Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Sự thành thục của Tôm Sú

Sự thành thục của Tôm Sú


Sự thành thục của tôm sú by ST | Su thanh thuc cua tom su

Giới tính của tôm sú được xác định qua vị trí lỗ sinh dục và sự hiện diện của túi tinh. Tôm đực có lỗ sinh dục mở ra ở gốc đôi chân 5. Tôm cái có lỗ sinh dục mở ra ở gốc đôi chân 3, và có túi tính gắn ở gốc đôi chân 4.


- Do tôm sú đạt kích thước thương phẩm lớn hơn rất nhiều so với tuổi thành thục, nên không thể có tôm bố mẹ trong ao nuôi. Người ta dựa vào nghề khai thác tôm để thu tôm mẹ. Do không thường gặp tôm cái thành thục, và cũng cần có những kĩ thuật riêng để nhận biết và giữ cho tôm cái sống, ngư dân Đài Loan không thể cung cấp đủ tôm bố mẹ theo yêu cầu của các trại giống. Vả lại, mùa vụ hoạt động ở các trại giống ở Đài Loan là từ tháng Giêng đến tháng Năm trong khi đó tôm bố mẹ lại thu được chủ yếu từ tháng Bảy tới tháng Mười Một. Trong mùa sản xuất, nhu cầu tôm mẹ rất lớn nhưng đánh bắt không được nhiều. Sự tranh giành tôm bố mẹ của các trại tôm giống đã làm nâng cao giá tôm bố mẹ. Năm 1976, giá một con tôm mẹ cỡ lớn là 800 đôla Mĩ, năm 1977 là 1900 US$. Vì vậy thông qua Singapore, Đài Loan đã phải nhập tôm mẹ từ Philippines, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Ngay cả khi có tôm nhập cảng, giá tôm mẹ cũng biến động từ 50 đến 500 US$. Giá cả tôm mẹ như vậy, rõ tang là cần sớm có kĩ thuật thúc đẩy noãn sào tôm phát triển, có thể từ những tôm bắt được trong tự nhiên với buồng trứng chưa phát triển hoặc từ những tôm nuôi.

- Tôm có 2 huyệt xoang ở 2 cuống mắt tiết ra kích tố ức chế sự thành thục của trứng. Cắt bỏ cuống mắt của tôm sẽ loại bỏ hoặc giảm sự ức chế này, giúp tôm thành thục. Tuy nhiên, những thí nghiệm cắt bỏ cả hai cuống mắt luôn làm tôm chết. Lần đầu tiên kích thích tôm sú thành thục sinh dục thành công ở Đài Loan nhờ kĩ thuật cắt bỏ một bên cuống mắt, đó là kĩ thuật cắt cuống mắt hay là kĩ thuật diệt nhân cuống mắt, được hoàn chỉnh năm 1977 (Chen, 1977). Kĩ thuật chuẩn lúc này là bóp nát một bên mắt ngay đầu cuống mắt, bằng kẹp hoặc bằng kềm nung đỏ. Bằng cách đốt cháy chỗ cắt sẽ giúp bít kín vết thương tránh chảy máu. Khoảng 50 – 70% tôm cái đã thành thục và đẻ trứng trong vòng 3 – 4 ngày. Sauk hi cắt mắt, tôm cái đẻ trứng nhiều lần, có khi tới 20 lần, nhưng thường là 2 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 4 ngày, cho tới khi chết.

- Với kiểu sinh sản nhiều lần như vậy, người nuôi tôm tin chắc rằng sức sinh sản của tôm sẽ giảm và tôm con cũng yếu đi. Bên cạnh đó, một số kĩ thuật viên trại giống khi gặp trục trặc về chất lượng tôm bột cũng đổ thừa cho tôm mẹ. Một điều có thể mà một số trại đã làm là sử dụng thức ăn bổ sung để cải thiện chất lượng của những lần đẻ sau. Theo trao đổi riêng với ông Min-nan Lin của trung tâm Tainan thuộc viện nghiên cứu thủy sản Đài Loan, kích thước trứng của những lần đẻ sau biến động đáng kể, nhưng không có sự sút giảm rõ rang về sức sinh sản cũng như về sức sống của tôm bột.

- Bằng kĩ thuật cắt mắt, tôm nuôi trong ao cũng cho kết quả tốt như tôm bắt ngoài tự nhiên. TUy nhiên so với tôm tự nhiên, tôm nuôi nhỏ hơn và sức sinh sản cũng thấp hơn. Kĩ thuật cắt mắt hình như có hiệu quả với mọi tôm cái có kích thước lớn (80g trở lên, lớn hơn càng tốt), và khỏe mạnh, bất kể mức độ phát triển của tuyến sinh dục. Sau khi hoàn chỉnh kĩ thuật cắt mắt, giá tôm mẹ giảm xuống. Năm 1987, giá một tôm mẹ (dài 30 cm, năng 250 cm) nhập từ Singapore khoảng 60 – 150 US$ lúc chính vụ, và khoản 36US$ khi các trại giống không sản xuất.

- Cuống mắt của tôm có một số tuyến nội tiết, trong đó có tuyến nội tiết tạo ra kích tố ức chế quá trình lột xác. Cắt bỏ cuống mắt làm giảm lượng kích tố ức chế lột xác, giúp tôm lột vỏ và chuyển găn túi tinh. Việc này sẽ xảy ra khoảng 2 tuần một lần kể từ khi cắt mắt. Tôm cái phải được giao phối ngay sau khi lột xác, và nhận thêm tinh trùng vào túi tinh. Những con không được phối sẽ không có túi tinh, trứng đẻ ra không thể thụ tinh được. Sau khi lột xác, khi vỏ tôm còn chưa cứng, nắp đậy cơ quan sinh dục tôm cái (cũng là túi chứa tinh) còn mềm. Vào thời điểm này người ta có thể lẩy túi tinh từ con đực gắn vào túi chứa tinh của con cái. Kĩ thuật này trên tôm sú đã được phát triển ở Đài Loan từ năm 1984, nhờ đó ngày nay người ta có thể lai tạo được các loài tôm khác nhau.

- Việc di dời túi tinh ra khỏi tôm đực có thể được làm bằng nhiều cách. Tôm đực phải nặng khoảng 40g hoặc hơn, và gốc chân 5 có màu trắng. Tùy vào mức độ sẵn sàng của tôm người ta có thể ép đẩy túi tinh ra khỏi lỗ sinh dục bằng cách bóp mạnh vào gốc chân 5. Người ta cũng có thể dung kẹp nhỏ (loại kẹp của thợ sửa đồng hồ) kéo túi tinh ra khỏi lỗ sinh dục; hoặc mổ lấy túi tinh. Kĩ thuật mới hiện nay là gây sốc gián đoạn bằng dòng điện 1,6 – 4,2 V; 1 – 7,5A qua 2 điện cực gắn ở gốc chân 5 của tôm, kéo dài từ 2 – 50 giây. Để tránh tôm giãy giụa trong quá trình lấy và cắt túi tinh, người ta dùng khăn ướt quấn tôm lại, chỉ để hở ra nơi cần thao tác mà thôi..

- Ngày nay, kĩ thuật cắt mắt là biện pháp kĩ thuật căn bản trong vận hành trại tôm giống. Ở Đài Loan, nhờ có kĩ thuật này mà khối lượng công việc ở các trại giống đã giảm đi, đồng thời nó cũng làm giảm nhu cầu tôm mẹ hang năm.


Nguồn: Lo-Chai Chen (trích từ “Nuôi thủy sản ở Đài Loan, 1990).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến