Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Quy trình kỹ thuật nuôi Basa

Quy trình kỹ thuật nuôi Basa


Quy trình kỹ thuật nuôi cá basa by C.ty XNK TS | Quy trinh ky thuat nuoi ca basa

I. Đặc điểm sinh học
1. Phân loại, hình thái và phân bố
- Bộ: Siluriformes

- Họ: Pangasiidae

- Giống: Pangasius

- Loài: P. bocourti (Sauvage)

- Hình thái bên ngoài cá có đầu dẹp bằng, trán rộng, răng nhỏ mịn, râu mép dài tới hoặc quá gốc vây ngực, mắt to, bụng to, lá mỡ rất lớn, phần sau thân dẹp bên, lưng và đầu có màu xanh xám, bụng có màu trắng bạc.

- Cá sống ở nước ngọt, phân bố ở Miến Điện, Thái Lan, Indonesia, Camphuchia và Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam.m.m.m.m.

- Cá Basa khác với cá Tra là khồn có cơ quan hô hấp phụ, và ngưỡng oxy cao hơn cá tra, nên chịu đựng kém ở môi trường nước tù bẩn, nơi hàm lượng õy hoà tan thấp

2. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá có tập tính ăn tạp thiên về động vật, nhưng ít háu ăn và ít trnah mồi ăn hơn cá tea. Sau khi hết noãn hoàng, cá ăn phù du động vật là chính, giai đoạn lớn cá cũng dễ thích nghi với các loài thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật và dễ kiếm như hỗn hợp tấm, cám rau, cá vun (naaus chín) do đó thuận lợi cho nuôi trong bè.

3. Đặc điểm sinh sản
Thời kỳ cá giống, cá lớn rất nhanh, sau 60 ngày cá đạt chiều dài 8 - 10,5 cm (1,5 - 8,1 gam), sau 10 tháng đạt thể trọng 300 - 550 gam, sau 1 năm đạt 700 - 1.300 gam. Nuôi trogn bè sau 2 năm có thể đạt tới 2.500 gam.

4. Đăc điểm sinh sản
Cá thành thục ở tuổi 3 - 4. Trong tự nhiên vào mùa sính sản (tháng 3 - 4 hàng năm) cá bơi ngược dòng tìm các bãi đẻ thích hợp và đẻ trứng, hệ số thành thục của cá (nuôi vỗ trong ao và bè) đạt 4,03 - 6,2%, sức sinh sản đạt tới 67.000 trứng (cá 7 kg), đường kính trứng từ 0,7 - 2,2 mm.

II. Kỹ thuật sản xuất giống
1. Nuôi vỗ cá bố mẹ
- Cá bố mẹ được nuôi trong bè hoặc ao đát. Nuôi trong bè với mật độ 2 - 3 kg/m3, trong ao đất 0,5 - 1 kg/m2. Ao nuôi phải được thay nước thường xuyên.
- Mùa vụ thay đổi bắt đầu từ tháng 9 - 10, thức an cho cá có hàm lượng đạm từ 35% trở lên. Nếu là thức ăn hỗn hợp nguyên liệu ẩm thì khẩu phần ăn từ 4 - 6%/ngày, nếu là thức ăn công nghiệp khô thì 1 - 2%/ngày.

2. Sinh sản nhân tạo
- Dùng các loại kích dục tố để kích thích cá rụng trứng như não thuỳ cá (Tra, Trê, Chép,…) và HCG, dùng đơn độc từng loại hoặc phối hợp cả hai loại.
+ Liều sơ bộ: Não thuỳ 0,2 - 0,3 mg/kg cá cái hoặc HCG: 500 - 700 UI/kg cá cái.
+ Liều quyết định: 2.500 - 3.000 UI (HCG)/ kg cá cái hoặc: 1.500 - 2.000 UI (HCG) = 3 - 5 mg não thuỳ/kg cá cái.

- Cá đực chỉ tiêm một lần với lượng dùng 1/3-1/4 so với cá cái.

- Thời gian hiệu ứng của kích dục tố từ 8 - 12 giờ sau liều tiêm quyết định thì cá sẽ rụng trứng.

- Trứng được thụ tinh nhân tạo và ấp trong các dụng cụ như bể vòng, bình vây, bể ximăng có thay nước. Nhiệt độ từ 28 – 30 độ C thời gian nở của cá bột là từ 28 - 30 giờ.

3. Ương nuôi cá giống


Hiện nay do nguồn sản xuất nhân tạo còn hạn chế, số lượng chưa nhiều, nên việc ương nuôi cá basa giống chủ yếu ương trong bể ximăng ở 2 tuần đàu sau khi nở. Cá bột sau khi hết noãn hoàng được cung cấp thức ăn chủ yếu là đọng vật phù du (Moinai, ấu trùng Artemia), sau 1 tuần cho ăn thêm trùng chỉ (Limnodrilú hofmoistery). Sau tuần lễ thứ 2 chuyển cá xuống ương trong ao đất với các loại thức ăn như trên kèm theo thức ăn chế biến hoặc thức ăn viên. Sau 2 tháng, cá giống tiếp tục được ương nuôi trong bè thêm từ 4 - 5 tháng để đạt cỡ 10 - 15 con/kg sẽ được nuôi thương phẩm trong bè.

III. Kỹ thuật nuôi ca basa thương phẩm trong bè
1. Mùa vụ nuôi
Từ tháng 4 - 6 hoặc tháng 11 - 12 và thu hoạch vào tháng 5 - 6 hoặc tháng 12 - 1 năm sau đó. Thời gian gần đay, do con giống ngày càng hiếm và giá quá cao, một số người nuôi đã kéo dài thêm thời gian nuôi từ 6 - 9 tháng nữa. Như vậy cỡ cá thu hoạch cũng lớn hơn.

2. Giống thả nuôi: Có 2 nguồn
- Giống thu gom từ tự nhiên: chủ yếu được đánh giá bắt từ camphuchia hoặc biên giới Camphuchia-Việt Nam. Cỡ cá thả vào bè theo thống kê hiện nay từ 154 - 543 gam/con, mật độ thả trung bình 90 con/m3 bè (Nguyễn Thanh Phương, 1999).


- Giống sinh sản nhân tạo: Hiện nay mới sản xuất được số lượng rất khiêm tốn, năm 1999 ước tính mới chỉ cấp được khoảng 5% so với yêu cầu.

3. Thức ăn cho cá nuôi trong bè
- Hiện nay đều sử dụng thức ăn phối hợp tự chế biến. Các nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn gồm có: cá tạp (cá linh, cá biển,…), cám gạo, tấm, rau và một số phụ phẩm khác (bánh dầu,…). Trong đó cám gạo chiếm 55 - 60%, cá tạp từ 23 - 27,5% (Nguyễn Thanh Phương, 1999). Những nguyên liệu trên được trộn và xay nhuyễn, nấu chín và cho cá ăn từ 2 - 3 ần trong ngày. Khẩu phần ăn từ 7 - 10% trọng lượng thân.ngày. Hai tháng trước khi thu hoạch có thể tăng lên cho cá ăn 4 lần trong ngày nhằm thúc cho cá béo và tăng trọng nhanh hơn.

- Cho cá ăn vào lúc thuỷ triều lên hoặc xuống để khi cá no là lúc nước chảy mạnh giúp cho cá không bị mệt. Thao cõi tình hình ăn và mức lứon của cá để tính toán điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý và kịp thời.

- Vào mùa nắng nước chảy yếu, khi nước ròng phải kịp thời trợ lực dòng chảy qua bè bằng máy bơm hoặc quạt nước giúp cho cá không bị thiếu oxy.

- Trước khi thu hoạch 1 - 3 ngày, giảm ăn và ngưng hẳn để tránh cá yếu và chết khi vận chuyển. Cỡ cá thu hoạhc từ 1 - 3 kg/con.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến