Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Kỹ thuật nuôi Tu Hài trên bãi

Kỹ thuật nuôi Tu Hài trên bãi


Kỹ thuật nuôi tu hài trên bãi by TS TB | Ky thuat nuoi tu hai tren bai

1. Môi trường
- Bãi nuôi nằm trong vùng kín sóng gió, Trên các Chương, Bãi, Vụng, Vịnh, diện tích mặt nước không bị ô nhiễm bởi các ngành sản xuất, và chất thải khu dân cư và không bị ảnh hưởng bởi các: Sông, Suối, khe nước ngọt chảy vào, Độ mặn: 28 0/00 trở lên, pH nước: 7,5 - 8,5, độ trong: trên 2,5m, chất đáy là cát thô hoặc cát mịn tránh nơi cát pha bùn, dòng chảy 0,2 - 0,5m.

- Nếu vùng nuôi không đáp ứng đủ các yêu cầu trình bày ở trên thì không nên đưa Tu Hài vào nuôi tránh có những tổn thất không đáng có.

2. Xây dựng bãi nuôi
- Xây dựng bãi nuôi trên nền đáy tự nhiên: Vào ngày thuỷ triều thấp nhất dọn hết rong, rêu, đá, sỏi trong lồng ô nuôi ra ngoài và san phẳng mặt bãi, giảm độ nghiêng của bãi. Rào bãi: Dùng cọc gỗ 4 - 5cm, dài 1,5m đóng xung quanh bãi nuôi. Khoảng cách các cọc từ 1 - 2m. Dùng tre và dây thép buộc giằng các đầu cọc theo chiều ngang. Rào bãi bằng lưới nilon 2a = 2cm chôn xuống bãi 0,3 m, phần trên cao 50 - 70 cm, phía bên trên có lưới phủ kín, căn ô theo hình chữ nhật, chiều dài theo hướng từ trong bờ ra bãi sâu, một ô nuôi có diện tích từ 6 đến 20m2 nếu ô nuôi có diện tích lớn hơn thì cứ cách một mét ngang đặt một hàng đá hộc làm lối đi trong bãi để thuận tiện cho việc kiểm tra.

- Xây dựng bãi nuôi trên nền đáy nhân tạo: Bãi nuôi được chọn có nền bãi là cát mịn không phù hợp cho Tu Hài sinh sống thì bắt buộc phải cải tạo. Vật liệu làm bãi gồm; Ván phên chắn cát, loại gỗ tạp, bản gỗ dày 2 - 2,5cm rộng 20cm dài bất kỳ, có thể thay thế gỗ bằng tre đan thành phên; cọc gỗ (nếu dùng lưới vây bãi thì cọc gỗ cao 1,5 - 2m và dùng lưới phủ mặt bãi thì dùng cọc gỗ cao 0,7 - 0,8m), dây buộc là dây kẽm 2,5mm, đinh 5 - 7cm, kìm cắt dây thép, dây riềng bằng lưới nilon phi 7 - 10mm, lưới lót bãi 2a = 2cm, tre hoặc gỗ để giăng ngang thân và đầu cọc. Triển khai xây dựng theo trình tự sau; xác định ô nuôi và đóng cọc xung quanh, mỗi cọc cách nhau 1 - 1,5m tạo hình dáng ô nuôi (hình chữ nhật hoặc hình vuông) mỗi ô nên có diện tích từ 10 - 20m2, dùng tre hoặc cây gỗ buộc giằng ngang thân và đầu các cọc với nhau, dùng ván hoặc phên tre ngăn cát chặn xung quanh ô nuôi, dùng lưới 2a = 2mm đến 2a = 5mm trải kín toàn bộ bề mặt ô nuôi, vận chuyển cát thô có pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể từ nơi khác đến đổ vào ô nuôi và san phẳng, cát có độ dày 20cm, dùng lưới nilon bao xung quanh (cao 0,8 - 1m) hoặc bao cả xung quanh và măt trên (cao 0,2 - 0,4m) của ô nuôi, tính từ mặt bãi và chân lưới vùi xuống cát.

 3. Thả giống
Có thể thực hiện theo 2 hình thức là định vị một con vào 1 lỗ cho từng vị trí cụ thể dùng que chọc 1 lỗ và thả vào 1 con giống, hoặc ta đinh vị và dải đều trên mặt bãi cho Tu Hài giống tự lụi xuống cát (mật độ trung bình 50 con/m2).
4. Quản lý và chăm sóc
- Đối với kỹ thuật nuôi đáy, phải thường xuyên kiểm tra lưới vây quanh bãi. Vơ hết rong tạp nếu có trên mặt lới phía trên mặt.

- Định kỳ 15 - 20 ngày vệ sinh bãi nuôi một lần để loại bỏ sinh vật bám như Sun, Hà, Hải Miên....

- Kiểm tra nguồn nước lưu thông trong bãi nuôi, vệ sinh chân lưới sạch sẽ để nước dễ lưu thông.

- Theo dõi môi trường: Độ mặn (S0/00), mùa khô được đo định kỳ theo con nước thuỷ triều. mỗi con nước đo độ mặn tầng đáy một lần vào lúc triều cường và một lần vào lúc triều ròng. Mùa mưa đo độ mặn 2 ngày một lần trong khi đang mưa thì đo hàng ngày, mỗi ngày từ một đến 2 lần. Nếu độ mặn giảm xuống đến 250/00 cần phải kiểm tra nguồn nước ngọt xung quanh xem có chảy trực tiếp vào bãi để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Theo dõi sinh trưởng và tỷ lệ sống: Mỗi tháng kiểm tra sinh trưởng và tỷ lệ sống 1lần. Kiểm tra sinh trưởng: Thu 30 cá thể bất kỳ để đo và xác định các chỉ tiêu vỏ tính bằng centimet và cân khối lượng tính bằng gam. Kiểm tra tỷ lệ sống : Mỗi địa điểm kiểm tra 3 mẫu, mỗi mẫu 1 m2 (đối với nuôi trên bãi).

- Phát hiện kịp thời các xác chết và tìm rõ nguyên nhân.

- Kiểm tra màu sắc của Tu hài để phát hiện điều kiện bãi nuôi như vỏ Tu Hài có màu đen (bùn) thì cần phải vệ sinh bãi, khơi dòng chảy…
- Kiểm tra lưới chắn để kịp thời phát hiện và sửa chữa những hư hỏng bảo vệ Tu Hài trong bãi nuôi.

- Thường xuyên theo dõi môi trường nước tình trạng hoạt động và dịch bệnh của Tu Hài trong bãi nuôi.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Bản tin thị trường Cà Phê tuần 39 (24/9 – 29/9/2012)

Bản tin thị trường Cà Phê tuần 39 (24/9 – 29/9/2012)


Bản tin thị trường cà phê tuần 39 (24/9 – 29/9/2012) by DĐCP | Ban tin thi truong ca phe tuan 39 (24/9 – 29/9/2012)

Báo cáo thị trường xuất khẩu của các nước chững lại, đặc biệt là của các quốc gia sản xuất Robusta hàng đầu và tồn kho châu Âu cứ giảm dần cũng là cơ hội cho các nhà đầu cơ đẩy giá kiếm lãi.
 
- Đầu tuần, giá cà phê thế giới quay đầu suy yếu trên cả hai sàn, tuy nhiên đóng cửa phiên trái chiều là kết quả cũng khá bất ngờ. Trên sàn Liffe NYSE London, giao dịch trong suốt cả phiên luôn luôn âm, thậm chí khá sâu, chốt phiên lại tăng nhẹ 1 USD lên 2.084 USD/tấn ở kỳ hạn giao tháng 11 và tăng 3 USD lên 2.102 USD/tấn ở kỳ hạn giao tháng 1/2013. Trái lại trên sàn Ice New York giá cà phê Arabica giao tháng 12 giảm 1 cent xuống 172,3 cent/lb và giao tháng 3/2013 giảm 1,05 cent còn 176,35 cent/lb.

- Kết quả xuất khẩu tháng 9 và dự báo xuất khẩu tháng 10 của Việt Nam, quốc gia sản xuất và xuất khẩu Robusta số 1 thế giới, tiếp tục giảm mạnh là cơ hội cho đầu cơ đưa ra những toan tính. Giá cà phê Arabica vẫn tiếp tục bị sức ép về nguồn cung vụ mới của các nước sản xuất hàng đầu ở Châu Mỹ vừa thu hoạch xong.

- Giữa tuần, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh trong sự ngỡ ngàng của các nhà phân tích thị trường. Kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm tất cả 104 USD, tương đương tăng 4,99% lên mức 2.188 USD/tấn và giao tháng 1/2013 tăng thêm tất cả 99 USD, tương đương tăng 4,71% lên mức 2.201 USD/tấn mức tăng rất mạnh. Đây là mức giá cà phê Robusta cao nhất tuần.

- Trong khi đó, giá cà phê Arabica vẫn chưa thể hiện rõ xu hướng khi tiếp tục đan xen những phiên trái chiều. Tại phiên ngày thứ Tư 26/9 giá cà phê Arabica rơi xuống mức thấp nhất tuần khi giao tháng 12 giảm về 169,45 cent/lb và giao tháng 3/2013 xuống mức 173,45 cent/lb. Qua hôm sau thứ Năm 27/9 giá cà phê Arabica lại tăng vọt lên mức cao nhất tuần khi giao tháng 12 lên ở 174,3 cent/lb và giao tháng 3/2013 lên ở 172,25 cent/lb.

- Theo hãng tin Bloomberg, sản lượng của Việt Nam niên vụ 2012/13 sẽ giảm xuống còn khoảng 1,3 triệu tấn (tương đương 21,7 triệu bao ) từ gần 1,6 triệu tấn của niên vụ 2011/12.

- Giá cả hàng hóa thế giới liên tiếp tăng cao với mức tăng lớn nhất trong gần hai năm khiến các nhà phân tích lên tiếng hoài nghi về những giải pháp nợ công châu Âu và tương lai hết sức mong manh của nền kinh tế toàn cầu.

- Một số nhà phân tích còn bày tỏ sự lo lắng trước những biến động ở Tây Ban Nha và Hy Lạp về việc dân chúng biểu tình phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới, và triển vọng khá ảm đạm của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc.

- Cuối tuần, giá cà phê thế giới có phiên điều chỉnh trên cả hai sàn. Tại sàn Liffe NYSE London, giá cà phê Robusta các kỳ hạn giao gần đồng loạt giảm 6 USD, tức giảm 0,27% xuống 2.182 USD/tấn cho hàng giao tháng 11 và 2.195 USD/tấn hàng giao tháng 1/2013.

- Trên sàn Ice New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12 giảm 1,3 cent, tức giảm 0,75% xuống 173 cent/lb và giao tháng 3/2013 giảm 1,4 cent, tức giảm 0,79% còn 176,85 cent/lb, các mức giảm đáng kể.

- Giá cà phê nhân xô trong nước cũng giảm theo 100 đồng còn 42.700-42.900 đồng/kg. Chỉ thấy các giao dịch giữa nhà kinh doanh nội địa với công ty xuất khẩu còn nhà nông vẫn yên ắng, mặc dù một số thăm dò cho biết họ còn nắm giữ khoảng 5% hàng vụ cũ.

- Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ được chào 2.150 USD/tấn, (FOB), với trừ lùi 30 USD theo giá London tháng 11.

- Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta tăng 99 USD tương đương tăng 4,75%, giá cà phê Arabica giảm 0,3 cent tương đương giảm 0,17%. Giá cà phê nhân xô trong nước tăng 700 đồng và giá xuất khẩu tăng 95 USD.

- Trong năm nay, giá cà phê Robusta đã tăng 19% do nhu cầu tăng tại các thị trường mới nổi và các nước sản xuất. Nhiều nhà rang xay truyền thống cũng tăng cường sử dụng hạt cà phê rẻ tiền hơn cho dù giá cà phê Arabica đã giảm đến 23%.

- Theo Nedcoffee, công ty của tập đoàn Amtrada Hà Lan, sản lượng cà phê Việt Nam sẽ giảm sau khi đạt kỷ lục trong niên vụ 2011/12 do mưa sớm làm hoa nở không đều.Được biết, Nedcoffee đang có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và thu mua khoảng 130.000 tấn cà phê hạt Robusta mỗi năm.

- Thông tin mưa lớn đang xảy ra tại các vùng trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam có thể làm nguồn cung hàng vụ mới ra thị trường chậm lại khiến cho giới truyền thông trên thế giới chú ý.

Tổng quan về chim Chích Chòe Lửa

Tổng quan về chim Chích Chòe Lửa

Tổng quan về chim chích chòe lửa by Chim cảnh | Tong quan ve chim chich choe lua

1. Nguồn gốc
- Chích chòe lửa có xuất xứ từ Trảng Bom, Trảng Bàng, Long Khánh, Bến Cát, Bình Long… Chúng có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh phía Nam của miền Trung. Hầu như ở các nứơc Châu Á đều có mặt chúng.

- Ở rừng, chúng có mặt ở khắp nơi, đặc biệt là ven đuờng xe ben, xe trâu. Mỗi sáng, chích chòe lửa cất tiếng hót sớm nhất, sau đó là các loại chim khác. Tiếng hót của chích chòe lửa tuy không bài bản như của chích chòe than nhưng giàu âm điệu và có thể giả tiếng suối reo, thác đổ, tiếng rừng cây vi vu…. Đôi khi giọng của chúng còn bị lẫn lộn với họa mi và các loại chim khác. Vì giọng hót có nhiều âm điệu và bộ mã đẹp nên chúng đc nhiều nghệ nhân ưa thích và có giá khá cao so với các lọai chim khác.

2. Ngoại hình
Hình dáng thì chích chòe lửa nhỏ hơn, thanh mảnh hơn chích chòe than. Chim trống có bộ lông tươi hơn và đuôi dài hơn chim mái. Đo từ mỏ đến đuôi có thể dài 25 phân mà trong khi đuôi chim trống đã dài hơn thân mình. Chích chòe lửa đẹp nhất ở cái đuôi, khi chim múa rất duyên dáng.

 

3. Kỹ thuật nuôi
Chim bổi bẫy về thì rất nhút nhát, khó thuần hóa, phải nhôt chim trong lồng tre or mây lớn , cao, bên trong có cóng nước, cóng cào cào ( nhớ cắt chân kẻo cào cào nhảy mất), cóng đưng đậu phộng trộn lòng đỏ trứng, một cóng sâu tươi hay trứng kiến. Sau đó ta theo dõi tình hình sức khỏe của chim, xem chim hợp với thưc ăn nào thì cho ăn tiếp. Ngoaì lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đợi đến khi nào chim bớt nhát thì ta có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần và tạp cho chim ăn bột đậu phộng.

4. Thức ăn
Nuôi chim chích chòe lửa ko tốn kém thức ăn bằng chích chòe than nhưng khẩu phần ăn thì cũng đa dạng y như chích chòe than vậy chỉ có điều ăn ít hơn. Có một số con chim chích chòe lửa ko biết ăn bột đậu phộng. Ta cần tập cho chúng bằng cách mỗi ngày lấy một ít bột đổ vào cóng rồi trộn với một ít sâu tươi hay sâu khô. Chim ăn có lẫn bộn nên quen dần, lần sau ta tăng thêm lượng bột dần dần và thề là chim biết cách ăn bột.

5. Lồng nuôi và cách chăm sóc
- Lồng chích chòe lửa phải dùng loại lồng đặc biệt, có 72 nan, đường kính đáy lồng khỏang 35 phân trở lên, chiều cao lồng tối thểu 60 phân. Sở dĩ phải nuôi trong lồng lớn như vậy là vì đuôi nó quá dài.


- Thông thường từ tháng mười âm lịch là chim thay lông và hòan tất vào tháng 3 âm lịch. Tùy sức khỏe chim mà chim thay lông sớm hay muộn. có con chỉ trong 1 tuần là rụng lông ào ào, nhìn thảm thương nhưng như vậy thì lông mới sẽ mau ra. Lại có con chỉ rụng lác đác vài cọng nên thời gian thay lông kéo dài 4 - 5 tháng. Và cũng có con “ suy lông”,một năm thay đi thay lại đến mấy lần. với chim này thì ta nên cho ăn thức ăn bổ dưỡng và ko nên thay thức ăn trong suốt năm.

- Bất kể chim nào cũng vậy, việc thay đổi thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Mỗi lần thay thức ăn là mỗi lần thay lông vì vậy khi mua chim cần tìm hiểu kĩ thức ăn mà người bán cho chim ăn để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng.

- Trong thời gian thay lông, ta nên treo chim ở chỗ tĩnh mịch, đậy áo kín cả ngày lẫn đêm, tiếp đồ ăn, nứơc uống đầy đủ và đặc biệt là tắm bình thườg. trong thời gian này, ko cần cho chim ăn sâu để đỡ tốn kém nhưng tuỵêt đối ko bỏ cào cào. Khi chim thay lông xong thì cho ăn sâu lại như bình thường

6. Tập chim hót
Cũng như họa mi và các loại chim khác, chích chòe lửa có tính hay bắt chước tiêng chim khác mà nó nghe đc. Vì vậy tốt nhất là đem chim nhà đi nghe chim thiên hạ hót để làm giàu âm điệu cho giọng hót của chim^^ hoặc cũng có thể cho chim nghe băng nhạc có tiếng sáo, đàn vĩ cầm, kèn đồng…. Bảo đảm là giọng hót của chim sẽ tràn ngập âm điệu mới.


7. Nuôi chim mái
- Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân thì nuôi chích chòe lửa phải có chim mái mới sung chim. Chim mái nhỏ hơn chim đực, lôngxấu hơn, mắt to tròn, còn chim trống mắt hơi méo.

- Chích chòe lửa mái ăn uống như chim trốg chỉ có điều chỉ cần cho ăn cào cào hoặc bột đậu phộng, khỏi cho ăn sâu. Chim mái bao giờ cũng phải treo khúât mắt chim trống , chỉ cần nghe thấy tiếng chim mái là chim trống sẽ hăng hót. Chim mái càng siêng kêu thì chim trống càng siêng hót .

- Ngòai ra chim chích chòe lửa trống nuôi con rất giỏi. Nếu như thả chim vào lồng chim non mà ko phải con của đó thì nó vẫn làm tròn bổn phận của mình là chăm sóc chúng 1 cách chu đáo.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Bản tin thị trường Cà Phê ngày 28/9/2012

Bản tin thị trường Cà Phê ngày 28/9/2012


Bản tin thị trường cà phê ngày 28/9/2012 by DĐCP | Ban tin thi truong ca phe ngay 28/9

1. Thị trường London
- Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh sau phiên điều chỉnh. Kỳ hạn giao tháng 11 tăng 58 USD, tương đương 2,65%, lên mức 2.188 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2013 tăng 57 USD, tương đương 2,59%, lên mức 2.201 USD/tấn, mức tăng rất mạnh. Lượng giao dịch trong phiên trên mức trung bình.

- Đồng USD sụt mạnh so với rổ tiền tệ và trái phiếu kho bạc sụt giảm khiến cho chứng khoán và nhiều loại hàng hóa tăng mạnh trở lại. Một số nước khối Eurozone cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách và kỳ vọng vào chính phủ Trung Quốc sẽ làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng góp phần làm cho thị trường hồi phục.

- Báo cáo thị trường xuất khẩu của các nước chững lại, đặc biệt là của các quốc gia sản xuất hàng đầu và tồn kho châu Âu cứ giảm dần cũng là cơ hội cho các nhà đầu cơ đẩy giá kiếm lãi. 

2. Thị trường New York
- Giá cà phê Arabica tiếp tục đan xen những phiên trái chiều. Kỳ hạn giao tháng 12 tăng 4,85 cent, tức tăng 2,78 %, lên 174,3 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2013 tăng 4,8 cent, tức tăng 2,69 %, lên 178,25 cent/lb, mức tăng cũng rất mạnh.

- Các thông tin tác động lên giá cà phê như các vùng trồng phía nam Brazil đang có đợt nắng nóng và người trồng cà phê nước này hạn chế bán hàng để chờ giá, trong khi Colombia có một vụ thu hoạch không như kỳ vọng và các nước vùng Trung Mỹ lại gia tăng bán hàng khiến cho giá cà phê Arabica nhảy như con choi choi…

3. Thị trường trong nước
- Giá cà phê nhân xô tăng thêm 700 đồng, lên mức 42.800 - 43.000 đồng/kg.

- Giá cà phê Robusta tươi đang được các lò sấy chào mua với giá 7.800 - 8.000 đồng/kg.

Cách phòng bệnh cho tôm cá trong mùa lũ

Cách phòng bệnh cho tôm cá trong mùa lũ


Cách phòng bệnh cho tôm cá trong mùa lũ by Báo BN | Cach phong benh cho tom ca mua lu

Mùa mưa, bão thường gây lũ lụt, dịch bệnh… và tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. Để hạn chế dịch, bệnh cho thủy sản, nông dân cần quan tâm một số biện pháp sau:

1. Cách phòng bệnh
Trong mùa mưa lũ, do những biến đổi bất thường về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa… là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển và phát tán, đồng thời gây nên các hiện tượng “sốc môi trường” cho động vật thủy sản, mầm bệnh có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể động vật thủy sản để gây bệnh. Khi có sự trao đổi nước giữa các thủy vực tự nhiên và vùng nuôi thủy sản do con người hoặc nước lũ tràn về là nguyên nhân lây lan các chứng bệnh phổ biến cho cá nuôi như các bệnh do ký sinh trùng (bệnh trùng bánh xe, trùng quả dưa, nấm thủy mi, rận cá, bệnh đóng rong ở tôm…), các bệnh do vi khuẩn, vi rút như bệnh ghẻ hay còn gọi là bệnh đốm đỏ, bệnh viêm ruột... Do đó cần phải tiến hành các biện pháp quản lý ao, chăm sóc động vật thủy sản như sau:
- Thường xuyên quan sát tình trạng cá, tôm bơi lội trong ao. Khi có hiện tượng cá, tôm nổi đầu cần xác định nguyên nhân là do đâu, nếu là do thiếu ô xy, cần tăng quạt nước hoặc phun nước, giảm lượng thức ăn, thay một phần nước ao, hoặc cấp thêm nước mới vào ao, tiến hành san thưa để giảm bớt mật độ. Đối với ao nuôi sau mỗi lần thay nước người nuôi phải xử lý nước bằng cách tạt vôi bột (vôi nông nghiệp) với liều lượng 3kg/m3 nước để làm cho nước trong sạch.

- Thường xuyên theo dõi mức nước, màu nước trong ao để kịp thời điều chỉnh; theo dõi thời tiết nhất là những tháng chuyển mùa và những ngày chuyển trời để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn.

- Bảo đảm môi trường ao nuôi cho cá, tôm trong sạch bằng các biện pháp hóa dược như sử dụng bột đá, vôi bột, vôi nước bón định kỳ cho ao nuôi, liều lượng tùy theo đối tượng nuôi. Ví dụ: nuôi cá rô phi định kỳ 7 - 10 ngày/lần bón 1 - 2kg/100m3 nước. Có thể sử dụng hóa chất khác như Zeolite bón vào 3 tháng cuối chu kỳ nuôi để chúng hấp thu các độc tố (NH3, H2S) và kim loại nặng, liều dùng 1 - 2kg/100m3, định kỳ 10 ngày/lần. Hoặc sử dụng các chất có chứa Tricloisoxianuric axit định kỳ 7 - 10 ngày/lần phun xuống ao để khử trùng và diệt bớt tảo phát triển trong ao nuôi thâm canh. Liều dùng 0,3 - 0,5g/m3 nước.

- Tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản như bổ sung vitamin C trộn vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày. Liều lượng sử dụng tùy theo đối tượng nuôi, ví dụ như rô phi là 50 - 60mg/kg cá/ngày. Hoặc sử dụng chế phẩm sinh học probiotic và enzyme tổng hợp để tăng cường tiêu hóa và bảo vệ đường ruột. Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc sử dụng dầu mực nhằm bao bọc thức ăn và thuốc, tránh tan rữa nhanh trong môi trường nước. Tạo mùi hấp dẫn cho cá, tôm bắt mồi nhiều. Liều dùng 10g/kg thức ăn.

2. Cách trị bệnh
Ngoài các biện pháp phòng bệnh nêu trên, người nuôi cần chú ý cách trị một số bệnh như sau:
- Bệnh trùng bánh xe ở cá: Bệnh này do các loại trùng có hình dạng như bánh xe phát triển cao điểm vào các mùa mưa, lũ. Chúng ký sinh trên da, mang, khoang mũi của cá, ở dưới nước thấy rõ hơn so với khi cá ở trên cạn. Khi cá mới mắc bệnh, mình cá có lớp nhớt màu hơi trắng đục, cá bệnh thường nổi đầu và thích tập trung nơi nước chảy, thích cọ mình vào thành bể hoặc cây cỏ và có cảm giác ngứa ngáy. Đôi khi cá nhô đầu lên khỏi mặt nước và lắc mạnh đầu. Cá bệnh nặng mang cá sưng to (kênh to), da cá chuyển màu xám, trông lờ đờ, đảo lộn vài vòng rồi chìm xuống đáy ao và chết. Để trị bệnh, dùng nước muối NaCl 2 - 3% tắm cho cá 5 - 15 phút, hoặc dùng CuSO4 nồng độ 3 - 5 ml/m3 tắm cho cá 5 - 15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5 - 0,7g cho 1m3 nước. Dùng formalin nồng độ 200 - 250 ml/m3 tắm trong 30 - 60 phút hoặc nồng độ 20 - 25 ml/m3 phun xuống ao, tắm vào buổi sáng sớm hoặc vào chiều tối.

- Bệnh rận cá: Rận cá thường bám vào toàn thân cá, hút các chất nhờn làm bị đau, ngứa và cá chạy rần liên tục, nếu bám từ hai con trở lên cá sẽ bị chết. Để trị bệnh, dùng Iodine với liều lượng 2g/m3 nước, tắm cho cá liên tục 3-5 ngày kết hợp dùng Oxytetracyline 5g trộn vào 1kg thức ăn cho cá ăn liên tục trong 5 - 7 ngày.

- Bệnh đốm đỏ (còn gọi bệnh ghẻ): Nguyên nhân chính của bệnh này là do cá bị các ký sinh trùng bám vào làm cho cá bị trầy xước, chạy rong vèo, cá bị sây sát miệng và đuôi, tạo điều kiện thuận lợi để các vi-rút, vi khuẩn tấn công vào cơ thể cá. Cá bệnh thường xuất hiện những vết màu trắng xám ở phần đuôi sau đó lan dần lên đến thân là những vết ghẻ lở, cá bơi lội lờ đờ, toàn thân bị đen, cá chết. Cách trị bệnh, người nuôi dùng Formol với liều lượng 25ml/m3 nước, tắm cho cá liên tục 3 - 5 ngày, kết hợp dùng Oxytetracyline 5g trộn vào 1kg thức ăn cho cá ăn liên tục trong 5 - 7 ngày. Ngoài ra, nên bổ sung vitamin C 5g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 7 - 10 ngày để tăng cường sức đề kháng, kích thích cá ăn mạnh, tăng cường tiêu hóa thức ăn.

- Bệnh do vi khuẩn: Do vi khuẩn thường tấn công vào hệ thần kinh trung ương nên cá bị bệnh có biểu hiện bên ngoài như hôn mê, mất phương hướng, có thể tổn thương mắt: Viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt, có các vết áp-xe (có thể có mủ), xuất huyết ở quanh miệng, gốc vây hoặc quanh hậu môn, lỗ sinh dục. Ở giai đoạn nặng, trong bụng cá có dịch (chảy ra hậu môn), cá thường bỏ ăn. Đối với các bệnh do vi khuẩn có thể dùng một số loài kháng sinh như Erythromyxin hoặc Oxytetramyxin trộn vào thức ăn từ 3 - 7 ngày, dùng 2 - 5 g/100kg cá/ngày. Có thể phun xuống ao nồng độ 1 - 2 ppm, sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4g/100kg cá, từ ngày thứ 3 - 5 giảm còn một nửa.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Bản tin thị trường Cà Phê ngày 27/9/2012

Bản tin thị trường Cà Phê ngày 27/9/2012


Bản tin thị trường cà phê ngày 27/9/2012 by DĐCP | Ban tin thi truong ca phe ngay 27/9/2012

Phiên hôm qua, giá cà phê robusta sàn Liffe (London) mất đà tăng. Hợp đồng cà phê giao tháng 11 giảm 14 USD, tương đương 0,7% xuống còn 2.130 USD/tấn. Hợp đồng giao tháng 1 giảm 10 USD xuống còn 2.144 USD/tấn.
- Trên sàn ICE (New York), giá cà phê arabica các kỳ hạn cũng đồng loạt giảm mạnh. Hợp đồng giao tháng 12 giảm 4,2 cent, tương đương 2,5%, xuống còn 169,45 cent/pound. Hợp đồng giao tháng 3 giảm 4,25 cent xuống còn 173,45 cent/pound.

- Tại cả 2 thị trường London và New York, giá cà phê đồng loạt giảm cùng đà giảm của các loại hàng hóa khác. Đồng USD lên cao nhất 2 tuần so với các tiền tệ chủ chốt, làm giá hàng hóa niêm yết bằng USD trở nên đắt đỏ hơn cho các nhà đầu tư ngoài Mỹ.

- Khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn tiếp tục là mối lo khi hàng loạt các cuộc biểu tình vũ trang quy mô lớn diễn ra tại Tây Ban Nha và Hy Lạp. Các buộc biểu tình này chống lại các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ nhằm đáp ứng điều kiện xin cứu trợ từ ECB. Trong khi đó, các nhà cho vay quốc tế phải thừa nhận đang gặp khó khăn trong việc tìm cách giải quyết khủng hoảng nợ châu Âu.

- Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước xuất khẩu cà phê tháng 9 đạt 96 nghìn tấn, với giá trị 171 triệu USD. Tổng xuất khẩu cà phê 9 tháng lên 1,36 triệu tấn, kim ngạch 2,85 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 36,8% về lượng và 29,8% về giá trị. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm đạt 2.119 USD/tấn, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

- Giá cà phê tại thị trường Tây Nguyên hôm nay giao động quanh mức 42.100 - 42.300đ/kg.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Giá cá Tra giảm mạnh

Giá cá Tra giảm mạnh 

Giá cá tra giảm mạnh by ST | Gia ca tra giam manh

Ông Nguyễn Văn Thể, người nuôi cá ở cù lao Tân Lộc (Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ), cho biết sau thời gian ngắn leo lên được mức giá 22.500 đồng/kg, hiện giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang bị “tuột dốc”, xuống mức 19.500 - 19.700 đồng/kg (loại 1 kg/con).

   

- Đây là mức giá được các doanh nghiệp chế biến thông báo, nhưng thu mua rất hạn chế về sản lượng.

- Loại cá dưới 800 gr/con trả tiền mặt giá chỉ 20.000 đồng/kg. Theo Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản các tỉnh ĐBSCL, toàn vùng hiện có trên 30% sản lượng cá tra nuôi đã vượt cỡ trên 900 gr/con. Lượng cá “lỡ thời” này chỉ còn đường… ra chợ với số lượng không đáng kể và phải chấp nhận bán giá thấp so với bán cho doanh nghiệp.

Đặc điểm sinh học cá Mè Vinh

Đặc điểm sinh học cá Mè Vinh


Đặc điểm sinh học cá mè vinh by ST | Dac diem sinh hoc ca me vinh 1. Phân loại và hình thái- Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). Cá mè vinh (Barbodes gonionotus) là loài cá kinh tế nước ngọt thuộc:
+ Bộ: Cypriniformes
+ Họ: Cyprinidae
+ Giống: Barbodes
+ Loài: Barbodes gonionotus (Bleeker, 1850)
+ Tên gọi:
. Tên tiếng Việt: cá mè vinh
. Tên tiếng Anh: Silver barb

- Cá mè vinh thuộc loại cá cỡ nhỏ, chiều dài tối đa chừng 35 cm. Thân có dẹp 2 bên, có dáng hình thoi cao. Đầu nhỏ, mõm tù. Miệng cá nhỏ nằm ở đầu mõm, có 2 đôi râu (mõm và hàm) dài bằng nhau. Mắt cá to lệch về nữa trên của đầu. Thân trắng bạc, lưng xám đen, bụng xám bạc, đôi khi ánh vàng. Vây bụng và vây hậu môn có màu vàng da cam phớt đỏ ở phía ngoài.

2. Phân bố
Cá mè vinh thường phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonexia….Ở Việt Nam cá phân bố rộng rãi trong các kênh rạch, sông ngòi, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long và sông Đồng Nai. Cá được di nhập ra nuôi ở các tỉnh phía Bắc.

3. Dinh dưỡng
Lúc còn nhỏ (cá giống nhỏ) ăn các loại thực vật thủy sinh mềm như các loại rong nước, bèo cám... Khi lớn cá có thể ăn các loại cỏ trên cạn. Ngoài ra cá cũng có thể ăn được thức ăn chế biến từ các lọai phụ phế phẩm nông nghịêp sẳn có tại địa phương (Dương Nhựt Long, 2003).

4. Sinh trưởng
Theo Lê Như Xuân và ctv (1994), cá mè vinh có tốc độ lớn tương đối thực tế nhanh, nuôi trong ruộng lúa với mật độ vừa phải (1 - 2 con/m2) cá có thể đạt 0,3 - 0,35 kg/con/ sau 6 – 8 tháng. Trong hệ thống mương vườn kết hợp, mật độ cá mè vinh thả 3 con/m2, sau 6 tháng nuôi, trọng lượng cá có thể đạt 150 – 240 gam/con.

5. Sinh sản
- Theo Phạm Minh Thành (2009), cá mè vinh tham gia sinh sản lần đầu sau 1 năm tuổi. Ngoài tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá thường kéo dài từ tháng 5 – 9. Do vậy, trong hoạt động sinh sản nhân tạo, có thể cho cá mè vinh sinh sản gần như quanh năm, chỉ trừ một vài tháng cuối năm như (tháng 11 và tháng 12). Một cá mẹ có thể tham gia sinh sản 4 – 5 lần/năm. Sức sinh sản của cá mè vinh dao động từ 200.000 – 300.000 trứng/kg. Trứng cá mè vinh thuộc lọai bán trôi nổi như cá mè trắng, cá trôi Ấn độ. Trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 27 – 29 độ C, trứng cá mè vinh sẽ nở sau 12 giờ.

- Cá mè vinh là loài di cư sinh sản, nuôi trong ao ruộng mương vườn mặc dù cá có trứng nhưng cá không đẻ đó là do thiếu các điều kiện thích hợp cho cá sinh sản.

Sầu riêng bị thối trái - Cách phòng

Phòng trừ bệnh thối trái sầu riêng

Sầu riêng đã từng được mệnh danh là “nữ hoàng” của các lọai cây ăn trái. Có lẽ, ngoài “mùi vị đặc biệt” của trái mà không có loại trái cây nào sánh bằng, chúng còn là lọai cây “khó tính” mà không phải vùng đất nào cũng có thể trồng được. Trong những năm gần đây, phong trào trồng mới và thâm canh sầu riêng đang được đặc biệt chú trọng, do hiệu quả kinh tế cao. Do đó, giải quyết vấn đề sâu bệnh cũng là một thách thức đối với nông dân, trong đó đáng quan tâm nhất là bệnh thối trái.

Bệnh thối trái do nấm Phytophthora  palmivora gây ra. Chúng gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Trên thân, nấm tấn công gần gốc, cách mặt đất lên khoảng 1 m. Triệu chứng đầu tiên trên vỏ thân có đốm sậm màu, hơi ướt. Sau đó, vết bệnh chuyển màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu, làm lá vàng héo và rụng dần. Đôi khi nấm còn tấn công các cành phía trên cao. Bệnh tấn công trên lá, làm cháy lá. Quan trọng hơn cả, nấm gây hại trên trái, làm trái bị thối hàng loạt. Vết bệnh khởi đầu một vài chấm nhỏ màu nâu đen, thường xuất hiện dọc theo chiều từ cuống trái sầu riêng trở xuống chung quanh trái. Sau đó, phát triển từng lõm lan rộng và ăn sâu vào thịt trái, làm thịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu. Trời ẩm thấp, trên vết bệnh hình thành những tơ nấm trắng. Bệnh làm trái nhỏ, chín sớm (chín háp), bệnh nặng làm thối cả trái và lây lan sang những trái khác. Bệnh có thể gây hại trong mọi giai đoạn của trái và cả trái sau thu hoạch.
 
Nhánh sầu riêng bị thối do Phytophthora palmivora tấn công.
 
Lá sầu riêng bị cháy do Phytophthora palmivora.
Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước và nhất là các chùm trái nằm trong tán. Ngoài ra, vết đục của sâu đục trái còn tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh. Từ các vết bệnh ban đầu của sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa hay lũ lụt. Nguồn nước tưới trong vườn cũng là yếu tố làm cho nấm phát tán, lây lan. Nấm lưu tồn chủ yếu trong đất, trong nước và trong các bộ phận bị bệnh của cây.
 Biện pháp phòng trừ:
+ Đối với vườn mới trồng nên trồng với mật độ thấp, khoảng cách 8-10m, tạo thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển thông thoáng.
+ Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy.
+ Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.
+ Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ bằng xơ dừa
+ Bao trái là biện pháp  hiệu quả để hạn chế bệnh thối trái hiệu quả.
+ Bón cân đối NPK.
+ Bón phân chuồng hoai mục ( tốt nhất là sử dụng phần gà) kết hợp sử  dụng chế phẩm sinh học Trico để hạn chế bệnh phát triển.
+ Dùng vôi hòa với thuốc gốc Đồng quét lên thân cây cách mặt đất khoảng 1m vào đầu mùa mưa để ngừa nấm tấn công thân.
+ Phát hiện bệnh mới chớm phun các lọai thuốc hóa học: Aliette, Mexyl-MZ  72WP, Ridomil-Gold, Alpine 80WP, Mataxyl 25WP,.... Chú ý, nếu bệnh xuất hiện trễ vào giai đoạn trái lớn, khi phun thuốc nên đảm bảo đúng thời gian cách ly để tránh dư lượng thuốc tồn trong trái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuyệt đối không nên nhúng trái vào thuốc BVTV sau thu hoạch. 
K.S Nguyễn Thị Nguyệt-Chi Cục BVTV Bến Tre

Kỹ thuật chiết - ghép nhân giống cây Sầu Riêng


Kỹ thuật chiết - ghép cành cây Sầu Riêng

3.1. Nhân giống
 
Sầu riêng có thể được nhân giống bằng hột, tháp mắt, tháp cành, tháp đọt và chiết. Cây trồng bằng trái và năng suất không được ổn định, cây rất lâu cho trái (mất từ 7-12 năm) và có chiều hướng phát triển khung tán rất to gây trở ngại cho việc chăm sóc. Do đó phương pháp nhân giống vô tính thường được áp dụng rộng rãi hơn. Hiện nay ở ĐBSCL sầu riêng thường được trồng bằng cây tháp và chiết.
 
3.1.1. Phương pháp tháp mắt
 
Chuẩn bị gốc tháp

Hột thường được chọn từ những trái chín đầy đủ. Sau khi chà sạch cơm, loại bỏ những hột xấu lép rửa sạch, xử lý thuốc sát khuẩn trước khi đem ươm. Hột mất sức nẩy mầm nhanh nên cần gieo ngay. Đem trải đều hột kề nhau trên đất ẩm, phía trên phủ tro trấu, tưới  nước giữ ẩm hàng ngày. Sau khi hột nẩy mầm (8-17 ngày) đem cấy vào liếp.



Đất liếp cấy hột sầu riêng phải cuốc sâu 30 cm để rễ cái phát triển tốt. Cấy hột với khoảng cách 30 x 30 cm. Đặt phần tễ hột úp xuống dưới, 1/2 phần đáy hột hướng lên trên. Khi cấy hột xong tủ cỏ lại và tưới nước giữ ẩm hàng ngày. Rải thuốc trị kiến, xịt thuốc phòng trừ sâu bệnh thường xuyên và dùng phân N-P-K tưới để cây con phát triển tốt. Có thể dùng Derosal, Carbendazim, Bavistime, Appencab để phòng trị chết cây con. Cây con phát triển có 1-3 thân, chỉ cần giữ lại 1 thân chính khỏe mạnh. Nên che mát ánh sáng 50% để cây ít bị cháy lá và chậm tăng trưởng (do quang phân hóa).
 
Có thể ươm hột trong bầu đất. Đặt hột ở 1/3 chiều cao bầu, thêm đất trộn tro trấu vào đầy dần bầu theo sự phát triển của rễ hột.
 
Cây con sử dụng làm gốc tháp phải có tuổi thích hợp tùy theo phương pháp tháp. Gốc khoảng 3-5 tháng tuổi được dùng làm gốc tháp cành, tháp đọt; gốc 1,5-3 năm tuổi dùng tháp mắt. Lưu ý khi dùng gốc tháp non (tháp cành, tháp đọt) phải chăn sóc thật kỹ khi đem trồng vì cây dễ bị chết do rễ phát triển kém.
 
Mùa vụ tháp

Đối với sầu riêng, tiến hành tháp vào khoảng tháng 6-9 dl hàng năm là tốt nhất vì trong những tháng này có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nên tháp cây rất dễ dính. Sầu riêng cũng được tháp trong mùa nắng, có thể cắt ngọn gốc tháp trước, bứng vô bầu đem đặt vào chỗ thoáng mát để tiến hành tháp. Tỷ lệ tháp dính so với tháp trong mùa mưa kém hơn.
 
Cách làm

Có nhiều kiểu tháp, nhưng kiểu tháp theo chữ U xuôi là phổ biến nhất. Mở miệng tháp trên gốc tháp cách mặt đất khoảng 25-30 cm, nhánh mũi dao làm trầy phần gỗ bên trong. Miệng tháp dài khoảng 2-2,5 cm, rộng khoảng 1-1,5 cm. Dùng dao rọc một đường chia lớp vỏ đậy miệng tháp làm 2 phần lớn của vỏ đậy một lỗ nhỏ tròn để khi đặt mắt tháp vào không bị cấn dập.
 
Mắt tháp (còn gọi là bo tháp) được lấy từ những mầm vừa nhú lên từ nách lá (nông dân thường gọi là hột gạo) trên cành. Cắt cuống lá trước 3-4 ngày trước khi lấy bo tháp. Bo tháp được lấy theo kích thước hơi nhỏ hơn miệng tháp. Luồn bo tháp vào miệng tháp đậy vỏ miệng tháp lại sao cho mầm tháp nhú ra ngoài từ nơi khoét lỗ. Dùng một đoạn lá dừa dài khoảng 5 cm, rộng 2 cm có khoét lỗ ở giữa đậy  lên kín miệng tháp, dùng dây thun buộc lại. Đầu trên lá dừa phải buộc chặt để nước không thấm vào trong, phía ngoài chỗ tháp được quấn dây thu vừa phải làm cấn giập mầm tháp. Nếu phải lấy mắt tháp ở nơi xa, sau khi cắt cành nhúng nước giữ ẩm ở gốc cành rồi dùng lá chuối bó lại. Không được nhúng ướt cả cành vì dễ làm hư mắt tháp. Mắt tháp sầu riêng có thể giữ được tốt trong vòng 1 ngày.
 
Sau khi tháp 20 ngày thì mở dật thun, nếu tháp dính thì ngày thứ 25 có thể cắt đọt gốc tháp cho mầm phát triển. Khoảng 4-6 tháng sau khi cắt đọt , nếu cây con phát triển tốt thì có thể đem trồng.
 
3.1.2. Phương pháp tháp cành
 
Có hai phương pháp tháp cành là tháp nêm (ghép nêm) và tháp ngọn (ghép đọt)
* Tháp nêm:
 
Chuẩn bị gốc tháp
Sử dụng gốc tháp khoảng 3-5 tháng tuổi, phần thân thật (phía trên trục hạ diệp) có đường kính 3-4 m.
 
Chọn cành tháp
 
Chọn cành tháp còn non, lá màu xanh vàng nhạt, đường kính thân cành khoảng 3-4 mm, dài 20-30 cm. Có thể chọn cành non mọc trên các cành chính hay trên thân chính.
 
Chuẩn bị giàn tháp
 
Khi tháp các cành non mọc từ cành chính trên cao thì cần làm giàn treo bầu gốc tháp. Cắm 2 cọc tràm hay tre ở gốc cành chính (sát gốc thân) và phía ngoài ngọn cành, sau đó buộc thắt dài 1 sào tre (hay tràm) nối 2 đầu cọc, song song sát với cành chính buộc các bầu gốc tháp vào tương ứng với các cành tháp.
 
Cách làm
 
Dùng dao cắt ngang thân gốc tháp ở vị trí cách trên trục hạ diệp (phần thân to mềm, mọc ra đầu tiên từ hột) 2-3 cm. Chỗ cắt cách mặt đất 10-15 cm tùy theo trục hạ diệp dài hay ngắn. Dùng lưỡi lam vuốt mỏng dần 2 bên ngọn gốc tháp còn lại thành hình lưỡi gà mỏng, dài khoảng 2cm.
Dùng dây nylon buộc treo gốc tháp vào giàn ở vị trí thích hợp với cành tháp.
Dùng lưỡi lam cắt sâu vào giữa lõi cành tháp theo chiều xiên về phía ngọn cành, dài khoảng 2-2,5 cm để tạo miệng tháp. Luồn phần lưỡi gà của gốc tháp vào miệng tháp. Dùng vải nylon (rộng 1 cm, dài 50 cm) buộc miệng tháp lại từ dưới lên trên theo hình mái ngói để tránh đọng nước.
Tưới giữ ẩm thường xuyên bầu gốc tháp khoảng một tháng sau khi tháp có thể cắt đem bầu cây tháp xuống.
Phương pháp này có nhược điểm là dễ gãy nơi vết tháp nếu trồng trong vùng có gió mạnh (Duyên Hải, Sông Bé,...) dễ chết nếu trồng trong mùa mưa do vết tháp dễ nhiễm vi khuẩn.
 
* Tháp ngọn:
 
Tháp ngọn sử dụng gốc tháp 2-4 tháng tuổi và phải chuẩn bị cành tháp 10-20  ngày trước khi tháp (khấc, bón P, K). Đọt tháp chỉ cần một đoạn có mang lá non (phương pháp Thái Lan). Dùng dao bén hay lưỡi lam cắt ngang gốc tháp ở độ cao thích hợp sau đó chẻ ở vết cắt sâu 1,5 cm. Dùng dao bén vuốt đọt tháp thành dạng mũi nêm và đặt vào vết chẻ trên gốc tháp. Chú ý sao cho tượng tầng gốc tháp và ngọn tháp tiếp xúc với nhau. Sau đó dùng dây cao su quấn chặt chỗ tháp theo kiểu mái ngói. Phương pháp này có ưu điểm là không bị gẫy nơi vết tháp khi trồng sau này.
 
3.1.3. Phương pháp chiết cành
 
Mùa chiết
Từ tháng 3-10 dl (tốt nhất là tháng 3-4 dl).
Chọn cành chiết
Chọn cành mọc xiên ngoài tán khỏe mạnh, dài khoảng 1 mét, đường kính 5-10 mm, lá màu xanh vàng nhạt (mới chuyển từ non qua trưởng thành), lá đọt chưa nở. Nếu chọn cành có lá màu xanh đậm thì chiết khó ra rễ. Các nhánh chèo (nhánh thứ cấp) trên cành chiết cũng có lá non chưa nở ra.
 
Cách làm
 
Khoanh một đoạn vỏ dài 4-8 cm (tùy theo đường kính cành chiết). Chiều dài từ chỗ khoanh vỏ đến ngọn cành dài 50-70 cm. Khoanh theo kiểu tướt vỏ. Sau khi lột vỏ, dùng vải sạch lau tượng tầng libe (rất mỏng). Tránh cọ xát mạnh làm tổn thương lỏi cây dễ gây thối cành.
 
Sau khi khoanh vỏ để ráo nhựa khoảng 2-3 ngày. Tiến hành bó bầu bằng rơm trộn bùn sông (nên dùng rơm đã giặt sạch phơi khô và bùn không có phèn). Có thể sử dụng thuốc kích thích ra rễ của Đại học Cần Thơ (1.000 ppm NAA) lên phía trên vết khoanh trước khi bó bầu. Vài ngày sau, khi thấy rơm bó ngoài bầu chiết khô thì tiến hành bó nylon và che lá chuối khô phía trên bầu chiết (hướng nắng phía Tây để hạn chế ánh sáng) giúp rễ mọc ra. Tùy giống và mùa vụ, khoảng từ 35-40 ngày (nếu có sử dụng thuốc kích thích ra rễ) đến 45-60 sau thì bầu chiết ra rễ. Tiến hành cắt cành giâm vào bầu đất, che mát, được 1 tuần thì đưa dần ra nắng. Khoảng 1-2 tháng sau thì đem trồng.
 
Nếu chiết vào giai đoạn mưa nhiều (từ tháng 8 dl trở đi) nên dùng rễ lục bình bóc bầu để tránh quá ẩm gây thối. Các điểm cần lưu ý khi chiết cành.
 
- Chọn cành đúng tuổi (quan trọng)
- Bầu chiết bị thối do quá ẩm hay ngộ độc (do rơm tươi, rễ lục bình không được giặt sạch,...).
- Kiến làm tổ do che lá chuối khô gây hư hại cành chiết.
- Khả năng ra rễ còn tùy thuộc vào giống.
 
3.2. Chuẩn bị đất trồng
 
Có thể trồng liếp đơn hay liếp đôi. Nếu bố trí liếp đơn trồng 1 hàng, thì liếp rộng 5-6 m, mương rộng 2-3 m. Nếu liếp đôi trồng 2 hàng. Thì liếp rộng 10-12 m, mương rộng 4-5 m. Lưu ý xẻ thêm mương phèn trên liếp để thoát nước nhanh trong mùa mưa. Ở vùng cao, sầu riêng được trồng trên đất bằng thường có tuổi thọ cao hơn.
 
Cần trồng cây chắn gió (tre, lục bình,...) chung quanh vườn để chắn bốt gió, giảm việc rụng hoa, trái, tổn thương lá,...Trong những năm đầu cho trái nếu cây sai trái thì cần chống đỡ để tránh gãy nhánh.
 
Ở ĐBSCL nên trồng trên mô và bồi liếp tăng dần chiều dầy tầng canh tác, tránh úng rễ do nước ngập hàng năm. Trộn mỗi mô đất với tro trấu, phân chuồng hoai mục và khoảng 0,5 kg super lân. Mô rộng khoảng 1-2 m, cao 0,3-0,5 m tùy địa hình.
 
3.3. Trồng vă chăm sóc
 
3.3.1. Khoảng cách trồng
 
Khoảng cách cây cần thay đổi tùy loại cây giống. Khoảng cách trồng trung bình 8 x 8 m. Trồng một hàng trên liếp đơn hay hai hàng theo hình nanh sấu trên liếp đôi.
 
3.3.2. Trồng vă chăm sóc cây con
 
Loại bỏ vật liệu  làm bầu, đặt cây vào lỗ đào trên mô, lấp đất vừa quá mặt bầu cây con, ém đất xung quanh gốc. Cắm cục giữ cây, tưới đẫm nước. Dùng rơm hay cỏ khô đậy mô giữ ẩm. Cần che mát cây con trong thời kỳ đầu. Khi cây phát triển qua 1 mùa khô thì loại bỏ dần vật liệu che mát.
Nếu bứng bầu đất thì sau khi bứng nên để bầu cây con nằm ngang trên mặt đất ở nơi thoáng mát vài ngày mới trồng vào đất.
Che nắng hướng Tây trong 12 tháng đầu, nhất là vào các tháng nắng chiều, vì cây phát triển rất chậm trong điều kiện nắng gắt.
 
HIỆN TƯỢNG CHẾT CÂY CON SAU KHI TRỒNG
 
Cây sầu riêng con khi đem trồng thường có tỷ lệ chết cao. Hiện tượng này có thể do một hay nhiều nguyên nhân sau:
- Thiếu nước tưới hoặc tưới không đủ làm cây bị hốc. Trồng cây không che mát ở giai đoạn đầu. Đất không thoát nước tốt.
- Đất sét nặng làm rễ cây con kém phát triển, suy yếu dần. Đất nhiễm phèn, mặn, đất mới còn nhiều chất hữu cơ chưa hoai mục gây ngộ độc.
- Cây con có hệ thống rễ nhánh ít, nhất là cây chiết nhánh hoặc cấy tháp đọt, tháp cành. Rễ cây con tương đối giòn, dễ gãy khi vận chuyển bị sốc (đường xe). Cây con không được giữ chắc chắn sau khi trồng, bị gió thường xuyên sẽ làm lung lay rễ, tược tháp.
- Cây con bị thối rễ do nấm bệnh hoặc bị bệnh thán thư nặng (đốm lá) không hồi phục được.
- Bón quá nhiều phân nhất là phân đạm.
- Chọn đất tốt, nhẹ. Phần đất dưới đáy hố trồng cần làm tơi xốp. Nên bón lót phân lân, tro trấu.
- Cây con đem trồng cần có nhiều rễ nhánh.
- Nếu đường xa nên vận chuyển bằng ghe và nên giảm cây 2-3 tháng để dưỡng trước khi trồng.
- Tưới đủ nước
- Cây con cần được che mát tránh ánh nắng trực tiếp trong năm đầu tiên sau khi trồng. Buộc giữ cây chắc chắn.
- Tránh bón quá nhiều phân, bón phân chia làm nhiều lần. Nên pha phân để tưới trong giai đoạn đầu.
- Phòng trị các loại nấm gây hại ở giai đoạn liếp ương (đối với cây tháp) như :Sclerotium, Rhizoctonia, Pythium, Fusarium và thán thư (colletotricum).
 
Sưu tầm: Từ Hội nông dân Cần thơ

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Bản tin thị trường Cà Phê tuần 38 (17/9 – 22/9/2012)

Bản tin thị trường Cà Phê tuần 38 (17/9 – 22/9/2012)


Bản tin thị trường cà phê tuần 38 (17/9 – 22/9/2012) by DĐCP | Ban tin thi truong ca phe tuan 38 (17/9 – 22/9/2012)

Biến động trong tuần cho thấy giá cà phê Arabica vẫn còn xu thế suy yếu trong khi giá cà phê Robusta giữ vững ở mức cao.
 
Biểu đồ giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 11/2012 tuần 38 (17 – 22/09/2012)

- Đầu tuần, giá cà phê thế giới sụt giảm trên cả 2 sàn chủ yếu do nhà đầu tư bán ra.

 - Tại sàn Liffe NYSE London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 11 giảm 19 USD, tương đương 0,92%, xuống 2.064 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2013 giảm 16 USD, tương đương 0,77%, còn 2.081 USD/tấn. Tại sàn Ice New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 12 giảm 5,45 cent, tức giảm 3,1 %, xuống 175,65 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2013 giảm 5,25 cent, tức giảm 2,92 %, xuống còn 179,6 cent/lb.

- Trong khi giá cà phê London chỉ giảm nhẹ do hoạt động chốt lời thì giá cà phê New York giảm rất mạnh do nhà đầu tư bán tháo sau khi giá không đạt được mức cao 8 tuần.

- Giữa tuần, giá cà phê thế giới sụt giảm khá sâu do nổi thất vọng khi nhà đầu tư đặt cược quá nhiều vào gói QE3. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 11 giảm 47 USD xuống còn 2.017 USD/tấn và giao tháng 1/2013 giảm 45 USD xuống còn 2.036 USD/tấn, đây là mức giá cà phê Robusta thấp nhất tuần.

- Tương tự, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 12 giảm 7,05 cent xuống còn 168,6 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2013 cũng giảm 7,05 cent xuống còn 172,55 cent/lb, đây cũng là mức giá cà phê Arabica thấp nhất tuần.

- Không chỉ giá cà phê mà còn giá cả nhiều hàng hóa khác cũng sụt giảm khiến nhà đầu tư tỏ ra nghi ngờ hiệu quả của các giải pháp được tuyên bố là “không hạn chế” của FED lẫn ECB.

- Cuối tuần, nhờ sự đồng loạt áp dụng biện pháp kích cầu của nhiều nền kinh tế lớn mà giá cả thị trường hàng hóa thế giới trong đó có giá cà phê hồi phục mạnh mẽ. Tại London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 11 tăng 66 USD, tương đương 3,27%, lên lại mức 2.083 USD/tấn và giao tháng 1/2013 tăng 63 USD, tương đương 3,09%, lên mức 2.099 USD/tấn. Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 12 tăng 4,7 cent, tức tăng 2,71%, lên 173,3 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2013 tăng 4,85 cent, tức tăng 2,73%, lên 177,4 cent/lb.

- Báo cáo tồn kho của Liffe tiếp tục sụt giảm và lượng hàng xuống tàu của Việt Nam thường rơi vào vùng thấp nhất trong những tháng giáp hạt đã hỗ trợ cho giá cà phê Robusta. Trong khi sản lượng vụ mùa của Colombia không đạt như dự kiến và thông tin nông dân Brazil được hỗ trợ tín dụng để hạn chế bán ra vùng giá thấp giúp cho giá Arabica không giảm sâu.

- Ngày càng thấy rõ xu thế của các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê là tìm kiếm đường đi riêng của mình, nhằm hạn chế sự chi phối của đầu cơ tài chính lên giá cà phê, buộc các sàn giao dịch cà phê thế giới phải có biện pháp khả dĩ hơn. - Giá cà phê R2 xuất khẩu, 5% đen vỡ có giá 2.055 USD/tấn, với trừ lùi 30 USD theo giá tháng 11 của London.

- Giá cà phê tại các tỉnh Tây nguyên quay lại mức 42.100 - 42.200 đồng/kg nhân xô. - Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta London giao tháng 11 không thay đổi và giao tháng 1/2013 chỉ tăng 2 USD ; giá cà phê Arabica giao tháng 12 giảm 7,8 cent và giao tháng 3/2013 giảm 7,45 cent ; trong khi giá cà phê nhân xô trong nước giảm 300 đồng và giá cà phê xuất khẩu vẫn không thay đổi.

- Theo Hiệp hội chè-cà phê Nga, cho dù năm nay Brazil được mùa và các nước vùng Trung Mỹ bội thu nhưng ước tính nhu cầu cà phê thế giới sẽ lên tới 137,1 triệu bao, vẫn còn thiếu hụt 5,5 triệu bao (bao = 60kg).

Thông tin về Cua Huỳnh Đế

Thông tin về Cua Huỳnh Đế


Thông tin về Cua Huỳnh Đế by TSTB | Thong tin ve cua huynh de
1. Phân loại
- Ngành: Arthropoda
- Lớp: Malacostraca
- Bộ: Decapoda
- Họ: Raninidae
- Giống: Ranina
- Loài:Ranina ranina Linnaeus, 1758
- Tên gọi:
+ Tên Tiếng Anh: Red frog crab
+ Tên Tiếng Việt: Cua huỳnh đế
+ Tên khác: Spanner crab

2. Đặc điểm sinh học và phân bố
a) Đặc điểm sinh học
- Cua huỳnh đế to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn, nhìn giống con bọ khổng lồ hay có con hình dáng như loài rùa, đầu cua hơi chúi xuống, có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn, đầu cua dài và có nhiều râu. Cua Huỳnh đế có những con ở vùng biển nước sâu nặng hơn 1 ký.
 

- Cua có bộ áo giáp dày và cứng có màu vàng rực như hoàng bào hay chiến bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao. Thịt cua huỳnh đế thơm ngon, bổ dưỡng, thớ thịt cua săn chắc, trắng muốt nhô và độ đạm cao.

b) Phân bố
Cua phân bố nhiều ở vùng biển phía Đông Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, cua Huỳnh đế xuất hiện nhiều ở vùng biển sạch, có đáy cát vàng và nguồn nước trong xanh như các vùng biển Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Phong (Bình Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Đây là một loài hải sản có giá trị kinh tế cao và được làm nguyên liệu chế biến thành những món đặc sản.

c) Tập tính
Cua Huỳnh đế chỉ rộ nhất vào mùa xuân, khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch ở Việt Nam. Thông thường những tháng mùa xuân, biển trở ngọn gió nồm, rất êm nên khuyến khích loại cua sinh sản và đi tìm thức ăn.

3. Hiện trạng
- Cua huỳnh đế là đặc sản từ vùng biển Quảng Ngãi đến Bình Định. Loài cua này trước đây dùng để tiếng cống cho các vị vua ở Việt Nam vì tương truyền họ ăn thấy ngon, tốt cho sức khỏe. Cua huỳnh đế có thể chế biến các món như rang me, rang muối, nướng... nhưng ngon nhất và đơn giản trong chế biến vẫn là món hấp ăn với muối tiêu ớt xanh hoặc luộc lấy thịt phi hành, gia vị rồi nấu cháo. So với các loại hải sản khác, cua Huỳnh đế khẳng định đẳng cấp về chất lượng mà lâu nay được ví ngang với cá tuyết đen, cá hồi đỏ...

- Về khai thác ở Việt Nam, khoảng cuối đông đến tháng tư năm sau, khi gió xuân về là lúc ngư dân vào mùa đánh bắt cua huỳnh đế. Giã cào, lưới đánh đằm... là những phương tiện đánh bắt cua thường thấy. Ngư dân miền Trung Việt Nam có thể đánh bắt bằng lưới giã cào, nhưng để có được những chú cua với số lượng nhiều, chắc thịt thì phải dùng một dụng cụ gọi là rập. Rập để bẫy cua huỳnh đế có hình dạng như chiếc nón, được gắn mồi tươi ở chính giữa. Mỗi thuyền ra khơi thường trang bị từ 200 - 300 cái rập, khi thả mỗi cái cách nhau chừng 5m. Cua rúc vào đó ăn mồi và sập bẫy trong các rập.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Giải pháp phát triển Cà Phê bền vững

Giải pháp phát triển Cà Phê bền vững


Giải pháp phát triển cà phê bền vững by DL24h | Giai phat phat trien ca phe ben vung

Ngày 22/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả sản xuất càphê năm 2010 và bàn giải pháp phát triển càphê bền vững trong thời gian tới.


- Hội nghị đã thống nhất quy hoạch phát triển càphê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là không mở rộng diện tích, chỉ trồng thay thế hoặc tái canh những diện tích càphê già cỗi ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp, giảm diện tích càphê ở những nơi đất xấu, không có nguồn nước tưới, diện tích bị sâu bệnh nặng để chuyển sang cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Theo kế hoạch, quy mô diện tích càphê của Việt Nam đến năm 2030 giảm xuống chỉ còn 480.000ha, giảm trên 75.000 so với năm 2010, nhưng thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh để sản lượng không thay đổi, phấn đấu đạt trên 1,1 triệu tấn càphê nhân như hiện nay.

- Hội nghị cũng đã xác định 4 địa phương Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông và Gia Lai là vùng trọng điểm (hiện nay, các địa phương này đã chiếm 90% diện tích và 92% sản lượng càphê của cả nước) và ngoài vùng trọng điểm có các địa phương Kon Tum, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị, Sơn La, Điện Biên.

- Hội nghị cũng thống nhất trong những năm tới mở rộng diện tích càphê chè ở những nơi có điều kiện để đến năm 2020 đưa diện tích càphê chè tăng lên 40.000ha (chiếm khoảng 8% tổng diện tích càphê của cả nước), càphê vối chiếm 92% diện tích.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng cây giống càphê, khẩn trương triển khai, tập huấn để người sản xuất áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác càphê bền vững, nhất là các biện pháp tưới nước tiết kiệm, bón phân hợp lý, trồng cây che bóng, quản lý dịch hại tổng hợp, thực hiện tốt quy trình "3 giảm-3 phải-3 tăng”, trong đó, giảm phân bón - nước tưới - thuốc bảo vệ thực vật, phải trồng mới bằng giống tốt - phải trồng cây che bóng - phải thu hoạch đúng độ chín, tăng chất lượng - hiệu quả - sức cạnh tranh.

- Từng địa phương có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích mở rộng thực hiện các chương trình sản xuất càphê có chứng nhận: VietGap, càphê Utz, 4C…

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng chỉ đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tiếp tục triển khai dự án phát triển giống càphê, tập trung nhân, chuyển giao nhanh các giống càphê vối có năng suất, chất lượng cao đã được
- Nhà nước công nhận như TR4, TR5, TR6, TR9, TR11, TR12, TR13 để cung cấp cho các địa phương làm nguồn giống đầu dòng.

- Hội nghị cũng đã thống nhất các giải pháp tái canh, phát triển các hình thức liên kết hợp tác trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu càphê, cần vận hành Sàn giao dịch càphê Buôn Ma Thuột có hiệu quả hơn để tạo điều kiện cho người thu mua, xuất khẩu tiếp cận trực tiếp với các thị trường Life, NY vag với các nhà rang xay lớn trên thế giới.

- Hội nghị cũng đề xuất, kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng Chương trình tái canh càphê giai đoạn 2011 - 2020, có cơ chế chính sách, nguồn lực để đảm bảo tái canh thành công 100.000 ha càphê trong 10 năm đến. Bố trí nguồn vốn tín dụng quay vòng với lãi suất ưu đãi để cho các doanh nghiệp vay, chủ động mua tạm trữ càphê khi cần thiết nhằm can thiệp kịp thời khi giá càphê xuống thấp, khó tiêu thụ, góp phần ổn định đời sống của người sản xuất càphê…

- Theo báo cáo tại Hội nghị, hiện nay, cả nước có 555.065ha càphê, tăng 18.000ha, trong đó, diện tích càphê kinh doanh có 517.390ha, tăng 13.000ha so với niên vụ càphê 2009 - 2010. Trong đó, Đắk Lắk là địa phương có diện tích càphê nhiều nhất với trên 190.765ha (177.890ha càphê kinh doanh), kế đến là tỉnh Lâm Đồng có diện tích 142.900ha, trong đó có 135.500ha càphê kinh doanh.

- Năng suất bình quân niên vụ càphê 2010 của cả nước đạt 21,2 tạ nhân/ha, tăng 3,1% và đạt sản lượng trên 1,1 triệu tấn càphê nhân, tăng 4,6% so với năm 2009, trong đó, Đắk Lắk là địa phương có sản lượng càphê nhiều nhất, với gần 400.000 tấn càphê nhân.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Một số bệnh thường gặp ở Thỏ

Một số bệnh thường gặp ở Thỏ 

Một số bệnh thường gặp ở Thỏ by ST | Mot so benh thuong gap o tho

1. Bệnh tụ huyết trùng
- Nguyên nhân: do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp. Bệnh có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi của thỏ và được xem là bệnh nguy hiểm bật nhất đối với thỏ.

 
- Triệu chứng: Thỏ kém ăn, sốt cao 41 – 42 độ C, khó thở, kết mạc mắt đỏ, chảy nước mũi có lẫn dịch nhờn, tiêu chảy , gầy yếu dần và chết sau 2 – 5 ngày thể hiện bệnh. Bệnh ở thể cấp tính thỏ chết rất nhanh chỉ trong vài giờ biểu hiện bệnh, hầu như không thể hiện rõ triệu chứng.

- Phòng bệnh: không nên nhốt thỏ vào chuồng gà, chuồng heo vì có nguy cơ lây bệnh từ các loại vật nuôi này. Tăng sức đề kháng cho thỏ bằng cách định kỳ cho thêm vitamin vào thức ăn, hoặc hòa vào nước uống của thỏ. Đặc biệt, vào các thời điểm giao mùa nên sử dụng các kháng sinh (Streptomycin, Kanamycin…) với liều phòng bằng 1/2 liều điều trị để phòng bệnh. Đồng thời, người nuôi cần tăng cường công tác sát trùng tiêu độc chuồng trại bằng các dung dịch như nước Javen (thuốc tẩy quần áo), phenol 2 %, hoặc formol,… Chúng ta có thể phòng bệnh cho thỏ bằng cách tiêm phòng vacxin.

- Cách điều trị: sử dụng thuốc đặc trị Streptomycin với liều 0,01g/ kg thể trọng, hoặc dùng Kanamycin với liều 0,05g/kg thể trọng, hoặc có thể oreomixin, teramixin ... để điều trị.

2. Bệnh ghẻ
 - Nguyên nhân: do một số loại ký sinh trùng ngoại sinh gây ra, ghẻ đầu do loài ký sinh trùng Notoedres gây ra, bệnh thường xuất hiện ở mí mắt, mũi, mép, móng chân, gót chân, da vùng hậu môn và cơ quan sinh dục, ghẻ tai do loài Psoroptes ký sinh, gây bệnh ở lỗ tai và vành tai. Bệnh thường xảy ra khi điều kiện chăn nuôi vệ sinh kém, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của thỏ.

  
- Triệu chứng: Bệnh xảy ra khá phổ biến trên thỏ, thường xuất hiện vào mùa hè. Bệnh không gây chết thỏ ngay nhưng thiệt hại về kinh tế rất lớn, do mức độ lây lan trong đàn rất nhanh, làm thỏ gầy yếu, chậm lớn. Một số dấu hiều để nhận biết thỏ bệnh: thỏ thường gãy ngứa, rụng lông và đóng vảy. Ở các điểm ghẻ ban đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vảy rộp máu trắng xám, dầy dần lên và khô cứng lại. Đôi khi dưới vảy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da. Thỏ không yên tĩnh, kém ăn, gầy dần và chết.

- Phòng bệnh: thỏ nuôi cần được đảm bảo vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Chuồng nuôi phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, mật độ nuôi vừa phải. Thường xuyên kiểm tra, cách ly và điều trị kịp thời những con có biểu hiện bệnh. Có thể sử dụng thuốc Ivermectin để phòng bệnh ghẻ với liều phòng bằng 1/2 liều điều trị, cách 3 tháng tiêm lặp lại.

- Cách điều trị: thuốc đặc trị là Ivermectin 2.5 (hoặc Bivermectin), sử dụng tiêm dưới da. Liều dùng: 1 ml/ 12 - 15 kg thể trọng, tiêm dưới da. Ngoài ra có thể dùng hỗn hợp gồm 1 phần iodoform, 10 phần ête, và 25 phần dầu thực vật để bôi vào vết ghẻ. Sau khi các vết ghẻ bong da thì lặp lại điều trị một lần nữa kéo dài 6 - 10 ngày, hoặc lau vết thương bằng xà phòng khi vẫy (mài ghẻ) đã mềm thì nhẹ nhàng lấy ra, sau đó bôi dung dịch benzoat benzin. Giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và cách ly những con thỏ bị bệnh.

 3. Bệnh tiêu chảy, bụng chướng hơi
- Nguyên nhân: Bệnh xảy ra do thỏ ăn phải thức ăn chất lượng xấu; thức ăn bị chua, ôi thiu, ẩm mốc có độc tố; hoặc do thay đổi thức ăn quá đột ngột làm rối loạn tiêu hóa. Các loại thức ăn thô xanh chưa xử lý chứa quá nhiều nước cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh tiêu chảy thường xảy ra trên thỏ giai đoạn sau cai sữa và thỏ trưởng thành.

- Triệu chứng: Thỏ bị chướng hơi, bụng phình to, không yên tĩnh, khó thở, chảy nước dãi ướt lông quanh 2 mép và thỏ bị tiêu chảy. Hiện tượng tiêu chảy có nhiều dạng: Phân lỏng, màu xám lẫn màng nhày, bọt khí, lòng dạ dày có chất nhày trắng, ruột có màu hồng; Phân ra ít, lỏng, mềm, bụng thỏ căng, ruột tích hơi, chảy máu; Phân lỏng như nước, màu đen, rất hôi thối. Thỏ có thể chết nhanh do mất nước, chất điện giải và ngạt thở.

- Phòng bệnh: Sử dụng thức ăn sạch, đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh; Khi thay đổi nguồn thức ăn, cần chuyển tiếp từ từ cho thỏ quen dần; cần phơi hoặc dự trữ trước 1 ngày đối với các loại thức ăn xanh có chứa quá nhiều nước.

- Điều trị: Ngưng ngay các loại thức ăn, nước uống và những yếu tố gây mất vệ sinh. Có thể sử dụng Streptomycin pha loãng cho uống 2 – 4 lần/ ngày, hoặc cho uống ta-nin 1%, hoặc xintominxin, biomixin theo hướng dẫn của nhà sản xuất, kết hợp với việc sử dụng nước chiết xuất từ các loại lá có chất chát như búp ổi, búp trà,... và tiêm hoặc uống Vitamin A, B để tăng sức đề kháng.

4. Bệnh xuất huyết truyền nhiễm (Rabbit Hemorrhagic Disease – RHD)
 - Nguyên nhân: Bệnh xuất huyết truyền nhiễm (PHD) do vi rút Calicivirus gây ra. Theo Ngô Đức 2012. Bệnh xuất huyết do vi rút trên thỏ do vi rút Calicivirus là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho cả thỏ nuôi và thỏ hoang dại. Mần bệnh tấn công lên thỏ ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên những biểu hiện lâm sàng chỉ quan sát được ở thỏ từ 2 tháng tuổi trở lên. Tỷ lệ chết trong đàn thỏ nuôi bị nhiễm bệnh có thể biến động từ 40 – 100%.

- Phương thức truyền lây bệnh: bệnh có thể lây truyền bằng nhiều con đường khác nhau, lây trực tiếp do tiếp xúc trực tiếp với thú bệnh hoặc gián tiếp thông qua xác thú đông lạnh hoặc các sản phẩm từ thỏ bênh; qua trang thiết bị, thức ăn bị nhiễm mầm bệnh; qua các véc tơ truyền bệnh từ chuột, người nuôi… Vi rút hiện diện trong dịch bài tiết, máu và nội tạng, trong giai đoạn muộn, vi rút có thể tìm thấy ở da và niêm mạc. Khả năng lây bệnh qua không khí và côn trùng trung gian chưa được chứng minh.

- Triệu chứng: bệnh có thể biểu hiện dưới 3 thể lâm sàng.
+ Thể siêu cấp tính: thỏ chết đột ngột sau khi bị nhiễm 10 - 12 giờ mà không có triệu chứng lâm sàng nào, biểu hiện rõ nhất là thỏ giãy giụa mạnh trước khi chết. Thể này thường gặp vào giai đoạn đầu của ổ dịch.
+ Thể cấp tính: thỏ sốt cao 41 độ C; lúc đầu thỏ có biểu hiện lờ đờ, di chuyển chậm chạp, trước khi chết trở nên bị kích động, chạy khắp chuồng, co giật, run cơ, kêu ré lên. Một vài thỏ có biểu hiện nghẹt thở do xoang mũi có dịch lẫn máu và bọt. Thể này thường xảy ra ở giai đoạn giữa của vụ dịch.
+ Thể mãn tính: thường thấy ở thỏ con dưới 3 tháng tuổi có trọng lượng cơ thể từ 1,0 - 2 kg và thường xảy ra ở giai đoạn sau của vụ dịch. Thỏ bị bệnh lờ đờ, giảm ăn và biếng ăn trong 1 - 2 ngày, biểu hiện gầy mòn, xù lông và tử vong.
+ Bệnh tích: Niêm mạc khí quản xuất huyết nặng, có thể chứa bọt lẫn máu; Phổi sung huyết, xuất huyết điểm kèm theo phù; Tim sung huyết, có thể kèm theo xuất huyết điểm ở nội tâm mạc; Tuyến ức phù dịch keo; Lách sưng to, sung huyết màu tím xanh; Gan sưng to, dễ vỡ, bề mặt nhám, xuất huyết nặng; Túi mật sưng to và dày; Tử cung ở thỏ có chửa sung huyết màng nhầy kèm theo xuất huyết điểm, chết thai; Thận sưng to từng phần, màu tím nhạt, sung huyết, xuất huyết điểm đầu đinh ghim ở vỏ thận; Bàng quang ứ đọng nước tiểu.

- Phòng trị bệnh: Khi thỏ đã phát bệnh việc điều trị hầu như không có kết quả do mầm bệnh là virus, vì vậy người nuôi chỉ phòng bệnh cho thỏ. Việc phòng bệnh xuất huyết thỏ trước tiên là áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như: Kiểm dịch, cách ly nghiêm ngặt, không nhập thịt thỏ, con giống, thức ăn ở những vùng đang có dịch bệnh; công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại định kỳ, dùng các loại thuốc sát trùng chuồng trại theo hướng dẫn của cán bộ thú y hoặc có thể dùng Benkocid theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tiêm vắc xin phòng bệnh cho thỏ là phương pháp phòng bệnh quan trọng nhất. Liều dùng 1 ml/ 1 con thỏ từ 2 tháng tuổi trở lên, tiêm dưới da hoặc bắp thịt, cách 4 – 6 tháng có thể tiêm lặp lại.

* Lưu ý: Hiệu quả tốt nhất đối với người nuôi thỏ áp dụng phương pháp phòng là quan trọng nhất. Cần tiêm vắc xin phòng bệnh cho thỏ khi thỏ đạt từ 2 tháng tuổi trở lên, tiêm dưới da hoặc bắp thịt, cách 4 – 6 tháng có thể tiêm lặp lại.

Bài đăng phổ biến