Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Bệnh thán thư trên Ớt

Bệnh thán thư trên Ớt


Bệnh thán thư trên ớt by BVCT | Benh than thu tren ot

1. Tổng quan
- Ớt có thể trồng quanh năm nhưng nếu trồng trong mùa mưa sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc và phòng trừ bệnh thán thư (còn gọi là bệnh nổ trái hay đém trái).


- Bệnh thán thư lây lan mạnh vào mùa mưa, vì bào tử của nấm phát tán nhờ gió và nước mưa đến khắp tán của cây ớt. Bào tử nấm bệnh thán thư phát triển thuận lợi và dễ dàng xâm nhiễm vào trái ớt trong điều kiện ẩm độ từ 80 – 100% và nhiệt độ từ 25 – 30 độ C. Vết bệnh điển hình trên trái có dạng hơi tròn đến bầu dục, hơi lõm vào thịt trái, bệnh càng nặng vết lõm càng rộng, màu nâu xung quanh, ở giữa màu vàng cam đậm và có nhiều vòng đồng tâm.

2. Cách phòng trị
- Để phòng trị bệnh thán thư trái ớt hay bệnh thối đọt non một cách hiệu quả phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ.

- Trước khi trồng cần thu gom cây, trái ớt vụ trước, đem tiêu hủy để tránh nguồn bệnh lây lan cho vụ sau.

- Lên líp cao và thoát nước tốt, nên phủ bạt nilon trên mặt liếp trồng để hạn chế sâu bệnh hại từ đất lây lan lên cây.

- Chọn giống sạch bệnh, ngâm hạt giống khỏe và sạch bệnh vì nấm bệnh thán thư có khả năng lan truyền qua hạt giống.

- Trồng ớt ở mật độ thích hợp, tránh trồng dầy vì sẽ tạo ẩm độ cao trong tán cây ớt tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

- Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón phân thừa đạm, nên sử dụng phân Nitrat Canxi để giúp cây ớt phát triển tốt đồng thời tăng cường khả năng chống chịu bệnh.

- Khi cây ớt bắt đầu ra hoa đậu trái, không được tưới nước phủ từ trên tán cây xuống để tránh lây lan phát tán bào tử nấm. Cắt bỏ những nhánh ở dưới thấp, hoặc những nhánh tiếp giáp mặt đất kể cả những trái ớt ở gần mặt đất, vì đó sẽ là nơi giúp bào tử nấm bệnh xâm nhập lây lan từ mặt đất lên cây. Nên sử dụng biện pháp tưới thấm, tưới gốc cho cây ớt là tốt nhất.

- Khi phát hiện vết bệnh thán thư, bệnh thối đọt trên trái, thân, lá, đọt non và hoa cần ngắt bỏ, thu gom và tiêu hủy tất cả để tránh lây lan mầm bệnh. Mặt khác, sau cơn mưa đêm, nên tưới xả nước (tưới rửa) cho cây ớt vào sáng hôm sau và phun ngừa ngay bằng thuốc.

- Thăm đồng thường xuyên và sử dụng biện pháp hóa học bằng thuốc trừ bệnh Ringo-L20SC khi phát hiện bệnh mới phát triển. Ringo-L20SC chứa 20% họat chất Metominostrobin, thuốc thấm sâu cực nhanh và có tính lưu dẫn mạnh làm vết bệnh khô nhanh trong vòng 1 - 2 ngày, ngăm cản các bào tử xâm nhập từ bên ngoài và hạn chế sự phát triển ở bênh trong, nhờ vậy Ringo-L20SC sẽ bảo vệ được cành, đọt non, hoa và trái sau vài giờ phun thuốc.

- Để đạt hiệu quả cao nhớ sử dụng liều 400ml trên 1 ha, nếu áp lực bệnh cao bà con phun lại lần 2 cách nhau 5 - 7 ngày, đây là loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên nên không ảnh hưởng môi trường người phun và cây trồng cũng phù hơp cho chương trình IPM và GAP.

- Khi phun thuốc bà con cần chú ý là phun đều trên cây kể cả trái và hoa và lá.

- Trong điều kiện mưa dầm, giông bão bà con nên phun ngay sau khi dứt cơn mưa hay bão.

- Để tránh hiện tượng nấm bệnh kháng thuốc có thể sử dụng luân phiên với thuốc Ridomil Gold 68WG. Liều sử dụng 0,5kg – 1kg cho 1 ha.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến