Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Kỹ thuật trồng Ổi

Kỹ thuật trồng Ổi


Kỹ thuật trồng ổi by Hội Nông Dân | Ky thuat trong oi

1. Chuẩn bị đất trồng
ở ĐBSCL, trước khi trồng cần phải thiết kế mương, liếp. Liếp trồng rộng khoảng 6m, trồng 2 hàng trên liếp. Mô trồng rộng 0,6 - 0,8m, cao 0,3 - 0,5m, đất mô được trộn với phân chuồng và tro trấu.


2. Cách trồng
Cây con đem trồng tránh lúc ra đọt non. Khoảng cách trồng khoảng 3x3m. Đặt cây vào hố đã đ¬ược đào sẵn trên mô, lấp đất vừa quá mặt bầu cây chiết, cắm cọc buộc giữ, tưới đẫm nước. Có thể cắt bớt các lá dưới cùng của cây chiết để hạn chế bốc thoát hơi nước của cây.

3. Bồi gốc, bồi liếp, tưới nước
- Giai đoạn 1 - 2 năm sau khi trồng, hàng năm nên bồi đất vào chân mô, kết hợp trong các lần làm cỏ. ở cây trưởng thành đang cho trái, việc bồi gốc cũng được thực hiện sau khi cuốc xới gốc và bón phân để kích thích cây ra hoa. Việc bồi liếp có thể thực hiện khoảng 2 năm/lần.

- Mặc dù ổi chịu hạn khá tốt nhưng việc tưới cho cây vào mùa nắng sẽ giúp cây phát triển khỏe. Tưới nước vào lúc cây cho trái giúp tăng năng suất và kích thước trái. Lượng nư¬ớc tưới và thời gian tưới thay đổi tùy theo tuổi cây và mùa trong năm.

4. Xử lý ra hoa
- Ổi có thể ra hoa trái quanh năm, tuy nhiên trong sản xuất để có sản lượng tập trung vào thời điểm nhất định, hạn chế sâu bệnh phá hại cũng như bán được giá cao, ổi được xử lý ra hoa đồng loạt.

- Sau khi thu hoạch vụ ổi trước, vào tháng 11 - 12 (mùa nước rút, trong điều kiện đất không cao lắm) hoặc tháng 2 - 3 (nếu đất không bị ảnh hưởng ngập lũ), cắt cành tạo hình để hạn chế chiều cao cây để dễ chăm sóc và cây kịp cho trái vào mùa khô năm sau. Sau đó cuốc xới đất chung quanh gốc sâu 5 - 7 cm, rộng 1 - 1,5m và bón phân, tưới nước để cây mọc chồi non mới. Khoảng một tháng sau chồi có 4 - 5 cặp lá, tiến hành tỉa bớt chồi xấu, chồi mọc rậm trong tán, bắt đầu tấm bỏ ngọn, chừa từ 3 - 4 cặp lá trên mỗi chồi. Mỗi cặp hoa sẽ mọc ra ở nách cặp lá thứ 2 hay 3, còn nách cặp lá trên cùng sẽ mọc 2 chồi mới. Tiếp tục bấm ngọn như vậy khi những chồi này có 4 - 5 cặp lá và có được một cặp hoa mới. Việc bấm đọt thường làm 5 - 7 ngày/lần và kéo dài cho đến tháng 4 - 5 dương lịch (dl) hoặc 7 - 8 dl (khoảng 5 - 6 tháng sau khi làm gốc) mới ngưng, lúc này bắt đầu thu hoạch trái. Trong khi bấm ngọn cần tỉa bớt chồi và lá để các cành nhận đầy đủ ánh sáng, hạn chế sâu bệnh và tập trung dinh d¬ưỡng nuôi trái. Việc bấm ngọn như trên có hiệu quả cao đối với ổi Xá Lị Nghệ và Xá Lị Đỏ. Riêng đối với ổi Bôm, phải hạn chế bớt cành vô hiệu kết hợp với bấm ngọn thì mới có hiệu quả. ở các giống ổi Ta (BạchTuyết Đỏ...) hiệu quả của việc bấm ngọn không rõ ràng, cây có khả năng ra hoa tự nhiên mà không cần bấm ngọn. Vụ thu trái không nên kéo dài đến mùa lũ vì dễ làm cây bị kiệt sức trong mùa ngập lũ.

- Nông dân th¬ường tỉa bỏ lá "đồng tiền" (dạng lá tròn) ở mỗi gốc chồi và xoa gãy các lá dài (ở chóp trái) để tránh chỗ ẩn nấp của sâu đục trái.

- Theo Singh (1982), phun Mg nồng độ 0.4% trên ổi vào tháng 3 hoặc tháng 7 dl đã giúp tăng một cách có ý nghĩa chiều dài chồi, số lá, diện tích lá, số mầm hoa, tăng đậu trái, khả năng giữ trái đến thu hoạch và năng suất. Nồng độ Mg thấp (0,1 - 0,3%) thì ảnh hưởng kém.

- Việc làm ổi chậm ra hoa cũng đ¬ược thực hiện bởi Gupta và CTV. Các tác giả đã thực hiện các thí nghiệm trong 2 năm trên giống ổi Allahabad Safeda 8 năm tuổi bằng cách phun Sevin (carbaryl), NAA và 2,4-D vào tháng 5 dl để làm ổi chậm ra hoa, tránh thu hoạch trong mùa m¬a, nhằm tập trung vụ thu hoạch vào mùa đông với trái có phẩm chất tốt hơn. Kết quả cho thấy nghiệm thức NAA nồng độ 600 ppm giúp cây ra hoa chậm nhất.

- Theo Preez và các tác giả (1988), thí nghiệm trên giống ổi Fan Retief, cây đư¬ợc cắt tỉa cành định kỳ hàng tháng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 12. Kết quả cho thấy thời gian ra hoa không bị ảnh hưởng bởi các thời điểm cắt tỉa. Thời gian giữa hoa xuất hiện và thụ phấn là 35 - 42 ngày. Trái từ các cây được cắt tỉa trong tháng 11 hoặc tháng 12 dl chín chậm hơn 5 - 6 tuần so với trái trên những cây cắt tỉa sớm hoặc không cắt. Trái rụng khi có trọng lượng 2 - 4g, xuất hiện 3 - 6 tuần sau khi cây ra hoa.

5. Bón phân
- Ổi yêu cầu nhiều phân, do đó cần cung cấp liên tục cho cây từ khi trồng đến khi cho trái. L¬ượng phân bón cung cấp cần gia tăng dần khi cây lớn. Ở Philippines trong những năm đầu khuyến cáo bón 100 - 150g phân SA/cây và bón làm 2 lần vào đầu và cuối mưa cho ổi. Khi cây bắt đầu cho trái bón từ 300 - 500g phân hỗn hợp/cây/năm, trong đó N và K chiếm tỉ lệ cao. Cây từ 10 năm trở đi cần bón khoảng 2kg phân hỗn hợp/năm.

- Lượng phân bón cho ổi như sau:
+ Năm thứ 1: L¬ượng phân bón cho cây từ 2 kg Greenfield 555. Bón lót cho cây trước khi trồng. Sau đó cách khoảng 2 - 3 tháng/lần.
+ Năm thứ 2: cây bắt đầu cho trái tuy năng suất còn thấp, bón cho mỗi cây/năm từ 3 kg Greenfield 555. Có thể xới đất bón chung quanh gốc.
+ Từ năm thứ 3 trở đi cây cho nhiều trái, lượng phân được bón vào các thời điểm sau:
. Bón lúc làm gốc xử lý ra hoa: xới đất bón chung quanh gốc từ 1,5 - 2 kg Greenfield 555.
. Bón nuôi trái: khoảng 1 - 1,5 tháng sau lần bón đầu tiên, tiến hành bón định kỳ 15 ngày /lần xen kẽ giữa những lần bấm ngọn để kích thích cây đâm chồi và nuôi trái. Ngưng bón phân khi ngưng bấm đọt. Mỗi lần bón từ 1,5 - 2 kg Greenfield 555 /cây, bón khoảng 10 lần trong thời gian nuôi trái.

- Trong thời gian bấm ngọn có thể phun thêm phân bón lá để nuôi trái, khoảng 10 ngày/lần. Vào giai đoạn cây đang mang trái kinh tế tốt nhất là phun vào một ngày sau khi hái trái (để tránh ô nhiễm).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến