Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Cơ hội cho Ca cao Việt Nam

Cơ hội cho Ca cao Việt Nam


Cơ hội cho ca cao Việt Nam by DĐTN | Co hoi cho ca cao viet nam

Ca cao đang được đánh giá là loại nông sản tiềm năng của Việt Nam. Ở thời điểm này, mức giá bán ca cao thô cao gấp 3 lần càphê, chưa kể những nước có thế mạnh về ca cao đang gặp phải nhiều khó khăn. Đây chính là cơ hội để chúng ta đạt được những mốc son mới trong xuất khẩu mặt hàng này.


1. Cung không đủ cầu
- Sản lượng ca cao toàn cầu những năm qua không tăng nhiều do các nước sản xuất ca cao truyền thống gặp bất ổn. Bờ Biển Ngà giảm khoảng 38% sản lượng vì nội chiến, Ghana giảm 19%. Riêng Indonesia, nước sản xuất ca cao lớn ở châu Á, dự báo giảm khoảng 20% sản lượng. Malaysia, một trong những nước trồng ca cao hàng đầu thế giới, đang chặt bỏ khoảng 200.000 ha ca cao để chuyển sang trồng cọ dừa. Đây là nguyên nhân góp phần đẩy giá ca cao thế giới tăng cao.

- Sản lượng giảm nhưng nhu cầu sử dụng hạt ca cao của Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu (chiếm 76% lượng tiêu thụ ca cao toàn cầu) vẫn rất lớn. Nhu cầu của các nước như Brazil, Nga, Ukraina, vùng Trung Đông cũng tăng nhanh, dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu. Trong bối cảnh đó, một số công ty chế biến ca cao lớn trên thế giới của Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Malaysia... đang quan tâm tới ca cao Việt Nam.

- Nếu trước đây nông dân trồng ca cao lo không có người mua thì nay họ có quyền lựa chọn nơi để bán. Hiện, có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thu mua ca cao. Trong đó, riêng Công ty Cargill Việt Nam thu mua đến 80% sản lượng ca cao của Việt Nam, chủ yếu để chế biến xuất khẩu. Nhiều điểm sơ chế và mua hạt ca cao (trái tươi và hạt khô) phát triển nhanh chóng tại các vùng trồng ca cao. Một số ít doanh nghiệp đang bắt đầu sản xuất sản phẩm từ hạt ca cao như bột, rượu, kẹo sôcôla, bánh...

- Việc nhiều công ty tham gia mua hạt ca cao đã tạo nên một thị trường cạnh tranh, giúp nông dân mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích trồng ca cao.

2. Hướng tới xuất khẩu thành phẩm
- Ca cao Việt Nam được xuất khẩu dưới 2 dạng: thô và thành phẩm. Trong đó, xuất khẩu thành phẩm thu được lợi nhuận lớn hơn. Nếu bán ca cao sơ chế chỉ có thể lãi 15%, trong khi đó, sản phẩm từ ca cao như kẹo, bột... có thể lãi đến 400%. Chính vì vậy, một số công ty đã đẩy mạnh việc đầu tư dây chuyền sản xuất tại thị trường Việt Nam như Grand Place hay Vinacacao. Ngay từ năm 2007, Vinacacao đã đầu tư nhà máy sản xuất tại Bến Tre để sản xuất 15 loại sản phẩm tiêu thụ trong nước với kinh phí đầu tư 40 triệu USD. Tuy nhiên, công ty này đang phải nhập khẩu gần 70% nguyên liệu từ Malaysia với giá cao hơn trong nước đến 10% để sản xuất.

- Ông Trần Văn Liêng, Tổng giám đốc Vinacacao cho biết, chi phí đầu tư một nhà máy để chế biến giai đoạn đầu không phải là quá lớn nhưng sản lượng ca cao thô trong nước còn quá ít nên chưa thể đầu tư mạnh.

- Ông Liêng cho biết thêm, cứ 1 tỉ đồng tiền nguyên liệu, công ty chỉ phải bỏ ra 5 - 6 triệu đồng tiền vận chuyển nên việc chế biến tại Malaysia là biện pháp tốt nhất hiện nay. Để sản phẩm ca cao chế biến của Việt Nam có thể xuất sang các nước châu Âu và châu Mỹ, vốn đầu tư vào hệ thống và công nghệ chế biến phải tăng gấp 2 - 3 lần.

- Ông Liêng nhận định, thị trường ca cao tại Việt Nam hiện nay còn nhiều tiềm năng. Bằng chứng là doanh thu trong nước của Vinacacao vẫn tăng trưởng ở mức 47 - 48% qua các năm. Sắp tới, Vinacacao sẽ thâm nhập thị trường Thái Lan, Singapore và Malaysia bằng một số dòng sản phẩm sôcôla và ca cao bột với thương hiệu của riêng mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến