung dữ, chỉ cần 1 con chim trĩ trong đàn có vết máu trên người, thì lập tức các con khác sẽ xông tới và mổ cho đến chết. Khó khăn là vậy, nhưng ông Na không nản chí.

- Sau khi tìm hiểu, ông phát hiện ra nguyên nhân của việc chim trĩ cắn nhau là do ông cho nuôi với mật độ quá dày, dẫn đến chim trĩ tranh giành thức ăn, bạn tình rồi cắn xé lẫn nhau.

- Để khắc phục tình trạng này, ông tiến hành nuôi tách riêng chim trĩ với tỉ lệ 2 mái, 1 trống, đồng thời giăng thêm bao tải ở giữa các ngăn chuồng để làm nơi trú ẩn cho chim. Với việc làm này ông đã hoàn toàn giải quyết được tình trạng chim cắn xé lẫn nhau gây thất thoát đàn.

- Khắc phục những khó khăn trong những ngày đầu chăn nuôi, đồng thời tích cực đầu tư vốn và kỹ thuật, đến nay đàn chim trĩ của gia đình ông Na đã phát triển tốt và khá đồng đều. Có thời điểm số lượng cá thể trong đàn lên đến hàng nghìn con.

3. Chia sẽ kinh nghiệm nhân đàn chim trĩ
- Mỗi sáng, ông Na mang rổ ra nhặt trứng từ sáng sớm. Thông thường cứ 10 ngày ông lại đem trứng đi gửi lò ấp 1 lần. Với số lượng 50 con chim trĩ đẻ như hiện nay, thì mỗi ngày ông nhặt được từ 30 - 40 quả trứng. Như vậy, sau mỗi đợt ấp, gia đình ông cung cấp cho thị trường khoảng 500 con chim trĩ giống.


- Theo ông Na, nuôi chim trĩ không khó, và có nhiều đặc điểm tương tự như chăn nuôi gà. Thức ăn cho chim trĩ chủ yếu là các loại cám ngô, cám gạo nghiền nhỏ, hoặc các loại thức ăn tổng hợp. Ông Na tính toán mỗi một ngày, 1 con chim trĩ chỉ ăn hết khoảng 30g thức ăn.

- Bên cạnh các loại thức ăn tinh và thức ăn tổng hợp, ông Na còn cho chim trĩ ăn thêm rau xanh. Tận dụng đất trong vườn nhà, ông trồng rất nhiều các loại rau xanh để bổ sung chất dinh dưỡng cho chim trĩ. Đối với chim trĩ nhỏ, rau xanh phải thái nhỏ trộn với cám. Còn với chim trĩ lớn thì ông để cả cọng ném trực tiếp vào chuồng để chim tự ăn.

- Ông còn chú trọng vào công tác phòng bệnh cho chim trĩ. Ông không bao giờ bỏ quên việc nhỏ, tiêm vắc xin phòng bệnh cho chim trĩ. Ngoài ra, ông thường xuyên quét dọn phân cũng như thức ăn rơi vãi dưới nền chuồng. Các chất thải chăn nuôi được dồn lại thành từng đống, ủ mục để bón cho cây trồng. Việc làm này giúp đàn chim trĩ của gia đình ông tránh khỏi nguy cơ mắc phải dịch bệnh do phân và chất thải ứ đọng lâu ngày.

- Nhận thấy, nhu cầu của thị trường đối chim Trĩ hiện nay là rất lớn, khả năng làm kinh tế từ nghề nuôi chim trĩ là hết sức khả quan, vì vậy với 1.000m2 đất, ông Na luôn ấp ủ ý định mở rộng quy mô chăn nuôi. Đàn chim trĩ của gia đình ông Na đang ngày một phát triển, và trở thành 1 đầu mối cung cấp chim giống lớn nhất nhì tỉnh Hà Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến