Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Bản tin giá cả thị trường tháng 11 năm 2012

Bản tin giá cả thị trường tháng 11 năm 2012


Bản tin giá cả thị trường tháng 11 năm 2012 by Sở NNBT | Ban tin gia ca thi truong thang 11 năm 2012
http://www.sonongnghiep.bentre.gov.vn
- Nếu như tuần trước, ở các tỉnh ĐBSCL giá lúa IR 50404 tươi được thương nhân thu mua với giá 5.300 đ/kg thì hiện nay đã tăng 200 - 300 đ/kg lên mức 5.500 – 5.600 đ/kg. Giá lúa IR 50404 khô cũng nhanh chóng tăng mạnh lên mức giá 6.150 – 6.200 đ/kg. Đối với mặt hàng gạo nguyên liệu và thành phẩm, các doanh nghiệp thu mua tăng 100 – 200 đ/kg so với mức giá hồi tuần trước, gạo nguyên liệu giống IR 50404 có giá 8.000 – 8.100 đ/kg và gạo nguyên liệu các giống lúa hạt dài 8.150 – 8.200 đ/kg. Gạo thành phẩm giống IR 50404 hiện được giao dịch với mức giá 8.950 – 9.000 đ/kg và gạo thành phẩm giống hạt dài 9.100 – 9.300. Giá lúa gạo tăng mạnh trở lại là tín hiệu vui đối với nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, nhận định của giới thương nhân xuất khẩu gạo cho rằng đợt tăng giá này chủ yếu do tâm lý, nghĩa là người ta thấy có ký được hợp đồng xuất khẩu gạo mới, họ nghĩ giá sẽ còn lên nữa cho nên giữ lại tiếp tục chờ. Thời điểm này lúa thu đông chưa có nguồn thu hoạch cũng là một phần nguyên nhân nhưng đến khi thu hoạch giá có thể sẽ dịu trở lại. Hiện nay, dù giá lúa gạo nội địa diễn biến khá sôi động theo chiều hướng tăng cao nhưng nhận định của các nhà chuyên môn và giới thương nhân xuất khẩu, cho biết thời gian tới tình hình xuất khẩu gạo sẽ ảm đạm, tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam từ nay đến cuối năm, thậm chí sang quí 1 năm 2013 có khả năng tái diễn lại cảnh khó khăn của quí 1 năm 2011. Không ít thương nhân kinh doanh lúa gạo tỏ ra thận trọng trước diễn biến tăng mạnh của giá lúa gạo hiện nay.
- Trong tuần, tại một số địa phương giá tôm càng xanh tăng từ 5.000 - 10.000đ/kg, tôm càng xanh loại I: 220.000 - 245.000 đ/kg; tôm càng xanh loại II: 180.000 - 195.000 đ/kg; tôm càng xanh loại III: 150.000 - 175.000 đ/kg. Giá tôm chân trắng cũng tăng thêm từ 2.000 - 5.000 đồng/kg (tùy nơi) so với tuần cuối tháng 10/2012, loại 50 con/kg: 108.000 - 115.000 đ/kg; loại 60 con/kg: 102.000 - 106.000 đ/kg;loại 80 con/kg: 92.000 - 97.000đ/kg;loại 100 con/kg: 85.000 - 87.000đ/kg. Giá tôm sú nguyên liệu loại 20 con/kg ở mức 220.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg có giá 132.000 đ/kg, tôm sú loại 40 con/kg có giá 121.000 đ/kg. So với cuối tháng 8, giá các loại tôm sú nguyên liệu đều tăng khá: tôm 20 con/kg tăng 10.000 - 15.000 đ/kg, loại 30 con/kg tăng 7.000 - 12.000 đ/kg, loại 40 con/kg tăng 6.000 - 11.000 đ/kg.Hiện nay, tuy chưa có ao tôm nào đến lúc thu hoạch, bởi hầu hết các ao mới thả đợt tôm thẻ chân trắng mới khoảng hơn 1 tháng, nhưng thông tin về việc giá tôm đang tăng mạnh trở lại sau một thời gian dài giảm sâu, đã khiến cho các hộ nuôi tôm phấn khởi. Mấy tháng trước, Thái Lan trúng mùa tôm, giá tôm nguyên liệu rẻ hơn nhiều so với giá tôm nguyên liệu cùng loại ở nước ta. Vì thế, nhiều DN NK tôm từ Thái Lan để làm nguyên liệu chế biến XK. Điều đó làm cho giá tôm nguyên liệu trong nước giảm mạnh dù sản lượng không nhiều bởi tình trạng dịch bệnh. Bây giờ, Thái Lan đã hết mùa tôm, giá tôm nguyên liệu bên đó tăng lên, hiện cao hơn giá tôm nguyên liệu ở Việt Nam. Các DN không còn nhập tôm nguyên liệu từ Thái Lan nữa mà đẩy mạnh thu mua trong nước. Vì thế, giá tôm nguyên liệu trong nước tăng lên. Bên cạnh đó, nhu cầu NK tôm thành phẩm phục vụ cho Lễ Giáng sinh và năm mới ở các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới cũng đang góp phần làm tăng giá tôm nguyên liệu trong nước, bởi các DN phải đẩy mạnh thu mua để đáp ứng cho các đơn hàng.

- Trong tuần giá dừa khô thu mua tại vườn giãm thêm 1.000đ/chục ở mức 25.000 - 27.000 đ/chục; dừa xiêm tăng 1.000đ/ chục ở mức 36.000 đ/chục. Theo các nhà vườn thị hiện nay sản lượng dừa đã giãm trên 50% so với cùng kỳ năm trước, do đang vào thời điểm treo trái. Giá bưởi cũng tăng thêm 1.000 - 2.000 đ/kg lên mức bưởi loại 1: 29.000 - 31.000 đ/kg, bưởi loại 2: 24.000 - 25.000 đ/kg. cam sành tăng 3.000 đ/kg so với ruần lễ cuối tháng 10 năm 2012, cam sành loại 1:18.000đ/kg; cam sành loại 2:14.000 đ/kg.

- Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra tại cuộc họp công bố những loại thực phẩm nhiễm hóa chất, ảnh hưởng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vừa tổ chức mới đây. Trái cây Trung Quốc: Nhiễm nhiều hóa chất độc hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là carbendazim; difenoconazole, tubeconazole vượt ngưỡng cho phép 1,5 - 5 lần. Nhưng trên thị trường trái cây Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tại các điểm bán trái cây ở các chợ trên địa bàn tỉnh Bến Tre cũng như các tỉnh ĐBSCL, có 40 - 50% trái cây xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán như nho, táo, lê, quýt, hồng…còn măng cụt, me, xoài, bòn bon có nguồn gốc từ Thái Lan với mức giá chỉ bằng, thậm chí thấp hơn nên nhiều người chọn mua. Theo Cục Bảo vệ thực vật, bình thường, các lô hàng nông sản khi nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ được các trạm kiểm dịch kiểm tra 10% tổng lô hàng, những mặt hàng đã bị phát hiện có dư lượng thì lần thứ hai phải kiểm tra 30%, nếu tiếp tục vi phạm sẽ kiểm tra toàn bộ 100%. Sau 3 lần kiểm tra mà vẫn phát hiện trái cây, nông sản có độc sẽ bắt buộc phải đình chỉ cho tới khi chứng minh được hàng nhập khẩu là sạch. Việt Nam đã thông báo cho phía cơ quan chức năng của nước bạn để có giải pháp quản lý, kiểm soát tốt hơn. Việt Nam sẽ làm đúng như thông lệ quốc tế, không cho nhập khẩu hàng “độc” nếu vi phạm 3 lần”.

- Giá muối trên cả nước vẫn giữ ở mức hợp lý, cụ thể miền Bắc giá từ 1.400 – 2.100 đồng/kg. Nam Trung Bộ giá muối sản xuất thủ công từ 1.000 - 1.700 đ/kg; giá muối sản xuất công nghiệp từ 1.000 - 1.200 đồng/kg. Đồng bằng sông Cửu Long giá muối đen và vàng từ 800 – 1.700 đồng/kg; giá muối trắng từ 1.600 - 1.950 đồng/kg. Tại Bến Tre giá muối đen 1.500 – 1.600 đ/kg , muối trắng 1 900 - 2.000 đ/kg.Với mức giá này, diêm dân có lãi từ 600 - 900 đồng/kg muối. Giá muối năm nay tăng mạnh là do sản lượng muối của diêm dân đạt thấp, trong khi các tỉnh phía Bắc bị mất mùa. Từ đầu năm đến nay, lượng muối nhập khẩu ước đạt 143.149 tấn, chủ yếu từ Ấn Độ và Trung Quốc.

- Giá nông – thủy sản – vật tư Nông nghiệp:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến